Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019

Chính quyền TT Trump tái xét vai trò của nhân quyền trong chính sách đối ngoại Mỹ

Ngoại trưởng Mike Pompeo khi công bố Phúc trình về Nhân quyền năm 2018 tại Bộ Ngoại giao ở Washington, ngày13/3/2019. (AP Photo/Jose Luis Magana)
Ngoại trưởng Mike Pompeo khi công bố Phúc trình về Nhân quyền năm 2018 tại Bộ Ngoại giao ở Washington, ngày13/3/2019. (AP Photo/Jose Luis Magana)
Chính quyền của Tổng thống Trump hôm 8/7 cho biết sẽ tái xét vai trò của nhân quyền trong chính sách đối ngoại Mỹ, và đang chỉ định một ủy ban mà theo dự kiến sẽ nêu bật các quan ngại về tự do tôn giáo và vấn đề phá thai.Bản tin của AP dẫn lời các tổ chức bảo vệ nhân quyền tố cáo chính quyền ông Trump là chính trị hóa chính sách đối ngoại theo hướng có thể làm suy yếu các biện pháp bảo vệ các thành phần bị gạt ra ngoài lề, kể cả cộng đồng người đồng tính và chuyển giới. Các nghị sĩ đảng Dân chủ nêu lên quan ngại về ý đồ và thành phần nhân sự trong ủy ban, vì lo ngại các thành viên sẽ gồm những người "có quan điểm thù nghịch với nữ quyền" và làm mai một các tiêu chuẩn và định nghĩa hiện hữu về nhân quyền.
<!>
Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố thành lập “Ủy ban về các Quyền không thể xâm phạm”, nói rằng Hoa Kỳ phải "cảnh giác, không để cho đối thoại về nhân quyền bóp méo hoặc cướp đi các quyền căn bản, hoặc được sử dụng vào những mục đích đáng ngờ hoặc có ác ý."
Ông nói trong bối cảnh các cáo buộc về vi phạm nhân quyền “bùng nổ” ở khắp nơi, các quốc gia đang tranh chấp với nhau về những gì có thể “cấu thành quyền con người”, và quyền con người nào cần được tôn trọng và thừa nhận.
"Tôi hy vọng rằng ủy ban sẽ xem xét lại câu hỏi cơ bản: nói hoặc tuyên bố điều gì đó là một quyền con người có nghĩa là gì?" ông Pompeo nói. "Làm thế nào để chúng ta biết, hoặc xác định rằng điều này - hoặc điều nọ - trên thực tế là một quyền con người? Điều đó có đúng không và do đó, phải được tôn trọng?"
Ngoại Trưởng Mỹ nói ông trông đợi các quyền con người sẽ được xem xét lại một cách triệt để nhất kể từ khi bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền ra đời năm 1948 và được Liên Hiệp Quốc thông qua, nêu rõ các quyền và quyền tự do phổ quát được chấp nhận rộng rãi.
Người được chọn đứng đầu Ủy ban là giáo sư Harvard Mary Ann Glendon, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh Vatican. Là một học giả có lập trường bảo thủ, bà Glendon đã từ chối một vinh dự của trường Notre Dame vào năm Tổng thống Barack Obama đọc diễn văn tại lễ tốt nghiệp ở nhà trường, để phản đối quyết định của trường vinh danh ông Obama, cho dù ông Obama ủng hộ quyền phá thai.
Thông báo của Ngoại Trưởng Pompeo hôm 8/7 gây lo ngại cho các tổ chức bảo vệ nhân quyền, các tổ chức này nói họ lo sợ ủy ban có thể lật ngược những tiến bộ hiện có trong việc bảo vệ các nhóm bị gạt ra bên lề xã hội.
Tổ chức Ân xá Quốc tế ở Hoa Kỳ nói không có lý do để tái xét các quyền con người như do chính quyền Tổng thống Trump đề xuất, xét những biện pháp bảo vệ đã có từ hàng thập kỷ nay. Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) nói "tiền của người đóng thuế tốt hơn nên được chi vào việc đánh giá thất bại của chính phủ trong việc đáp ứng nghĩa vụ của mình đối với các quyền làm người căn bản, thay vì định nghĩa lại thế nào là quyền con người."
Adotei Akwei, Phó Giám đốc của Tổ chức Ân xá Quốc tế về vận động và quan hệ chính phủ, nói ông lo ngại rằng khi dùng cụm từ "không thể xâm phạm", ủy ban nhắm định nghĩa lại một cách hẹp hòi các quyền con người theo sự hiểu biết thời đó của các nhà sáng lập ra nước Mỹ.
Thông báo của Ngoại Trưởng Pompeo hôm 8/7 gây lo ngại cho các tổ chức bảo vệ nhân quyền, các tổ chức này nói họ lo sợ ủy ban có thể lật ngược những tiến bộ hiện có trong việc bảo vệ các nhóm bị gạt ra bên lề xã hội.
Tổ chức Ân xá Quốc tế ở Hoa Kỳ nói không có lý do để tái xét các quyền con người như do chính quyền Tổng thống Trump đề xuất, xét những biện pháp bảo vệ đã có từ hàng thập kỷ nay. Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) nói "tiền của người đóng thuế tốt hơn nên được chi vào việc đánh giá thất bại của chính phủ trong việc đáp ứng nghĩa vụ của mình đối với các quyền làm người căn bản, thay vì định nghĩa lại thế nào là quyền con người."
Adotei Akwei, Phó Giám đốc của Tổ chức Ân xá Quốc tế về vận động và quan hệ chính phủ, nói ông lo ngại rằng khi dùng cụm từ "không thể xâm phạm", ủy ban nhắm định nghĩa lại một cách hẹp hòi các quyền con người theo sự hiểu biết thời đó của các nhà sáng lập nước Mỹ.
"Sự thực là các tổ phụ sáng lập ra nước Mỹ không đối mặt với các quyền con người rộng lớn mà họ nói đến".
Trong một bức thư hồi tháng trước, một nhóm nghị sĩ đảng Dân chủ bày tỏ quan tâm sâu sắc về việc ủy ban được tập hợp mà không chịu sự giám sát của quốc hội. Theo họ, một số nhân vật có tên trong danh sách thành viên của ủy ban ủng hộ các chính sách phân biệt đối xử đối với người đồng tính, cả nam lẫn nữ, "có quan điểm thù nghịch với nữ quyền và/hoặc ủng hộ các lập trường không phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế của Hoa Kỳ theo tinh thần các công ước quốc tế đã ký kết."

Không có nhận xét nào: