Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

Hiểu biết thêm với GS Huỳnh Chiếu Đẳng


Kính thưa quí bạn 
Hôm nay tôi gởi các bạn một vài chuyện đời thường
1. Hỏi cách biến trang sách chữ in ra thành chữ đánh máy
2. Sao mà dễ tin quá vậy

3. CDC không còn ý định dời người nhiễm coronavirus-mới về Costa Mesa nữa
4. RFI : Covid-19: "Đại dịch" tin giả hoành hành trên mạng
HCD 26-Feb-2020<!>

-------
(Theo qui ước xưa nay chữ tím là của hcd tôi viết vào, còn chữ xanh két hay chữ đen nghiêng là trích email của người khác. Không thấy màu chữ hay hình xin các bạn đọc attachment, không có attachment thì delete luôn, đừng đọc)  
From: TanTri Nguyen  
Date: 2/26/20 7:18 PM (GMT-08:00) 
To: "HCD J." <huy017@juno.com
Subject: xin chỉ dẫn 
Thưa Anh,
Tôi có vài tài liệu lịch sử trên giấy, muốn chuyển vào computer để tạo một file hầu có thể phổ biến cho bạn bè, hoặc chuyển vào USB để cất giữ.
Xin Anh hướng dẫn cho phương pháp làm ( không phải đánh máy lại ).
Cầu chúc Anh được sức khoẻ, Kính.  NTT.

HCD: Thưa anh, nếu là mấy năm trước thì chỉ có cách th6ong dụng ít mât thì giờ là anh scan từng trang tài liệu (máy scan thường tự động scan nguyên xấp) thành ra từ tấm ảnh, sau đó biến chúng thàng quyển sách scan PDF. Dạng nầy chỉ là hình từng trang tài liệu.
Muốn biến chúng thành chữ (Anh, Pháp) thì dùng software OCR nhận mặt chữ và đánh lại từ trang thành text, chính xác 98% hơi mất thì giờ. Còn nếu là chữ Việt có dấu thì OCR nhận dạng chỉ chính xác chừng 80%, phải sửa, đánh máy lại hay hơn là dùng software OCR
Còn như hiện giờ, tôi biết được một thứ đổi trang in chữ Việt sang dạng text rất nhanh và chính xác 99% hay 100% nếu chữ in rõ nét. Đó là dùng cái cell phone Google Pixel chụp từ trang, thay vì chụp thành ảnh thì set nó chụp thành chữ. Tôi đang xài nên biết rõ.
Thí dụ chúng ta nhận được cái business card, muốn biến chúng thành chữ để bỏ vào cell phone hay address book thì chụp hình tấm danh thiếp nầy, xong nó save lại dưới dạng text y như chúng ta dùng keyboard đánh vào.  Số phone trên business card biến thành dạng chữ số nên bấm gọi ngay được, địa chỉ cũng là hàng chữ, tìm bằng Google mape thấy vị trí ngay trên bản đồ.
Trang sách trang báo chụp bằng Pixel cũng có thể biến thành chữ đánh máy.
đó là những thứ tôi nghĩ ra được trong nhất thời.
==========

Cách tôi bắt vịt. 
Tin tức dịch bịnh gây nhiều lo âu, hôm nay xin giải trí bằng cách bắt con vịt mén nầy biếu các bạn chơi.
Từ: Muoi Nguyen
Chủ đề: Chuyển tiếp: Fr : Re: Chloroquine trị coronavirus thành công
Ngày: 4:14:36 CH GMT-8 ngày 26 tháng 2, 2020
Bonjour 
Tin vui giữa giờ tuyệt vọng? 
100 bệnh nhân Tàu đã hết bệnh khi uống 
Quinine trị sốt rét uống 1 viên 500 mg mỗi ngày trong 10 ngày đã hết bệnh 
Viện Pasteur Pháp lạc quan 
Còn ngừa coronavirus  thi   khi vừa cảm thì uống Tamiflu 1 viên Sáng Chiều 
Nếu phải đi máy bay thì uống 1 viên ngày di và 1 viên 2 ngày sau
Quý vị nào có nam châm tôi cho thì đeo ở ngực  liên  Tục
TM
Hiển 
Dr.(xoá) Minh (xoá)

HCD: Đoạn email bên trên là vịt mén tung ra, vịt nằm ngờ ngờ trước mắt mà có người vẫn chưa thấy ra.
1. Tin quinine trị bịnh dịch Vũ Hán đã tung ra chừng 15 ngày nay, tôi có đọc tin nầy, nhưng sau đó chẳng ai nhắc, lý do có lẽ không hiệu nghiệm. Chúng ta thấy rõ ràng là nếu quả thật ký ninh có hiệu nghiệm trị được bịnh coronavirus-mới thì tại sao mươi ngày nay vẫn có người chết, nhất là tại Vũ Hán và tại Iran số người chết không giãm. Tại sao ở xứ y khoa tiên tiến như Pháp Nhât vẫn có người chết. Bột những vị bác sĩ ở hai xứ nầy không biết tin là ký ninh diệt được coronavirus-mới sao. Đó chỉ là ảo tường nếu không nói là hoang tưởng. Bao nhiêu lần người ta nói Tàu đã có thuốc trị, Mỹ đã có thuốc trị, thế sao số người chết không giảm. Nếu quả Trung Quốc dùng ký ninh có hiệu nghiệm thì không còn người chết nhiều như hiện giờ. 
2. Bài nầy ghi là Đốc Tưa Tây... viết ra, nhưng sao có cái đoạn nầy: " Quý vị nào có nam châm tôi cho thì đeo ở ngực  liên  Tục" Đọc thấy  y như vị Đốc Tưa nầy đeo cái huy chương trước ngực ghi hàng chữ "Tôi Là Vịt" chánh hiệu Bà Lang Trọc đây.
Kết luận: Đọc nguyên bài thấy nó rời rạc không đầu không đuôi, giống như nồi xà bần trộn đủ thứ: nào là viện Pasteur, nào là Tamiflu, nào là Nam châm, chỉ thiếu sợi giây niệt nữa là dủ bộ. Không biết quí bạn già còn nhớ sợi giây niệt mà các bạn đã đeo khi còn thơ ấu không. 
-----
Thực ra tôi không biết có phải ông viết ra cái email trên có thật Đốc Tờ Y Khoa Tây hay không, hoặc là do vịt mén giả danh Đốc Tờ. 
Nhưng nếu là Đốc Tờ Tây thật thì xin cũng đừng buồn, vì ít ra cũng có một vị MD khác có trình độ ngang ngữa ông Tây. 
Số là tôi có biết một vị Đốc Tờ Mỹ, thật sự là MD tại Mỹ nói thế nầy: "Có gì mà sợ con coronavirus đã có mặt trên đất Mỹ từ lâu rồi".
Thiệt là hết ý, vị MD nầy không phân biệt nỗi giòng họ nhóm siêu vi coronavirus với cái con coronavirus-mới nầy. Chữ Anh chữ Pháp khi viết người ta đều thên chữ mới trước tên coronavirus. Các bạn có thấy lâu nay bao giờ tôi cũng viết coronavirus (novel), hẵn có bạn bực mình phải không. Không dư đâu, giòng họ coronavirus có cả con virus khác nhau. Con gây dịch toàn cầu hiện giờ là con virus trong giòng họ coronavirus nầy, nhưng nó mới tinh, nó có nhiều đoạn gen khả nghi, cho nên người ta mới nghi do phòng chế tạo võ khí sinh học tạo ra.
Vị đốc tờ Mỹ, và vị Đốc Tờ Tây viết mấy hàng trên cũng ngang ngữa nhau phải không.


2-26-2020 8-37-09 PM
Federal health officials on Tuesday said they had no plans to move quarantined cruise ship passengers from Travis Air Force Base to Orange County. Talks to open Fairview Developmental Center, a … View the article. https://flip.it/lVsIRX
HCD: Biết vậy hay vậy, chưa đọc chi tiết
--------------

Thưa quí bạn đây là bản tin đáng chú của đài phát thanh Pháp Quốc RFI. Tôi gởi các bạn nguyên văn lẫn phần âm thanh (attached, nếu các bạn ngán đọc).
Hiện giờ thì tin giả được dùng như là một vũ khí để hại nhau thủ lợi đủ mọi mặt. Nó cũng y như con coronavirus-mới không thể chống nỗi, ít ra là cho tới hiện giờ.

Hiện nay ở phần tiếng Việt chỉ có vài hãng bảo chế thuốc trị tin giả nhưng qui mô nhỏ xíu, MTC là một hãng lâu đời.
Covid-19: "Đại dịch" tin giả hoành hành trên mạng
Từ những thần dược cho đến những thuyết âm mưu, các tin giả về virus corona mới hiện đang lan truyền nhanh chóng trên các mạng xã hội, một « đại dịch » mà các tập đoàn Internet đang cố chống đỡ, nhưng không dễ ngăn chận. 
Thanh Phương
(audio MP3 được attached theo email nầy)
Theo lời giáo sư Carl Bergstrom, đại học Washington, một chuyên gia về tin giả trên mạng, được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, 26/02/2020, đa số những người phao tin giả chẳng thèm biết là người đọc có tin hay không. Họ chỉ dùng dịch bệnh này như là một phương tiện lý tưởng để đạt được mục đích của họ, hoặc để kiếm tiền, hoặc để gây hoang mang dư luận.

Một số người tìm cách bán hàng, chẳng hạn như bảo đảm với mọi người là cần sa có thể giúp ngừa virus dịch Covid-19. Những người khác thì cố thu hút người xem càng nhiều càng tốt để nhận tiền quảng cáo trên mạng.
Ấy là chưa kể những chiến dịch tuyên truyền nhằm làm suy yếu các nền dân chủ, tạo cảm tưởng là không thể tin vào ai được. Theo giáo sư Bergstrom, đó là chiến lược tuyên truyền ồ ạt, thường được nước Nga sử dụng.

Hôm 22/02, các quan chức Hoa Kỳ cho hãng tin AFP biết là hàng ngàn tài khoản với tên giả có liên hệ với Nga trên các mạng xã hội Facebook, Twitter, Instagram đang phao những tin thất thiệt có nội dung chống Mỹ về virus corona mới. Cụ thể, chiến dịch thông tin này để lan truyền các thuyết âm mưu, lúc thì cho rằng virus Covid-19 là do Mỹ tạo ra để gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc, lúc thì khẳng định đây là một vũ khí sinh học do CIA chế tạo, hoặc đây là một phần trong chiến lược của phương Tây tuyên truyền chống Trung Quốc.

Matxcơva, qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga, đã bác bỏ những cáo buộc nói trên của Mỹ. Nhưng các cáo buộc đó không phải là không có cơ sở, vì trước đây, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, cơ quan mật vụ Liên Xô đã từng nhiều lần tuyên truyền rằng bệnh SIDA chính là do các nhà khoa học Mỹ tạo ra.

Rất nhiều người tin vào những thuyết âm mưu đó, đơn giản chỉ là vì cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguồn gốc của dịch Covid-19, nên công chúng phải tự đi tìm hiểu, và hầu như ai cũng lên các mạng xã hội để tìm lời giải đáp.
Ngay từ đầu tháng 2, Tổ Chức Y Tế Thế giới WHO đã cảnh báo về « đại dịch » tin giả này, bởi vì có quá nhiều thông tin sai lạc về dịch virus corona mới, gây thêm khó khăn cho công việc của họ và của các cơ quan y tế các nước.
Vì nghe theo các tin giả, nên người dân càng thêm hoảng loạn, và thế là mọi người đổ xô đi mua khẩu trang bảo hộ y tế, hay bị sốt một chút cũng chạy đến khoa cấp cứu của bệnh viện, vốn đã bị quá tải, hoặc ngược có những triệu chứng bị nhiễm Covid-19, nhưng giấu nhẹm vì nghe đồn là những người bệnh sẽ bị thế này thế kia.

Để phối hợp chống « đại dịch » tin giả, cách đây 10 ngày, WHO đã họp với đại diện các tập đoàn công nghệ tin học (Facebook, Twitter, Google - bao gồm cả YouTube - ngay tại trụ sở của Facebook ở khu Silicon Valley.
Các tập đoàn này đã tăng cường các chính sách hiện có, tức là gỡ bỏ mọi nội dung có thể gây phương hại cho công chúng, những quảng cáo về các phương thức điều trị nguy hiểm, và thay vào đó là những thông tin đáng tin cậy, trong đó có những thông tin đến từ WHO.
Riêng Facebook còn dựa vào chương trình "Third party fact-checking", tức là nhờ một bên thứ ba thẩm tra thông tin, một chương trình được phát triển từ năm 2016.

Trong khi đó, theo đài truyền hình Mỹ CNBC, tập đoàn thương mại trực tuyến Amazon đã rút khỏi trang mạng những sản phẩm được quảng cáo là « thần dược » chống virus corona.
Nhưng đối với giáo sư Carl Bergstrom và Jevin West, hai đồng tác giả một cuốn sách về tin giả sắp được phát hành, những biện pháp nói trên chẳng có tác dụng gì đáng kể, lý do là vì cơ cấu của các mạng xã hội vẫn tạo điều kiện dễ dàng cho sự lan truyền của những tin « giật gân » hoặc sai lạc. Các học giả khác ở Mỹ thì cho rằng những nỗ lực thẩm tra thông tin có thể chẳng có tác dụng gì, thậm chí còn phản tác dụng.
Tóm lại, chưa biết thế giới có sẽ chặn đứng được dịch Covid-19 hay không, nhưng rõ ràng là không dễ gì dẹp được « đại dịch » tin giả trên mạng.

Không có nhận xét nào: