Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

Khi người dân đứng lên lật đổ chủ nghĩa cộng sản vào năm 1989

West Germans celebrate the collapse of communism atop the Berlin Wall, 12 November 1989
Khi đế chế Liên Xô ở Đông Âu sụp đổ vào những tháng cuối năm 1989, tôi được cử đi đưa tin về các cuộc cách mạng đang đồng loạt diễn ra chỉ trong vòng có sáu tuần: Bức tường Berlin sụp đổ, cuộc cách mạng ôn hòa ở Tiệp Khắc (Czech), và một cuộc cách mạng bạo lực ở Romania.Vào ngày 1/10/1989, không ai mơ rằng vào Giáng sinh, Bức tường Berlin sẽ sụp đổ, Tiệp Khắc sẽ được tự do, và lãnh đạo chuyên quyền Nicolae Ceausescu của Romania bị lật đổ.Hầu hết mọi người vẫn cho rằng khối Xô Viết sẽ còn tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, trên thực tế, đây chỉ là 'ngôi nhà dựng lên từ những mảnh ghép' (house of cards) - tức một sự tồn tại không bền vững, bấp bênh.
<!>
Năm 1953, bạo loạn ở Đông Đức đã bị đàn áp một cách nhẫn tâm.
Năm 1956, khi Hungary cố gắng ly khai, xe tăng Liên Xô đã đè bẹp cuộc cách mạng này.
Năm 1968, nhà lãnh đạo Tiệp Khắc Alexander Dubcek đã giới thiệu "Chủ nghĩa xã hội với khuôn mặt của con người" và Moscow lại gửi vào xe tăng đến.
Nhưng đến tháng 10/1989, mối đe dọa vũ lực đã biến mất. Khi những người biểu tình xuất hiện trên đường phố Đông Đức, nhà lãnh đạo cải cách của Liên Xô Mikhail Gorbachev cảnh báo chế độ ở Đông Berlin không được nổ súng.
Tuy nhiên, sự sụp đổ của khối Xô Viết đã xảy ra một cách rất tình cờ.
Short presentational grey line

Sự sụp đổ của đế chế Liên Xô

Vào tối ngày 9/11/1989, phát ngôn viên của Đông Đức Günther Schabowski đã có buổi họp báo như thường lệ.
Bộ Chính trị cầm quyền hy vọng sẽ xoa dịu căng thẳng bằng cách cấp thị thực cho người dân đến Tây Đức nhưng sẽ phải qua một quy trình rất chậm chạp và quan liêu. Nhưng không một ai đã giải thích điều này cho Schabowski. Tồi tệ hơn, khi vội vã đến buổi họp báo, ông ta đã sắp xếp nhầm các tài liệu về kế hoạch.
Khi một người hỏi khi nào hệ thống chính trị mới sẽ bắt đầu. Schabowski bối rối, trả lời rằng: "Ngay lập tức."
Truyền hình Tây Đức và tất cả mọi người ở Đông Đức theo dõi tivi hôm đó đã hiểu điều này có nghĩa rằng Bức tường Berlin sẽ được mở vào tối hôm đó. Những đám đông khổng lồ quây quanh dọc bức tường và những người lính biên phòng đã cho họ đi qua.
Bức tường - biểu tượng chính của sự đàn áp của khối Xô Viết - đã không còn chia rẽ nước Đức được nữa.
West Germans celebrate the collapse of communism atop the Berlin Wall, 12 November 1989Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNgười dân Tây Đức vui mừng về sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản bên trên Bức tường Berlin, vào 12/11/1989
Và đêm hôm sau, chính tôi đã nhảy múa ngay bên trên bức tường đó - điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ tới kể cả trong những giấc mơ điên cuồng nhất của tôi.
Short presentational grey line

Ánh sáng trở lại

Ở nước láng giềng Tiệp Khắc, phe đối lập được lãnh đạo bởi các trí thức của phong trào Hiến chương 77.
Họ đã bị đàn áp một cách dã man, nhưng nhà lãnh đạo của họ, nhà văn và kịch tác gia Vaclav Havel, đã nhấn mạnh rằng họ vẫn nên hoạt động như một chính phủ, với các dự trù chi tiết về cải cách kinh tế và luật pháp, trong lúc chờ đợi.
Chỉ tám ngày sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, vào ngày 17/11, một loạt các cuộc biểu tình phản đối đã bắt đầu tại Quảng trường Wenceslas của Prague.
Khi tôi hạ cánh ở Prague vào ngày 19/11, tôi đi thẳng đến quảng trường. Tôi có thể thấy rằng hầu hết những người lớn tuổi, những người đã đau đớn trải qua Mùa Xuân Praha 1968, đang lê bước về nhà, trong khi những người trẻ tuổi, không hề có ký ức gì về năm 1968, vẫn đang xô đẩy và tích cực tham gia cuộc biểu tình.
Dần dần, trong những ngày tiếp theo, những người lớn tuổi cũng tham gia; và đến ngày 24/11, quảng trường đã đầy ắp người.
Vaclav Havel, a dissident playwright and leading member of the Czechoslovak opposition Civic Forum, overlooks Prague's Wenceslas Square, 10 December 1989Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionVaclav Havel vẫy tay trước đám đông ở Quảng trường Wenceslas, Prague, vào ngày 10/12/1989
Tối hôm đó, Alexander Dubcek, nhà lãnh đạo năm 1968, vốn đã bị quản thúc tại gia kể từ sau sự kiện Mùa xuân Prague, đã đến tòa nhà Melantrich nhìn ra quảng trường.
Tôi đang đứng bên cạnh Vaclav Havel khi ông ta chào đón Dubcek và, dịu dàng như một đứa con trai với một người cha già, dẫn ông ra ban công nhìn về đám đông khổng lồ.
Đám đông ồ lên trong hân hoan.
Lúc đầu, giọng Dubcek có phần run rẩy, nhưng càng về sau càng mạnh mẽ hơn: "Trước đây, ánh sáng đã từng chiếu rọi nơi đây. Chúng ta phải hành động khi ánh sáng đó chiếu lại lần nữa."
Bên dưới chúng tôi, mọi người đang bật khóc.
Tối hôm đó, tại trụ sở của phong trào Hiến chương 77 - Nhà hát Magic Lantern - tôi chứng kiến Dubcek và Havel và những người khác, ngồi trên sân khấu. Người phát ngôn của họ, Jan Urban, đã mở ngay một chai sâm banh và tuyên bố rằng, chế độ Cộng sản đã kết thúc.
Cuộc cách mạng đã kết thúc - và nó đã diễn ra hoàn toàn trong ôn hòa.
Short presentational grey line

Chiếc trực thăng hết xăng

Có lẽ viên hạt cứng nhất để đập bể luôn là Romania, nhưng thực tế, thể chế cộng sản ở quốc gia này chỉ tồn tại được khoảng một tháng sau đó.
Nicolae Ceausescu, nhà lãnh đạo Cộng sản, ngày càng trở nên chuyên chế hơn, và lực lượng cảnh sát mật của ông ta, The Securitate, cũng rất hung bạo.
Đến giữa tháng 12, những người từ nhóm thiểu số nói tiếng Hungary bị áp bức của Romania đã biểu tình trên đường phố Timisoara.
Không ai dám nói với Ceausescu về mức độ nghiêm trọng của vụ bạo loạn ở Timisoara, bởi vậy, ông ta đã không cử lực lượng đến Bucharest để đàn áp vào ngày 21/12.
Cảnh sát mật The Securitate đi cùng xe buýt với các công nhân nhà máy khiến vụ biểu tình như có vẻ đông đảo hơn. Và với sự ẩn danh của đám đông, một số người bắt đầu la ó. Ceausescu dường như bị đơ ra, miệng há hốc: ông ta chưa bao giờ bị ai la ó.
Tất cả những người xem truyền hình hôm đó đã nhìn ra điểm yếu của ông ta.
Khi người Romania đứng lên chống lại chế độ chuyên quyền
Đêm đó cuộc cách mạng nổ ra. Sáng hôm sau, 22/12, Ceausescu và vợ leo lên một chiếc trực thăng khi đám đông đang đột nhập vào nơi làm việc của ông ta và đi về phía Bắc.
Nhưng phi công sau đó đã sớm hạ cánh, nói rằng trực thăng hết nhiên liệu.
Các vệ sĩ của Ceausescu rụng rời. Bà Elena, cứng rắn hơn chồng, rút ​​súng ra và cướp một chiếc ô tô đi qua.
Cuối cùng, họ bị bắt.
Vào ngày Giáng sinh, đoàn làm phim của tôi và tôi đã quay phim trong căn hộ bỏ hoang của Ceausescu và người quản gia của ông ta đã đưa cho tôi cây bút của nhà độc tài như một vật kỷ niệm.
Đêm đó, khi tôi chuẩn bị lên sóng truyền hình, thì nhận được tin rằng hai vợ chồng Ceausescu đã bị xử bắn.
Tôi nhanh chóng viết lại bản thảo của mình rồi ngồi nghỉ. Và đó là lúc tôi nhận ra, mình đã viết cáo phó cho Ceausescu bằng chính cây bút của ông ta.

Không có nhận xét nào: