Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Lời Bố tôi dạy - Bs Nguyễn Thượng Vũ

Tạm giữ hình sự thanh niên đi ô tô đánh anh Tây chảy máu mũi trên ...
(hình minh hoạ)
Hồi còn trẻ tại Hanoi, tôi là một người thanh niên ngỗ nghịch Tôi quen biết và thỉnh thoảng đánh nhau với các thanh niên cùng lứa tuổi hay trên tuổi ở cùng khu phố. Họ thường là những người không có học, hay ít học. Vì tinh  cảnh gia đình nên họ phải  phá ngang đi làm. Họ đi làm nhưng công việc  nặng nhọc tuy nhiên  họ không có lương cao hậu hĩnh gì, vì họ không có kiến thức, không có nghề nghiệp căn bản. Mỗi khi sinh sự thì tôi hay bị đánh “bể đầu, sứt tai” vì họ to lớn hơn tôi, mạnh khỏe hơn tôi, có “tay nghề” hơn tôi.
<!>

Một hôm Bố tôi kéo tôi vào phòng riêng của ông và ông nói” Mày không nên chơi với hủi, mày đánh có được nó thì cũng chẳng vẻ vang, danh dự gì. Mày mà thua nó thì bể đầu, sứt tai. Phẩn lỗ bao giờ cũng về mày?

Khi lớn lên, tôi không bao giờ quên lời khuyên của Bố tôi.
Đánh nhau, đụng  độ như vậy thì bao giờ cũng lỗ, được cũng lỗ, thua cũng lỗ.

Các triều đình Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn đã học rất thuốc bài học này.
Đại Việt được bao vây bởi bao nhiêu nước nhỏ “ngỗ nghịch” như Xiêm La, Chàm. Lào. Các bộ lạc miền Thượng Du Bắc Việt.
Các bộ lạc này ngang nguợc,  cứ mang quan quân  đi  đánh phá bờ cõi Dại Việt hoài.
Mỗi lần mang quan đi bình đình  họ thì cả lả một cộng việc cực nhọc và tốn kém. Phải động  viên nhiều binh lính, ngưng nhiều công tác canh nông gia đình, nguy hiểm cho người lính đi xa, nghèo đói cho vợ con họ ở lại.

Triều đình Dại Viet nghĩ ra 1 cách bình định tài hoa mà học giả Huỳnh Văn Lang có viết lại  rất hay trong cuốn sách vô cùng giá trị của ông: Triều Đình đem các công chúa con vua mang ra gả cho các vua Xiêm, Chiêm Thành, Chàm, Lào, các tù trưởng các bộ lạc miền thượng Du Bắc Việt, các họ Vi, Nùng, Vòng, Lai, Đinh, vv…
Không những vậy, Triều Đình lại còn phong chức Phò Mã, Quân Công cho nhửng người con Rể “rừng rú” này nữa.
Thế là vấn đề bị quấy phá miền biên giới được giải quyết êm đẹp và dễ dàng. ( coi cuốn sách Những Công Chúa Sứ Giả của Việt Nam. Huỳnh Văn Lang).

Cách đây  19  thế kỷ, Marcus Aurelius, vị Hoàng Đế La Mả và vị đại tướng tài hoa, lịch lãm,  có ghi lại kinh nghiêm cai trị của ông. Ông tránh những chiến tranh phiền nhiểu, dai giẳng,  nguy hiểm và tốn kém.
Marcus Aurelius nhắc chúng ta là “one always must choose the battles one wants to fight”
Mình không thể vì bất cứ ai có cử chỉ không đẹp hay sỗ sàng với minh mà minh đánh, mà minh “húc”.
Gần 19 thế kỷ sau , bố tôi nói với tôi, Đánh nhau, “Mày không nên chơi với hủi , đụng  độ như vậy thì bao giờ cũng lỗ, được cũng lỗ, thua cũng lỗ”

Trong các tác giả Hoa Kỳ hiên đại, có Joyce Bell là người tóm tắt lại  tư tưởng của Marcus Aurelius một cách elegant nhất :
“Choose your battles wisely.
After all, life isn't measured by how many times you stood up to fight.
It's not winning battles that makes you happy, but it's how many times you turned away and chose to look into a better direction.
Life is too short to spend it on warring.
Fight only the most, most, most important ones, let the rest go.”


― C. JoyBell C.

Rất thân mến

Nguyen Thuong Vu

Không có nhận xét nào: