Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Xử lý các nhà khoa học Mỹ làm gián điệp cho Trung Quốc


Giáo sư Charles Lieber thuộc Đại học Harvard bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc. (Ảnh: WikipediaTrung tâm Ung thư MD Anderson của Đại học Texas vừa phải quyết định cho 3 nhà khoa học nghỉ việc. Hai trong số họ chọn từ chức, nhà khoa học thứ 3 đang trong quá trình bị sa thải. Theo báo cáo, từ các cuộc điều tra cho thấy các nhà khoa học đã "chiếm đoạt tài sản trí tuệ từ các tổ chức nghiên cứu của Mỹ"  để điều hành các phòng thí nghiệm bí  mật ở Trung Quốc. Trung tâm MD Anderson cho biết họ không cung cấp thông tin về quốc tịch của các  nhà khoa học này. Tuy nhiên, trong một báo  cáo điều tra, trung tâm đã đề cập cả 3 trường hợp này đều  có mối quan hệ với những người Trung Quốc  hoặc các tổ chức của Trung Quốc.

<!>
Theo báo cáo của Ủy ban về trộm cắp sởhữu trí tuệ Mỹ công bố hồi năm 2017, theo một số tính toán sơ bộ cho thấy, hành vi  trộm cắp dữ liệu đã khiến nước này tổn thất tới 225 tỷ USD, thậm chí có thể  vượt 600 tỷ USD mỗi năm. Giáo sư Harvard bị cáo buộc làm gián điệp  cho Trung Quốc đã nghiên cứu về  ‘virus truyền tín hiệu’?

Giáo sư Charles Lieber là một nhà khoa học nano nổi tiếng tại Đại học Harvard. Gần đây, ông đã bị chính quyền Hoa Kỳ  buộc tội bí mật làm gián điệp Trung Quốc. Tuy nhiên, có một bí ẩn xung quanh bản chất Gián điệp Trung Quốc Charles Lieber Giáo sư Charles Leiber là một nhà khoa học  nano và là chủ tịch của Khoa Hóa học và  Sinh Hóa học tại Đại học Harvard.  Vào tháng 1/2020, ông đã bị Bộ Quốc phòng  Hoa Kỳ bắt giữ vì đã nói dối về mối liên hệ  với Kế hoạch Ngàn Nhân tài (TTP) của  Trung Quốc -  một kế hoạch tuyển dụng nhằm thu hút các tài năng nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài mang kiến thức và kinh nghiệm của họ đến nước này và đổi lại, Bắc Kinh sẽ thưởng cho các cá nhân nào đánh cắp được các thông tin độc quyền
Ảnh minh họa các dây nano silicon có kích thước cực nhỏ phát triển từ các hạt xúc tác vàng
Hai thành viên của Quốc hội đã yêu cầu một lời giải thích từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về hành vi trộm cắp  tài sản trí tuệ của Trung Quốc tại các tổ chức nghiên cứu y tế do Mỹ tài trợ. Hạ nghị sĩ Jim Banks và Mike Gallagher đã mở một cuộc điều tra về việc xử lý NIH đối với các trường hợp các nhà khoa học - người nhận tài trợ của Hoa Kỳ nhưng không tiết lộ mối quan hệ của họ với chính quyền Trung Quốc.
Hạ nghị sĩ Jim Banks (trái) và Mike Gallagher (phải) yêu cầu NIH giải thích về việc xử lý các nhà khoa học Mỹ làm gián điệp cho Trung Quốc Theo Washington Free Beacon, trong một bức thư (pdf) gửi vào ngày 30/4 tới Giám đốc của NIH Francis Collins, các nghị sĩ yêu cầu ông Collins giải thích các thủ tục để xử lý kỷ luật đối với các nhà nghiên cứu đã nhận được tài trợ của Hoa Kỳ nhưng không tiết lộ mối quan hệ của họ với một chính phủ nước ngoài.
Giám đốc chương trình nghiên cứu ngoại khóa của NIH Michael Lauer tiết lộ với Science Magazine rằng, Bắc Kinh  đã thâm nhập vào chương trình tài trợ của NIH để có được thông tin về các khoản tài trợ được đề xuất của  Hoa Kỳ.
Dựa trên thông tin này, các tổ chức Trung Quốc đã thành lập các “phòng thí nghiệm bí mật” mà bắt chước các phòng thí nghiệm của Mỹ để sao chép “nghiên cứu do NIH tài trợ  mà họ đánh cắp được”. Ông Lauer không cung cấp thêm chi tiết về các hoạt động  này, nhưng đã đề cập đến Chương trình Nghìn Nhân tài  (TTP) trong việc đánh cắp tài sản trí tuệ của Bắc Kinh. Tham khảo cuộc phỏng vấn ông Lauer, bức thư nêu rõ rằng  vào tháng 8/2018, “NIH đã mở cuộc điều tra đối với 250 nhà nghiên cứu của cơ quan này do có mối quan hệ đáng ngờ với nước ngoài”.

Ông Laure nói, một cách để xác định liệu các nhà khoa học có mối quan hệ với Bắc Kinh hay không là kiểm tra xem họ  có liệt kê các mối liên kết kép khi xuất bản các bài báo khoa học hay không và xem xét kỹ lưỡng những liên kếtTrung Quốc trước.Cuộc điều tra của NIH đã phát hiện ra 5 trường hợp các nhà nghiên cứu gửi thông tin bí mật đến Trung Quốc từ Trung  tâm Ung thư Anderson của Đại học Texas. Theo bức thư, một nhà khoa học đã gửi dữ liệu nghiên cứu bí mật đến Trung Quốc để đổi lấy 75.000 USD và sự bổ  nhiệm thời gian một năm theo Chương trình Nghìn Nhân tài. Một nhà khoa học khác từ cùng một tổ chức đã đề nghị  chuyển lậu tài liệu nghiên cứu cho Bắc Kinh. Cả hai nghị sĩ đều nói rằng cách tốt nhất để chống lại gián điệp của Bắc Kinh là loại bỏ những kẻ sai trái, và tuyên  dương NIH vì các cuộc điều tra.

Ủy ban Thượng viện về An ninh Tổ Quốc và Chính phủ đã  mở một cuộc điều tra lưỡngđảng về kế hoạch tuyển dụng nhân tài của Trung Quốc và nhận thấy rằng từ cuối những năm 1990, “Bắc Kinh đã bắt đầu tuyển dụng các nhà khoahọc và nhà nghiên cứu có trụ sở tại Hoa Kỳ và khuyến khích họ chuyển giao tài sản trí tuệ được tài trợ từ tiềnthuế của người Mỹ sang Trung Quốc để đổi lấy lợi ích kinh tế và quân sự của Bắc Kinh... trong khi các cơ quan liên bang đã làm rất ít để ngăn chặn việc này”.
Theo một công bố, tiểu ban đã đưa ra một báo cáo về các mối đe dọa đối với các doanh nghiệp nghiên cứu Hoa Kỳ do Kế hoạch Nghìn Nhân tài đặt ra. Báo cáo cũng cung cấp những trường hợp điều tra về các cá nhân duy trì mối quan hệ không được tiết lộ cho các tổ chức do chính quyền Trung Quốc chỉ đạo. Trong số đó có 2 nhà khoa học, một người làm việc chomột trường y ở Hoa Kỳ, người thứ hai cho một tổ chức nghiên cứu y khoa của Hoa Kỳ, cả 2 đều nhận được tài trợ của NIH. 
Nhưng họ không tiết lộ rằng họ cũng là giáo sư tại cáctrường đại học Trung Quốc và cả hai đều nhận được tàitrợ từ Quỹ khoa học quốc gia của nước này.Các nhà lập pháp cho biết trong bức thư, báo cáo bao gồm 7 trường hợp như vậy, “tất cả đều liên quan đến một nhà nghiên cứu không tiết lộ mối quan hệ tài chính hoặchợp đồng với chính phủ Trung Quốc. Nhưng không có trường hợp điều tra nào dẫn đến các hành động kỷ luật ngay lập tức của NIH”.Bức thư cho biết, NIH đã xác định hơn 130 cá nhân bị nghi ngờ không tiết lộ rằng họ đã nhận “tài trợ nước ngoài” vàxác định rằng hành động xử phạt hành chính là cần thiết
cho 66 người trong số họ. “Nhưng trong hầu hết các trường hợp, NIH không có hành động nào”.


Văn Thiện

Không có nhận xét nào: