Cảnh sát Hồng Kông bắt giữ người biểu tình ở Vịnh Causeway hôm 27/5 Đài Loan hứa hỗ trợ người dân Hồng Kông Chính quyền Đài Loan hôm nay cam kết hỗ trợ người dân Hồng Kông rời khỏi thành phố vì luật an ninh của Bắc Kinh. Ông Trần Minh Thông (Chen Ming-tong), người đứng đầu Hội đồng phụ trách các vấn đề đại lục của Đài Loan nói rằng chính phủ sẽ thành lập một tổ chức “viện trợ nhân đạo”, bao gồm hỗ trợ định cư, tư vấn, giải quyết việc làm. “Nhiều người Hồng Kông muốn đến Đài Loan. Mục tiêu của chúng tôi là giúp họ định cư và bảo vệ họ”, ông Trần nói, đồng thời kêu gọi công chúng không sử dụng từ “người tị nạn” vì điều này có thể làm tổn thương người dân Hồng Kông.<!>
Tuy nhiên, ông Trần không nêu chi tiết kế hoạch như quy mô và thời gian của chương trình viện trợ, song cho biết chính phủ vẫn đang bàn bạc chi tiết.
Chính phủ Trung Quốc thông qua nghị quyết luật an ninh Hồng Kông
Quốc hội Trung Quốc đã thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh Hồng Kông, một động thái được cho là bất thường và chưa từng có nhằm đưa lãnh thổ bán tự trị vào sự kiểm soát hơn nữa của Bắc Kinh.
Theo Reuters, nghị quyết được Quốc hội Trung Quốc thông qua với 2.878 phiếu thuận, một phiếu chống và sáu phiếu trắng trong phiên bế mạc kỳ họp thường niên ở Bắc Kinh hôm 28/5. Nghị quyết có tên gọi chính thức là “Nghị quyết Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc về Thiết lập, Cải thiện Hệ thống Pháp luật và Cơ chế thực thi cho Đặc khu hành chính Hồng Kông để Bảo đảm An ninh”.Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hiện được ủy quyền soạn thảo điều luật chi tiết. Dự luật có thể được ban hành trong vài tuần tới mà không cần thông qua Hội đồng Lập pháp của Hồng Kông.
Luật an ninh mới sẽ cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp nước ngoài ở Hồng Kông. Luật cũng có thể cho phép các cơ quan an ninh và tình báo Trung Quốc thiết lập cơ sở trong thành phố.
Trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, cảnh sát chống bạo động đã được triển khai trên khắp Hồng Kông để ngăn chặn bất kỳ cuộc biểu tình tiềm năng nào.Động thái này của Bắc Kinh được cho là có thể làm gia tăng sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trước đó, vào hôm 27/5, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng Hồng Kông không còn được hưởng quyền tự chủ để hưởng quy chế ưu đãi thương mại của chính quyền Washington nữa.
“Không ai suy nghĩ hợp lý có thể nói rằng, Hồng Kông duy trì mức độ tự chủ cao với Trung Quốc đại lục, khi nhìn vào tình hình thực tế hiện nay”, AFP trích lời ông Pompeo phát biểu trước Nghị viện Mỹ ngày 27/5.Trước đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết việc Bắc Kinh áp luật an ninh mới đối với Hồng Kông là “hồi chuông báo tử” cho quyền tự trị của thành phố, được bảo đảm dưới khuôn khổ “Một quốc gia, Hai chế độ” mà Bắc Kinh đã cam kết thực hiện khi được Anh trao trả vào năm 1997.
Hiện có hơn 1.000 doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động tại Hồng Kông. Bộ Thương mại Hoa Kỳ, đại diện cho các công ty Mỹ tại Hồng Kông, cho biết hôm 26/5 rằng họ “quan tâm sâu sắc” đến kế hoạch áp luật an ninh mới đối với Hồng Kông và thúc giục Bắc Kinh bảo tồn “Một quốc gia, hai chế độ”.
“Quyền tự trị của Hồng Kông… từ lâu đã là một trong những tài sản lớn nhất của nó trong việc thúc đẩy một nền kinh tế dựa trên luật pháp, sáng tạo, minh bạch, tôn trọng vai trò của thị trường”, Bộ Thương mại Hoa Kỳ nói trong một tuyên bố.Nói đến hậu quả của việc thực thi luật an ninh mới đối với Hồng Kông, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết: “Đây sẽ là một sai lầm nghiêm trọng, mà ở nhiều cấp độ, sẽ hủy hoại tình trạng đặc biệt của Hồng Kông, vốn là nền tảng cho vai trò là một điểm đến đầu tư hấp dẫn và trung tâm tài chính quốc tế của nó”.
Đài Loan tính mua tên lửa chống hạm tối tân của Mỹ
Theo Reuters, Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm nay cho biết hòn đảo đang lên kế hoạch mua tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ do hãng Boeing chế tạo. Đây là loại tên lửa hành trình hiện đại mà Đài Loan có thể sử dụng để bảo vệ bờ biển.Ông Chang nói thêm rằng nếu Mỹ đồng ý bán tên lửa Harpoon, Đài Loan sẽ nhận được loại vũ khí tối tân này vào năm 2023.
Hàn Quốc tái áp đặt giãn cách xã hội
Theo AFP, chính quyền Hàn Quốc hôm nay thông báo tái áp đặt hàng loạt biện pháp giãn cách xã hội được gỡ bỏ hồi đầu tháng khi số ca nhiễm nCoV mới tăng kỷ lục.Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc Park Neung-hoo cho biết bảo tàng, công viên và các triển lãm nghệ thuật sẽ phải đóng cửa trở lại từ ngày mai. Các công ty bố trí cho các nhân viên làm việc từ xa.
“Chúng tôi quyết định tăng cường tất cả các biện pháp giãn cách ở khu vực đô thị trong vòng hai tuần kể từ ngày mai đến 14/6”, ông nói.Người dân được khuyến cáo tránh tụ họp hay đến chỗ đông người. Các cơ sở tôn giáo cũng được yêu cầu tăng cường biện pháp kiểm dịch. Tuy nhiên, kế hoạch tái mở cửa trường học đang diễn ra sẽ không bị trì hoãn.Hàn Quốc hôm nay ghi nhận thêm 79 ca nhiễm mới Covid-19, nâng tổng số lên 11.344.
Mỹ yêu cầu Liên Hợp Quốc họp khẩn về Hồng Kông
AFP đưa tin, Washington hôm 27/5 yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn về dự luật an ninh Hồng Kông, nhưng Bắc Kinh từ chối.Phái đoàn Mỹ tại Liên Hợp Quốc bày tỏ “lo ngại sâu sắc” về động thái của Bắc Kinh.
“Dự luật sẽ làm suy yếu cơ bản mức độ tự trị cao và tự do của Hồng Kông được đảm bảo theo Tuyên bố chung Trung – Anh năm 1984, đã được đệ trình Liên Hợp Quốc như một hiệp ước ràng buộc về mặt pháp lý”, phái đoàn Mỹ tại Liên Hợp Quốc cho biết trong một tuyên bố. “Đây là một mối quan tâm toàn cầu cấp bách liên quan đến hòa bình và an ninh quốc tế”.Tuy nhiên, tuyên bố cho biết Trung Quốc đã “từ chối để cuộc họp trực tuyến này được diễn ra”.
“Đây là một minh chứng khác về nỗi sợ minh bạch và trách nhiệm quốc tế của Trung Quốc đối với các hành động của họ”, tuyên bố của phái đoàn Mỹ nhấn mạnh.
Israel từ chối giao công ty Trung Quốc xây nhà máy nước
Vào hôm 26/5, chính phủ Israel công bố việc xây dựng nhà máy lọc nước mặn ở nước này sẽ do một công ty trong nước thực hiện thay vì trao cho nhà thầu Trung Quốc như đồn đoán trước đây.
Quyết định của chính phủ Israel được đưa ra chỉ vài tuần sau chuyến công du đến nước này của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo. Trong chuyến công du này, ông Pompeo đã phản đối sự can dự của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng của Israel.
Trong một cuộc phỏng vấn với Kan 11, kênh truyền hình của chính phủ Israel trong chuyến công du tới Israel vào giữa tháng 5, ông Pompeo cho biết: “Chúng tôi không muốn Đảng Cộng sản Trung Quốc có quyền truy cập vào cơ sở hạ tầng của Israel, hệ thống thông tin liên lạc của Israel, tất cả những điều khiến công dân Israel gặp rủi ro”.“Chúng tôi nghĩ rằng những rủi ro này là rất thực tế và chúng tôi đã chia sẻ thông tin với chính phủ Israel về điều đó để họ có thể đưa ra quyết định đúng đắn”, ông cho biết.“Tôi nghĩ rằng cả thế giới đã thấy điều đó và thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lừa dối thế giới như thế nào”, ông Pompeo nói, nhằm ám chỉ đến việc che giấu thông tin liên quan đến dịch Covid-19 của Trung Quốc.
Theo Fox News, chính phủ Israel đã chọn giá thầu của công ty IDE, một công ty trong nước chứ không phải của CK Hutchison Holdings Ltd, công ty có trụ sở tại Trung Quốc. Theo đó, IDE được trao hợp đồng xây dựng một nhà máy lọc nước mặn có tên gọi là Sorek 2, cách thành phố Tel Aviv khoảng 15 km về phía nam. Dự kiến nhà máy Sorek 2 sẽ được đưa vào vận hành năm 2023 và sản xuất tới 548.000 m3 nước ngọt mỗi ngày. Kết hợp với nhà máy hiện tại có công suất 624.000 m3 mỗi ngày, Israel sẽ trở thành một trong những quốc gia có hoạt động lọc nước mặn lớn nhất thế giới.
HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét