Từ trái: Lý Tiểu Bình (Việt Tân), Trương Thị Ngọc Hòa (Việt Tân), Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Đức (Việt Tân), bà Annette Knocbloch, bà Hoàng Mỹ Lâm (Chủ tịch Liên Hội người Việt tị nạn), bà Nguyễn Thanh Vân (Việt Tân). Ảnh: VOA
Thứ trưởng Bộ ngoại giao CHLB Đức Andreas Michaelis thăm Việt Nam trong hai ngày 4 và 5 tháng 12. Tháp tùng Thứ trưởng Andreas Michaelis có bà Annette Knobloch, Viên chức Bộ Ngoại giao, phụ trách khu vực Đông Nam Á. Chiều ngày 6 tháng 12, ngay khi bà Annette Knobloch trở lại Văn phòng ở Bộ Ngoại giao làm việc được ít giờ, Phái đoàn vận động Nhân quyền đã tới gặp bà. Phái đoàn gồm: Ông Nguyễn Ngọc Đức, ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh đại diện cho Đảng Việt Tân; bà Hoàng Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội người Việt tị nạn tại CHLB Đức; Luật sư Nguyễn Văn Đài, Chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ.<!>
Bà Annette cho biết chuyến thăm của Thứ trưởng Michaelis tới Việt Nam để trao đổi về Kế hoạch hành động giữa hai nước giai đoạn 2019-2021, đây là cơ sở để định hướng cho quan hệ Việt Nam-Đức trong tất cả các lĩnh vực: Chính trị-ngoại giao, thương mại-đầu tư, hợp tác phát triển, an ninh, quốc phòng, giáo dục đào tạo, văn hóa, du lịch…, trong đó vấn đề nhân quyền đóng vai trò quan trọng và sẽ không tách rời khỏi các quan hệ trên.
Bà Annette Knobloch cho biết trong cuộc gặp với phía Việt Nam, thứ trưởng Michaelis nhiều lần nhấn mạnh Việt Nam phải cải thiện mạnh mẽ vấn đề nhân quyền, phải có sự đo lường được.
Khi phía Việt Nam đề nghị chính phủ CHLB Đức ủng hộ việc thông qua EVFTA, Thứ trưởng Michaelis nói rằng chính phủ CHLB Đức luôn ủng hộ việc thông qua EVFTA vì điều này nằm trong chiến lược lâu dài của chính phủ Đức.
Nhưng hiện nay, việc EVFTA có được thông qua hay không là do các Dân biểu của Nghị viện Châu Âu quyết định. Nhưng vấn đề vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng của Việt Nam đã làm cho các Dân biểu của Nghị viện Châu Âu tức giận.
Ngài Thứ trưởng Michaelis nhấn mạnh rằng ông không muốn nói là phải dạy phía Việt Nam phải làm thế nào để các Dân biểu của Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu thông qua.
Ông tin rằng Việt Nam hiểu rõ là phải làm gì để cải thiện hình ảnh với Nghị viện Châu Âu để từ đó mà EVFTA có thể được thông qua.
Bà Annette cho biết chưa hoàn tất bản thông cáo báo chí về chuyến thăm của Thứ trưởng Michaelis, nhưng báo chí của cộng sản Việt Nam đã đưa tin không đầy đủ về nội dung của chuyến thăm khi không đề cập đến vấn đề nhân quyền.
Bà Annette cho biết phía Đức đã có cuộc gặp với một số nhà hoạt động trong nước như TS Nguyễn Quang A, anh Nguyễn Anh Tuấn, anh Nguyễn Chí Tuyến, và chị Cao Vĩnh Thịnh.
Sau khi những nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam trình bày về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam, ông Michaelis đã hiểu rõ hơn về những vi phạm nhân quyền.
Phái đoàn vận động Nhân quyền cho Việt Nam đã đề cập đến những vi phạm nhân quyền ngày càng nghiêm trọng tại Việt Nam. Bà Annette cũng đồng ý điều ấy.
Ông Nguyễn Ngọc Đức kể lại câu chuyện ông bị an ninh cộng sản Việt Nam khủng bố bằng cách tạt a xít vào ông tại Campuchia vào ngày 2 tháng 9 năm 2017. Bà Annette cho biết bà đã biết tin này và bà bày tỏ sự cảm thông với việc ông Nguyễn Ngọc Đức bị an ninh Việt Nam khủng bố.
Phái đoàn vận động trao đổi với bà Annette một số giải pháp để chính phủ CHLB Đức có thể giúp cho các tổ chức XHDS ở Việt Nam phát triển và giúp cải thiện tình trạng nhân quyền.
Kết thúc buổi gặp, bà Annette Knockloch ghi nhận những gì mà phái đoàn đã trao đổi và tái khẳng định vấn đề nhân quyền luôn là trọng tâm trong quan hệ giữa CHLB Đức và Việt Nam.
LS Nguyễn Văn Đài
HỒNG KÔNG (NV) – Giới tranh đấu đòi tự do dân chủ ở Hồng Kông hy vọng sẽ có được một cuộc biểu tình rầm rộ vào ngày Chủ Nhật, 8 Tháng Mười Hai, ở nơi này để tiếp tục tạo áp lực lên chính quyền, đòi có thêm tự do và cảnh sát phải chịu trách nhiệm về tình trạng bạo hành. Cảnh sát Hồng Kông mới đây đã bất ngờ cấp giấy phép cho tổ chức có tên Mặt Trận Dân Sự Nhân Quyền (Civil Human Rights Front CHRF) mở cuộc tuần hành hôm Chủ Nhật, lần đầu tiên được cấp phép kể từ giữa Tháng Tám tới nay. Ban tổ chức gọi đây là “cơ hội cuối cùng” để bà Carrie Lam, Đặc Khu Trưởng Hồng Kông, đáp ứng năm đòi hỏi của người dân, gồm cả việc mở cuộc điều tra độc lập vào cách cảnh sát đàn áp biểu tình, đại xá cho những người bị bắt khi đi biểu tình và có các cuộc bầu cử hoàn toàn tự do.
Các cuộc xuống đường biểu tình ở Hồng Kông nói chung là không có ai lãnh đạo, được tổ chức qua các lời kêu gọi trên mạng.
Tổ chức CHRF, vốn kêu gọi tranh đấu không bạo động, là nhóm chính đứng ra kêu gọi và tổ chức các cuộc biểu tình vĩ đại, đông đảo người tham dự trước đây, dù trong mùa Hè nóng bức.
Nhà chức trách Hồng Kông trong mấy tháng trở lại đây đã liên tiếp ra lệnh cấm có các cuộc biểu tình lớn, lấy lý do là dễ có bạo động.
Tuy nhiên các nhóm đông đảo vẫn tiếp tục xuống đường, bất chấp lệnh cấm, và bị cảnh sát Hồng Kông thường xuyên dùng hơi cay và dùi cui để giải tán. (V.Giang)
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/gioi-tranh-dau-hong-kong-hua-hen-bieu-tinh-vi-dai-ngay-chu-nhat/
Cảnh sát trưởng Hong Kong hứa ‘linh hoạt’ đối với biểu tình
07/12/2019
Tân ủy viên cảnh sát Hong Kong cho biết hôm thứ Bảy 7/12 rằng lực lượng của ông sẽ có cách tiếp cận linh hoạt đối với các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, vào lúc thành phố này chuẩn bị cho một cuộc biểu tình vào Chủ nhật 8/12 dự kiến sẽ thu hút một đám đông rất lớn.
Ông Chris Tang được bổ nhiệm hồi tháng trước, khi người tiền nhiệm của ông nghỉ hưu, giữa lúc các cuộc biểu tình kéo dài 6 tháng qua để phản đối chính quyền ở Hong Kong nằm dưới sự cai trị của Trung Quốc. Đã có những lúc các cuộc biểu tình trở nên bạo lực.
Ông Tang đưa ra phát biểu ở Bắc Kinh trong một “chuyến thăm xã giao”, trong đó, ông báo cáo vắn tắt với các quan chức hàng đầu của Trung Quốc phụ trách công an, pháp lý và các vấn đề về Hong Kong.
“Chúng tôi sẽ sử dụng cách tiếp cận cả cứng rắn lẫn mềm dẻo. Chúng tôi sẽ nghiêm khắc đối với các hành động bạo lực bất hợp pháp như ném bom xăng, axit”, ông Tang nói với các phóng viên ở Bắc Kinh.
“Đối với các vấn đề khác, nếu có thể, chúng tôi sẽ áp dụng cách tiếp cận linh hoạt hơn”, ông nói.
Cảnh sát đã bật đèn xanh một cách hiếm hoi cho cuộc biểu tình do nhóm Mặt trận Nhân quyền Dân sự (CHRF) lên kế hoạch vào Chủ nhật. Nhóm này đã tổ chức các cuộc tuần hành nhìn chung là ôn hòa hồi mùa hè.
Cuộc tuần hành sắp tới sẽ là thước đo về sự ủng hộ cho phong trào dân chủ sau chiến thắng áp đảo của phong trào trong cuộc bầu cử địa phương hồi cuối tháng trước. Cảnh sát cho biết họ sẽ can thiệp ngay lập tức nếu cuộc tuần hành biến thành bạo lực.
Ông Tang nói ông hy vọng cuộc biểu tình hôm Chủ nhật sẽ diễn ra ôn hòa.
Iran thả học giả Mỹ gốc Hoa, đổi lấy khoa học gia bị Hoa Kỳ giam giữ
Đặc sứ Mỹ về Iran, ông Brian Hook, cùng ông Xiyue Wang tại Zurich, Switzerland. (Hình: U.S. State Department via AP)
TEHRAN, Iran (AP) – Chính quyền Iran và Mỹ hôm Thứ Bảy, 7 Tháng Mười Hai, tiến hành cuộc trao đổi tù nhân, trong đó một học giả trường đại học Princeton được thả ra để đổi lấy một khoa học gia Iran bị phía Mỹ giam giữ. Đây là kết quả một thỏa thuận hiếm có giữa Tehran và Washington trong nhiều tháng trời căng thẳng.
Trong cuộc trao đổi diễn ra ở Zurich, Thụy Sĩ, các giới chức Iran giao sinh viên tiến sĩ người Mỹ gốc Hoa, ông Xiyue Wang, bị bắt ở Tehran từ năm 2016, để đổi lấy khoa học gia Massoud Soleimani, người bị đưa ra tòa liên bang ở tiểu bang Georgia.
Tuy cuộc trao đổi này là thỏa thuận rất hiếm có giữa hai quốc gia, việc này diễn ra trong lúc Iran bị các biện pháp trừng phạt nặng nề của Mỹ, đồng thời phải đối phó với cuộc nổi dậy của dân chúng Iran trên toàn quốc làm hơn 200 người bị giết.
Trong khi đó, vẫn còn các con tin Mỹ và các quốc gia Âu Châu, cũng như các nơi khác, bị Tehran giam giữ. Những người này nhiều phần sẽ bị sử dụng như các con tin trao đổi trong những cuộc thương thuyết sắp tới.
Ngoại trưởng Iran, Mohammad Javad Zarif, chính thức loan báo việc trao đổi tù nhân khi gửi tweet nói rằng: “Vui mừng vì Giáo Sư Massoud Soleimani và Ông Xiyue Wang sẽ sắp được gặp lại gia đình họ. Cám ơn tất cả mọi người liên hệ, đặc biệt là chính phủ Thụy Sĩ.”
Tổng Thống Donald Trump không bao lâu sau đó cũng xác nhận là ông Wang được thả ra, nói rằng nhà học giả ở trường Princeton này sẽ về lại Mỹ.
“Ông Wang đã bị giam giữ với lý cớ giả tạo là làm gián điệp từ Tháng Tám, 2016 tới nay,” Tổng Thống Trump nói, “Chúng tôi cám ơn phía Thụy Sĩ đã trợ giúp trong việc thương thảo với Iran để thả ông Wang.”
Ông Wang bị bản án 10 năm tù với tội danh là xâm nhập Iran để làm gián điệp. Gia đình ông và trường đại học Princeton mạnh mẽ bác bỏ cáo buộc này.
Ông Soleimani, một giáo sư nghiên cứu lãnh vực phôi bào và huyết học, bị chính phủ Mỹ bắt giữ về tội vi phạm lệnh cấm vận. (V.Giang)
Hủy án Hồ Duy Hải: nổi sóng cung đình tiền đại hội?
- Gió Bấc’s blog – RFA
Oan án Hồ Duy Hải kéo dài đã 12 năm, người thân, giới luật sư, nhiều tổ chức trong nước và quốc tế kêu oan, đặc biệt hai chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều có văn bản đề nghị xem xét lại hồ sơ, Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội trực tiếp giám sát vụ án ghi nhận nhiều vi phạm tố tụng nhưng Chánh án Tòa tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSNDTC) thời điểm ấy đều không chấp nhận kiến nghị giám đốc thẩm. Hẳn phải có một áp lực rất lớn che lấp sự thật trong vụ án này đến mức quyền lực của lãnh đạo tối cao của đất nước cũng không soi sáng được.
Không loại trừ cạnh tranh chính trị
Gần đây, khi tổ chức Ân xá Na Uy lên tiếng kêu oan, qua bài viết “Hồ Duy Hải: cơ hội cuối cùng của Nguyễn Phú Trọng” chúng tôi chỉ dám đặt hy vọng người đốt lò có chút lòng nhân ra quyết định ân xá cho Hồ Duy Hải mà không đụng chạm đến quyền lợi một ai, nhưng thật bất ngờ, sự việc lại đột biến chuyển sang tình huống mới rất sáng sủa và tích cực cho nên tố tụng Việt Nam.
Ngày 30/11/2019, VKSNDTC ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, thu hồi quyết định không kháng nghị trước đó, đề nghị hủy toàn bộ án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại. Nội dung ngôn từ của quyết định này rất mạnh mẽ chỉ ra hàng loạt sai phạm của các cơ quan tố tụng.
Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 4/11, luật sư Trần Hồng Phong, người hỗ trợ pháp lý cho Hồ Duy Hải, giải thích ý nghĩa quan trọng của kháng nghị này:
”Quyết định của VKSNDTC tuy chưa kết luận điều gì, nhưng có thể nói có ý nghĩa mang tính bản lề và chuyển biến sau 12 năm gia đình mòn mỏi kêu oan, tố giác và chờ đợi. Cụ thể là mở ra cơ hội để điều tra lại, và có thể là sẽ truy tố và xét xử lại (nếu cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam vẫn xác định Hồ Duy Hải là nghi phạm gây án). Đây cũng chính là cơ hội để gia đình và các luật sư bào chữa cho Hồ Duy Hải, hướng đến mục tiêu giải oan, trắng án cho Hải.”
Trả lời về nguyên nhân của bước chuyển biến đột phá này, Luật sư Trần Hồng Phong cho rằng “việc vụ án được kháng nghị giám đốc thẩm là sự tổng hợp của rất nhiều nguyên nhân: trước hết là áp lực từ cộng đồng mạng xã hội, cơ quan báo chí, gia đình Hồ Duy Hải, và các luật sư (qua đơn từ) – mong muốn một sự công bằng, tiệm cận công lý; từ các văn bản lưu ý của các tổ chức quốc tế, Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc. Có người nói với tôi rằng thậm chí có thể từ sự cạnh tranh chính trị của các quan chức cấp cao và tôi không loại trừ khả năng này. Bất luận thế nào, thì việc kháng nghị của VKSNDTC thực sự là một tin vui”. {1}
Liệu suy đoán về sự cạnh tranh chính trị trong Kiến nghị giám đốc thẩm này có đi xa quá không khi đây chỉ là một vụ án hình sự với can phạm chỉ là một thanh niên mới ra trường? Ai cạnh tranh với ai, ai được lợi và ai bất lợi nếu sự thật vụ án này được lôi ra ánh sáng công lý?
Vi phạm tố tụng đến mức phạm pháp
Như đã dẫn ở phần trên, tuy chỉ là vụ án hình sự nhưng do sự oan trái quá lộ liểu, quá nghiệt ngã với số phận một thanh niên vừa tốt nghiệp ra trường phải mang án tử hình nó thu hút sự chú ý của nhiều người từ Chủ tịch nước đến người dân và từ trong nước đến dư luận quốc tế nên chắc hẳn khi sự thật đươc làm rõ, chắc chắn những người làm ra, bao che cho oan án phải chịu một trách nhiệm nào dó tương xứng với vi phạm của mình. Theo luật pháp sai phạm ấy đã thành hành vi phạm tội, người vi phạm dù ở vị trí quan trong đến mức nào cũng có thể bị xem là tội phạm.
LS Trần Hồng Phong cho rằng: “Đúng từ mà nói, thì đó là sự “vi phạm” và “sai phạm” một cách cố ý của các cơ quan tiến hành tố tụng trong tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án. Nói “thiếu sót” là quá nhẹ và không đúng về bản chất. Bản thân gia đình Hồ Duy Hải và tôi đã gửi đơn tố cáo hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án. Đây là hành vi có dấu hiệu phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự”.{1}
Theo ý kiến của luật sư Hồng Phong thì có rất nhiều quan chức trong ngành tố tụng các cấp phải chịu trách nhiệm về sai phạm trong đó có ít nhất hai vị Ủy viên trung ương đảng đứng đầu hai ngành tố tụng.
Phó Thủ tướng đương nhiệm đầu têu sai phạm
Người chịu trách nhiệm cao nhất và cũng là người tích cực nhất thoái thác các đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, ân xá cho Hồ Duy Hải chính là Phó Thủ tướng thường trực phụ trách nội chính Trương Hòa Bình hiện nay. Toàn bộ diễn biến vụ án và tiến trình xét xử diễn ra trong thời kỳ Trương Hòa Bình là Chánh án TAND TC.
Cá nhân Trương Hòa Bình trực tiếp có nhiều hành vi mang tính quyết định về pháp lý trong vụ án như sau:
Ngày 24.5.2011, Chánh án TAND tối cao có quyết định không kháng nghị và có Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải _{2}
Sáng ngày 13 tháng 3 năm 2015, tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam khóa 13, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam Trương Hòa Bình cho rằng không có căn cứ kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải. Ông còn cho biết Hồ Duy Hải từng có đơn xin được thi hành án tử hình sớm {3}
Ngày 20 tháng 3 năm 2015, bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam khóa 13, Phó trưởng Đoàn Giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13, đề nghị xem xét lại vụ án Hồ Duy Hải Bà là người trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ án và cho rằng có đủ bốn căn cứ để kháng nghị, đó là “1) Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; 2) kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; 3) có sự vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử; 4) có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự
Sau đó,10-4-2015 Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình trả lời vụ này chánh án TAND Tối cao, viện trưởng VKSND Tối cao không kháng nghị, Chủ tịch nước đã bác đơn xin ân giảm án tử hình. Sau khi Chủ tịch nước yêu cầu, liên ngành đã xem xét lại và xác định chưa thấy căn cứ để kháng nghị. “Chúng tôi sẽ họp lại một lần nữa để có kết luận cuối cùng. Nếu không có căn cứ kháng nghị, Chủ tịch nước đã bác đơn thì tới đây giải quyết thế nào? Theo quy định của pháp luật đến đây là hết rồi, không thể giải quyết gì khác” {3}
Tiến sĩ luật Trương Hòa Bình không thể không nhận ra những vi phạm tố tụng, những oan sai trong vụ án mà giới luật sư và ngay cả Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội đã vạch ra nhưng ông Chánh Án tối cao vẫn đẩy Hồ Duy Hải vào cái chết
Viện trưởng đương nhiệm sửa sai tiền nhiệm
“Đồng phạm” với Trương Hòa Bình là nguyên Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình, đương nhiệm là Chánh án TANDTC.Ngày 24 tháng 10 năm 2011, Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình ban hành quyết định không kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải do không có tình tiết mới[2] Tử hai quyết định của hai Bình,
ngày 17 tháng 5 năm 2012, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang có quyết định bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình đối với Hồ Duy Hải.
Trước những kiến nghị kêu oan của gia đình, luật sư và Ủy Ban Tư Pháp, lẽ ra với thẩm quyền và trách nhiệm giám sát kiểm tra các hoạt động tư pháp, Nguyễn Hòa Bình phải chỉ đạo xem xét, ra kháng nghị bản án vi phạm pháp luật này nhưng ông ta hoàn toàn im lặng.
Ngày 6 tháng 7 năm 2017, Viện trường Nguyễn Minh Trí kế nhiệm Nguyễn Hòa Bình có Thông báo số 151/TB-VKSTC yêu cầu VKS cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan điều tra (Cục 1) thuộc VKSTC, và Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp (Vụ 6) thuộc VKSTC kiểm tra, báo cáo những điểm mâu thuẫn trong vụ án Hồ Duy Hải. {4}
Kháng nghị giám đốc thẩm mới đây của Viện trưởng Nguyễn Minh Trí có lẽ là kết quả của cuộc kiểm tra này. Đây là quyết định dũng cảm hiếm có mạnh mẽ vạch ra những sai phạm nghiêm trọng trong vụ án Hồ Duy Hải và nhất là chạm đến một ủy viên trung ương đồng cấp Nguyễn Hòa Bình và Bí Thư trung ương Đảng, Phó Thủ tướng thường trưc phụ trách nội chính, tức là cấp trên trực tiếp. Liệu một mình ông Trí có đủ lực để bật lại áp lưc vô hình nào đó
Trong thời điểm cuộc đua vào nhà đỏ đại hội 13 đang đi vào nước rút, các yếu nhân luôn cẩn trọng đến từng hơi thở, chắc hẳn Viện trưởng Nguyễn Minh Trí không đến nỗi khinh xuất ra tay khi chưa chắc thắng, chưa có điểm tựa nào khả dĩ mạnh hơn Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đang là nhân vật có nhiều ưu thế để chen vào tứ trụ.
Trong cuộc đua, người dẫn đầu chẵng ai thích hơi thở từ sau gáy? Cụ Tổng cần thêm củi lớn vào lò…. ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét