Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

VIDEO TƯỞNG NIỆM CỤ KÌNH - NHÂN LỄ THẤT TUẦN 49 NGÀY

CỤ LÊ ĐÌNH KÌNH
Sinh năm 1936.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguyên quán: Đồng Tâm - Mỹ Đức - Hà Nội.
Nguyên Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm .
Nguyên Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm.
58 năm tuổi Đảng.
Thủ lĩnh tinh thần của Nhân dân Đồng Tâm.
Tổ trưởng Tổ Đồng Thuận xã Đồng Tâm.
Đã bị tra tấn tại nhà riêng và hy sinh sau nhiều phát đạn tấn công của lực lượng Cảnh sát Cơ động, Bộ Công An rạng sáng ngày 09 tháng 01 năm 2020 (tức ngày Rằm tháng Chạp năm Kỷ Hợi). Thi hài sau đó bị mổ phanh trước khi trả về cho gia quyến. Hưởng thọ 84 tuổi.<!>

Oan hồn Lão nông Lê Đình Kình vẫn hiện về u uất trên cánh đồng Sênh và trong các con ngõ làng Hoành.

Ngày hôm nay, mùng 4 tháng 2 năm Canh Tý (26/2/2020), là lễ thất tuần 49 ngày Cụ Lê Đình Kình, xin cùng tưởng niệm Cụ và cùng cầu nguyện theo bất cứ tôn giáo hay tín ngưỡng nào để linh hồn Cụ được mát mẻ và linh thiêng, đưa đường chỉ lối tìm ra sự thật và công lý cho linh hồn Cụ và giúp con cháu cùng dân làng thoát khỏi kiếp nạn này.


Xin chia sẻ video ĐẶC BIỆT ghi lại Lễ tưởng niệm Cụ Lê Đình Kình, được diễn ra tại Đền Ngọc Sơn, sáng ngày 19 tháng 1 năm 2020. Nghi lễ này do Họa sĩ Lê Quảng Hà và các cộng sự thực hiện:

- Quỳ trước sân đền, dâng văn kính cáo và cầu khấn Cửu Thiên Vũ Đế Hưng Đạo Đại Vương và Văn Xương Đế Quân là những vị Thánh được thờ trong đền phù trợ cho buổi lễ diễn ra chu viên.


- Mặc tang phục (vận tang phục ở ngực có vẽ vòng tròn Đồng Tâm bằng màu đỏ, chít khăn tang trắng), bịt khẩu trang đen, cầm phướn trắng lặng lẽ nối bước nhau đi ra cầu Thê Húc, và ra cổng chính của Đền Ngọc Sơn.


Không có nhận xét nào: