Những ảnh chụp, tranh vẽ sưu tầm, mô tả của bác sĩ Hocquard trong "Một chiến dịch ở Bắc kỳ" là tài liệu quý về con người, đời sống Hà Nội và các vùng phụ cận đầu thế kỷ 19. Charles-Édouard Hocquard là bác sĩ quân y tham gia chiến dịch của Pháp ở Việt Nam.. Ông có mặt ở Việt Nam trong khoảng 26 tháng. Với tinh thần phiêu lưu, ông viết lại những điều mắt thấy, tai nghe, chụp lại những bức ảnh và sưu tầm tranh khắc về cuộc sống ở Việt Nam trong thời gian ở đây (1884-1886). Bức ảnh trên mô tả thợ khảm chỉnh lại giũa ở khu phố của Hà Nội.<!>
Ông viết ký sự hành trình về Bắc kỳ bằng tiếng Pháp, đăng trên tạp chí Le Tour du Monde (Vòng quanh thế giới) với nhan đề “Trente Mois au Tonkin” (Ba mươi tháng ở Bắc kỳ). Trong ảnh là một phụ nữ Hà Nội với chiếc nón ba tầm.
Ký sự "Ba mươi tháng ở Bắc kỳ" được chia làm năm phần đăng từ năm 1889 đến năm 1891. Năm 1892, tác giả sửa tên thành Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) để nhà xuất bản Hachette (Paris) in toàn bộ tác phẩm và 229 tranh khắc, bản đồ tuyệt đẹp về Việt Nam. Trong hình trên là một cô gái An Nam môi sưng vì ăn trầu.
Là thiếu tá quân y, tham gia vào chiến dịch Bắc kỳ nhưng không trực tiếp tham chiến, chính vì vậy trong ký sự của mình, bác sĩ Hocquard chỉ điểm sơ qua các chiến dịch quân sự và ít đi sâu vào chi tiết của nó. Hình ảnh trên là các bồi phục vụ cho người Pháp ở Bắc Kỳ.
Qua những cuộc hành trình, ông tường thuật lại những điều mắt thấy tai nghe một cách chân thực. Hình ảnh trên là người qua lại trên lối đi chính của khu nhượng địa.
Không chỉ là bác sĩ quân y, Hocquard còn là nhiếp ảnh gia quân sự đo đạc địa hình ở Bắc và Trung kỳ. Ông chụp nhiều hình ảnh mà mình chứng kiến. Trong hình trên là một người bán thịt rong.
Ông có điều kiện để chụp hình những nơi ông đặt chân đến, những người ông gặp ven đường, hoặc diện kiến... Bức hình trên mô tả người thợ cạo thời bấy giờ.
Được diện kiến sứ đoàn do vua An Nam phái đi gặp tướng Millot, Hocquard lưu lại hình ảnh.
Trong sách Một chiến dịch ở Bắc kỳ, con người chiếm vị trí trung tâm. Trong 225 ảnh của cuốn sách, có hơn 40% lượng ảnh chụp người. Bên cạnh những bức tranh thô mộc mô tả con người là những bức ảnh chụp cô bán hàng ở chợ, người bán thịt rong, thợ khảm, thợ cày, cô bán than, ông lão mù, phu phen, người nông dân xay lúa, thợ gốm, thợ rèn, tổng đốc, sứ thần... Hình trên là các nhà nho ở tòa công sứ.
Tác giả cũng mô tả các nghi thức tôn giáo (như đám ma, thờ cúng tổ tiên...), giải trí (trò chơi, âm nhạc). Hình trên là một ban nhạc thời đó.
Xem thêm:
Hậu cung đông đảo của vua nhà Nguyễn
Charles-Édouard Hocquard là bác sĩ quân y trong quân đội Pháp có mặt tại Việt Nam từ tháng 2/1884 đến tháng 4/1886, tức cuối đời vua Tự Đức và kéo dài qua thời gian trị vì ngắn ngủi của các vua Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh.
Không chỉ là một bác sĩ, ông còn là một nhà nhiếp ảnh và người thích phiêu lưu. Hành trình của ông trên đất Việt Nam đã được ông ghi chép lại chi tiết, trải dài qua tám tỉnh thành từ Bắc đến Trung kỳ của nước ta thời Nguyễn. Tại kinh thành Huế, vị bác sĩ này đã được phép mang máy ảnh vào hoàng cung và trực tiếp gặp gỡ vua Đồng Khánh.
Sau khi được thăm viếng điện Càn Thành, nhà hát Duyệt Thị đường, Hocquard đã được dẫn đi thăm viếng khu vực sinh sống của các phi tần, và đã kể lại rất chi tiết trong thiên ký sự của mình để độc giả người Pháp được biết.
Ông mô tả, vua Tự Đức có 104 phi tần, những người “ăn mặc và hưởng bổng lộc theo ấn định của triều đình tùy vào thứ bậc của họ”.
Hocquard không mô tả nhan sắc của các bà phi tần triều Nguyễn, nhưng lại cho biết các diễn viên trong nhà hát Duyệt Thị đường mới là “những cô gái đẹp nhất vương quốc, do chính thái hậu tuyển chọn và chăm sóc, dạy dỗ”.
Tổng số thị nữ ở hậu cung của nhà vua bao gồm 579 người, cùng với 455 a hoàn, vì vậy con số nữ nhân trong cung lên tới 1.014 người, tất cả đều ăn lương triều đình.
Hocquard so sánh rằng bổng lộc của phi tần nhà Nguyễn không cao lắm, khi hoàng hậu mỗi năm chỉ nhận 1.000 xâu tiền, tương đương 800 franc, cùng 250 đấu gạo màu, 50 đấu gạo trắng và 60 tấm lụa để may xiêm y; các bà nhất giai phi chỉ có 500 xâu tiền, 205 đấu gạo màu, 45 đấu gạo trắng và 48 tấm lụa; các bà cửu giai tài nhân được nhận lương bổng “cực kỳ ít ỏi”, chỉ 53 xâu tiền, 180 đấu gạo màu, 56 đấu gạo trắng và 12 tấm lụa.
Vị bác sĩ người Pháp cũng mô tả, các phi tần của vua nhà Nguyễn có quyền đem vào cung một số hầu gái tùy theo cấp bậc, và phải tự bỏ tiền ra trả cho họ. Hoàng hậu có thể có 12 hầu gái và tài nhân cấp thấp nhất có ba hầu gái.
Ảnh minh họa: Một vị phi tần.
Những người hầu gái này phải làm hết mọi việc, và lao động dưới sự giám sát của những bà già hơn. Những nữ giám sát này chính là người chỉ định thị nữ trong hậu cung mỗi ngày đi phục vụ vua và thái hậu, điều hành các cung nữ có nhiệm vụ chèo trên long thuyền và canh gác xung quanh những phòng ốc đặc biệt của nhà vua. Số cung nữ này có tới 300 người, chia thành sáu bậc.
Phi tần của các vua nhà Nguyễn đã bị cách ly với thế giới bên ngoài, thậm chí không thể trở về nhà cha mẹ đẻ.
“Các a hoàn của nhà vua cầm kiếm gác tất cả lối ra vào tẩm điện. Những người khác thì hầu hạ các việc thường ngày của vua; năm người trong số thị nữ luôn luôn ở cạnh để phục vụ ngài, và mỗi ngày lại đổi một kíp”, tác giả viết.
Theo ông, phi tần của các vua nhà Nguyễn đã bị cách ly với thế giới bên ngoài, thậm chí không thể trở về nhà cha mẹ đẻ. Nếu phi tần bị bệnh vô phương cứu chữa có thể bị gửi trả về nhà. Trong trường hợp bị đột tử, người ta sẽ đem xác ra khỏi hoàng thành qua bờ tường nhờ một dây tời.
Ký sự hành trình này của Hocquard lần đầu được đăng liên tiếp trên tạp chí Le Tour du Monde (Vòng quanh thế giới) với nhan đề Trente Mois au Tonkin (Ba mươi tháng ở Bắc kỳ), từ năm 1889 đến năm 1891. Năm 1892, tác giả sửa nhan đề thành Un campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) và được nhà xuất bản Hatchette (Paris) in, với 229 tranh khắc (khắc lại từ ảnh chụp), bản đồ rất đẹp về Việt Nam.
Trong số ảnh này, có đến 40% chụp về con người Việt Nam, từ những người bình dân như nhạc công, cô bán hàng chợ, người bán thịt rong, thợ cạo, thợ khảm, thợ cày, cô bán than, ông lão mù, người nông dân xay lúa, thợ gốm… đến các vị quan, gồm tổng đốc, đốc học, trưởng làng, sĩ quan Pháp, rồi những người lính khố đỏ và cả tù nhân, thổ phỉ…
Có lẽ vì vậy, mà nhà sử học đương đại Philippe Papin, tác giả của nhiều cuốn sách và bài báo về lịch sử và văn hóa Việt Nam, trong lời giới thiệu cuốn ký sự của Hocquard trong lần xuất bản năm 1999, đã nhận xét: “Hocquard bộc lộ tài năng nhất và cho thấy trải nghiệm của ông là quý giá nhất chính ở những đoạn mô tả cảnh sinh hoạt đời thường và mô tả những công cụ của nền văn minh vật chất”.
Andy Van
Chiêm ngưỡng hơn 100 bức thư pháp của 10 vị vua triều Nguyễn
Nguyễn Minh Châu - May 6,2020
Bút tích của các vua nhà Nguyễn trên châu bản ngoài giá trị nội dung, còn mang giá trị nghệ thuật đặc sắc như những bức thư pháp sống động.
Triển lãm giới thiệu đến công chúng bút tích bằng mực son của 10 vua nhà Nguyễn qua 100 bút phê trên châu bản (tài liệu duy nhất tại Việt Nam và cũng là số ít trên thế giới lưu giữ được bút tích trực tiếp của các vị vua về mọi vấn đề của đất nước trên văn bản),nhưng bút phê của các vua nhà Nguyễn trên châu bản đã phần nào thể hiện kỹ thuật vận bút điêu luyện, đạt đến trình độ thẩm mỹ rất cao. Những nét bút son còn ghi dấu lại này đã tạo nên sự độc đáo hiếm có của một loại hình văn bản hành chính đẹp mắt như những tác phẩm nghệ thuật. Bút tích của các vua nhà Nguyễn trên châu bản ngoài giá trị nội dung, thể hiện vai trò quyền lực của người đứng đầu đất nước với những quan điểm trị quốc, an dân; còn mang giá trị nghệ thuật đặc sắc như những bức thư pháp sống động..
Bút tích của vua Gia Long, vị vua sáng lập ra nhà Nguyễn trên châu bản hiện còn không nhiều. Tuy nhiên, qua các nét bút của vua, có thể thấy, dù với quá nửa cuộc đời bôn ba chinh chiến nhưng chữ của ông vẫn thể hiện sự hàm dưỡng cao. Trong ảnh là bút phê của vua trên văn bản của Thái Y viện, cơ quan chữa bệnh cho vua và hoàng gia.
Bút tích phê duyệt của vua Minh Mạng, vị vua thứ 2 triều Nguyễn trên Châu bản thể hiện sự năng động, quyết đoán của vua trong việc củng cố chế độ quân chủ tập quyền. Lời phê của vua trên những bản tấu của địa phương báo cáo tình hình thu hoạch mùa màng và giảm thuế cho dân còn thể hiện sự quan tâm của ông đối với nền nông nghiệp của nước nhà cũng như đời sống nhân dân lao động. Qua bút tích hiện còn, có thể thấy chữ của ông có căn cốt, cân xứng, kỹ thuật bài bản, uyển chuyển. Trong ảnh là bút phê của nhà vua về việc chẩn cấp cho dân phu tu bổ đường và nạo vét sông.
Là người siêng năng việc nước, mọi công việc nội trị và ngoại giao, vua Thiệu Trị đều noi theo đời trước, mong giữ gìn những thành quả đạt được. Lời phê của Hoàng đế Thiệu Trị trên Châu bản rất dung hòa, nhẹ nhàng. Ở góc độ thư pháp, ông chú trọng việc nhấn nhá ở đầu các nét và sử dụng liên bút nhiều. Trong ảnh là bút phê của vua về việc đúc tiền và bút phê về việc vua đi ngự giá ra Bắc, đoạn từ Hà Tĩnh qua Nghệ An bằng thuyền.
Tự Đức là người đặc biệt yêu thích thơ văn, vì thế trên rất nhiều văn bản, lời phê của vua còn dài hơn tấu trình của quan. Qua nội dung lời phê của Tự Đức có thể thấy rõ bối cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội, chính trị, ngoại giao của Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ 19. Đây là thời kỳ đánh dấu sự suy yếu của nhà Nguyễn và nhiều sự kiện xấu với vận mệnh Đại Nam. Trong ảnh là bút phê thể hiện sự quan tâm của nhà vua đối với giáo dục, đào tạo, tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
Vua Khải Định là người thích cuộc sống xa hoa, chuộng sự yên ổn hưởng thụ. Trong thời gian ông tại vị, mọi quyền hành đều do người Pháp nắm, ông chẳng có chút quyền hạn nào. Bởi vậy, nội dung bút phê của vua Khải Định trên châu bản chủ yếu về các vấn đề tổ chức tế lễ, diễn kịch, thăng bổ và thưởng phạt quan lại. Trong ảnh là lời phê của vua liên quan đến việc cầu đản; việc nhận lễ mừng, dâng biểu khánh chúc...
Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, được sang Pháp du học từ nhỏ. Nét đặc sắc trong bút phê của vị hoàng đế cuối cùng triều Nguyễn - Hoàng đế Bảo Đại là ông phê bằng cả chữ Pháp, chữ Hán và chữ Quốc ngữ. Nội dung bút phê của vua Bảo Đại trên châu bản, chỉ là những việc có liên quan đến tế lễ, ban phát sắc bằng huy chương cho quan lại, còn mọi công việc cai trị khác do người Pháp quyết định. Trong ảnh là bút phê của vua về việc dự trù ngân sách cho Nam triều và bổ dụng một viên quan lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét