Hình minh họa
Hải quân Hoàng gia Anh vừa cấp tốc phái tàu khu trục tên lửa lớn và hiện đại nhất của mình áp sát Iran, sẵn sàng cho tình huống xấu nhất. 22h48: Bộ Ngoại giao Iran cảnh báo Anh rằng việc gửi tàu chiến, Thủy quân lục chiến đến gần Vịnh Ba Tư "là một trò chơi nguy hiểm và sẽ có hậu quả". 21h17: Trong bài giảng ngày hôm nay trên kênh truyền Tehran TV, giáo sĩ Kazem Sedighi đã nói với những người cầu nguyện rằng "lực lượng mạnh mẽ của Iran sẽ sớm tát vào mặt Anh vì dám chiếm giữ tàu chở dầu Iran". Trước đó, Iran đã kêu gọi Anh thả ngay tàu chở dầu mà Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh bắt giữ tuần trước vì nghi ngờ họ đang không thực thi các lệnh trừng phạt của châu Âu bằng cách đưa dầu tới Syria.<!>
20h30: Theo Hải quân Anh, khu trục hạm lớp Type 45 (lớp Daring) được thiết kế cho chiến tranh tương lai.
Tàu được trang bị hệ thống phòng không Sea Viper, hệ thống phóng thẳng đứng Sylver gồm 48 ống phóng tên lửa (Aster 15 và 30), 8 ống phóng tên lửa chống hạm Harpoon, hệ thống phòng thủ Phalanx CIWS và 3 hệ thống súng máy khác.
Khu trục hạm tên lửa HMS Duncan
20h07: Anh tuyên bố sẽ gia tăng sự hiện diện quân sự ở Vịnh Ba Tư bằng cách gửi một tàu chiến thứ hai đến khu vực căng thẳng.
HMS Duncan, khu trục hạm tên lửa thuộc lớp Type 45, sẽ hoạt động cùng với khinh hạm HMS Montrose và các đồng minh vùng Vịnh Hoa Kỳ, nhưng sẽ không tham gia vào liên minh hàng hải toàn cầu do Washington đề xuất.
17h03: Vào sáng 12/7, tàu Hakusan cũng của Anh được cho là đã chuyển hướng về phía nam và dự kiến sẽ đi theo hành trình trong vùng biển quốc tế mà không tiến vào lãnh hải Iran, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại tàu chở dầu này đã "bất chấp nguy hiểm" quay trở lại và đi theo con đường mà Atlantic Pioneer vừa đi qua một cách "trót lọt".
Lộ trình của Hakusan hiện tại, tàu chở dầu này được cho là đi theo đúng lộ trình của Atlantic Pioneer.
15h30: Tàu chở dầu Atlantic Pioneer đã vượt qua đảo Abu Musa và nếu không có gì thay đổi sẽ ra khỏi lãnh hải Iran trong vòng 20 phút nữa. Tuy nhiên một tàu chở dầu khác của Anh có tên Hakusan lại tiếp tục thực hiện hành trình tương tự như Atlantic Pioneer.
Như vậy tình huống xấu nhất mà giới quan sát quốc tế lo ngại đã không xảy ra.
Tàu chở dầu Atlantic Pioneer đã vượt qua đảo Abu Musa.
14h55: Atlantic Pioneer là siêu tàu chở dầu thô có tải trọng 160 nghìn tấn, được cho là ngang cỡ với tàu chở dầu Grace-1 mà Anh đang giữ tại Gibralta.
Tàu dầu Atlantic Pioneer.
14h36: Nhiều nghi vấn cho rằng nếu Atlantic Pioneer vẫn tiếp tục "mất tích" có thể một đội tìm kiếm đa quốc gia do Anh - Mỹ dẫn đầu sẽ thâm nhập lãnh hải Iran để tìm kiếm tàu chở dầu này.
Đã 1h45 phút kể từ khi Atlantic Pioneer mất tín hiệu, trong khi đó tàu Stolt Surf đã di chuyển ra khỏi khu vực lãnh hải Iran.
Tàu Stolt Surf đã di chuyển ra khỏi khu vực lãnh hải Iran
14h19: Đã hơn 1h30p kể từ tàu chở dầu của Anh, Atlantic Pioneer mất tín hiệu Hệ thống nhận dạng tự động (AIS) khi đi gần đảo Abu Musa của Iran. Đây là điều lạ lùng vì các tàu khác trong vùng lân cận có tín hiệu AIS liên tục.
Đảo Abu Musa ở phía nam của Pioneer có một tàu tìm kiếm và cứu hộ của Iran, tàu này chưa rời khỏi đảo nhưng tàu dầu vẫn nằm yên ở vị trí "nguy hiểm" đó.
Vị trí cuối cùng của tàu Atlantic Pioneer trước khi mất tín hiệu liên lạc.
14h08: Địa điểm Anh quốc cáo buộc lực lượng IRGC Iran sử dụng 5 tàu chiến cao tốc để vây bắt tầu chở dầu hôm 10/6 được đánh dấu trên bản đồ cho thấy hành trình của các tàu Atlantic Pioneer và Stolt Surf chắc chắn sẽ đi qua điểm này.
Lộ trình của các tàu dầu Anh sẽ đi qua vùng "nguy hiểm".
13h56: Đã hơn 1 giờ kể từ khi tàu chở dầu mang cờ Anh di chuyển trong lãnh hải Iran. Theo nguồn tin địa phương, tại đảo Sirri ở phía nam hành trình của các tàu chở dầu của Anh, tàu chiến của Iran đã khởi động nhưng dường như vẫn chưa di chuyển ở thời điểm hiện tại.
Ngày thời điểm này một tàu chở dầu thứ hai đang trong lãnh hải Iran. Tàu Stolt Surf, thuộc sở hữu của Chevron hiện di chuyển ở phía nam đảo Abu Musa (Atlantic Pioneer di chuyển ở phía bắc).
Tàu Stolt Surf của hãng Chevron cũng đang di chuyển trong lãnh hải Iran.
13h38: Cho tới thời điểm hiện tại, tàu chở dầu Atlantic Pioneer được cho là mất liên lạc khi đi ngang qua đảo Sirri, nơi có căn cứ quân sự của Iran.
12h23: Trong trường hợp một cuộc vây bắt tàu dầu Anh của các tàu chiến/xuồng cao tốc của IRGC gần đảo Sirri được tiến hành, Hải quân Anh nếu muốn tiếp cứu chắc chắn sẽ phải xâm phạm lãnh hải Iran và tình hình có thể sẽ rất nóng bỏng.
Lộ trình tiếp theo của tàu dầu Anh.
12h18: Tàu chở dầu Atlantic Pioneer đã tiếp cận đảo Sirri, nơi có căn cứ của lực lượng IRGC Iran.
11h57: Hiện nay tàu chở dầu Atlantic Pioneer đang đi qua gần 2 hòn đảo có căn cứ quân sự của lực lượng Vệ binh Cộng hòa Iran (IRGC).
Cập nhật vị trí hiện tại của tàu dầu Anh.
11h46: Tờ Jerusalem Post dẫn nguồn tin Cơ quan tình báo Mossad (Israel) cho biết Cơ quan năng lượng nguyên tử thế giới (IAEA) đã từ lâu "ngồi trên bằng chứng vi phạm thỏa thuận hạt nhân của Iran". Nguồn tin Israel nói rằng IAEA "đã biết từ lâu" Iran vi phạm Thỏa thuận hạt nhân 2015 nhưng lại cố tránh tiết lộ cho tới hiện tại.
Vào tháng 4/2019, 7 tháng sau bài phát biểu cáo buộc Iran của TT Israel Netanyahu (9/2018), IAEA đã tổ chức thanh sát các cơ sở hạt nhân của Iran. IAEA dự kiến sẽ công bố thông tin vào tháng 6 nhưng sau đó đã không tiếp tục đề cập tới vấn đề này.
11h32: Theo Sputnik, Mỹ quyết định tạm thời chưa áp dụng trừng phạt nhằm vào Bộ trưởng ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif. Hành động này được cho là giữ lại một “cửa” để đàm phán nếu Iran quyết định đối thoại với Mỹ về một Thỏa thuận hạt nhân mới trong năm 2019.
11h09: Tàu Altantic Pioneer đã đi vào lãnh hải Iran, tuy nhiên chưa có phản ứng gì của IRGC. Nếu Atlantic Pioneer tiếp tục hành trình vào và ra khỏi lãnh hải Iran an toàn, có thể những cáo buộc rằng Iran đang lên kế hoạch "bắt cóc" tàu chở hàng của Anh quốc là không đúng sự thật.
Vị trí mới nhất của tàu Atlantic Pioneer của Anh.
11h07: Cảnh sát Gibraltar, vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh, đã bắt thuyền trưởng và một sĩ quan trên tàu chở dầu Grace 1 vì cáo buộc vận chuyển dầu thô từ Iran đến Syria, vi phạm lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với quốc gia này.
"Việc bắt người được thực hiện sau cuộc tìm kiếm kéo dài trên tàu, nơi các tài liệu cùng thiết bị điện tử bị thu giữ và kiểm tra", cảnh sát cho hay.Hai người mang quốc tịch Ấn Độ bị thẩm vấn nhưng không bị buộc tội.
Họ được hưởng các quyền lợi hợp pháp và quyền tiếp xúc với đại diện lãnh sự. Cảnh sát Gibraltar cho biết cuộc điều tra đang diễn ra và con tàu tiếp tục bị giữ.
10h31: Mỹ, Anh và Pháp đều đang duy trì hiện diện hải quân ở vùng Vịnh với toàn những tàu chiến hiện đại. Tuy nhiên cả London và Paris đều tỏ ra thận trọng khi tham gia vào chiến dịch gây áp lực tối đa của Washington đối với Iran (được cho là nhằm mục đích để buộc Iran phải rút khỏi các cuộc xung đột ở Syria, Iraq và Yemen).
Truyền thông Anh cho biết, việc triển khai tàu Hải quân tới khu vực này có thể được thông qua sớm. Nhưng tại Pháp, một quan chức chính phủ nói với AFP rằng họ không có kế hoạch cho thời điểm hiện tại để mở rộng sự hiện diện quân sự ở vùng Vịnh.
10h15: Sáng nay 12/7, tờ Times of Israel đưa tin dẫn nguồn Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đang thảo luận về việc thành lập một hạm đội hỗn hợp nhằm hộ tống cho các tàu thuyền di chuyển ở vùng Vịnh, sau khi các cáo buộc cho thấy tàu vũ trang Iran đe dọa một tàu chở dầu của Anh.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley, đã xác thực thông tin trên.
09h58: Các hành động của tàu dầu gần lãnh hải Iran được cho là theo hai giả thiết:
1. Cố tình khiêu khích IRGC tung các tầu chiến ra vây bắt tàu dầu để tạo cớ gây chiến.
2. Có thể các tàu dầu đang thực hiện hành trình nhưng lại đột ngột chuyển hướng do lo ngại bởi các cảnh báo của Anh.
09h36: Vương quốc Anh đã nâng mối đe dọa đối với các tàu vận chuyển của Anh trong vùng biển tiếp giáp lãnh hải Iran ở vùng Vịnh lên mức cao nhất - Khu vực có nguy cơ bị tấn công “nghiêm trọng".
Nếu không có gì thay đổi tàu dầu Atlantic Pioneer của Anh sẽ tiến tới gần lãnh hải Iran trong vòng 30 phút nữa. Và nếu IRGC đưa tàu chiến ra chặn, nó sẽ kích hoạt việc tàu chiến Anh-Mỹ tiếp cứu.
Ngoài ra, còn có tàu dầu Hakushan của Anh cũng đang có hành trình tiến thẳng vào lãnh hải Iran nhưng khi tiếp giáp đường phân định lại đột ngột chuyển hướng.
Tàu dầu Atlantic Pioneer của Anh sẽ tiến tới gần lãnh hải Iran.
Hành trình của tàu dầu Hakushan.
Ảnh động: Andy
09h30: Hôm 10/7, tờ Sputnik dẫn nguồn tuyên bố của một quan chức Lầu Năm Góc đưa tin một tàu chở dầu của Anh ở Vịnh Ba Tư đã được tiếp cận bởi năm chiếc thuyền của Iran trước khi bị khu trục hạm HMS Montrose hộ tống đuổi đi.
Tuy nhiên, chính quyền Iran phủ nhận việc gặp phải bất kỳ tàu nước ngoài nào trong 24 giờ qua.
Mazda Majidi, một nhà báo và nhà hoạt động chống chiến tranh, bình luận rằng sự thật của câu chuyện không được đưa vào tuyên bố.
"Các chi tiết (về vụ việc) khá sơ sài. Những gì người Anh đang nói là tàu chở dầu ở trong vùng biển quốc tế, nhưng được bảo vệ chặt chẽ bởi một tàu chiến Anh?
Điều này rất không bình thường, vì hàng ngày có hàng trăm tàu chở dầu đến và đi khu vực biển này, và hải quân xuất hiện "ngay lập tức" khi vụ việc xảy ra chứng tỏ tàu chở dầu này chứa đựng những hàng hóa đặc biệt?
Tôi nghĩ Iran đang bị xây dựng hình ảnh là một quốc gia hiếu chiến, xâm lược. Tuy nhiên sự thật là một tàu chở dầu của Iran đang bị Anh bắt tại Gibralta.
Chiến dịch tấn công Iraq năm 2003 dựa trên các bằng chứng về Vũ khí hóa học. Tuy nhiên sau khi chính phủ của TT Saddam Hussein bị lật đổ, người Mỹ không tìm ra các vũ khí hóa học bị cáo buộc.
Nếu Hoa Kỳ và Anh có thể tấn công Iraq mà không cần bằng chứng (Vũ khí hóa học), và sau đó chúng cũng không được tìm ra, thì đây đơn giản là họ chuyển sang mục tiêu tiếp theo trong danh sách của họ (Iran).
Cho dù đó là cuộc tập kích đường không hay là một chiến dịch tấn công trên bộ", ông Maj Majidi nói.
Ông Majidi lưu ý về tuyên bố của Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC):
"Các cuộc tuần tra của IRGC đã được tiến hành ở Vịnh Ba Tư dựa trên nhiệm vụ hiện tại được giao cho họ với sự cảnh giác, chính xác và sức mạnh .
Trong 24 giờ qua, không có cuộc chạm trán nào với các tàu nước ngoài, kể cả tàu Anh".
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif cũng đưa ra một tuyên bố tương tự, chỉ ra cụ thể những tuyên bố của Anh và Mỹ được đưa ra là để tạo ra căng thẳng, và những tuyên bố này không có giá trị.
CẬP NHẬT: Anh ra điều kiện thả tàu dầu Iran, Mỹ cho máy bay trinh sát tối tân xâm nhập - Sắp có biến lớn?
Hoài Giang | 14July2019
Hình minh họa
Andy
Anh được cho là đã yêu cầu Iran một điều kiện khó khăn, hoặc là mất siêu tàu chở dầu, hoặc là bỏ rơi đồng minh Syria.
19h49: Kuwait được cho là sẽ tham gia liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu để bảo vệ các tàu di chuyển ở vùng biển chiến lược ngoài khơi Iran và Yemen.
18h20: Thủ tướng Israel Netanyahu tuyên bố nếu Iran và Hezbollah dám "liều lĩnh" tấn công nhà nước Do Thái thì Israel sẽ dùng mọi sức mạnh hiện có để tấn công đối phương ở Lebanon và Iran.
Cho tới hiện tại, vị trí của tàu chở dầu Security không thay đổi so với 2 giờ trước. Con tàu này được cho là đã chuẩn bị khá kỹ trước khi tiến vào "khu vực nguy hiểm" thuộc lãnh hải Iran.
15h45: Các tàu chiến của Anh xuất hiện gần eo Hormuz cùng thời điểm tàu chở dầu cắm cờ Anh “Security” xuất phát từ Qatar chuẩn bị vượt qua eo biển theo hành trình vượt qua lãnh hải Iran.
Hiện tàu MCMV đang di chuyển rất gần tàu dầu “Security, chỉ cách vài hải lý về phía tây bắc. Dự kiến khoảng 2 giờ nữa 2 tàu chở dầu Security và tàu quét mìn (MCMV) sẽ tiếp cận đảo Sirri của Iran.
14h56: Một Tàu chiến Anh xuất hiện ở trung tâm Vịnh Ba Tư. Tàu này nhiều khả năng xuất phát từ cảng Doha, Bahrain và là một tàu quét mìn (MCMV), tạo thành một cặp hoạt động với tàu chiến HMS MONTROSE.
14h30: Ngày 13/7, tờ el-Sawat đưa tin Mỹ và Israel đang theo dõi chặt chẽ khu vực thị trấn biên giới Iraq-Syria al-Bukamal.
Khu vực nằm đối diện với các căn cứ Mỹ và ngăn cách bởi sông Euphrate này đã trở thành một cụm căn cứ của các lực lượng trung thành với Iran và có khả năng sẽ là nơi xuất phát của các cuộc tập kích nhằm vào lực lượng Hoa kỳ.
Ước tính 13 vị trí đã được triển khai các nhóm vũ trang như Hezbollah của Lebanon, Kaitab Hezbollah của Iraq, Nujaba và Fatimyoun của Afghanistan.
Ảnh minh họa
Ảnh động: Andy
13h53: Trong vụ việc siêu tàu chở dầu Atlantic Pioneer của Anh tiến vào lãnh hải Iran, nước này được cho là đã cử một số tàu tuần tra áp sát. Việc Atlantic Pioneer bị mất tín hiện trong vòng 2 giờ có rất nhiều nghi vấn cho rằng bị Iran truy đuổi.
13h06: Ngày 13/7, lãnh đạo Nasrallah của lực lượng Hezbollah ở Lebanon bình luận rằng, lý do chính khiến TT Mỹ Donald Trump ngưng tấn công Iran là vì Iran đã gửi "tin nhắn" tới một quốc gia thứ ba vào ngày 20/6 (cùng ngày bắn rơi UAV RQ-4A Global Hawk) rằng họ có thể trả đũa chính xác các mục tiêu của Hoa Kỳ nếu một cuộc tập kích diễn ra.
Liên quan tới Mỹ, ông Nashrallah cho biết thêm rằng, chính quyền của TT Mỹ Donald Trump đang tìm cách liên lạc với Hezbollah. Cùng với việc Iran từ chối đối thoại trực tiếp, có thể Hezbollah sẽ được Mỹ lựa chọn là trung gian đàm phán với Iran.
12h05: Đại sứ Iran tại London, Hamid Baeidinejad, phát biểu rằng Anh đừng nên "lặp lại sai lầm" và khẳng định rằng tàu chở dầu Iran không vi phạm bất kỳ luật pháp hoặc nguyên tắc nào.
Ông Hamid Baeidinejad nói thêm rằng Iran đã không phản hồi yêu cầu của Anh về việc phóng thích (Iran phải cam kết hành trình của tàu dầu không tới Syria).
Đại sứ Iran tại London Hamid Baeidinejad
11h36: Cũng theo liveuamap, ngày 12/7 một máy bay trinh sát siêu cao Lockheed U-2S "Dragon Lady" đã di chuyển trong lãnh thổ Iran. Các chuyến trinh sát của U-2S thường bay với vận tốc Mach 0,715 (880 km/giờ) ở độ cao 22.000 mét.
10h45: Trang Liveuamap đưa ra hình ảnh cho thấy ngày 13/7 một máy bay tìm kiếm cứu nạn BE-20 của Hải quân Mỹ đã thực hiện một chuyến bay trinh sát tới đảo Sirri của Iran, chuyến bay của máy bay này được cho là liên quan tới việc siêu tàu chở dầu Atlantic Pioneer bị mất tín hiệu liên lạc trong hơn 2 giờ trước khi ra khỏi vùng nước thuộc lãnh hải Iran.
10h02: Tờ Jiji Press đưa tin Chính phủ Nhật Bản đang "xem xét cẩn thận" khả năng phái Lực lượng phòng vệ (JSDF) tới eo biển Hormuz sau đề xuất thành lập một liên minh quân sự để bảo vệ các tàu thuyền di chuyển ở vùng biển chiến lược ngoài khơi Iran và Yemen của Mỹ. Nhật Bản dự kiến sẽ có kết quả cuối cùng về vấn đề này sau cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 21/7.
Tàu chiến Nhật Bản và Mỹ trong một cuộc tập trận.
Ảnh động: Andy
9h15: Trong một diễn biến liên quan, hàng loạt các hãng tin phương Tây như BBC, SBS... đưa tin Đại sứ Anh tại Washington nói rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vì nó có liên quan đến người tiền nhiệm Barack Obama.
"Chính quyền (của TT Trump) đang "phá hoại ngoại giao" vì lý do (sự khác biệt) tư tưởng và nhân cách - đó là (tấn công) vào thỏa thuận của Obama", đại sứ Kim Darroch viết trong một đường dây ngoại giao vào tháng 5/2018.
8h30: Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif trong cuộc trao đổi với người đồng cấp Anh Jeremy Hunt hôm thứ Bảy đã đưa ra tuyên bố của Iran: "Chúng tôi sẽ tiếp tục xuất khẩu dầu trong bất kỳ điều kiện (bất lợi) nào". Zarif cũng yêu cầu Anh phóng thích siêu tàu chở dầu Grace 1 mà không đi kèm bất kỳ điều kiện nào khác.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Javad Zarif.
7h50: Tối 13/4, tờ Sputnik dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt rằng ông đã nói chuyện với người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif hôm thứ Bảy, nói với ông rằng London sẽ thả siêu tàu chở dầu Grace 1 bị giam giữ với một số điều kiện.
"Vương quốc Anh sẽ tạo điều kiện phóng thích (Grace 1) nếu chúng tôi nhận được bảo đảm rằng nó sẽ không đến Syria và tuân theo thủ tục tố tụng tại tòa án Gibraltar".
Theo ông Hunt, trong cuộc trò chuyện "mang tính xây dựng", ông Zarif nói rằng Iran đang tìm cách giải quyết cuộc xung đột bằng ngoại giao và "không tìm cách leo thang".
HKMH Hoa Kỳ trong một chuyến hành trình qua Kênh đào Suez
Andy
Các rắc rối liên quan tới tàu chở dầu của Iran và Anh dẫn đến sự gia tăng căng thẳng quân sự giữa hai nước ở Vịnh Ba Tư.
Hôm 12/7, truyền thông Anh đưa tin rằng London đã quyết định gửi một tàu chiến thứ hai tới khu vực trong bối cảnh các cáo buộc cho rằng Iran đã nỗ lực để bắt các tàu chở dầu của Anh đi qua tuyến đường thủy gần lãnh hải nước này.
Chính quyền Iran đã bác bỏ các cáo buộc, mặc dù các lãnh đạo tôn giáo thì đe dọa rằng Vương quốc Anh sẽ bị "tát vào mặt" vì "dám bắt cóc" tàu chở dầu của Iran.
Tây Ban Nha, quốc gia tranh chấp chủ quyền Gibraltar với Anh, đã đưa ra tuyên bố về những lo ngại của nước này đối với vụ việc, cáo buộc London "xâm phạm bất hợp pháp vào lãnh hải của Tây Ban Nha" và nói rằng Vương quốc Anh đã bị Mỹ "qua mặt" trong vụ việc tàu dầu Iran.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bonus
Một cuộc thử nghiệm hỏa tiễn thất bại của khu trục hạm Nga - Ảnh động: Andy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét