Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

Biển Đông: Trời Hại TC - Vi Anh

image.png

Con người thể nhân cũng như chế độ pháp nhân thường đứng trước hai thử thách: thiên tai và địch hoạ. Thiên hạ thường nói người hại không bằng Trời hại. Sách Tàu có những câu như ‘Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên. Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, cao phi viễn tẩu giả nan tàng. (Mưu do người, thành do trời. Thiện ác sau rồi sẽ có quả báo, Cao bay xa chạy cũng khó trốn.) Thời nay có nguời tin, “Ngày xưa quả báo thì chày, Ngày nay quả báo thấy ngay nhãn tiền”. Những lời khuyên ấy xưa nay ứng nghiệm đối với Cộng sản Trung Quốc [gọi tắt Trung Cộng - TC] trong mưu đồ cướp giựt và quân sự hoá của biển đảo của các nước láng giềng ở Biển Đông. Và Trời đang hại TC ở Biển Đông.<!>


Mỹ và đồng minh như Nhựt, Úc không có tham vọng đất đai, chỉ tuần tra để bảo vệ con đường hàng hải huyết mạch qua Biển Đông và phản đối TC ỷ mạnh hiếp yếu xâm chiếm biển đảo của các nước láng giềng, nặng nhứt là Phi và Việt Nam. Mỹ chưa tấn công hay phản công TC trong hành động đã quân sự hoá những đảo và bãi đá ở Biển Đông. 

Còn TC đã tung ra nhân tài vật lực, đơn vị tính bằng tỷ Đô la trong thời gian tính bằng năm để xây căn cứ quân sự, công sự, phi trường, quân cảng, bố trí trọng pháo, hoả tiễn trên một số đảo của Phi luật tân, nhiều nhứt của Việt Nam. Hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa của VN quân TC chiếm đóng và quân sự hoá gần hết. TC tự kiêu và tự hào là đã xây một Vạn Lý Trường Thành trên biển như Tần Thỉ Hoàng, hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa nổi tiếng đốt sách chôn học trò, đã xây Vạn lý Trưồng thành để ngăn chận Hung nô từ phía Bắc tràn xuống Trung Hoa. Nhứt là thời Ô Tập cận Bình lên cầm quyền cuộc xâm lấn và quân sự hoá Biển Đông mạnh nhứt, nhiều nhứt, tốn kém nhứt. 

Dù Mỹ chưa cần dùng Hải quân và Không Quân dập cho Vạn Lý Trường Thành trên Biển Đông này của TC thành cát bụi, thì Trờì cũng  đang hại TC. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Biển Đông đang bào mòn, xói mòn, làm mục nát, hư hại, suy sụp các công trình quân sự, hành chánh, tạo ra thách thức lớn cho những tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông. 

Một thách thức ghê gớm. TC chưa có giải pháp cứu vãn. Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) có đi một tin chấn động, "một khẩu pháo đã bị đưa ra khỏi biên chế chỉ sau 3 tháng phục vụ do gặp vấn đề rỉ sét". Tin này do một giới chức ẩn danh tiết lộ. Không phải chỉ có súng ống bị mà các quân dụng, các khí tài quân sự như radar và hệ thống phóng hoả tiễn, cột trụ quân cảng, đường băng phi trường, cột đèn, đường ống, thậm chí cả phần nền cơi nới các bãi đá mà Trung Quốc sử dụng để xây dựng trái phép các đảo nhân tạo trên đó đều đứng trước nguy cơ bị hủy hoại nhanh chóng do điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên Biển Đông. Thiệt hại tính ra it nhứt là 300 tỷ Mỹ kim cho TC. 

Quân đội của TC đã cố gắng cứu vãn, đã lập kế hoạch phủ lớp bảo vệ graphene cho các khí tài và cơ sở hạ tầng. Graphene là vật liệu được các nhà nghiên cứu Đại học Manchester (Anh) phát triển từ năm 2004, với độ dày chỉ bằng 1 nguyên tử nhưng lại cứng hơn thép đến 100 lần.

Nhưng mặc dù vật liệu phủ chưa được phê duyệt để ứng dụng vào quân sự, nhà nghiên cứu khẳng định những thách thức ở Biển Đông còn ghê gớm hơn những thách thức mà các công ty đang xài graphene để bảo vệ trong ống dẫn dầu.  

Ông Hu Qigao, giáo sư Đại học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ở tỉnh Hồ Nam viết trên tờ Defence Technology Review, cho rằng các công trình xây dựng đảo nhân tạo [phi pháp] mà Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông trong giai đoạn 2013-2015 đã được hoàn thành một cách gấp gáp và do đó vấp phải hàng loạt vấn đề. Các nhân tố tác động được nêu gồm nhiệt độ, độ ẩm cao, sương mù, nồng độ muối trong không khí và bức xạ nhiệt lớn. Tốc độ hao mòn của các trang thiết bị và vật liệu đưa ra Biển Đông khiến Quân đội TQ  phải ngạc nhiên - ông Hu nói.

"Các cấu trúc bê tông bắt đầu bị tan ra sau chưa đầy 3 năm, và các trang bị kim loại ngừng vận hành sau khoảng 1 năm do bị ăn mòn," ông Hu viết trong báo cáo.

Những vấn đề trên đã gây ra lo ngại về an toàn, cũng như lo lắng về khả năng các cơ sở [trái phép] của Trung Quốc nhanh chóng hư hại trước những thảm họa tự nhiên như bão và sóng thần.

"Sự ăn mòn nhanh chóng không chỉ tác động nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của các cấu trúc kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, mà còn gia tăng đáng kể chi phí vận hành và duy tu." 

Rỉ sét khí tài là vấn đề lớn đối với quân đội các nước. Tình trạng ăn mòn trên chiến đấu cơ, tàu chiến, hoả tiễn và vũ khí nguyên tử khiến Mỹ tiêu tốn khoảng 21 tỉ USD mỗi năm - SCMP dẫn báo cáo của Ngũ Giác Đài hồi năm ngoái.

Quân đội của TC gọi là PLA chưa công bố những số liệu liên quan, song Viện khoa học Trung Quốc (CAS) từng nêu hồi năm 2017 rằng hiện tượng ăn mòn đã tiêu hao của Trung Quốc khoảng 300 tỉ USD vào năm 2014, tương đương 3% GDP nước này.

Zhang Lei, giáo sư từ trung tâm về ăn mòn và bảo vệ tại Đại học khoa học công nghệ Bắc Kinh, cho biết ngay cả vật liệu graphene cũng tồn tại vấn đề riêng. Graphene thuần chất là một chất dẫn điện tốt, cho nên bất kỳ vết rạn nứt nào trên bề mặt lớp phủ có thể làm gia tăng tốc độ ăn mòn vật chất do dòng điện.

Graphene cần phải được kết hợp với các vật liệu khác để làm giảm tính dẫn diện của nó, và việc tìm ra vật liệu phù hợp thì không dễ dàng - ông Zhang phân tích.

Ông Cui Gan, giáo sư tại Đại học dầu khí Trung Quốc, nhà nghiên cứu các vật liệu bảo vệ trên nền tảng graphene, cho biết việc sản xuất hàng loạt các tấm carbon mỏng có thể gặp khó khăn bởi các tấm này khó tách rời khỏi nhau../.(VA)

Không có nhận xét nào: