Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Tứ Khoái Trong Đời Người...

Inline image
1 - Ăn :
Nhớ hồi còn nhỏ, một lần trong bữa ăn, ba tôi giận dữ nói: «Con lấy đũa quậy nhiều lần vào nồi cơm lúc đang sôi phải không?» Tôi sợ hãi nhìn ba tôi, lòng ngạc nhiên không hiểu tại sao ông biết là lúc nấu cơm tôi dùng đũa quậy nhiều lần vào nồi cơm đang sôi, vì sợ cơm bị khê cháy. Ba tôi bị đau bao tử, nên ông rất khó khăn, kỹ lưỡng chuyện ăn uống. Lúc hết giận, ba tôi giải thích: «Khi cơm sôi, chỉ cần quậy một lần cho đều rồi bớt lữa. Không nên quậy nhiều lần vì như vậy sẽ làm cho gạo đổ nhựa ra bọc lấy hột cơm, nên hột cơm bên ngoài thì mềm, ở giữa thì sượng». Ha ha... Hồi nhỏ tôi cũng ăn cơm đó mà không thấy khác biệt gì, cơm nào cũng là cơm, và nghĩ là ba tôi chỉ... vẽ chuyện.
<!>
Bây giờ già rồi; già hơn tuổi ba tôi lúc ông dạy tôi về chuyện nấu cơm và ăn cơm, tôi nhận ra rằng, trong đời, ngay cả chuyện ăn cũng cần phải có kiến thức và kinh nghiệm.

2 - NGỦ :
Cũng như «ăn», «ngủ» là sinh hoạt tự nhiên của con người. Hễ đói thì ăn; buồn ngủ thì ngủ; cần gì học, mà học là học cách nào?.
Nhớ trước đây một cô huê hậu VN đi máy bay, trưng ra một màn «huê hậu ngủ ngày» vô cùng «ấn tượng».
Cô nằm ngủ kiểu mà khi nhìn vào ai cũng tưởng tượng đến câu thơ của Hồ Xuân Hương «Phành ra ba góc da còn thiếu».
Cả cộng đồng mạng nổi sóng; kẻ khen người chê ầm ĩ. Người bênh vực thì bảo «Ngủ thì làm sao mà kiểm soát được»; người chê thì bảo «Ngủ thì ngủ cũng phải ngủ cho đẹp! Ngủ cũng phải học!» Ngủ có phải học không? Cá nhân tôi thì tin rằng có.
Thế hệ trước đây, trong gia đình, từ khi còn nhỏ, cha mẹ đã canh chừng gắt gao con cái khi ngồi khi nằm, nhất là con gái.
Khi thấy nó nằm hay ngồi hớ hênh quá thì nhắc, chỉnh cho nó ngồi ngay ngắn, đúng cách lại. Và cả khi ngủ, thấy chúng nằm không ngay, không đẹp mắt thì «sửa» lại cho ngay. Lâu dần, sẽ thành thói quen, tay chân phành ra hay khép lại đều có «ý thức»; «ý thức» cả trong «vô thức»; lớn lên sẽ không mắc phải cái cảnh ngủ ngày đầy «ấn tượng» như cô huê hậu đó.
Đó là ngủ đơn. Giờ nói chuyện ngủ kép. Trước đây, xã hội VN, trai gái đi đâu cũng phải trai ngủ riêng, gái ngủ riêng.
Ngày nay dưới thời «VC rực rỡ» trai gái kéo nhau đi chơi, đi du ngoạn, tối lại ngủ chung với nhau không «ngại ngùng» gi cả. Tôi đã chính mắt xem những cái video clip do bọn trẻ quay lại rồi bỏ lên mạng.
Khổng Tử sống mấy ngàn năm trước, nhưng ông hiểu rõ cái khác nhau giữa lý trí và thể xác, nên chủ trương «nam nữ thọ thọ bất thân».
Thể xác khi «thích» thì lý trí không «can ngăn» nổi. Cho nên mới nam nữ không được gần gũi nhau. Cọ vào thì nẹt lửa. Lý trí không nhảy vào can thiệp được. Trừ thánh nhân ra, còn người phàm thì không thể dùng lý trí để kiểm soát những phản ứng của thể xác được. Không ai có thể dùng lý trí để làm cho mình không cảm thấy đau khi bị dao đâm vào da thịt chẳng hạn. Hồi trẻ tôi có nghe một câu chuyện thực như thế này.
Thời Tây, một cặp vợ chồng kia chạy không kịp khi lính Tây kéo đến. Người chồng leo lên nóc nhà trốn. Cô vợ bị một tên lính Tây đè ra hiếp. Anh chồng ở bên trên nhìn xuống chứng kiến từ đầu tới cuối. Khi lính Tây rút đi, anh chồng vác dao rượt chém cô vợ. Những người lớn tuổi trong làng đứng ra khuyên can, bảo rằng đó là «ách nước», chứ có ai muốn vậy đâu. Anh chồng sừng sộ đáp: «Tui chém là chém cái tội nó ở dưới... nẩy lên!»
Tôi tin rằng cô vợ không muốn vậy. Không muốn bị hiếp. Không thích bị hiếp. Không mong bị hiếp. Rất xấu hổ khi bị hiếp. Nhưng những thứ đó thuộc phần lý trí. Còn phần thể xác thì khi đã đúng nơi, nói theo kiểu «khoa học hiện đại» là khi đã điểm đúng «huyệt G» rồi thì dù một tỷ thằng «lý trí» nhảy vào bảo nằm im, cũng không thể nằm im được, không thể không «nẩy lên» được!
Cho nên lúc nào cũng phải học, tuổi nào cũng phải học và việc gì cũng phải học. Học để biết. Biết để hiểu. Và hiểu để có sự cảm thông với chính mình và với tha nhân.


3 - «ẤY» :
Xin kể ngay một câu chuyện nữa, cũng thuộc loại «người thật việc thật»:
Hồi người Việt mới sang tỵ nạn ở Mỹ, có anh chàng Việt lần đầu «vật lộn» với một cô gái Mỹ. Phụ nữ Mỹ họ rất tự nhiên, không thẹn thùng, e lệ như phụ nữ Á châu; nên khi «vật lộn» thì họ nhiệt tình lắm: la hét, cào cấu, hổn hển y như sắp... tắt thở tới nơi khiến anh chàng VN hoảng quá; đang tấn công sắp chiếm được thành rồi mà thấy «địch» la dữ quá tưởng «nó» sắp... chết, nên vội ngưng lại xem chuyện gì. Cô gái Mỹ chưng hửng, ngưng... hổn hển và hỏi ráo hoảnh: «Chuyện gì vậy?». Ha ha...
Té ra không phải «nó» tắt thở; mà là «nó» đang... nín thở!
Vậy «ấy» có cần học không? Dĩ nhiên là cần! Nếu không tại sao từ ngàn xưa cho đến ngày nay người ta viết hàng đống sách để dạy? Nhưng học là học cái gì? Chuyện «ấy» thì cũng như ăn. Hễ đói thì kiếm cái gì cho vào mồm, nhai rồi nuốt, khó gì đâu?
Không phải vậy. Nếu mọi việc trên đời chỉ để thoả mãn chính mình thì cứ sống theo bản năng, không cẩn học. Còn nếu biết yêu thương nhau, biết trân trọng nhau, biết nghĩ đến nhau trong mọi hoàn cảnh, biết «chia ngọt xẻ bùi» thì phải học.
Học để biết cách cùng đưa nhau lên... thiên thai. Tinh thần và thể xác là hai phần không thể tách rời của đời sống con người.
Các bậc thánh nhân có thể yêu theo kiểu thánh nhân là yêu chay, yêu tinh thần, không cần hôn hít, ve vuốt gì cả.
Còn người phàm thì đại đa số ai cũng cần có một cuộc sống cân bằng về cả hai phương diện tinh thần và thể xác.
Không có một tình yêu trai gái nào bền vững lâu dài nếu tình yêu đó không có tình dục; và ngay cả có tình dục mà phần tình dục đó không cân bằng, nhưng lại không có sự cố gắng của người trong cuộc để học hỏi mà bù đắp, san sẻ yêu thương cho nhau thì tình yêu cũng khó vững bền..
Trong cuốn «Lady Chatterley's Lover» nhà văn D. H. Lawrence kể chuyện một cặp vợ chồng trẻ thuộc giai cấp quý tộc bên Anh cưới nhau được vài năm; rồi người chồng nhập ngũ và sau đó bị thương liệt cả hai chân, không còn có khả năng đàn ông nữa. Từ đó, cuộc sống vợ chồng của họ thời gian đầu vẫn bình thường nhưng về sau thì thay đổi hẳn. Cô vợ tuy yêu chồng nhưng sự thiếu thốn về tình dục dẫn đến việc cô có quan hệ xác thịt với người đàn ông quản gia... Về sau, cô vợ bỏ chồng chạy theo người tình mà lúc đầu quan hệ chỉ đơn thuần là vì tình dục, rồi dần dà nảy sinh tình yêu.....
Câu chuyện còn dài. Nhưng tựu chung tác giả muốn nói một điều là tình dục là một phần không thể thiếu của tình yêu. Không có nó tình yêu sẽ chết. Mà ngay cả có tình dục nhưng nếu đó chỉ là một hoạt động theo bản năng thì tình yêu cũng sẽ chết. Tình dục cần được học hỏi để trở thành một hoạt động để bày tỏ, san sẻ yêu thương chứ không phải chỉ đơn thuần để thoả mãn nhu cầu sinh lý cho riêng cá nhân mình.

LỜI KẾT.
Trong bốn cái khoái của con người, ba cái đầu đã nói qua rồi, còn cái khoái thứ tư thì tương đối không có gì nhiều để học. Chỉ cần kiểm soát chuyện ăn uống của mình để khỏi bị Tào Tháo rượt, và đừng có bạ đâu ỉa đái đó như khỉ trên rừng thì mọi chuyện sẽ ổn thoả. Cho nên không cần phải dài dòng.
Để kết lại, xã hội VN xưa, con người từ lúc mới sinh ra đến khi trưởng thành đều được gia đình và học đường dạy dỗ nghiêm khắc.
Từ chuyện ăn, chuyện ngủ, chuyện «ấy» đến chuyện đại tiện, tiểu tiện đều được nhắc nhở, chỉ bảo cặn kẽ.
Nhờ vậy mà xã hội trật tự, ổn định, lành mạnh. Đời sống có thể thiếu tiện nghi, chật vật; nhưng con người đối đãi với nhau trong yêu thương và tôn trọng; sẳn sàng giúp đỡ, nhường nhịn, che chở cho nhau.
Ngày nay, từ khi bọn khỉ rừng tràn về thành phố, biến phố thành rừng thì mọi giá trị mà cha ông chúng ta đã dày công xây dựng đều trở thành công cốc.
Bọn khỉ rừng đó «sống, chiến đấu» bằng bản năng khỉ rừng của chúng; dùng cái sức mạnh của loài thú tràn về chiếm được thành phố rồi thì tưởng mình là cái rốn của vũ trụ, một bước từ khỉ thành người, không cần học; không học từ những chuyện cần học để làm một con người có phẩm cách như ăn, uống; mà ngay cả học để thu thập kiến thức để xây dựng đất nước cũng không học nốt.
Chỉ cần mỗi con mua một cái bằng tiến sĩ, phó tiến sĩ, kỹ sư dán trước ngực là đã tự cho mình trí thức, tài ba lỗi lạc rồi.
Vì vậy mà chúng ăn không từ một thứ gì; ăn xương máu nhân dân, ăn rừng, ăn biển, ăn ruộng vườn, ăn đất đai, ăn cứt con nít, ăn mồ hôi háng phụ nữ, ăn luôn cả hài cốt liệt sĩ từng một thời là đồng chí của chúng.
Còn ngủ thì bạ đâu ngủ đó; ngủ cả trong khi đang «họp quốc hội», đứa há mõm, đứa nghẽo đầu, đứa xuôi tay, đứa dạng chân.
Đến cái món đ. thì còn kinh khủng hơn nhiều. Chúng đ. từ trẻ con đến người lớn; cha đ. bồ của con trai; đ. vợ, đ. chồng «đồng chí» của nhau.
Vì ăn tạp, ngủ tạp và đ. tạp như vậy nên chúng bạ đâu ỉa, đái đó, khiến cả một nước bây giờ thúi um.
Một bọn cầm quyền như vậy thì xã hội VN ngày nay nát bét như tương là chuyện đương nhiên.
Giả như lũ khỉ rừng đó có lăn ra chết hết hôm nay thì xã hội VN cũng phải cần một trăm năm nữa để học lại những giá trị tốt đẹp của cha ông mà ăn không giành giựt, ngủ không «phành ra ba góc»; trở về lại với cách sống nhân bản của ông cha chúng ta đã làm từ nhiều thế hệ trước.
Cho nên, nhân gian có câu châm biếm này:
«Nhân bất học, bất tri lý; nhỏ không học lớn làm tỉnh uỷ».
Muốn làm người thì chuyện gì cũng phải học, lúc nào cũng phải học, tuổi nào cũng phải học.
Học làm người mới khó; chứ làm khỉ thì có khó gì!

Không có nhận xét nào: