Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2022

Hình Chúa, Phật, Trần Hưng Đạo không thật - Nguyễn Tài Ngọc


Á Châu chúng ta có tục lệ thờ cúng tổ tiên. Trên bàn thờ chúng ta để ảnh người đã khuất như bố mẹ, ông bà, để khi cúng vái, con cháu nhớ đến bóng dáng người thân một thuở nào.Chúng ta thờ ảnh của người đã khuất - bố mẹ, ông bà,..- vì chúng ta biết đó là người thân của mình. Nếu người nào đưa ảnh của một người lạ, nói ảnh đó là của bố mẹ, ông bà, để mình để trên bàn thờ cúng vái thì tôi chắc chắn quý vị sẽ vất ảnh vào sọt rác vì nó không phải là người thân thuộc.Ấy thế mà tôi không hiểu sao người ta lại quá mê tín dùng hình ảnh giả mạo của người mình kính trọng để tôn thờ.
<!>
Tôi xin đưa thí dụ của “Đức Thánh Trần” Trần Hưng Đạo. Khắp nơi, Việt Nam hay ở Mỹ, đều có tượng Trần Hưng Đạo. California thì trên San Jose trước Grand Century Shopping Mall có tượng Trần Hưng Đạo. Orange County thì trên đường Bolsa có tượng Trần Hưng Đạo với bàn thờ đôi lúc khói ngang nghi ngút.

(Tôi xin mở ngoặc ở đây là tôi không biết ai phong Trần Hưng Đạo lên chức “Đức Thánh Trần”? Người ở đường mòn Hồ Chí Minh hay kẻ trốn dưới đường hầm Củ Chi? Dựa trên sách vở, kinh kệ, Hàn Lâm Viện nào? Theo tiêu chuẩn nào? Hội đồng giám khảo phong chức là ai, có bao gồm đồng chí Phạm Văn Đồng, ông Đạo Dừa hay Chiêm tinh gia Huỳnh Liên không?)

Mặt của những bức tượng Trần Hưng Đạo tương tự với mặt của Trần Hưng Đạo trong tờ giấy bạc 500 đồng thời Việt Nam Cộng Hòa:


Khổ một nỗi gương mặt này không phải của Trần Hưng Đạo. Trần Hưng Đạo sinh năm 1228, thời bấy giờ không có iPhone, không có Facebook để post hình thì ai biết mặt mũi ông ra sao?

Nếu nói vẽ chân dung phác họa thì Việt Nam chúng ta chẳng có họa sĩ tài ba Leornardo de Vinci hay Michelangelo nên không thể nào vẽ lại mặt của Trần Hưng Đạo.

Ảnh vẽ chân dung sớm nhất của nhân vật lịch sử Việt Nam là vua Gia Long, lên ngôi năm 1802 (Trần Hưng Đạo sinh trước Gia Long 600 năm). Việt Nam chúng ta quá nghèo nàn về họa sĩ có nhân tài, bằng chứng là ảnh này của vua Gia Long là do một người Pháp vẽ chứ không phải người Việt vẽ:


Tương tự như Trần Hưng Đạo, hình vẽ hay tượng của Chúa Giê-xu và Đức Phật cũng không phải là thật.

1. Chúa Giê-xu:

Tôi vào Internet, Google hình Chúa Giê-xu thì nó ra một số hình vẽ đương thời sau đây:


Bức tranh này vẽ Chúa Giê-xu đang giảng trên đồi, tựa đề là Sermon on the mount, Carl Bloch vẽ năm 1877:


Một trong những bức tranh nổi tiếng nhất có hình Chúa Giê-xu là “The last supper”, vẽ năm 1495-1498, hiện giờ trưng bày ở nhà thờ Santa Maria delle Grazie, Milan, Italy. Nó nổi tiếng vì họa sĩ vẽ nó là Leonardo da Vinci:


Nếu nói về tranh vẽ chân dung Giê-xu rõ, xưa nhất mà nhân loại tìm được thì tranh vẽ Chúa Giê-xu sau đây khám phá vào thế kỷ thứ Sáu, hiện giờ giữ ở nhà thờ St. Catherine’s Monastery ở Sinai, Ai-Cập:


Còn hình xưa nhất vẽ về Giê-xu trong bất cứ điều kiện nào thì hình sau đây vẽ trên tường của một nhà thờ xây vào thế kỷ thứ ba ở Dura Europus, Syria, câu chuyện Giê-xu chữa lành cho người bị liệt. Để ý là tuy không rõ lắm, người này vẽ Giê-xu (bên phải) không có râu và tóc ngắn, trong khi tất cả hình vẽ Giê-xu bây giờ là tóc dài và râu xồm xoàm:


Tất cả hình vẽ Giê-xu trên, từ đương thời đến 150 năm trước đây, 700 năm trước đây, 1500 năm trước đây, 1800 năm trước đây…, không thể nào là chân dung thật sự của Giê-xu vì thứ nhất, không bao giờ có tranh vẽ chân dung Giê-xu lúc còn sống (Chúa sinh ra đời khoảng năm 6 đến 4 trước Công Nguyên, bị xử tử trên thập tự giá vào khoảng năm 30 - 36 Công Nguyên), và thứ hai, không một nơi nào trong Kinh Thánh miêu tả gương mặt Giê-xu ra sao.

Chỉ có một đoạn này trong sách Khải Huyền đoạn 1:13-14, sứ đồ Giăng (John) miêu tả Giê-xu như thế này: “…và giữa những chân đèn, có người nào như Đức Con, mặc áo choàng với một dây đai vàng chéo trên ngực. Tóc Ngài trắng như lông cừu trắng, như tuyết, mắt rực sáng như ánh lửa (And in the midst of the lampstands one like a son of man, clothed with a long robe and with a golden sash around his chest. The hairs of his head were white, like white wool, like snow. His eyes were like a flame of fire - Revelation 1:13-14).

Thành thử ra không cần là thám tử, một người có thể kết luận 100% là những hình vẽ về Giê-xu chỉ là từ trí tưởng tượng của cá nhân người vẽ, không ai biết mặt mũi Giê-xu ra sao.

Ở đây, tôi xin bàn rộng thêm một tí là nền văn minh La-Mã 2000 năm về trước là siêu đẳng, từ quân đội đến công binh, kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc… Có những chiếc cầu người La-Mã xây dựng hai nghìn năm trước bây giờ vẫn còn tồn tại ở Italy, không như đường cao tốc “siêu đẳng” ở Việt Nam xây chỉ có vài năm là ổ gà mọc ra như nấm.

Những nhà cầm quyền nổi tiếng trong lịch sử La-Mã trước hay trong thời Giê-xu đều có tượng, hình vẽ, ghi lại chân dung họ ra sao.

1. Julius Caesar (sinh 100BCE – tử 44BCE): người có công gây dựng Cộng Hòa La-Mã trở thành đế quốc La Mã. Julius Caesar sinh năm 100 trước Công Nguyên, sinh trước Giê-xu gần một trăm năm, thế mà nhân loại tìm được vết tích chân dung của ông ta:

a. trong tiền cắc: Julius Caesar là nhà lãnh đạo đầu tiên cho khắc gương mặt của mình vào tiền cắc:


b. Bức tượng đá mài này khắc năm 46 trước Công Nguyên mà các khảo cứu gia nói là mặt của Julius Caesar lúc 40 tuổi:


c. Tượng này, khắc vào năm 50-40 trước Công Nguyên, là chân dung của Julius Caesar vào khoảng thời gian trước khi ông ta bị ám sát, 55 tuổi:


2. Augustus Caesar (sinh 63BCE – tử 14CE), Hoàng Đế từ 27BCE - 14CE: là cháu ruột và con nuôi của Julius Caesar nên khi Julius Caesar chết, Augustus lên ngôi Hoàng Đế thứ Nhất của Đế quốc La-Mã. Chúa Giê-xu sinh sống trong thời gian Augustus là Hoàng đế.

Bức tượng đá mài Augustus of Prima Porta sau đây của Augustus cao 2.08 mét, nặng 1,000 kí-lô. Đây là bản copy của tượng đúc bằng đồng vào khoảng năm 20 BCE trước Công Nguyên. Người ta đoán bức tượng này khắc vào năm 29 Công Nguyên.


2. Tiberius Caesar Augustus (sinh 42BCE – tử 37CE), Hoàng Đế từ 14CE - 37CE: con nuôi của Augustus, Hoàng đế thứ Nhì của Đế quốc La-Mã. Chúa Giê-xu chết trên thập tự giá trong thời gian Tiberius là Hoàng đế.

Bức tượng đồng dưới đây của Tiberius người ta đoán là khắc vào năm 37 Công Nguyên:

Những tượng khắc bên trên cho thấy Julius Caesar, Hoàng Đế La-Mã Augustus và Tiberius sống cùng thời điểm với Chúa Giê-xu, có chân dung rõ ràng vì họ là nhân vật quan trọng cầm đầu một quốc gia (và vì họa sĩ, điêu khắc gia La-Mã quá thiện nghệ ghi lại hình dạng và nét mặt của một người không cần máy chụp hình).

Chúa Giê-xu chỉ là một nhân vật tầm thường thời bấy giờ nên không có dấu tích gì của Giê-xu (tưởng tượng năm 2222 dân Mỹ học lịch sử thì sẽ biết hình dạng của Abraham Lincoln, của Donald Trump, của Joe Biden, chứ chẳng biết quý vị và tôi là ai vì chúng ta là thường dân).

Tôi có thể nói chắc chắn là hình ảnh Chúa Giê-xu mà chúng ta thấy hiện giờ không phải là Giê-xu.

Nếu dùng dùng nhân chủng học, khảo cổ học, giấy viết dùng ngày xưa, khoa học, để tái tạo lại một người đàn ông sống vào thời Giê-xu 2000 năm trước đây thì nó rất khác xa hình dạng một Chúa Giê-xu cao ráo, da trắng, râu ria xồm xoàm như chúng ta thấy trong tranh vẽ và hình tượng hiện giờ.

Joan Taylor, giáo sư dạy ở King’s College, London, viết một quyển sách tựa đề là What Did Jesus Look Like. Bà ta nghĩ rằng Giê-xu cao khoảng 1.65 mét (5ft5), tóc đen, mắt nâu, da nâu đen (hai nghìn năm trước người Do Thái da nâu đen như người Ai-Cập, chứ không trắng như bây giờ).

Ông Bas Uterwijk tái tạo lại hình ảnh của một người đàn ông thời đó mà Chúa Giê-xu có thể giống, như thế này:


Trong khi đó, Richard Neave, chuyên gia người Anh về tái tạo gương mặt, tạo ra chân dung một người đàn ông sau đây mà Chúa Giê-xu có thể giống vào thời đó:


2. Đức Phật:

Đức Phật, tên Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Siddhārtha Gautama), sinh năm 480BCE trước Công Nguyên, mất năm 400BCE trước Công Nguyên, khoảng 400 năm trước khi Giê-xu sinh ra đời.

Năm, sáu trăm năm sau khi Đức Phật chết thì không bao giờ có tranh vẽ hay hình tượng có chân dung Đức Phật. Ngược lại tranh, tượng Phật chỉ là những vật ám chỉ như dấu chân, cái lọng, hay cây Bồ-đề.

Hai hình sau đây là thí dụ: bức tượng Đức Phật khắc năm 200-300 Công Nguyên không có đầu, không thể nào biết mặt mũi Phật như thế nào:


Hình dưới đây biểu hiệu Đức Phật, chỉ là dấu chân mà không có mặt, đúc vào Thế kỷ thứ Nhất trước Công Nguyên:


Sau gần 500 năm lời Phật dạy chỉ truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác thì vào năm 29 trước Công nguyên, ở Hội đồng Phật giáo Thứ tư, kinh Phật mới được viết xuống trong bộ kinh Pali. Cùng theo đó trong kinh Pali cũng ghi lại là 32 diện mạo và 80 cá tính của Phật (tôi chép lại 32 điều diện mạo này ở cuối bài bằng tiếng Anh).

Từ đó thì tượng khắc gương mặt của Đức Phật mới xuất hiện. Tượng dưới đây đúc vào cuối Thế kỷ thứ Nhất:


Hình gương mặt Phật trong bốn tượng sau đây từ thế kỷ thứ 3-5 cho đến thế kỷ thứ 15-16, đúc từ các quốc gia khác nhau cho thấy mặt Phật không đồng nhất:

Tượng Hàng 1: bên trái, thế kỷ Thứ Ba-Thứ Năm, Ấn-Độ. Bên phải, thế kỷ Thứ Mười Hai, Khmer.

Hàng 2: bên trái, thế kỷ Thứ 15-16, Thái Lan. Bên phải, thế kỷ Thứ 5-6, Cam Bốt hay Việt Nam.


Những tranh vẽ, tượng nắn chân dung của Chúa, Phật, Trần Hưng Đạo…, từ Bến Hải đến Cà Mau, từ Ấn-Độ đến Tòa Thánh Vatican, đều là do trí tưởng tượng của người vẽ. Nhân gian muốn thần thánh hóa người mình sùng bái nên vẽ hay khắc tượng một người cao ráo, bảnh trai khôi ngô tuấn tú để tạo thêm sự thu hút quần chúng.

Tôi thấy vô số người qua các phương tiện truyền thông xã hội truyền bá giáo lý ngụ ngôn tôn giáo của mình cho người khác biết. Muốn thuyết phục người khác thì việc đầu tiên là mình phải có uy tín. Nếu chính mình còn dùng tranh ảnh không phải thật của Chúa Giê-xu, của Đức Phật, của Trần Hưng Đạo…thì làm sao mình có uy tín, mình thể trông cậy người khác tin vào những gì mình muốn nói?

Nguyễn Tài Ngọc

12-July-2022

The 32 major characteristics are:

1. Level feet
2. Thousand-spoked wheel sign on feet
3. Long, slender fingers
4. Pliant hands and feet
5. Toes and fingers finely webbed
6. Full-sized heels
7. Arched insteps
8. Thighs like a royal stag
9. Hands reaching below the knees
10. Well-retracted male organ
11. Height and stretch of arms equal
12. Every hair-root dark colored
13. Body hair graceful and curly
14. Golden-hued body
15. Ten-foot aura around him
16. Soft, smooth skin
17. Soles, palms, shoulders, and crown of head well-rounded
18. Area below armpits well-filled
19. Lion-shaped body
20. Body erect and upright
21. Full, round shoulders
22. Forty teeth
23. Teeth white, even, and close
24. Four canine teeth pure white
25. Jaw like a lion
26. Saliva that improves the taste of all food
27. Tongue long and broad
28. Voice deep and resonant
29. Eyes deep blue
30. Eyelashes like a royal bull
31. White ūrṇā curl that emits light between eyebrows
32. Fleshy protuberance on the crown of the head

Tài liệu tham khảo:

Không có nhận xét nào: