Có một anh chàng họa sĩ đã tốt nghiệp, trước khi ra trường, thầy bảo trò hãy vẽ một bức tranh lớn, đem ra giữa quảng trường cho mọi người chấm điểm, phía dưới ghi dòng chữ: “Khi thấy bức tranh có chỗ nào không vừa lòng, hãy chấm vào giùm tôi!”.
Ba ngày sau, bức tranh không chỗ nào mà không bị chấm đen.
Người họa sĩ quá buồn nói:
Thầy nói:
- Đúng vậy! Bây giờ con hãy vẽ lại bức tranh khác đi, giống y như bức tranh trước, phía dưới con hãy ghi rằng: "Khi thấy bức tranh này, nếu có chỗ sai nào, hãy vẽ lại giùm cho tôi!”
Ba ngày sau trò này đi về vui vẻ nói:
- Thưa thầy không ai có ý kiến nào nữa!
Ông thầy nói:
- Đây là bài học đơn giản cho con! Thói quen của người đời là hay phê phán, nhưng con đừng để sự phê phán kia làm cho con gục ngã. Con thấy chăng, khi bảo họ chấm vào những lỗi lầm của con thì ai cũng có thể chấm được, không còn sót một lỗi nào. Nhưng bảo họ vẽ lại như con thì họ không thể làm được.
Cũng vậy, ta đã gầy dựng một cơ đồ rất khó khăn, mong người khen tặng một câu, hơi hiếm! Nếu bảo họ chê thì họ sẵn sàng chê mạt sát, chê tan nát. Nhưng bảo họ thế chỗ của ta thì họ không làm nổi. Do đó, con đừng để lời khen chê ấy làm cho tâm hoang mang dao động là hỏng việc.
Người có thói quen chê người, biểu hiện một tâm hồn đầy cao ngạo, dễ bị rớt xuống thấp hèn, không thể thành công trên cuộc đời này được. Người trí không phẫn hận trước lời chê ấy thì mới thành công trên mọi lĩnh vực của mình được, con ạ!
Kết luận:
Bạn là người duy nhất có thể làm cho chính bạn hạnh phúc hay bất hạnh. Đừng chỉ ngón tay vào người khác và đổ lỗi cho người khác về những điều bất như ý của bạn, điều đó chỉ tạo thêm nghiệp bất thiện cho bản thân. Một người có tri kiến là người có thể nhìn vào những cảm xúc của chính anh ta hoặc cô ta và chuyển hóa chúng, đừng phản ứng lại với những cảm xúc của bạn và cảm xúc của người khác. Đây là những suy nghĩ mà tôi luôn tự nhắc mình hằng ngày.
(Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét