Một nhóm bác sĩ Trung Cộng đến thăm bệnh viện dã chiến ở Belgrade. Ảnh: AFP.
Trung Cộng đang hứng chịu phản ứng ngày càng gay gắt từ quốc tế, do các bước đi của nước này trong đại dịch.
Gần đây, Australia đã kêu gọi điều tra nguồn gốc virus. Đức và Anh tiếp tục lo ngại về khả năng cho phép Huawei vào xây dựng mạng 5G. Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn “trừng phạt” Trung Cộng. Một số chính phủ muốn kiện Bắc Kinh đòi bồi thường. Phản ứng của quốc tế đang tạo ra cuộc chiến PR (Puplic Relation) đầy chia rẽ và kéo lùi tham vọng của Bắc Kinh muốn nâng cao vị thế trên toàn cầu, theo New York Times.<!>
Andy Van
Trước sức ép của quốc tế, Trung Cộng đang phản ứng một cách quyết liệt, dùng cả viện trợ y tế lẫn giọng điệu mạnh bạo mang tính dân tộc chủ nghĩa, đi kèm đe dọa về kinh tế, nhằm đòi hỏi các nước phải biết ơn, New York Times bình luận.
Nhưng các mưu tính trên lại càng châm ngòi cho những phản ứng ngược và sự mất niềm tin ngày càng lớn từ phía châu Âu và châu Phi, khiến hình ảnh Trung Cộng tổn hại.
Trung Cộng lớn tiếng công kích các nước
Được bật đèn xanh, một thế hệ các nhà ngoại giao trẻ tại các cơ quan đại diện Trung Cộng ở nước ngoài đang cố gắng chứng tỏ lòng trung thành của mình bằng các thông điệp dân tộc chủ nghĩa, có lúc mang tính đe dọa.
“Giờ đây có hẳn một lứa nhà ngoại giao Trung Cộng đang thi nhau tỏ ra quyết liệt, thậm chí xúc phạm, đối với đất nước mà họ được cử sang làm việc”, François Godement, cố vấn cao cấp về châu Á cho Viện Montaigne ở Paris, nói với New York Times.Trong những tuần qua, ít nhất 7 đại sứ Trung Cộng - ở Pháp, Kazakhstan, Nigeria, Kenya, Uganda, Ghana và Liên minh châu Phi - đã bị triệu tập bởi nước sở tại để trả lời về các cáo buộc, từ việc Trung Cộng tuyên truyền tin giả lẫn “đối xử phân biệt chủng tộc” đối với người châu Phi ở Quảng Châu.
Mới tuần trước, Trung Cộng dọa dừng viện trợ y tế cho Hà Lan vì Hà Lan đã đổi tên văn phòng đại diện ở Đài Loan. Trước đó, đại sứ quán Trung Cộng ở Berlin công khai tranh cãi với tờ báo Đức Bild sau khi tờ này yêu cầu Trung Cộng đền bù Đức 160 tỷ USD vì dịch bệnh.
Trong khi đó, Tổng thống Trump cho biết chính quyền đang “điều tra nghiêm túc” cách Bắc Kinh xử lý dịch bệnh, mà không công bố chi tiết. Ông cũng yêu cầu tình báo Mỹ tìm ra nguồn gốc dịch bệnh, nêu lại những hoài nghi chưa có căn cứ về phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, dù hầu hết giới tình báo Mỹ không cho rằng virus là nhân tạo hay biến đổi gene.
Ông Trump cũng nêu khả năng kiện đòi Bắc Kinh đền bù 10 triệu USD đối với mỗi người Mỹ thiệt mạng. Việc cứng rắn hơn với Trung Cộng là mục tiêu hiếm hoi mà cả phía Dân chủ lẫn Cộng hòa ở Washington đồng thuận. Missouri là tiểu bang đầu tiên nộp đơn kiện Trung Quốc lên tòa án liên bang.
Tổng chưởng lý tiểu bang Missouri Eric Schmitt đã nộp đơn kiện Trung Quốc. Ảnh: AP.- Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng Triệu Lập Kiên gần đây cũng nêu ra cáo buộc nói virus đến từ Mỹ thay vì Trung Cộng. Nếu người phát ngôn Trung Cộng đã nêu ra thuyết âm mưu như vậy, tín hiệu gửi tới các nhà ngoại giao Trung Cộng khắp thế giới là họ được phép công kích như những chiếc “loa phóng thanh”, theo Susan Shirk, học giả về Trung Cộng và là giám đốc Trung tâm Trung Cộng Thế kỷ 21 tại Đại học California, San Diego. Nhưng về lâu dài, giọng điệu của Trung Cộng đang gieo rắc sự nghi ngờ và gây tổn hại đến lợi ích của chính nước này. Cũng vì sự leo thang như vậy, mọi thương lượng đều trở nên khó hơn, theo bà Shirk.<!>
Trong những ngày qua, truyền thông nhà nước Trung Cộng đã có những tuyên bố công kích nhiều nước. Chẳng hạn, sau khi Australia tuyên bố muốn điều tra nguồn gốc virus, truyền thông Trung Cộng gọi Australia là “miếng kẹo cao su dính dưới đế giày Trung Cộng”, và nói Australia đang mạo hiểm quan hệ thương mại với Trung Cộng, điểm đến của 1/3 hàng xuất khẩu Australia.
“Nhiều người dân sẽ hỏi ‘Vì sao chúng ta lại uống rượu Australia, ăn thịt bò Australia?’”, đại sứ Trung Cộng Cheng Jingye nói với tờ Australian Financial Review. Nhưng Ngoại trưởng Ausstralia Marise Payne bác bỏ âm mưu “chèn ép kinh tế” của Trung Quốc.
Bờ sông ở Sydney. Gần đây, Australia tuyên bố muốn điều tra nguồn gốc virus. Ảnh: New York Times..
Viện trợ vì mục đích tuyên truyền?
Ở Đức và ở Anh, đang có thêm nhiều dấu hỏi liệu có nên cho Huawei xây dựng hệ thống mạng thế hệ mới 5G hay không. Ngoài ra, đang có thêm các lo ngại về việc phụ thuộc vào Trung Cộng đối với các vật liệu và dược phẩm thiết yếu.
Pháp, vốn có quan hệ tốt với Bắc Kinh, cũng phản bác các nhà ngoại giao Trung Cộng đã cáo buộc Pháp cố tình để người cao tuổi tử vong tại viện dưỡng lão. Cáo buộc của Trung Cộng dẫn đến những phản ứng dữ dội từ Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian và các nghị sĩ, dù trước đó hai nước có trao đổi viện trợ y tế.
Gần đây, chính phủ Đức phàn nàn rằng Trung Cộng muốn Đức nhận xét tích cực về cuộc chiến chống dịch của Bắc Kinh, nhưng Berlin từ chối. Theo đó, “có các liên hệ cá nhân từ các nhà ngoại giao Trung Cộng nhằm tạo ra các nhận xét công khai tích cực về việc kiểm soát virus của Trung Cộng”.
Theo Bộ Nội vụ Đức, Berlin đã đáp lại yêu cầu từ Bắc Kinh rằng họ tin sự minh bạch là quan trọng trong việc chống dịch. Trung Cộng phủ nhận nỗ lực này.
Tương tự, ở Ba Lan, Đại sứ Mỹ tại Warsaw Georgette Mosbacher mô tả nỗ lực gây sức ép của Trung Cộng buộc Tổng thống Andrzej Duda gọi ông Tập Cận Bình để cảm ơn. Cuộc gọi đó được truyền thông nhà nước Trung Cộng tung hô.
“Ba Lan sẽ không được viện trợ y tế trừ khi có cuộc gọi trên, để (Trung Cộng) có thể dùng” cho mục đích tuyên truyền, bà Mosbacher cho biết.
Trong các diễn biến khác, Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi Trung Cộng hợp tác điều tra nguồn gốc virus corona, sau khi Bắc Kinh gây sức ép muốn EU giảm nhẹ báo cáo về chiến dịch tuyên truyền tin giả của nước này.
Một số nghị viên đảng Bảo thủ của Anh đã lập một nhóm để xem xét lại mối quan hệ với Trung Cộng.
Bên trong Trung Cộng, cũng có những ý kiến bất bình với giọng điệu ngoại giao hiện nay. Trong một bài viết gần đây, Zi Zhongyun, 89 tuổi, chuyên gia kỳ cựu về Mỹ ở Học viện Khoa học Xã hội Trung Cộng, cho rằng chủ trương hiện này của Trung Cộng có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét