Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

Nguyễn Đức Chung và thủ đoạn tiêu diệt công trình của chuyên gia Nhật để độc quyền giải quyết ô nhiễm sông hồ Hà Nội bằng hoá chất RedOxy-3C do Công ty Arktic của con trai độc quyền phân phối


Vũ Đông Hà (Danlambao) - Vụ xả nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch, phá vỡ công trình của các chuyên gia Nhật đang cố gắng giải quyết ô nhiễm bằng công nghệ Nano - Bioreactor không phải đến từ sự tắc trách, cẩu thả của các quan chức Hà Nội. Đó là hành vi có chủ ý trong âm mưu loại trừ mọi đề án khắc phục ô nhiễm khác. Để còn lại một phương thức duy nhất: Làm sạch sông hồ bằng hóa chất RedOxy-3C do Công ty Arktic độc quyền sản xuất. Và Arktic là công ty do con trai và gia đình của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đứng đằng sau làm chủ. <!>
Sau đây là diễn biến và bằng chứng.

Bối cảnh: 

Để giải quyết ô nhiễm sông Tô Lịch, hiện có 2 phương hướng được biết tới: 

- Bằng công nghệ Nano - Bioreactor tạo ra hệ vi sinh vật có lợi để huỷ diệt những thành tố làm ô nhiễm nước sông. Đây là phương thức ít tốt kém và đang được các chuyên gia Nhật và và Công ty Cải thiện Môi trường Nhật-Việt (JVE) thử nghiệm miễn phí. 

- Sử dụng Redoxy - 3C bằng cách pha loãng hoá chất này và phun trực tiếp xuống mặt sông, hồ. 

Do đó, ghi nhận thứ nhất: không có chuyện giải quyết ô nhiễm sông Tô Lịch bằng cách xả nước Hồ Tây vào sông. Nếu chỉ đơn thuần xả nước mà thành công thì vấn nạn ô nhiễm đã giải quyết từ lâu. 

Tuy nhiên, theo thông tin của Công ty thoát nước Hà Nội, vào sáng 9/7 công ty này đã mở một cửa xả từ Hồ Tây, vị trí trên phố Trích Sài, để thực hiện 2 mục tiêu: (1) hạ mực nước mưa mặt hồ này và chống ngập, (2) tạo dòng chảy làm sạch sông Tô Lịch [1]. 

Mục tiêu "xả nước hồ làm sạch nước sông" đã được các quan chức chụp hình, quay phim đoạn nước hồ tương đối sạch vừa mới chảy vào sông nước đen để chứng minh "sau vài giờ nước Hồ Tây được xả vào sông Tô Lịch, đoạn sông cạnh đường Hoàng Quốc Việt và Quan Hoa đã giảm mùi hôi thối". [1] Thực tế, vài tuần sau các vi sinh vật gây ô nhiễm lại tiếp tục sinh sôi nảy nở và tình trạng ô nhiễm của sông vẫn như cũ. 

Vậy tại sao quan chức Hà Nội và công ty thoát nước Hà Nội quyết định xả nước hồ Tây? Trên nguyên tắc việc xả nước chỉ có một mục đích duy nhất: hạ mực nước hồ để đề phòng ngập lụt. Hay còn lý do thầm kín nào khác?

Đổ thừa chuyên viên Nhật và láo khoét trong lý do xả nước 

Việc xả hơn 1,5 triệu m3 nước hồ Tây trong 3 ngày, từ 9 đến 11-7 vào đầu nguồn sông Tô Lịch đã phá vỡ hoàn toàn công trình dùng những tấm Bioreactor để kích hoạt hệ vi sinh vật có lợi trong 2 tháng qua đều bị tiêu huỷ. Việc này đã làm dư luận lên án. 

Do đó, Võ Tiến Hùng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thoát nước Hà Nội đã họp báo vào ngày 23.07.2019 để quy trách nhiệm cho các chuyên gia Nhật và và Công ty Cải thiện Môi trường Nhật-Việt (JVE): "Chuyên gia Nhật Bản không tính toán kỹ, nóng vội nên thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bị ảnh hưởng" [2]. 

Để giải thích cho lý do xả 1,5 triệu m3 nước hồ Tây trong suốt 3 này vào sông Tô Lịch, Võ Tiến Hùng cho biết "dựa vào kết quả dự báo thời tiết, vào lúc 9h15 và 9h30 ngày 9/7, đồng chí Võ Kim Oanh, cán bộ Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội gọi điện thông báo cho cán bộ phụ trách kỹ thuật của JVE về việc xả nước, điều tiết mực nước Hồ Tây để chống úng ngập". [2

Tuy nhiên, đây là những dữ kiện về thời tiết trong 3 ngày từ 9 đến 11-7



Lượng mưa dự báo là: 0

Vào ngày 10.07, thời tiết chính xác xảy ra là mưa nhẹ. Những ngày sau đó đều không có mưa:


Chỉ có ngày 10 là mưa nhẹ còn những sau đó hoàn toàn không mưa! 

Do đó: Lý do xả nước Hồ Tây vào sông Tô Lịch để phòng ngập dựa vào kết quả của dự báo thời tiết là không đúng sự thật, nếu không nó là cố tình láo khoét. 

Như vậy, mục tiêu thực sự của việc xả nước bởi các quan chức Hà Nội là gì? 

- Mục tiêu là để phá huỷ mọi nỗ lực thử nghiệm của các chuyên gia Nhật và công ty JVE nhằm ngăn chận việc áp dụng phương thức cải thiện ô nhiễm môi trường nước của Hà với công nghệ Nano - Bioreactor ít tốt kém. 

- Mục tiêu là để sử dụng phương thức dùng hoá chất Redoxy - 3C được mua từ công ty độc quyền làm chủ bởi con cái, gia đình của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung. 

Nguyễn Đức Chung với Công ty Arktic và hóa chất Redoxy3C 

Báo Người Lao Động đăng tải [3]: "Với công nghệ mới, chúng ta đã xử lý rất hiệu quả tình trạng ô nhiễm ở các ao hồ. Nếu chất này (chế phẩm Redoxy3C) đưa xuống sông Tô Lịch mà nước "đứng" thì xử lý được như các hồ ngay" - ông Chung khẳng định." 

Năm trước, vào ngày 22.08.2018 Nguyễn Đức Chung đã chủ trì một buổi họp với Watch Watervà Nordic Water. Ông ta đã chỉ đạo để UBND Hà Nội đàm phán để công ty Watch Water ký độc quyền tiêu thụ sản phẩm RedOxy-3C tại Việt Nam. 

Ngày 23/9/2016 Watch Water, công ty Đức, ký chứng nhận phân phối sản phẩm RedOxy-3C độc quyền duy nhất cho công ty Arktic ở Việt Nam. 



Và Arktic là công ty do Nguyễn Đức Hạnh - con trai của Nguyễn Đức Chung làm chủ

Từ đó, nhu cầu phải mua hóa chất từ công ty con phải được giải quyết bởi đồng chí cha Nguyễn Đức Chung: "Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung rất tâm huyết trong việc tìm ra một công nghệ đơn giản, hiệu quả và giá thành hợp lý để áp dụng xử lý ô nhiễm các hồ trên địa bàn. Qua nhiều trao đổi, lựa chọn, TP đã quyết định đặt hàng công ty của Đức nghiên cứu, sản xuất độc quyền chế phẩm Redoxy-3C cho việc xử lý ô nhiễm các hồ tại Hà Nội." [4

Với "tâm huyết  Redoxy-3C" đó, những nỗ lực và thành quả thử nghiệm của các chuyên gia Nhật và và Công ty Cải thiện Môi trường Nhật-Việt (JVE) đã trở thành mối đe dọa cho nồi cơm của gia đình Nguyễn Đức Chung.

Thành quả thử nghiệm của JVE

Nước hồ Tây đổi màu trong veo khi sử dụng công nghệ Nhật Bản:

Theo trang Người Đưa Tin [5]: "Ngày 16/5, Công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) khởi công dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây (Hà Nội) bằng công nghệ Nano của Nhật Bản. Dự án có tên "Nhà máy xử lý nước thải đặt dưới lòng sông, hồ" được kỳ vọng sẽ xử lý triệt để tình trạng cá chết và làm sạch sông, hồ tại Việt Nam. Đến ngày 23/6/2019, chuyên gia Nhật Bản đã chỉ đạo tiến hành quây kín lại bằng bạt và các bao cát chèn đáy chân tôn, và chỉ sau 03 ngày, tức ngày 26/6/2019 về mặt cảm quan, màu nước bên trong khu vực được quây kín hoàn toàn đã thay đổi đáng kể. Bằng mắt thường có thể nhận thấy sự khác nhau rõ rệt trong và ngoài khu thử nghiệm công nghệ Nano của Nhật Bản."

Với kết quả có nhiều chỉ dấu tích cực này, Nguyễn Đức Chung và đàn em phải cấp tốc xả nước hồ trong những ngày không mưa. 3 ngày 3 đêm với 1,5 triệu m3 nước Hồ Tây được xối xả vào sông Tô Lịch để tiêu hủy công trình đang thử nghiệm nửa chừng bởi chuyên gia Nhật. Theo TS. Takeba Akira - Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại-Môi trường Nhật Bản:"Đây là lần đầu chúng tôi bị bất ngờ về việc xả nước chỉ thông báo sau 15 phút". [6]

Việc láo khoét về lý do thời tiết và chỉ thông báo trước 15' cho thấy hành vi cố tình muốn phá hủy toàn bộ công trình thử nghiệm của JVE.

Kết

Tuyên bố "Chuyên gia Nhật Bản không tính toán kỹ, nóng vội nên thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bị ảnh hưởng" của Võ Tiến Hùng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thoát nước Hà Nội là hành động vừa ăn cướp vừa la làng.

Bằng mọi giá Nguyễn Đức Chung phải xả hóa chất RedOxy-3C xuống sông hồ Hà Nội để công ty Arktic của con trai Nguyễn Đức Hạnh độc quyền hốt bạc.

Những gì xảy ra tại dòng nước đen Tô Lịch không đến từ sự tắc trách, vô tình sơ suất của phía nào. Nó là âm mưu tiêu đen tối, là hành vi cố tình của chủ tịch UBND Hà Nội nhằm tiêu diệt mọi cạnh tranh để bảo vệ dịch vụ làm giàu của ông ta và đồng chí, đồng bọn.

Chú thích:





26.07.2019

Không có nhận xét nào: