Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

HẢNG HÀNG KHÔNG VIETJET HAY Ổ TRỘM CƯỚP CÓ BẢO CHỨNG?


Bài số 1:
Bạn tôi là một người Sài Gòn. Người Sài Gòn sống trong hang ổ thì biết nhiều hơn những người đã sống xa quê hương đã lâu như tôi. Có ai còn lưu luyến để trở về thì đừng bao giờ nghĩ quê hương là chùm khế ngọt mà hãy lo bảo vệ bản thân. Tài sản phải cất giấu thật kỷ. Đừng mang về những vật có giá trị mà khổ thân vì phải lo gìn giữ. Nạn nhân tại các phi trường Việt Nam chỉ còn biết kêu trời. Người Sài Gòn vừa chuyển cho tôi bài viết nầy. Xin kính chuyển đến bạn đọc
<!>

Câu chuyện mất cắp từ phi trường...

Sau hơn 10 ngày im lặng và chờ đợi sự trả lời của những người có trách nhiệm của hảng hàng không VietJet, Việt Nam, chúng tôi vô cùng thất vọng. Vì chẳng những không nhận được một thông tin phản hồi nào về số tiền bị nhân viên VietJet ăn cắp một cách trắng trợn từ chiếc va li nhỏ của doanh nhân người Mỹ, De Blaso Stephane Arthur trong chuyến bay VT230 từ phi trường Tân Sơn Nhất đi Vân Đồn, sáng ngày ngày 25 tháng 11 năm 2019 vừa qua.
Ông De Blaso Stephan Arthur và vợ đã tháp tùng một phái đoàn hơn 10 người, trong số nầy có một nhà báo người Mỹ gốc Việt, một nhà báo người Mỹ cùng gia đình tham gia một chuyến di lịch đầu tiên tìm hiểu về Việt Nam.
Trong mắt ông Stephan, chuyến đi nầy đã làm cho ông sợ hải và hết hứng thú. Ông không dám sử dụng Visa để trả tiền ăn hay tiền khách sạn mà phải mượn tiền từ bạn bè để sử dụng suốt chuyến đi. Mọi sự tốt đẹp mà ông dành cho Việt Nam đã bị phá vở hoàn toàn. Ông nói rằng trong suốt cuộc đời đi bôn ba khắp nơi trên thế giới, lần đầu tiên ông bị ăn cướp ngay tại phi trường và hảng máy bay VietJet đã xem thường tài sản khách hàng và cố tình bao che cho bọn trộm cướp trấn lột hành khách một cách công khai.
Thông thường những chiếc va li nhỏ size 22”X 14” X9” đều được mang lên phi cơ. Nhưng vali của ông đã bị chận lại không thể mang theo khiến cho ông quên mất cái bóp có chứa một bao thư của nhà băng trong đó có khoảng 806 đô la. Từ Tân Sơn Nhất đến sân bay Vân Đồn, ông mở ngăn kéo lấy tiền thì chỉ còn lại cái bóp với cái bao thư còn sót lại 6 đô la. Cách ăn cướp nầy nghe nói đã diễn đi, diễn lại nhiều lần, nhan nhản tại các phi trường ở Việt Nam và bọn trộm cướp nầy chưa ai bị trừng phạt, bị bắt và các hảng máy bay vẫn tỉnh bơ xem như chuyện hàng ngày ở Việt Nam. Nạn nhân chẳng những không lấy lại được tài sản và còn bị cho ăn bánh vẽ. Những người có trách nhiệm tại phi trường, các ông bà Giám Đốc, dám xúi nhưng không bao giờ chường mặt ra để nhận lãnh trách nhiệm hoặc bồi thường sự thất lạc, mất mát của hành khách mà còn lấp liếm, che đậy hành vi của bọn tội phạm. Vì đâu nên nỗi? Có phải nghề trộm cướp, móc túi là hành vi hợp thức hóa của chính quyền Việt Nam? Hay đây là chủ trương của các ông bà Giám Đốc của hảng VietJet? Sự dung túng nầy đã khiến cho chúng tôi phải chính thức lên án VietJet và Ban Giám Đốc điều hành VietJet đã xem thường khách hàng và lời nói của chúng tôi.
Cũng nên nhắc lại sự việc cho rõ rằng, sau khi ông Stephan phát hiện bị mất 800 đô tại phi trường Vân Đồn, trong đoàn chúng tôi có người nhà tại Việt Nam đã trình bày với ông Tạ Việt Đức, người chịu trách nhiệm chính đã lập biên bản. Ông Tạ Việt Đức nói với chúng tôi rằng trong biên bản phải viết là “PAX khai báo hành lý bị thất lạc bên trong vali để đồ vật có giá trị”. Ông Đức còn lấy tin tức , số điện thoại, email của người đại diện và hứa rằng trong vòng hai, ba ngày sẽ có kết quả. Nhưng chờ mãi từ ngày 25/11 cho đến 29/11 vẫn chưa nghe động tỉnh gì. Khi đoàn chúng tôi bay trở lại Tân Sơn Nhất và đến hỏi cuộc điều tra tới đâu và vì sao không ai thông báo cho chúng tôi suốt mấy ngày qua thì người đại diện của VietJet là ông Nguyễn Đăng Khoa đã nói vòng vo, tam quốc chí và kết luận rằng ông ta không thấy có gì bất thường trong việc ăn cướp nầy? Và VietJet đã tìm cách thoái thác trách nhiệm bồi thường. Khách hàng bị mất cắp, hảng máy bay phải bồi thường. Đó là luật của tất cả các hảng máy bay trên toàn thế giới. Chỉ có ở Việt Nam là sài luật rừng. Kẻ cướp bình thường không thể nào biết chính xác hành lý nào có tiền bạc và tài vật có giá trị để moi móc và ăn cướp. Như vậy chúng ta có thể khẳng định đây là bọn an ninh phi trường. Kẻ có tay mắt, chúng biết liên kết, thông đồng nhau và có mánh khoé rõ ràng. Chúng đã lấy 800 đôla và vẫn còn giữ lại cái bóp với bao thư 6 đôla để đánh lừa khách. Nếu người khách đi ra khỏi phi trường thì xem như họ đã tự làm mất tiền. VietJet không có trách nhiệm và không mang tai tiếng.
Những chuyện trộm cướp, trấn lột, chèn ép khách du lịch là hành vi thiếu văn hoá, vô trách nhiệm, vô đạo đức mà an ninh phi trường và hảng máy bay VietJet cần phải chấn chỉnh và nghiêm khắc trừng phạt. Những sự việc đáng xấu hổ nầy lại bị chính quyền ngăn cấm không cho báo chí lên tiếng là nhằm che đậy, bảo vệ kẻ phạm pháp làm hoen ố hình ảnh quốc gia. Có người còn nói với chúng tôi rằng “bọn nầy không có danh dự và lòng tự trọng thì còn lo gì bị mất??” Nghe xong mà đau xót.
Số tiền đối với một doanh nhân như ông Stephan không đáng là bao. Nhưng ông, bạn bè ông, gia đình ông sẽ không bao giờ còn quay lại xứ sở đầy lừa dối và trộm cướp.
Chúng tôi viết  những lời nầy để cảnh tỉnh mọi người có về Việt Nam thăm quê hương đầy nhiễu nhương, dung chứa bọn phạm pháp thì phải hết sức cẩn thận.
Và nên tránh xa hảng máy bay VietJet vì:
-Máy bay vừa cũ, vừa bẩn, động cơ gầm rú rất bất thường.
-Không bao giờ dám tặng cho khách hàng một ly nước lạnh.
-Không bao giờ bay đúng giờ và trì hoản chuyến bay hai ba lần làm mất thời gian các cuộc du hành.
-Bị mất cắp không bao giờ đền bù.
-Quảng cáo thì rất xôm tụ nhưng thái độ phục vụ thì ngược lại.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu về VietJet để cung cấp thêm những khuôn mặt danh giá đã hình thành hảng máy bay đầy tai tiếng nầy.
Và vì sao báo chí và những người có trách nhiệm bảo vệ du khách ngoại quốc phải tránh xa không dám đụng đến? Họ là ai? Sức mạnh đô la hay sức mạnh quyền lực đã khiến cho mọi người sợ hãi?

Người Sài Gòn

Không có nhận xét nào: