Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

Bản tin ngày Thứ hai 17 tháng 2 năm 2020 - Hà Trung Liêm

Tưởng Năng Tiến –  Ơn Nghĩa 
Trong nỗ lực xóa bỏ ký ức tập thể về sự kiện này, người ta đã không chỉ đục bia, mà còn đục cả thơ... một hành vi không chỉ xảo trá với lịch sử, vô ơn với chiến sĩ mà còn đớn hèn và nhục nhã về chính trị. 
Nguyễn Anh Tuấn  
Ngày 11 tháng 11 năm 2018, báo Nhân Dân trang trọng loan tin: “Lễ kỷ niệm 100 năm ngày ký Hiệp ước đình chiến kết thúc cuộc chiến tàn khốc trong lịch sử nhân loại, đã diễn ra tại Khải Hoàn Môn trên đại lộ Champs Elysée ở trung tâm thủ đô Paris. Tham dự sự kiện này có 72 nguyên thủ và lãnh đạo quốc gia.”  
<!>
Tui lấy kính lúp xăm soi hoài nhưng không thấy mặt mũi của “lãnh đạo quốc gia” Việt Nam đâu ráo trọi. “Đại diện của dân tộc” này cũng khỏi có luôn, theo như lời phàn nàn của nhà báo Lưu Trọng Văn:

17/2/1979 Không phải là cuộc chiến chống xâm lược đúng nghĩa 
17.2.20 

Tôi trân trọng những giọt máu của những người lính QDNDVN đã đổ xuống phía Bắc ngày 17/2 /1979 . Nhưng cũng như cuộc chiến đánh Mỹ hy sinh một triệu mốt người lính cuộc chiến này về thực chất cũng là chỉ để bảo vệ Đảng CSVN -một thế lực độc tài. Tất cả những ý kiến cho rằng động lực của cuộc chiến này xuất phát từ lòng yêu nước . Tôi đồng ý. Nhưng đó là lòng yêu nước bị ngộ nhận. Cũng như dưới chế độ phong kiến ,bên cạnh khái niệm"trung quân ,báo quốc "còn tồn tại một khái niệm khác là "ngu trung". Khi đảng cộng sản là một tên "hôn quân vô đạo" thì người lính chỉ là chết thế cho tên hôn quân đó. Do vậy nhìn nhận lại điều này là để tránh cho tương lai chúng ta khỏi đi vào vết xe đổ của lịch sử,muôn đời làm kẻ chết thế cho một đảng phái chính trị,lợi dụng xương máu của người lính để thiết lập nên một chế độ công an trị,phản lại tổ quốc,phản lại dân tộc.

Vũ Kim Hạnh - Lời vĩnh biệt từ chốt tiền tiêu trên đồi Pha Long 
Vũ Kim Hạnh

17-2-2020 

Năm ngày trước, 12.2.2020, trên cả nước, hàng vạn thanh niên lên đường gia nhập quân đội. Những người lính mới ấy liệu có biết, có được nghe đến câu chuyện anh hùng của những đồng đội, cũng trẻ trung như mình, cũng vào những ngày sau Tết nguyên đán này, 41 năm trước đã chiến đấu giữ gìn biên cương, sơ tán dân, cứu dân, bỏ mình sau khi bắn những viên đạn cuối cùng.
Đúng ngày này, 17.2, 41 năm trước. Ngày 17.02.1979, Trung Quốc xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới, đốt sạch, phá hết mọi thứ trên đất Việt Nam, giết hại dã man dân thường. Đây là cuộc xâm lược thứ 17 của Trung Quốc trong lịch sử 2000 năm của nước ta, mỗi lần đều bị quân dân ta đánh đuổi để bảo vệ Tổ Quốc ta.
Nguyệt Quỳnh - Chung Một Số Mệnh 
17.2.20

Để tưởng niệm cụ Lê Đình Kình, một lão nông của thôn Hoành, người mở lại cho tôi ký ức về bóng dáng của những sĩ phu trong lịch sử VN

Nhà danh họa Leonardo Da Vinci có câu nói nổi tiếng: “Nếu bạn gắn được lộ trình của mình lên một vì sao, bạn sẽ có thể điều khiển được bất kỳ cơn bão nào.

Câu nói của ông làm tôi hình dung đến những cơn bão trong lịch sử VN, đến bóng dáng những con người đã điểu khiển những cơn bão ấy. Họ mặc áo nâu, đi chân đất, bình dị, đơn sơ nhưng mạnh mẽ. Cùng với họ, biết bao nhiêu triều đại, biết bao nhiêu thế hệ đã vượt buổi can qua.
Hãy nghe về cuộc gặp gỡ của một danh tướng và một nho sinh ở làng Hàm Châu.

EVFTA : Nông sản Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn gắt gao
Thanh Phương RFI
17/02/2020
Hiệp định thương mại tự do sẽ mở rộng cửa thị trường Liên Hiệp Châu Âu (EU) cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là nông sản. Nhưng vấn đề là các doanh nghiệp và nông gia Việt Nam có đáp ứng được các tiêu chuẩn rất gắt gao của các nước châu Âu hay không.
... Như vậy, theo giáo sư Võ Tòng Xuân, doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình đổi mới này. Trước đây lãnh đạo các cấp từ trung ương cho đến địa phương đều hô hào là nông dân trồng cây gì, nuôi con gì, mà không cần biết có ai mua hay không. Còn bây giờ, các doanh nghiệp nắm được đầu ra như thế nào, rồi từ đó mới tổ chức lại cho nông dân sản xuất theo đúng kế hoạch đề ra. Nếu Nhà nước nhiệt tình giúp nông dân và doanh nghiệp hoạt động, thì hành trình của nông sản xuất khẩu sang châu Âu sẽ rất suôn sẻ.
Điểm tin báo ngày Thứ hai 17 tháng 2 năm 2020


Virus corona: Mỹ sơ tán dân trên du thuyền bị cách ly tại Nhật Bản
BBC News
17/2/2020
Hai chiếc máy bay chở các công dân Mỹ đi trên tàu du lịch Diamond Princess về nước đã rời Nhật Bản.
Hãng tin Kyodo loan tin trên và cho hay, máy bay do chính phủ Hoa Kỳ thuê đã rời sân bay Haneda của Tokyo vào đầu giờ 17/2.
Có khoảng 400 người Mỹ đi trên tàu du lịch nói trên, bị cách ly ở thành phố Yokohama của Nhật Bản từ ngày 3/2 do phát hiện trên tàu có hành khách bị nhiễm virus corona chủng mới.
Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 17 tháng 2 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Yuen Yuen Ang  - Sự thay đổi chính trị đang đến với Trung Quốc?
Is Political Change Coming to China?
February 14, 2020
Nguyễn Quang A dịch
Yuen Yuen Ang là một Phó giáo sư về Khoa học Chính trị tại Đại học Michigan, Ann Arbor. Bà là tác giả của cuốn How China Escaped the Poverty Trap và China's Gilded Age sắp phát hành.

Ann Arbor – Ở Trung Quốc đương đại, sự biến đổi chính trị sâu sắc có thể – và đã – xảy ra mà không có sự thay đổi chế độ hay dân chủ hoá kiểu Tây phương. Thí dụ nổi bật nhất là giai đoạn “cải cách và mở cửa” bắt đầu trong năm 1978 dưới sự trông coi của Đặng Tiểu Bình. Mặc dù Đặng đã bác bỏ các cuộc bầu cử đa đảng, ông đã làm thay đổi căn bản đường hướng của Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ), cũng như sự phân bổ quyền lực bên trong nó.
Sách mới: “Cuộc đấu tranh vì dân chủ ở Trung Hoa lục địa, Đài Loan và Hồng Kông .
Quyền lực sắc và các sự bất mãn của nó” của Andreas Fulda
“Đầy các thấu hiểu lý luận và các câu chuyện quyến rũ trên thực địa, cuốn sách được viết kỳ công và hấp dẫn này kể câu chuyện về các nhà hoạt động ở Trung Hoa lục địa, Đài Loan, và Hồng Kông nghĩ và lập chiến lược như thế nào—đôi khi một cách cơ hội chủ nghĩa và lúc khác với ý định chủ ý—để thúc đẩy dân chủ trong các xã hội tương ứng của họ. Kết quả là một phân tích thuyết phục về làm sao và vì sao một số cố gắng đã thành công còn các nỗ lực khác đã thất bại, và các bài học các nhà hoạt động dân chủ tương lai phải rút ra từ cả hai.”
Nguồn Bản tin ngày Thứ hai 17 tháng 2 năm 2020

Không có nhận xét nào: