Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

Chiếc hộp sắt nhỏ mà Mẹ luôn gìn giữ..


Người mẹ già thường ngồi một mình trong phòng khách. Bà ôm chặt chiếc hộp sắt và lẩm bẩm điều gì đó không ai nghe rõ. Khi nhìn thấy con trai hoặc con dâu, bà chỉ khẽ cười rồi lại tiếp tục lẩm bẩm. Anh con trai hỏi thì bà trả lời: – Mẹ có nói gì đâu! Cô con dâu phàn nàn với chồng: – Em sợ cái cảnh này quá! Mẹ anh cứ như bị ma ám vậy! Có những đêm, cô dậy đi vệ sinh, đi qua phòng khách bất chợt nhìn thấy một cái bóng đen đen đang ngồi lẩm bẩm, sợ đến nỗi hồn bay phách lạc. Cô hét toáng lên. Người chồng bật tỉnh dậy ra bật điện, thấy mẹ đang ngồi không nói năng gì. 
<!>
Anh hỏi:
– Mẹ, sao mẹ lại ngồi đây thế?
Ảnh minh họa: getty.com
Bà đứng dậy, lắc đầu. Bà quả thực không biết vì sao mình lại ngồi ở đó.
Vợ anh giận dỗi:
– Ngày nào mẹ cũng như thế này thì em làm sao sống nổi?
Rồi cô dùng giọng nói dịu dàng nhất có thể khuyên anh:
– Chúng ta gửi mẹ vào viện dưỡng lão nhé. Trong đó mẹ sẽ có thêm nhiều người bạn già sẽ vui hơn. Vợ chồng mình một tuần vào thăm mẹ một lần.
Anh lắc đầu, thở dài không biết làm sao để vẹn cả đôi đường. Từ nhỏ anh đã mồ côi cha, một mình mẹ tần tảo nuôi anh khôn lớn. Đã bao lần người ta đến mai mối, khuyên mẹ đi bước nữa, nhưng mẹ nhất quyết cự tuyệt vì bà muốn chăm sóc thật tốt cho anh, không muốn san sẻ tình cảm cho ai.
Người mẹ đã một đời ngậm đắng nuốt cay nuôi anh nên người, đến tận bây giờ anh vẫn chưa báo đáp được gì cho bà. Không lẽ anh lại nhẫn tâm để mẹ vào viện dưỡng lão sao? 
Ngày hôm sau, thấy con dâu đi làm về muộn, bà vào bếp nấu cơm giúp cô. Ai ngờ luống cuống thế nào bà làm vỡ hết cả chồng bát, nồi thịt kho cũng bị cháy đen.
Ảnh minh họa: professorandresantiago.blogspot.com
Con dâu về nhà không khỏi khó chịu:
– Lần sau mẹ đừng làm gì cả. Mẹ cứ để đấy con làm cho.
Bà cúi đầu buồn bã:
– Mẹ xin lỗi. Mẹ quên.
Lần khác, bà ra ngoài đi dạo, khi về thì lạc đường. Hai vợ chồng anh chị bị một phen hết hồn, dáo dác đi tìm khắp nơi. May thay bà được người ta dẫn về nhà. Sự việc này khiến tâm anh bắt đầu dao động. Anh nghĩ: “Có lẽ vào viện dưỡng lão sẽ tốt hơn cho mẹ. Trong đó nhiều người già, mẹ sẽ không còn cô đơn nữa…”.
Khi anh nói ra điều này, người mẹ quay mặt đi không nói lời nào. Bà im lặng rất lâu, khiến anh cảm thấy rất hổ thẹn.
Con dâu thấy vậy, vội đỡ lời:
Mẹ, mẹ đến đó rồi, nếu không quen thì chúng con sẽ đón mẹ về mà.
Bà thở dài gật đầu, đứng lên thu dọn chuẩn bị rời đi. Đồ đạc rất đơn giản, hầu như chẳng có gì, chỉ có chiếc hộp sắt bà là vẫn không rời tay. Thấy mẹ ôm chặt chiếc hộp, con dâu liền nói:
– Mẹ, để nó ở nhà đi. Tụi con sẽ trông cho.
Ảnh minh họa: getty.com
Bà kiên quyết:
– Không, mẹ phải mang nó theo!
Hai vợ chồng nhìn nhau, không hiểu sao mẹ lại phản ứng mạnh như thế. Sau khi mắc bệnh thì cái gì bà cũng quên, chỉ có chiếc hộp sắt là lúc nào cũng mang theo bên mình.
Vợ anh nghi ngờ hỏi chồng:
– Anh có biết trong hộp có gì không? Hay là mẹ giấu của cải trong đó? 
Anh lắc đầu. Anh chỉ biết từ trước tới giờ mẹ luôn coi chiếc hộp đó như báu vật. Nghe vợ nói vậy, anh có chút động tâm. Nhà ngoại anh trước kia giàu có. Nếu trong hộp có thứ gì đáng giá, mẹ mang theo rồi bị mất thì thật đáng tiếc. Anh liền nói:
– Mẹ đưa hộp đây con xem được không?
Bà quyết không đưa cho anh, khư khư giữ trong tay. Vợ chồng anh lắc đầu không nói gì, cũng không đưa bà đến viện dưỡng lão. Đến đêm, chờ bà ngủ say, hai vợ chồng lén mở chiếc hộp ra. Anh bật khóc. Hôm sau, họ không đưa mẹ đến viện dưỡng lão, cũng không bao giờ nhắc đến chuyện đó thêm lần nào nữa.
Trong chiếc hộp sắt không phải cất giữ tiền hay vàng, đó là một nhúm tóc tơ và vài chiếc răng sữa. Bên trong có một tờ giấy ghi lại ngày tháng anh thay răng và lần đầu tiên cắt tóc. Ở quê anh có phong tục, đó là răng sữa và tóc tơ của con cái thì không được phép vứt đi, nếu không đứa trẻ đó sẽ bị chết yểu…

Không có nhận xét nào: