Tổng thống Mỹ Donald Trump
TT Trump ký sắc lệnh về mạng xã hội Tổng thống Trump vào sáng sớm ngày 29/5 (theo giờ Việt Nam) đã ký sắc lệnh hành pháp chế tài các công ty truyền thông xã hội bị cáo buộc có hành vi cản trở tiếng nói của những người mong muốn bảo vệ văn hóa truyền thống, theo Breitbart. “Hôm nay, chúng tôi ở đây để bảo vệ quyền tự do ngôn luận khỏi một trong những mối đe dọa lớn nhất”, Tổng thống Trump nói với các phóng viên trong khi đề cập đến “quyền lực không bị kiểm soát” của các công ty kinh doanh mạng xã hội ở Hoa Kỳ. “Twitter không còn là nền tảng trung lập của công chúng, mà đã trở thành biên tập viên với quan điểm riêng. Tôi nghĩ chúng ta có thể nói tương tự về Google, Facebook và một số công ty khác”, hãng tin AFP trích lời ông Trump phát biểu.<!>
Theo AFP, sắc lệnh này kêu gọi các cơ quan chính phủ đánh giá liệu những nền tảng trực tuyến có đủ điều kiện để bảo đảm trách nhiệm pháp lý cho những nội dung do hàng triệu người dùng đăng tải hay không. (Chi tiết)
4 nước ra tuyên bố chung lên án luật an ninh Hồng Kông
Hôm thứ Năm, Ngoại trưởng các nước Mỹ, Anh, Úc và Canada cùng ký một bản tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc quyết định áp luật an ninh mới đối với Hồng Kông, theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP).
Bản tuyên bố nói rằng luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh sẽ phá hủy nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” mà họ đã cam kết với Anh và với người dân Hồng Kông khi tiếp nhận hòn đảo này vào năm 1997.
“Quyết định áp luật an ninh mới với Hồng Kông của Trung Quốc mâu thuẫn trực tiếp với các nghĩa vụ quốc tế của nước này theo các nguyên tắc mang tính ràng buộc pháp lý trong Tuyên bố chung Trung – Anh đã được đăng ký với Liên Hợp Quốc”, bản tuyên bố chung cho biết.
Bốn Ngoại trưởng nhấn mạnh, luật an ninh quốc gia sẽ làm suy yếu nguyên tắc “Một quốc gia, hai chế độ”.
Bản tuyên bố này được ban hành vài giờ sau khi chính quyền Trung Quốc thông qua nghị quyết luật an ninh Hồng Kông.
Anh: Nhiều trường học phản đối cho trẻ trở lại trường
Nhiều trường học ở Anh đang phản đối quyết định của Thủ tướng Boris Johnson cho trẻ em trở lại trường học vào ngày 1/6. Họ lập luận rằng thời điểm ông Johnson đưa ra là quá sớm vì đại dịch viêm phổi Vũ Hán vẫn đang diễn biến phức tạp, theo Fox News.
Hàng chục chính quyền địa phương đã từ chối tuân theo thời gian biểu mở cửa trường học của chính phủ Anh, trong khi một số công đoàn giáo viên đã đề nghị các thành viên của mình không tham gia vào kế hoạch này vào đầu tháng Sáu.
Mary Bousted, lãnh đạo của Liên minh Giáo dục Quốc gia, tuần trước nói rằng kế hoạch này của chính phủ Johnson “đơn giản là không an toàn, không công bằng, không khả thi”.
Mỹ sẽ trục xuất hàng ngàn nghiên cứu viên người Trung Quốc
Hoa Kỳ đang lên kế hoạch hủy bỏ thị thực của hàng ngàn học viên cao học và nghiên cứu sinh người Trung Quốc bị nghi ngờ liên quan tới tình báo Hoa Nam, hai nguồn thạo tin nói với Reuters hôm thứ Năm.
Các nguồn tin của Reuters, bao gồm một quan chức chính phủ, nói rằng quyết định hủy thị thực có thể được công bố trong tuần này. Theo đó, khoảng 3000 tới 5000 nghiên cứu viên người Trung Quốc ở Mỹ bị trục xuất về nước.
Một nguồn tin nói với Reuters rằng mục đích chính của hành động này là để ngăn chặn hành vi gián điệp và trộm cắp tài sản trí tuệ từ những nhà nghiên cứu người Trung Quốc trong các trường đại học và cao đẳng ở Hoa Kỳ.
Tổng thống Trump sắp họp báo về Trung Quốc
Tổng thống Donald Trump trong buổi họp báo tại Phòng Bầu dục hôm 28/5
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 28/5 (theo giờ Mỹ) cho biết ông sẽ tổ chức họp báo về Trung Quốc vào ngày 29/5.
“Ngày mai, chúng tôi sẽ thông báo những gì chúng tôi đang làm liên quan đến Trung Quốc”, hãng tin AFP trích lời ông Trump nói với các phóng viên trong một cuộc họp diễn ra tại Phòng Bầu dục hôm 28/5.
“Chúng tôi không hài lòng với Trung Quốc”, ông chủ Nhà Trắng nói thêm, song không tiết lộ về kế hoạch của Washington.
Cuộc họp báo trên diễn ra sau khi chính phủ Trung Quốc hôm 28/5 thông qua nghị quyết luật an ninh Hồng Kông. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 27/5 xác nhận trước Nghị viện rằng, Hồng Kông không còn tự chủ để được hưởng ưu đãi thương mại của Mỹ.
Theo Reuters, chính quyền Tổng thống Trump có thể áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc, bao gồm áp thuế, hạn chế thị thực và các hạn chế kinh tế khác.
Mỹ truy tố nhóm người Trung Quốc và Triều Tiên rửa tiền
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã truy tố hơn 30 người Triều Tiên và Trung Quốc về tội rửa tiền. Những người này bị cáo buộc đã rửa ít nhất 2,5 tỷ USD để cung cấp tài chính cho chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, Yonhap đưa tin tối thứ Năm, dưa trên thông tin từ bản cáo trạng chưa được tiết lộ.
Theo cáo trạng, các bị cáo, bao gồm 28 người Triều Tiên và 5 người quốc tịch Trung Quốc, đã sử dụng một mạng lưới với hơn 200 công ty vỏ bọc để rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng quốc tế, New York Times đưa tin.
Sau đó, số tiền được chuyển đến Ngân hàng Ngoại thương thuộc sở hữu của chính quyền Triều Tiên và được sử dụng cho chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt. Washington Post đánh giá rằng đây là vụ vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên lớn nhất bị phát hiện.
Trung Quốc bức hại đức tin hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới
Một thành viên Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) cho biết Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là lực lượng đàn áp tín ngưỡng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
CNS News đưa tin, ông Gary Bauer, một trong chín ủy viên của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế, cho biết cơ quan này đã khuyến nghị chính quyền Tổng thống Donald Trump lập danh sách các cá nhân trong ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về tình trạng bức hại đức tin đối với người dân. Một vài biện pháp trừng phạt mà chính phủ Mỹ có thể đưa ra là đóng băng tài sản của những kẻ đàn áp và cấm họ nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
Phát biểu trong báo cáo thường niên của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế, ông Bauer cho biết Trung Quốc “đã thực sự tuyên chiến đối với tất cả các tín ngưỡng tôn giáo”, như người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, Kitô giáo, Phật giáo Tây Tạng, các học viên Pháp Luân Công, v.v.
Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, là một môn khí công thuộc trường phái Phật gia, không phải tôn giáo, nhưng cũng bao hàm các đức tin về Thần, Phật, thiện ác hữu báo, v.v. và vì vậy cũng trở thành nạn nhân bị áp chế của chính quyền Trung Quốc.
Với quan điểm vô Thần, ĐCSTQ coi đức tin của người dân là một mối đe dọa đối với quyền lực tuyệt đối của họ tại quốc gia này.
“Chính phủ Trung Quốc thể hiện rõ rằng công dân Trung Quốc không thể hoặc không được có lòng trung thành cao hơn lòng trung thành của họ đối với ĐCSTQ – đó là lý do tại sao Trung Quốc đang trở thành một vấn đề toàn cầu như vậy”, ông Bauer bình luận.
“Đây là quốc gia đàn áp tín ngưỡng hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới”.
Ông Bauer cho biết Bắc Kinh còn đi xa hơn khi “cố gắng xuất khẩu mô hình của họ trên khắp thế giới”.
“Họ đã sử dụng ảnh hưởng của mình trong các cơ quan quốc tế để đe dọa các quốc gia khác không được lên tiếng về quyền tự do tín ngưỡng và vi phạm nhân quyền”, ông nói.
Báo cáo thường niên của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ cũng cho biết “ĐCSTQ đã sử dụng ưu thế về kinh tế và ngoại giao của mình để ngăn cản một số chính phủ chỉ trích hồ sơ tự do tín ngưỡng của Trung Quốc”.
Báo cáo của Ủy ban cũng khuyến nghị chính phủ Hoa Kỳ xử phạt các quan chức Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng tự do tín ngưỡng, trong đó có Trần Toàn Quốc, bí thư ĐCSTQ ở Tân Cương và Chu Hải Luân, cựu Chủ tịch Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tân Cương.
Trung Quốc bị cáo buộc đang giam giữ hơn một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo ở tỉnh Tân Cương.
Trung Quốc là một trong 9 quốc gia được Bộ Ngoại giao Mỹ đưa vào diện “các nước cần đặc biệt quan tâm” (CPCs) do vi phạm tự do tín ngưỡng một cách nghiêm trọng và có hệ thống. Tám nước còn lại là: Miến Điện, Eritrea, Iran, Triều Tiên, Pakistan, Ả Rập Saudi, Tajikistan và Turkmenistan.
HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét