Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2019

Măng Tây..và những điều chưa biết ?

Là loại thực phẩm có nguồn gốc từ châu Âu và du nhập vào nước ta trong khoảng năm 1960 – 1970, măng tây ngày càng được nhiều người Việt ưa chuộng và thường xuyên sử dụng. Hương vị thơm ngon, giàu giá trị dinh dưỡng, măng tây được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Để hiểu rõ hơn về loại thực phẩm này cũng như cách chế biến măng tây ngon, bạn đừng qua bỏ qua bài viết sau nhé! Măng tây là thực phẩm được nhiều người yêu thích. Ảnh: internet  Măng tây là gì? Măng tây là một cây thân thảo thuộc họ lily, tên khoa học là Asparagus officinalis. Phần chồi non được thu hoạch và sử dụng như một loại thực phẩm. Măng tây là loại rau được nhiều người yêu thích nhờ hương vị giòn, ngọt tự nhiên. Măng tây được trồng nhiều ở các quốc gia châu Âu, Bắc Phi. Hiện nay, tại Việt Nam, măng tây cũng được trồng ở một số tỉnh thành như Bắc Ninh, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bình Phước… và chất lượng cũng không thua kém gì măng tây nhập khẩu.<!>
Có những loại măng tây nào?
Có 3 loại măng tây đó là măng tây xanh, măng tây trắng và măng tây tím. Trong đó, măng tây xanh được trồng chủ yếu ở Việt Nam và được nhiều người lựa chọn sử dụng.
Giá trị dinh dưỡng của măng tây

Không chỉ có hương vị thơm ngon, măng tây còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như vitamin B6, canxi, magie, kẽm, vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin K, thiamin, riboflavin, rutin, niacin, axit folic, sắt, phốt pho, kali, đồng, mangan, selen, crom, chất xơ và protein.
Công dụng của măng tây

Chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe nên măng tây còn là một trong những thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa và phòng chống một số căn bệnh nguy hiểm:
Tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, chống viêm, chống lại quá trình oxy hóa.
Ổn định huyết áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Phòng chống các bệnh ung thư.

Cách chế biến măng tây chữa bệnh ung thư: Đối với người bệnh ung thư, cách chế biến cần đơn giản để cơ thể dễ hấp thụ. Bạn có thể hấp và xay nhuyễn rồi dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4 muỗng canh. Hoặc, bạn có thể ép lấy nước và sử dụng mỗi ngày.
Nhiều chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa.

Măng tây có 3 loại và chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Ảnh: internet
Cách sơ chế măng tây
Cách chọn măng tây ngon

Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian chế biến thì có thể chọn măng tây thân mảnh. Tuy nhiên về hương vị, cả măng tây thân mảnh và thân mập đều thơm ngon. Bạn nhớ chọn măng tây tươi xanh và cứng, không bị mềm hoặc biến màu. Hiện nay, măng tây được bán khá nhiều ở chợ và các siêu thị.

Đối với măng tây thân mập, bạn nên bào phần vỏ cứng bên ngoài trước khi chế biến. Khi làm món salad hoặc xào, bạn nên chọn măng tây thân mảnh.
Măng tây nên rửa như thế nào cho sạch?

Bạn nên rửa măng tây dưới vòi nước chảy để làm sạch phần cát lẫn trong các kẽ. Nếu cát ẩn bên trong phần ngọn, bạn có thể nhúng măng tây vào bát nước để làm sạch.
Loại bỏ phần cuống

Phần cuống của măng tây thường cứng và không ngon. Bạn nên cắt bỏ khoảng 5cm phần cuống. Hoặc bạn bào bỏ vỏ thì chỉ cần bỏ khoảng 2.5cm.
Các món ăn chế biến từ măng tây

Có nhiều cách để chế biến và thưởng thức măng tây khác nhau. Bạn có thể chần, luộc, hấp, nướng, áp chảo, xào hoặc kết hợp với những nguyên liệu và gia vị khác đều rất ngon.
Măng tây chần

Đây là cách chế biến đơn giản. Sau khi chần, bạn có thể dùng kèm với các món chính hoặc cho vào salad. Bạn đun nước sôi, thêm vào 2 muỗng muối rồi cho măng tây vào chần trong khoảng thời gian 2 – 3 phút. Lưu ý là chỉ nên chần sơ qua để giữ được độ giòn vốn có của măng tây, không để cho quá mềm. Cuối cùng, bạn xả lại măng tây qua nước lạnh để giảm nhiệt và giữ lại màu xanh.

Salad chần có thể dùng kèm với các món chính và salad. Ảnh: internet
Măng tây áp chảo

Bạn cho 1 muỗng canh dầu oliu vào chảo. Khi dầu nóng cho măng tây vào áp chảo trong khoảng 3 phút, sao cho măng tây săn lại, có một số đốm cháy vàng là được. Món măng tây áp chảo sẽ thêm ngon nếu như dùng kèm chanh, rắc một ít muối, tiêu lên trên.
Cách làm măng tây xào tỏi

Nguyên liệu: 300g măng tây xanh, 1 muỗng canh tỏi băm, ¼ muỗng cà phê muối, ¼ muỗng cà phê tiêu, 3 muỗng canh dầu oliu.

Cách thực hiện: Măng tây rửa sạch, bỏ phần già cứng. Bạn có thể để nguyên cây dài hoặc cắt khúc tùy ý. Bắc chảo lên bếp, cho dầu oliu vào đun nóng, cho tỏi vào phi thơm rồi tiếp tục cho măng tây vào đảo nhanh tay. Bạn nêm muối và tiêu rồi tiếp tục đảo trong khoảng 2 – 3 phút nữa thì tắt bếp.
Canh măng tây

Nguyên liệu: 60g măng tây, 50g thịt bò, 3 tép tỏi băm nhuyễn, 1 nhánh sả cây cắt khúc, 1/3 muỗng cà phê muối, ¼ muỗng cà phê bột nêm, 2 muỗng cà phê dầu ăn.

Cách thực hiện: Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào và phi thơm tỏi. Khi tỏi đã thơm vàng, bạn lấy ra 1 ít rồi cho măng tây vào xào sơ qua, nhớ rắc thêm một ít muối, đảo nhanh tây rồi tắt bếp. Tiếp theo, bạn bắc nồi nước lên bếp, thêm sả vào và đun sôi trong 1 – 2 phút. Nêm vào nồi nước một chút muối. Khi nước sôi, vớt sả ra, cho thịt bò vào, đảo cho chín tái rồi vớt ra chén. Cho măng tây vào nồi nước nấu trong khoảng 1 phút và đồng thời nêm các loại gia vị còn lại vào. Cuối cùng, bạn cho thịt bò vào và tắt bếp. Múc canh ra tô, thêm tỏi phi lên trên và thưởng thức khi còn nóng.
Cách chế biến măng tây cho bé ăn dặm

Nguyên liệu: 150g măng tây, 20g gạo tẻ, 20g tôm tươi băm nhuyễn, muối, dầu oliu.

Cách thực hiện: Măng tây băm nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn. Nấu cháo gạo tẻ. Khi cháo sôi, bạn cho tôm vào trước, đảo đều cho tôm chín rồi tiếp tục cho măng tây vào nấu cho đến chín. Cháo chín, bạn tắt bếp nêm vào 1 ít muối, dầu oliu theo khẩu vị mà bé yêu thích.

Cháo măng tây rất giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm. Ảnh: internet

Măng tây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và thơm ngon. Chính vì vậy, không có lý do gì mà chúng ta không thêm chúng vào thực đơn bữa ăn. Với các đầu bếp, việc kết hợp nguyên liệu này trong chế biến món ăn cũng sẽ giúp tạo nên sự mới lạ cho thực khách.

Măng tây
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Asparagus officinalis
Măng tây mọc dại
Giới (regnum) Plantae
(không phân hạng) Angiospermae
(không phân hạng) Monocots
Họ (familia) Asparagaceae
Chi (genus) Asparagus
Loài (species) A. officinalis
Asparagus officinalis

Danh sách[hiện]

Măng tây (danh pháp hai phần:Asparagus officinalis) là một loại thực vật dùng làm rau.

Cây thảo có thân mọc ngầm trong đất, thường gọi là thân rễ. Thân rễ dày, mang nhiều rễ dài, đường kính 5-6mm, màu nâu sáng, xốp. Các thân đứng mọc trong không khí lởm chởm những vết sẹo của những nhánh đã rụng. Các thân khi sinh này mang những vòng cành biến đổi thành lá hình kim. Lá thật tiêu giảm. Hoa rất nhỏ, màu lục, hình chuông, dài độ 6mm, tập hợp 4-6 cái thành nhóm ở nách lá của các cành dạng lá. Quả hình cầu, dày màu đỏ.

Người ta phân biệt giữa măng tây trắng và măng tây xanh. Tùy thuộc vào khu vực, măng tây được thu hoạch ở châu Âu từ tháng 3 đến tháng 6 và được đánh giá cao như một loại rau.

Cây măng tây là một loại cây đa niên[2] thuộc Họ Măng tây với bản địa ở Âu châu, Bắc PhiTây Á.[3][4][5] Ngày nay đọt non cây măng tây được trồng nhiều nơi dùng trong ẩm thực như một loại rau.

Loài này từng được xếp vào họ lily, giống với các loài Allium, hànhtỏi, nhưng họ Liliaceae đã được tách ra và các cây giống hành hiện thuộc họ Amaryllidaceae và asparagus (cây Thiên Môn) thuộc họ Asparagaceae.

Thành phần hoá học: Các thành phần đã biết là nước 90-95% glucid 1,70-2,50% lipid 0,10-0,15%, protid 1,60-1,90%, cellulose 0,55-0,70%, các vitamin A, B1, B2, C, khoảng 10% chất khoáng với mangan, sắt, photpho, kali, calcium four, brome, iod, một ít tanin, một saponosid mà genin là sarsasapogenin; các chồi non chứa asparagin, coniferin, một ít rutosid (có nhiều hơn ở các phần xanh) các vết anthocyamosid và một chất có lưu huỳnh có thể là dẫn xuất methylsulfonium của methylmercapten (methanethiol) có mùi khó chịu. Trong rễ có sarsasapogenin coniferin, acid chelidonic, mannit, asparagin, muối kali.

Việt Nam

Măng tây có mặt trong cỗ tiệc người Việt với món súp măng tây nấu cua thường rút ngắn là súp măng cua.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Măng thường dùng để ăn, có mùi dễ chịu, dùng rất tốt, cho người suy niệu, thấp khớp, thống phong, viêm phế quản mạn tính, đái đường, đánh trống ngực.

Rễ được dùng cho các trường hợp giảm niệu của bệnh nhãn tim, các bệnh về thận, thuỷ thũng, vàng da.

Ở Trung Quốc, Măng tây được dùng trị phổi nóng sinh ho và sát trùng, được dùng ngoài trị bệnh ngoài da, ghẻ, nấm và ký sinh trùng.

Ghi chú: Dùng Măng như rau hoặc dùng dịch chiết. Người bị viêm bàng quang, viêm khớp cấp tính không nên dùng. Rễ dùng dưới dạng nước sắc, cao lỏng hay xirô. Không dùng cho người bị viêm đường tiết niệu cũng như người bị bệnh thần kinh.

Măng tây xanh – “trái ngọt vùng nắng cháy”
31/05/2018
Giữa vùng đất cát nóng và thiếu nước của xã An Hải (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận), tưởng rất khó có thể trồng rau xanh hiệu quả cao, nhưng với sự liên kết nhà nông – doanh nghiệp và tổ chức lại nông dân qua hình thức hợp tác xã trồng măng tây xanh Hà Lan, nơi đây đã tạo ra một điểm nhấn đáng suy nghĩ cho những người đến thăm.


Chủ tịch Ban chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng đến thăm một mô
hình trồng măng tây

Vào giữa tháng 5/2018, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng làm Trưởng đoàn đã đi khảo sát thực tế tại 3 tỉnh duyên hải Nam Trung bộ (Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận) về mô hình phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhằm phục vụ việc xây dựng văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VII - Hội Nông dân Việt Nam vào cuối năm nay.

Điều trăn trở suốt chuyến đi này của  Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam là Hội cần phối hợp hoàn thiện, hoàn chỉnh quy trình tập huấn kỹ năng canh tác bền vững cho nông dân và tập trung phát triển hợp tác xã theo hướng nghề nghiệp, giúp nông dân sản xuất kinh doanh hiệu quả cao hơn.

Ông Nguyễn Văn Trinh, TP Phan Rang-Tháp Chàm, người đầu tiên trồng măng tây Ninh Thuận

Đến thăm hợp tác xã Tuấn Tú ở xã An Hải (huyện Ninh Phước, một trong các trọng điểm nắng hạn của tỉnh Ninh Thuận), đồng chí Thào Xuân Sùng và đoàn công tác rất ấn tượng với mô hình liên kết, hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị tại đây. Sau nhiều thử nghiệm và lựa chọn đối tượng canh tác: Trồng rau, hành, đậu phộng (lạc), rồi măng tây xanh (giống từ Mỹ)..., những người nông dân ở đây đã hợp tác cùng nhau thành lập hợp tác xã, liên kết với doanh nghiệp tìm hướng đi và cây trồng phù hợp. Cuối cùng, măng tây xanh Hà Lan đã được lựa chọn, bởi loại rau này có giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế rất cao, lại phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi này.

Trao đổi với đoàn công tác, ông Hùng Ky - Giám đốc Hợp tác xã Tuấn Tú cho biết: Cái khó hiện nay của nông dân đơn lẻ khi tự sản xuất kinh doanh là thiếu vốn. Nhưng khi tham gia hợp tác xã Tuấn Tú, nông dân được Hội hỗ trợ vay vốn, được doanh nghiệp cung cấp giống, phân bón trả chậm, hướng dẫn kỹ thuật..., đồng thời thu mua toàn bộ sản phẩm làm ra đạt chuẩn. Nhờ đó, họ có thu nhập cao, ổn định.

Theo bà con, bình quân 1ha măng tây xanh cần đầu tư khoảng 450 triệu đồng, tính cả tiền đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm. Chỉ sau một năm rưỡi, đã có thể thu hồi vốn và sau đó cho thu nhập hàng năm từ 400 - 500 triệu đồng/ha/năm (đã trừ chi phí). Sản phẩm măng tây xanh hiện có thị trường rất tốt, triển vọng xuất khẩu cũng rất khả quan.
Cũng giống như nhiều loại nông sản khác, điểm mấu chốt của sản xuất kinh doanh thành công măng tây xanh ở đây là giải quyết được khâu tổ chức phân phối, tiêu thụ sản phẩm, bởi thị trường đã có. Việc quan trọng tiếp theo là tổ chức sản xuất đồng bộ, thống nhất quy trình canh tác, đồng nhất chất lượng, quy cách sản phẩm và liên kết để có đủ khối lượng hàng hóa đạt chuẩn. Nhiều hợp tác xã, với đối tượng cây con khác, điều này vẫn là thử thách.

Loài rau độc đáo, “tuổi thọ” tới… 30 năm

Nhằm cung cấp thông tin, quy trình kỹ thuật canh tác măng tây xanh phục vụ nhu cầu của hội viên nông dân trong cả nước, chúng tôi tìm gặp và trao đổi với người phụ trách kỹ thuật của Công ty TNHH Linh Đan Ninh Thuận - doanh nghiệp đang hợp tác, đồng hành cùng nông dân phát triển cây măng tây xanh Hà Lan tại Ninh Thuận. Ông Nguyễn Văn Tạm - Phó Giám đốc kỹ thuật của Công ty Linh Đan cởi mở chia sẻ với chúng tôi:

Cây măng tây có nguồn gốc từ châu Âu. Gọi là rau, nhưng nó có thể sống thọ đến 25-30 năm. Ở Việt Nam, măng tây đã du nhập vào đã khá lâu, nhưng đến năm 2005 thì diện tích trồng măng tây nước ta mới phát triển. Hiện nay chúng được trồng phổ biến tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh (vùng Củ Chi), Bình Phước, Vĩnh Long, An Giang… để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa. Trong đó, Ninh Thuận là địa phương có diện tích trồng măng tây lớn nhất Việt Nam với hơn 100ha, tập trung tại xã An Hải (huyện Ninh Phước), phường Văn Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm), xã Xuân Hải (huyện Ninh Hải) và thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước).

Một lao động có thể chăm sóc tốt 2.000m2 măng tây

Trao đổi với chúng tôi về cái khó “đầu tiên – tiền đâu”, ông Tạm, người phụ trách kỹ thuật của Công ty TNHH Linh Đan Ninh Thuận cho biết: Đầu tư trồng măng tây không cần quá nhiều vốn, nhưng với nông dân vốn là cả vấn đề. Mỗi công đất (sào Trung bộ = 1.000m2) trồng cây măng tây cần chuẩn bị 10-30 triệu đồng để chi cho 6-8 tháng đầu tiên.


Tuy nhiên, không nên vì vậy mà quá phấn khởi trồng nhiều. Để có điều kiện chăm sóc cây thật tốt, người phụ trách kỹ thuật khuyến cáo, mỗi nông hộ làm kinh tế gia đình chỉ nên trồng 1.000-2.000m2 măng tây xanh, khi có đủ điều kiện mới trồng nhiều hơn. Một lao động có thể chăm sóc tốt 2.000m2 cây măng tây. Mỗi hecta đất trồng măng tây cần 4-5 lao động có kinh nghiệm, có sức khoẻ tốt và lưu ý có chữ “cần”, tức là phải siêng năng. Từ năm thứ 2-3, khi cây cho thu hoạch ổn định, mới cần tuyển lao động thời vụ để thu hoạch, chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm.

Chồi măng tây (ảnh trái) và quả măng tây chín (ảnh phải)

Kỹ thuật chọn giống, chăm sóc măng tây

Về một số giống măng tây phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng khu vực miền Trung, Ths Nguyễn Văn Tạm chia sẻ với chúng tôi về 3 giống măng tây được trồng phổ biến tại Ninh Thuận cũng như một số địa phương khác.

Giống măng tây xanh: Măng tây xanh được trồng phổ biến tại Ninh Thuận cũng như trên thị trường nước ta. Diện tích trồng loại giống này chiếm hơn 90% diện tích trồng măng tây của tỉnh Ninh Thuận. Từ năm 2008, các giống măng tây UC 800, UC 157 của công ty Bonaza Seeds tại Mỹ đã được nhập vào Việt Nam. Năm 2016, Công ty TNHH Linh Đan Ninh Thuận nhập thêm một số giống mới xuất xứ từ Hà Lan, Thái Lan và Nhật Bản đưa vào sản xuất. Những giống măng tây xanh lai mới này có năng suất rất cao và phẩm chất tốt đang phát triển với qui mô lớn tại Ninh Thuận.

Giống măng tây trắng: Măng tây trắng thực chất là giống măng tây xanh hoặc măng tây tím tím, qua quá trình chăm sóc đặc biệt, che nắng, tủ bạt hoặc chụp mũ không cho ánh nắng chiếu trực tiếp. Măng tây trắng có chất lượng cao nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Giá bán của măng tây trắng cao hơn măng tây xanh. Tuy nhiên kĩ thuật trồng măng tây trắng khó hơn nhiều so với măng tây xanh, nên ở Việt Nam hiện nay việc trồng măng tây trắng còn hạn chế. Hiện nay, tại Ninh Thuận có một số giống măng tây Hà Lan trồng tại phường Văn Hải thành phố Phan Rang - Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận.

Giống măng tây tím: Măng tây tím mềm hơn măng tây xanh và măng tây trắng, toàn bộ đọt có thể ăn từ gốc cho đến ngọn. Măng tây tím đọt dài hơn so với măng tây xanh và măng tây trắng. Măng tây tím có chất lượng rất tốt, ăn mềm, ngon ngọt, giá thành cao hơn măng tây xanh. Tuy nhiên, do giá thành cao, chăm sóc kỹ lưỡng và thị trường chưa có thói quen tiêu thụ loại măng này nên diện tích măng còn hạn chế. Giống măng tây tím được Công ty TNHH Linh Đan đang trồng thử nghiệm giống F1 xuất xứ từ Hà Lan.

Với các tỉnh duyên hải miền Trung, thời gian trồng măng tây xanh tốt nhất vào 2 vụ trong năm. Vụ 1: Gieo cuối tháng 2- 4, trồng từ tháng 5-7 dương lịch. Vụ 2: Gieo cuối tháng 8 đến đầu tháng 10, trồng tháng 11-2 năm sau.

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3
VỤ 1 Gieo hạt Trồng cây Thu hoạch
VỤ 2 Gieo hạt Trồng cây

Theo tài liệu kỹ thuật của Công ty TNHH Linh Đan Ninh Thuận, cần lưu ý chuẩn bị đất trồng măng tây, bởi măng tây sinh trưởng mạnh trên đất trồng tơi xốp giàu dinh dưỡng, pH 6,5-7,5. Bộ rễ măng tây ăn sâu đến 2m vì vậy, chiều dày tầng canh tác phải trên 1,5m. Đất trồng măng tây cũng phải có mực nước ngầm thấp trên 1,5m. Đất phải tiêu nước tốt, không bị dí dẽ, ngập úng vào mùa mưa. Đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, đất cát ven biển được xem là những loại đất phù hợp để trồng măng tây. Khu vực trồng măng tây phải đủ ánh nắng bảo đảm quang hợp tốt, năng suất phẩm chất cao.
Đất trồng cây măng tây phải được cải tạo bằng phẳng, có hệ thống tưới tiêu nước tốt, tránh ngập úng. Trước khi trồng, cày 2 lần cách nhau khoảng 10 ngày, cày sâu 20-25cm. Bón lót 20 tấn phân hữu cơ ủ hoai hoặc 1,5-2 tấn phân hữu cơ vi sinh cho 1 ha, kết hợp bón vôi 1.200-1.500 kg/ha rải đều, rồi bừa, xới đất 2-3 lần cho thật tơi xốp, sạch cỏ dại. San phẳng mặt đất trồng, lên liếp rộng 120cm x cao 30cm, rãnh 20cm. Lên liếp xong phơi nắng 30 ngày để hạn chế mầm bệnh, sâu hại. Chú ý tạo mặt liếp dốc nghiêng về 2 bên mép liếp để không ứ đọng nước mưa, nước tưới. Tại vùng đất cát cỏ thể làm luống chìm, nhưng phải có hệ thống tiêu nước tốt vào mùa mưa.

Về mật độ, khoảng cách trồng, tùy theo điều kiện chăm sóc, có thể chọn các kiểu trồng măng tây hàng đơn, hàng đôi hoặc hàng ba. Trong đó, trồng hàng đơn: Khoảng cách trồng 120x45cm (tương đương 18.000 cây/ha). Trồng hàng ba: khoảng cách cây 45cm, khoảng cách hàng 120-150cm (31.500 cây/ha).

Để cây giống phát huy tối đa hiệu quả, tuổi cây giống khi đem trồng đạt tối thiểu là 60 ngày đối với cây trồng trong bầu hoặc 90 ngày đối với cây con ươm trực tiếp trên liếp. Cây con có chiều cao trên 60cm, số lượng cọng rễ 10-20 cái trở lên.

Đặt cây con ngay ngắn vào hố trồng, cây cách cây 45 cm, mặt bầu ngang mặt đất trồng. Cổ rễ cây măng sau khi trồng không nên đặt cao hơn mặt đất tự nhiên quá 20-30 cm để khi cây trưởng thành bộ rễ có thể ăn sâu vào đất tự nhiên khoảng 20-30 cm. Sau khi trồng cây, lấy đất 2 bên mép liếp phủ một lớp đất mặt dày khoảng 5-10 cm cho những gốc măng để bảo vệ cổ rễ và giữ cây măng đứng thẳng. Theo dõi cây trồng thường xuyên, nếu thấy có cây bị hư hỏng, sâu bệnh hoặc chết thì tiến hành trồng dặm bổ sung ngay.
Dù là “cây lâu năm”, nhưng thân măng tây rất mềm yếu, tán lá rộng cành dài rất dễ đổ ngã. Nếu không có chỗ dựa gốc bị lung lay lúc còn nhỏ, cao hơn nữa sẽ đổ rạp, không cho thu hoạch. Mặt khác, lứa thân cây thời gian sau sẽ to hơn lứa thân cây thời gian trước, rất dễ làm đổ ngã cây trồng. Để giúp cây măng đứng thẳng, cần phải giăng dây chống đổ ngả cây. Những ruộng măng tây cho năng suất cao đều được cắm cọc giăng dây rất chắc chắn.

“Măng được thu hoạch trong nhiều năm (8-10 năm) nhưng sản lượng lớn thường tập trung ở các năm thứ 3 đến thứ 5. Sang năm thứ 7-8, khi năng suất và chất lượng giảm thì cần phá đi để trồng mới” – Ths. Nguyễn Văn Tạm cho biết.

Măng tây (Asparagus officinalis L.) thuộc họ Asparagaceae là một loại rau cao cấp, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, gồm 83% nước và 17% chất khô; trong đó có 2,2% đạm protein, 1,2% đường glucid, 0,6% chất xơ celluloze và các chất khoáng như Mg, K, Ca, Zn... Ngoài giá trị dinh dưỡng, măng tây còn có dược tính: Có tác dụng chống lão hóa, chống béo phì, làm giàu sữa mẹ và đặc biệt là giảm lượng cholesteron trong máu, giúp ổn định huyết áp. Chính vì vậy, loại thực phẩm cao cấp này được giới ẩm thực gọi là “rau vua”.
Ông Tạm cho biết, để trồng và thu hoạch măng tây với hiệu quả cao, người nông dân cần nắm rõ yêu cầu điều kiện sinh thái của măng tây xanh. Trong đó, một số điểm quan trọng nhất cần chú ý như sau:

Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho măng tây sinh trưởng phát triển trong khoảng 25-33oC. Nhiệt độ quá cao 37-39oC, hoặc quá thấp 10-12oC, có nhiều sương giá (miền núi phía Bắc) cây không sinh trưởng được, hiệu quả kinh tế thấp. Hạt măng tây có thể nảy mầm ở nhiệt độ 20-25oC. Măng tây đặc biệt thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ trung bình 20-30oC.

Ánh sáng: Măng tây là cây ưa ánh sáng, không chịu che rợp, thời gian chiếu sáng thích hợp trên 7-8 giờ/ngày. Nếu trồng măng tây ở nơi bị che rợp, hiệu suất quang hợp thấp, cây sinh trưởng kém, năng suất giảm.

Ẩm độ, lượng mưa, nước tưới: Măng tây ưa ẩm độ không khí 60-70%, ẩm độ đất 70-75%, yêu cầu lượng mưa thấp (dưới 1000 mm/năm). Nước tưới là nước ngọt không nhiễm mặn, nhiễm phèn (nước mương thủy lợi, nước ao hồ, nước giếng khoan). Nồng độ muối (S‰) dưới 0.5‰ (phần nghìn). Đặc biệt lưu ý: Măng tây rất sợ úng, để úng nước trong 8 giờ, chồi măng biến dạng cong vẹo, thối rễ cây, không cho thu hoạch, nếu để ngập nước 24 giờ, măng sẽ bị chết.

Đất trồng: Đất trồng măng tây tốt nhất là đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu chất hữu cơ, đất phù sa mới, bồi ven sông, đất cát pha. Độ chua (pH) = 6.5–7.5, nếu đất quá chua, tức pH thấp <4 b="" c="" d="" dinh="" do="" i="" kh="" l="" lo="" m="" n="" ng.="" ng="" ph="" r="" s="" t="" tri="" u="" y="">1m. Tầng canh tác dày >100-150 cm, thế đất gò cao ráo, thoát nước tốt, đất bằng phẳng không triền dốc quá 10%, không bị ngập úng, không nhiễm phèn, nhiễm mặn. Không trồng trên đất có tầng đất sét cứng, sạn sỏi, đá ngầm.

Gió: Gió nhẹ dưới cấp 3 (tức khoảng 3-5m/giây hay 12-19km/giờ) cây măng tây sinh trưởng tốt, ít bị bệnh hại do sương không đọng trên lá. Những vùng oi nóng không có gió, sương nhiều, trồng măng tây hiệu quả kinh tế thấp do bị bệnh. Gió nhẹ thì việc trao đổi không khí thuận lợi, cây trồng có đủ khí O2 (ban đêm) và CO2 (ban ngày) để hô hấp, năng suất cao hơn. Gió mạnh cấp 4 trở lên (trên 5m/giây hay trên 20 km/giờ) làm thân cây bị nứt gãy, lay gốc, bật rễ, chồi măng cong vẹo, năng suất và phẩm chất giảm. Gió mạnh làm tăng mức độ bốc thoát hơi nước, cây khô héo, sinh trưởng còi cọc.

Đọc thêm.. Măng Tây .. trồng ở Hà Nôi..





Những tác dụng của măng tây xanh

Măng tây thường được sử dụng như một món ăn đơn thuần nhưng có hàm lưỡng dinh dưỡng cao và có nhiều dược tính. Vậy măng tây có lợi như thế nào đối với sức khỏe của con người. Măng tây Xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Măng tây Xanh là một loại thực phẩm quý giá, có nguồn gốc từ châu Âu.
Măng tây có hàm lượng dinh dưỡng cao

Ngoài chất xơ, đạm, glucid, các vitammin K, C, A, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), thiamin (B1), acid folid, các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con người như: kali, magnê, canxi, sắt, kẽm…

Rất tốt cho bà mẹ mang thai và còn là liều thuốc thiên nhiên rất hữu ích cho đời sống tình dục…


Măng trắng có đặc điểm là mềm hơn măng xanh và mùi vị có măng trắng nhẹ hơn. Nhưng măng tây xanh có nhiều chất xơ hơn măng trắng. Măng tím giống măng trắng nhưng vị ngọt hơn măng trắng và măng xanh.Theo các chuyên gia dinh dưỡng, măng tây là loại rau xanh chứa nhiều dưỡng chất,mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe và có thể được chế biến bằng nhiều cách khác nhau.
1. Tốt cho tim mạch: 

Do rất giàu potassium (kali) nên giúp điều hòa huyết áp, do có chứa nhiều folate nên giúp tim khỏe mạnh. Măng tây chứa rất nhiều chất xơ nên có thể giải tán đám cholesterol gây phiền nhiễu có trong máu.

Hơn nữa, măng tây có chứa nhiều saponin mà saponin lại có khả năng gắn kết với cholesterol ở đường tiêu hóa. Docholesterol bị “vịn” ở đây cho nên chúng không còn có cơ hội “ngao du” trong máu.

2. Tốt cho đường ruột:

Măng tây chứa một loại carbohydrate có tên là inulin, chất này rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho hệ thống ruột hoàn thành tốt chức năng. Inulin cũng giúp cho sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi cho đường ruột như: Lactobacilli và Bifidobacteria. Do có nhiều chất xơ nên măng tây có tác dụng nhuận tràn
3. Tăng cường hệ miễn dịch: 

Măng tây là nguồn giàu chất xơ và protein – hai dưỡng chất có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
4. Tốt cho hệ hô hấp:

Rễ của măng tây giúp chữa ho,khản tiếng, đau cổ họng.
5. Chống viêm: 

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2.

Măng tây có tác dụng chữa bệnh viêm bàng quang,ngừa sỏi thận, mật…có hợp chất chống oxy hóa, măng tím có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa hơn màu khác…
6. Ngăn ngừa lão hóa:

Măng tây có chứa một chất chống oxy hóa gọi là glutathione, có tác dụng bảo vệ da trước tác hại gây ra từ ánh nắng mặt trời.
7. Ngăn ngừa loãng xương: 

Măng tây là nguồn dồi dào vitamin K,giúp cho quá trình đông máu nhanh hơn, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe của xương.

Giảm cân: Là một loại thực phẩm thấp calories nên tác dụng của măng tây rất tốt trong “công cuộc”giảm cân.
8. Tốt cho thai nhi: 


Do có chứa nhiều folate nên măng tây rất có lợi cho thai phụ, vì folate là loại vitamin cần thiết cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh thai nhi, ngăn ngừa dị tật ở thai nhi.
9. Đẹp da:

Măng tây chứa rất nhiều vitamin C và vitamin A. Đây là 2 chất kháng oxy hóa hàng đầu bảo vệ da vững vàng trước sự xâm lăng của những gốc tự do. Vitamin C còn giúp cho sự tổng hợp collagen. Collagen là một loại protein có tác dụng nâng đỡ da và ngăn ngừa sự lão hóa da.
10. Ngăn ngừa ung thư:

Ung thư và các chứng bệnh có liên quan sẽ được giảm thiểu nếu bạn ăn nhiều măng tây.

Chất glutathione – một chất chống oxy hóa có khả năng phòng ngừa

và điều trị bệnh ung thư – có rất nhiều trong măng tây.

Ngoài ra, tác dụng của măng tây như thông tiểu, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau khi phụ nữ đang có kinh.
11.Tình dục: 
Măng tây được xem là loại thần dược dành cho nam giới. Đây là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, được xem như một loại thuốc kích dục tự nhiên quý giá. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh gout, đây là loại thực phẩm có purin cao nên có thể làm người bệnh đau khớp khi dùng. Măng tây, súp lơ, rau bina, và nấm có chứa purin hơn so với các loại rau khác. Nhưng nếu bạn thích những thực phẩm này,không cần phải loại bỏ hoàn toàn măng tây trong bữa ăn của bạn

NguyenDacSongPhuong H21 < lượm trên Internet>

Không có nhận xét nào: