Đầu năm 1946, ông ta lên cấp trung sĩ và được gởi đi học ở Trường Tình Báo-Bộ Tư Lịnh Âu Châu (European Command Intelligence School) tại thành phố Oberammergau của Đức. Tháng 5.1946 ông Kissinger được giải ngũ, nhưng không về Mỹ ngay mà nấn ná ở lại Đức để chú tâm nghiên cứu về vấn đề Hội Kín (Secret Society) của Âu Châu qua hàng đống tài liệu Đức Quốc Xã bỏ lại.
Tháng 7.1947, ông Kissinger quay về Mỹ và xin được một học bổng vào trường đại học Harvard (cũng nên biết thêm là những trường đại học như Harvard; Yale; Princeton; Oxford; Sorbonne là những trường do các nhóm Hội Kín có nguồn gốc ở Âu Châu thành lập từ thế kỷ thứ 19. Mục đích sâu xa của đám ma đầu này lúc lập trường là sẽ thu hút và chiếm hữu hết những nhân tài khắp thế giới bằng tiền – danh và lợi đối với những sinh viên biểu lộ sự thông minh đặc biệt, hay ít ra chúng cũng đào tạo được những con người, mà Hội Kín gọi là “phụ tùng”, trong tương lai sẽ phục vụ đắc lực cho bộ máy thống trị toàn thế giới gồm toàn những con người được nhào nặn theo khuôn mẫu của “văn hóa” Âu Châu). Năm 1950 ông Kissinger có bằng B.A, năm 1952 lấy bằng M.A và năm 1954 có được bằng Ph.D.
Trong thời gian học ở Harvard ông ta được ưu đãi đặc biệt, vì trường này vốn có một nguồn tài chánh dồi dào do CIA bí mật tài trợ qua một tổ chức trá hình là Hội Học Sinh Quốc Gia (National Student Association. Hội này đã bị “bể” năm 1967 do công chúng phanh phui).
Từ năm 1950, lúc còn đang “học” ông Kissinger đã được bí mật tuyển làm cố vấn cho Phòng Nghiên Cứu Các Chiến Dịch- Lục Quân (Army-Operations Research Office).
1951: Được cử tới Nam Hàn tìm hiểu về “mức độ ảnh hưởng tâm lý của dân chúng về sự có mặt của quân đội Mỹ”.
1952: Bí mật được chọn làm cố vấn cho Ủy Ban Chiến Lược Tâm Lý thuộc Bộ Tham Mưu Liên Quân (Psychological Strategy Board of the Joint Chiefs of Staff).
1955: Được Hội Kín ở Mỹ cho làm chủ bút tạp chí Ngoại Giao Sự Vụ (Foreign Affairs magazine). Tạp chí này tuy thuộc “tư nhân”, nhưng nó là cái loa chính thức và đầy quyền lực đặt ở Mỹ của vương triều nước Anh và con cháu của giới quý tộc tại Âu Châu ( Ở bên Tây, ban đầu nó được trung ương Ủy Hội Tam Điểm (Trilateral Commission) lập ra trong một phòng kín ở khách sạn Majestic, thủ đô Balê nước Pháp vào ngày 30.5.1919 và nấp dưới một cái tên thật “hiền” là Viện Quốc Tế Sự Vụ (Institute of International Affairs), ông HCM cũng là hội viên Tam Điểm từ thuở đó nên ngày nay Đảng Cộng Sản Việt Nam có họ hàng, dây mơ rễ má với tài phiệt quốc tế là chuyện đương nhiên. Viện Quốc Tế Sự Vụ có hai chi nhánh, một nằm ở Anh là Học Viện Hoàng Gia về Quốc Tế Sự Vụ (Royal Institute of International Affairs- RIIA), một nằm tại Mỹ từ ngày 21.7.1921 là Hội Đồng về Các Quan Hệ Đối Ngoại (Council on Foreign Relations- CFR) cùng với cái loa của nó là tạp chí Ngoại Giao Sự Vụ. Từ ngày đó đến hôm nay, cái loa này của RIIA và CFR mới là “đầu sỏ” làm trùm hết tất cả các hãng điện thoại, truyền hình và những tờ báo v.v lớn nhất, mạnh nhất của nước Mỹ vì giới chủ nhân của truyền thông Mỹ đều là hội viên của các Hội Kín trong bí mật, ngoài công khai họ là hội viên của CFR. Ngoài ra, các tổng thống Mỹ, tất cả giám đốc CIA, bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao, tài chánh, y tế, giáo dục, thương mại v.v cho tới chủ những siêu công ty về hàng không, hàng hải, xe hơi, dầu hỏa v.v đều là hội viên CFR, một hội “tư nhân” do Hội Kín thành lập (có tới 90% dân chúng Mỹ không biết chuyện này).
1957, ông Kissinger thường được thỉnh giảng ở đại học Harvard, năm 1959 thành phụ tá giáo sư tới năm 1962 chính thức là “giáo sư” của trường này.
Tháng 10. 1965 ông ta âm thầm đến Sài Gòn, Việt Nam. Hội Kín sai ông tới đó để thẩm định phương diện tinh thần và tâm lý của giới quân nhân, chính trị, tôn giáo v.v của người dân Việt Nam Cộng Hòa nói chung trước sự xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt.
Tháng 10. 1966, ông Kissinger “rón rén” tới Sài Gòn một lần nữa để xác định lần chót về nhận xét của mình trước đó đối với tinh thần chống cộng của quân và dân Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi về Mỹ, những ghi nhận của ông về tinh thần dân chúng và giới lãnh đạo VNCH được phúc trình lên chính phủ Mỹ với một nội dung rất lạc quan để trấn an công luận.
Tuy nhiên trong bí mật, ông ta đã phúc trình cho CFR (tức siêu quyền lực, siêu tài phiệt) một sự thật quan trọng mà công chúng không hề biết, đó là: Ý thức về hiểm họa cộng sản và tinh thần chống cộng của người dân VNCH nói chung rất cao. Điều này sẽ là một trở ngại rất lớn, Cộng Sản Bắc Việt rất khó chiếm được miền Nam-Việt Nam theo như kế hoạch mà siêu quyền lực đã soạn ra và chờ đợi. Đây là điểm then chốt nhất nên ngày 27.11.1968, sau khi chọn người và cân nhắc kỹ lưỡng, siêu quyền lực giới thiệu ông Kissinger với vị tổng thống tương lai của Mỹ là ông Richard Milhous Nixon (1913-1994, ông này cũng là hội viên cao cấp của CFR và nhiều Hội Kín khác). Sau đó tổng thống “tân cử” R.M.Nixon đưa ông Kissinger vô nắm Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (National Security Council) và từ đây ông ta bắt đầu đại diện cho Hội Kín-không phải đại diện cho dân Mỹ- khởi sự bí mật tiếp xúc, dàn xếp các thỏa thuận với CSBV.
Nhưng năm 1955 mới là năm mà cuộc đời ông Henry A. Kissinger rẽ qua một bước ngoặc quan trọng. Tại một hội nghị về chiến lược quân sự ở Quantico, Virginia ông ta được giới thiệu với ông Nelson Aldrich Rockefeller (1908-1979). Ông này thuộc “đảng” Cộng Hòa, từng có mặt trong nhiều nội các chính phủ của những tổng thống như các ông Franklin Delano Roosevelt (1882-1945, hội viên cao cấp của nhiều Hội Kín); Harry S. Truman (1884-1972, hội viên cao cấp của nhiều Hội Kín); Dwight David Eisenhower (1890-1969, hội viên cao cấp của nhiều Hội Kín) và Richard Milhous Nixon (1913-1994, hội viên cao cấp của nhiều Hội Kín). Ông Nelson Aldrich Rockefeller còn là Thống Đốc Tiểu Bang Nữu Ước từ năm 1959 tới 1973, từng là Phó Tổng Thống (1974-1977) cho ông Gerald Rudolph Ford, Jr (1913-2006, hội viên cao cấp của nhiều Hội Kín). Ông ta là con của ông John Davison Rockefeller, Jr (1874-1960) và là cháu nội của ông “vua dầu hỏa” John Davison Rockefeller, Sr (1839-1937, lưu ý là tất cà những người đàn ông trong giòng họ Rockefeller đều là hội viên cao cấp của nhiều Hội Kín). Sau cuộc gặp gỡ “lịch sử” đó và thêm vài lần nữa, ông Kissinger được gia tộc Rockefeller mời làm cố vấn cho Quỹ Huynh Đệ Rockefeller và từ 1956 tới 1958 là Giám Đốc của Dự Án Những Nghiên Cứu Đặc Biệt cho Qưỹ Huynh Đệ Rockefeller (Director of the Special Studies Project for the Rockefeller Brothers Fund). Từ đó, “sự nghiệp” chính trị của ông Kissinger lên ào ào như diều trước gió, chức cao nhất mà ông giành được là Bộ Trưởng Ngoại giao (1973-1977). Có người cho rằng nếu ông ta sinh ở Mỹ chắc chắn sẽ làm tổng thống hai nhiệm kỳ. Nhưng dù sao chăng nữa những chức vụ mà ông ta có được cũng chỉ là chuyện nhỏ và ngoài công khai. Thật ra trong bóng tối của thế giới siêu quyền lực, ông ta thuộc hạng “lão làng”, nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong các Hội Kín và những hiệp hội “tư nhân” (vòng ngoài của Hội Kín) tại nước Mỹ và quốc tế.
Ông Henry A. Kissinger là một người rất say mê có được quyền lực và danh vọng, dù phải nói dối và bội nghĩa bạc tình ông ta cũng làm để thỏa mãn niềm đam mê đó. Ông Kissinger kết hôn với bà Ann Fleischer năm 1949, họ có hai người con nhưng gia đình không được ấm êm vì bà thường than phiền sự vô trách nhiệm của ông đối với gia đình. Năm 1964 ông ta bỏ vợ để được thảnh thơi hoạt động trong trò chơi chính trị kiểu Mỹ. Mãi tới năm 1974, ông Kissinger mới lập gia đình lần nữa với bà Nancy Maginnes sau khi đã ngồi yên vị trong chiêc ghế bộ trưởng ngoại giao.
Ông Kissinger “viết” nhiều nhưng phần lớn những gì ông “viết” không phải do chính ông tìm ra ý tưởng. Ông “viết” cũng như làm một bổn phận, nói ra giùm những chiến lược quan trọng mà siêu quyền lực không thể công khai nói ra (tựa như ông Karl Heinrich Marx (1818-1883) không phải là tác giả thực sự của bản “Tuyên Ngôn Cộng Sản” (The Communist Manifesto, 1.2.1848), ông này được trả tiền để viết theo triết thuyết của một Hội Kín có tên “Hội Của Sự Công Chính” ( The League of the Just), một hội vòng ngoài của một Hội Kín lớn hơn là “Hội Dân Ba Lê Ngoài Pháp Luật” (The Parisian Outlaws League). Ông Kissinger có vài cuốn sách tiêu biểu như: The White House Years (1974); Years of Upheaval (1982); Years of Renewal (1999) v.v..nhưng trước đó trong năm 1957 ông “viết” một cuốn làm thay đổi quan niệm quốc phòng của Liên Bang Mỹ đến tận hôm nay, đó là cuốn “Những Vũ Khí Hạt Nhân và Chính Sách Đối Ngoại” (Nuclear Weapons and Foreign Polycy). Ngoài ra các “bài viết” của ông về đề tài chính trị, ngoại giao, quốc phòng v.v đăng trên các báo, tạp chí thì rất nhiều nhưng nói chung, tất cả những gì ông “viết” và “lách” cũng chỉ là cái loa dọn đường cho Hội Kín và siêu quyền lực. Chỉ nhằm biện hộ cho các “chính sách” trong quá khứ của “chính phủ” Mỹ mà siêu quyền lực điều khiển trong bóng tối. Hoặc ông “viết” cũng như thay mặt Hội Kín nhắc khéo cho thiên hạ biết trước rằng “chính phủ” Mỹ sắp có một kế sách chiến lược chi đó trong tương lai! Vậy thôi.
Suy ra ông Henry A. Kissinger cũng chẳng là nhân tài, là anh hùng chi cả đối với nền “hoà bình” của nhân loại. Nhưng ông ta lại nham nhở đưa tay nhận giải “Nobel Hòa Bình” (sic) cũng do đám Hội Kín bày ra để thưởng công cho ông. Ông cũng không có chút công lao gì đối với một nước Mỹ đã bị mất chủ quyền vào tay Hội Kín và siêu quyền lực. Ngược lại, chỉ riêng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam thôi ông đã sĩ nhục công chúng Mỹ khi lén lút thỏa hiệp với đối phương. Ông đã làm cho hàng chục triệu gia đình Việt Nam; Cam Bốt; Mỹ; Lào tới tận hôm nay vẫn cỏn sống với nhức nhối, khổ đau vì bị mất mát, rẽ chia và thù hận. Nghĩ cho cùng, những thế lực đứng trong bóng tối mới là những kẻ tội ác ngập đầu. Ông Kissinger cũng vì say mê quyền lực và danh vọng nên bị lợi dụng, bị thế lực đó đẩy ra ngoài ánh sáng để nói những điều họ không thể nói ra. Ông ta cũng như Hội Kín và siêu quyền lực chẳng có tài cán gì, chỉ là những kẻ biết vận dụng cách nắm quyền lực mà không cần lộ diện. Biết cách tìm người đáng tin cậy, trao quyền để làm những gì có lợi cho mục tiêu cuối cùng của họ là thống trị toàn thế giới dưới nền “văn minh thực dụng” của Âu Châu.
Vài năm gần đây ông Kissinger lại xuất hiện và tuyên bố vung vít đủ điều. Tháng 5.2011 ông ta ra mắt cuốn sách mới là On China (Penguin,2011). Như đã nói ở phần đầu, mỗi khi ông này có “sách” mới thì đâu đó trong thiên hạ sắp có loạn to! Bởi nhờ có loạn thì siêu quyền lực mới có cớ đi chinh phạt và thâu tóm dần dần cũng như phát triển ảnh hưởng của mình. Và mầm mống của loạn lạc cũng do siêu quyền lực tạo ra từ trong bóng tối. Tại sao con người này không chết phức cho rồi?
BĐQ Đỗ Như Quyên
Nguồn tham khảo: “The Price of Power. Kissinger in the Nixon White House”. Seymour M. Hersh. Summit Book, NY, 1983.
“Kissinger”. Marvin Kalb and Bernard Kalb. Little, Brown and Company, 1974.
“Rule By Secrecy”. Jim Marrs. Harper Collins, 2001.
“The Invisible Government”. David Wise and Thomas B. Ross. Random House, 1964.
“The Unseen Hand”. Ralph A. Epperson. Publius Press, 1985.
“Who Stole the American Dream” ? Burke Hedges. INTI Publications, 1992.
“Who Owns America ” ? Walter J. Hickel. Warner Paperback, 1972.
“Who’s Running America ” ? Thomas R. Dye. Prentice-Hall, 1986.
“Who Rule’s America ” ? William G. Domhoff. Prentice-Hall, 1967.
“Wake-up America . It’s Latter Than You Think” ! Robert L. Preston. Hawkes Publishing Inc, 1972.
“None Dare Call It Conspiracy”. Gary Allen. Concord Press, 1971.
“None Dare Call It Treason”. John A. Stormer. Liberty Bell Press, 1964.
“Secret Societies of America ‘s Elite”. Steven Sora. Destiny Books, 2003.
“Conspiracies and Secret Societies. The Complete Dossier”. Brad Steiger and Sherry Steiger. Visible Ink, 2006.
“The Biggest Secret”. David Icke. Bridge of Love , 2001.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét