Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2019

Tiến trình mở rộng hoạt động xây dựng ở Biển Đông - Jin Wu, Simon Scarr và Weiyi Cai


Các quan chức quân sự Hoa Kỳ nói rằng các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo ở vùng Biển Đông đang tranh chấp đã gần như được hoàn thiện. Các dữ liệu và hình ảnh vệ tinh sau đây sẽ cho thấy tốc độ xây dựng tại các dải đá ngầm và những vùng đất được các nước tuyên bố chủ quyền ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sáu nước đang tranh chấp nhau một phần hoặc toàn bộ Biển Đông, dẫn tới một loạt cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng liên quan tới tuyến đường thủy thương mai sống còn này.
<!>
Trường Sa hiện đang là điểm nóng gay gắt nhất. Việc xây dựng đảo nhanh chóng của Trung Quốc đã khiến một số nước Châu Á phải cảnh giác, và vấp phải sự chỉ trích của Hoa Kỳ và các đồng minh.
Trung Quốc cũng chiếm đóng toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa kể từ khi buộc hải quân của miền Nam Việt Nam rời khỏi quần đảo này vào năm 1974.
Đếm số lượng công trình tại Biển Đông
Việc tạo đảo nhân tạo và thay đổi hình dáng của một số hòn đảo thường xuyên gây được sự chú ý. Tuy nhiên, tốc độ xây dựng tại các nơi đó mới chính là điều khiến không ít chuyên gia phải ngạc nhiên.
Chỉ cách đây vài năm, tức là vào khoảng năm 2014, 2015, các hình ảnh vệ tinh cho thấy trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có gần 1300 công trình, đa số nằm tại Hoàng Sa.
Đến năm 2017, các dữ liệu cho thấy sự chuyển hướng tập trung và mở rộng cực lớn đang diễn ra tại quần đảo Trường Sa, chủ yếu do việc xây dựng đảo của Trung Quốc tại đây. Ở cả hai quần đảo, Trung Quốc có 1.652 công trình, nhiều hơn tổng số công trình của tất cả các quốc gia tuyên bố chủ quyền khác trong khu vực cộng lại (Việt Nam: 338; Philippines: 100; Đài Loan: 37; Malaysia: 28).
 

Các đảo chính
Biểu đồ dưới đây cho thấy số lượng các cấu trúc độc lập lớn gắn liền với mặt đất. Một số đảo do Trung Quốc chiếm đóng có sự tăng trưởng mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng. Các đảo do các nước khác chiếm giữ không hề có hoặc chỉ có rất ít sự gia tăng trong số lượng các tòa nhà.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt là tại Quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc chiếm đóng, số lượng công trình trong 2 giai đoạn không có khác biệt nhiều, mặc dù vẫn có những dấu hiệu về sự phát triển tại đây. Những gì từng là các tiền đồn nhỏ đã biến thành các nhóm cấu trúc lâu dài, nhiều tầng.
Biểu đồ So sánh Số lượng các Cấu trúc trong 2 thời điểm: Cách đây vài năm và năm 2017 (Mỗi đoạn thẳng tượng trưng cho một đảo)  

Việc Cải tạo
Do có rất ít đất trên các bãi đá ngầm, các bãi biển và bãi cạn tạo thành Quần đảo Trường Sa, nên Trung Quốc chỉ có thể xây dựng các cơ sở quy mô lớn sau khi bắt tay vào các hoạt động nạo vét và cải tạo lớn. Bản chất rất rộng lớn của công việc này, bao gồm cả các sân bay quy mô hoàn chỉnh, đã báo động các nước láng giềng và Washington.
Bắc Kinh nói rằng công việc này sẽ giúp cung cấp các dịch vụ quốc tế cơ bản như tìm kiếm và cứu nạn nhưng ngày càng thừa nhận rằng còn có cả một mục đích quân sự nữa. Trung Quốc cũng nói rằng họ có thể làm bất cứ điều gì mình muốn trên lãnh thổ của mình.
QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
Vài năm trước, tất cả các quốc gia công bố chủ quyền đều có sự hiện diện quân sự tại Quần đảo Trường Sa. Tài sản chính của Trung Quốc là Bãi Chữ thập (Fiery Cross Reef). Các đảo khác nước này tuyên bố chủ quyền đều là những tiền đồn nhỏ, dải đất nhỏ, hoặc những rạn san hô ngập nước.
Quần đảo Trường Sa, vài năm trước

Hiện tại, quy mô sự phát triển của Trung Quốc được thể hiện rất rõ ràng ở cả 7 bãi của họ. Cùng với Bãi Chữ thập, Bãi Vành khăn (Mischief Reef) và Bãi Subi (Subi Reef) đã nhanh chóng trở thành những đảo lớn nhất trong khu vực cho tới nay và được một số nhà phân tích an ninh gọi là “Chùm 3 Đảo lớn” (the Big Three). 
Quần đảo Trường Sa, hiện nay

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA
Cách đây vài năm: Trung Quốc chiếm toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa, và đã xây dựng tại đây trong suốt bốn thập kỉ qua. Việc xây dựng và cải tạo gần đây diễn ra trên Đảo Quang Hòa (Duncan Island), Đảo Cây (Tree Island) và Đảo Phú Lâm (Woody Island), thủ phủ quân sự và hành chính của tất cả các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên khắp Biển Đông.
Quần đảo Hoàng Sa, vài năm trước

Hiện nay: Có thể thấy một số hoạt động cải tạo nhỏ ở một số đảo nhưng không hề có quy mô như ở Trường Sa. Đảo Phú Lâm mở rộng nhiều nhất ở đây với việc nâng cấp các bến cảng và căn cứ không quân.
Quần đảo Hoàng Sa, hiện nay

Chùm “Ba đảo lớn” của Trung Quốc
Thoạt nhìn từ trên cao, một số đảo trông giống như những thị trấn nhỏ, hoàn thiện với các sân chơi thể thao, các con đường gọn ghẽ và các tòa nhà dân sự lớn. Nhưng nhìn kỹ hơn sẽ thấy những thực thể quân sự rất rõ ràng – các mái vòm radar và các dãy ăng-ten, các nhà chứa máy bay và khu vực lưu trữ lớn cũng như các vị trí tên lửa. Tàu hải quân thường xuyên đi tuần.
  • Bãi Subi (Subi Reef)
Subi là đảo lớn nhất trong các tiền đồn nhân tạo của Trung Quốc tại Quần đảo Trường Sa. Các bãi đá Subi, Vành khăn và Chữ thập đều có cơ sở hạ tầng tương tự nhau – bao gồm các vị trí tên lửa, đường băng dài 3km, các cơ sở lưu trữ rộng rãi cùng radar quân sự và các địa điểm truyền thông.
  • Bãi Vành khăn (Mischief Reef)
Cuối năm 2015, bãi đá này vẫn bị chìm dưới nước khi thủy triều lên. Hòn đảo mới và cơ sở hạ tầng tại đây đã được xây dựng từ con số 0 chỉ trong khoảng 2 năm. Bãi đá này có cơ sở hạ tầng tương tự Bãi Subi nhưng nằm gần Philippines hơn rất nhiều, rơi vào vùng đặc quyền kinh tế của họ.
  • Bãi Chữ thập (Fiery Cross Reef)
Vốn là đảo lớn nhất của Trung Quốc ở Quần đảo Trường Sa, một số nhà phân tích tin rằng Bãi Chữ thập sẽ là một trung tâm giám sát điện tử. Khoảng 40 cơ sở radar tiên tiến đã được phát hiện trên khắp các cơ sở ở Hoàng Sa, theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế.
Các trụ sở chính đã được thiết lập
Các lực lượng của Trung Quốc đã dần phát triển Đảo Phú Lâm (Woody Island) trong bốn thập kỉ qua, sử dụng nó như một trạm giám sát và nghe trộm để giúp bảo vệ việc mở rộng các căn cứ quân sự ở đảo Hải Nam gần đó. Năm 2012, Bắc Kính chính thực thành lập Thành phố Tam Sa (Sansha) ở đó như một trung tâm hành chính dân sự cho toàn bộ các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Đảo Phú Lâm (Woody Island)
Các quan chức Trung Quốc đã lu loa về bản chất dân sự của việc mở rộng Đảo Phú Lâm, mà hiện bao gồm cả các ngân hàng và các cơ sở vật chất để tiếp đón những vị khách du lịch “yêu nước” được kiểm tra an ninh chặt chẽ trên các chuyến tàu từ đại lục ra thăm.
Hiện các tòa nhà đã gần như hoàn thiện; cả khu vực hồi hộp chờ đợi động thái tiếp theo của Trung Quốc, có thể dưới hình thức triển khai máy bay phản lực chiến đấu, thủy quân lục chiến và vũ khí tầm xa hơn. Các quan chức quân đội Hoa Kỳ hiện đang đánh giá rất thẳng thắn: Trung Quốc hiện nay có khả năng kiểm soát Biển Đông, chỉ thiếu điều có chiến tranh với Hoa Kỳ mà thôi.
Theo Reuters

Không có nhận xét nào: