Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2022

Bản tin ngày Thứ hai 25 tháng 7 năm 2022 - Hà Trung Liêm

Tưởng Năng Tiến –  Dép Râu

https://docs.google.com/document/d/1W5SQTTc5jFFO8EJFnqp9qPtAaco2O5Y0/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe rằng: “Dầy dép cũng đều có số, nói chi đến con người.”

Quả là có thế!

Chả thế mà tiếng Việt không thiếu những hạn từ liên quan đến vận mạng, định mệnh, số kiếp, số mạng, số phận, vận số, mệnh số, duyên số, phần số: số xui, số hên, số đen, số đỏ, số mạt, số nghèo, số giầu, số làm quan, số làm đĩ, số ăn mày, số xa nhà, số đi tu, số ở tù …

<!>

Tuy thế, loại dép râu (hay còn gọi là dép lốp, dép cao su, dép Bình Trị Thiên) thì chả có số má gì ráo trọi. Mẫu mã cũng không luôn. Đôi nào ngó cũng vậy. Cứ nhắm vừa chân ai là người đó xỏ đại vô – one size fit all – già trẻ, lớn bé, gái trai đều giống như nhau.

Thô kệch, trần trụi vậy thôi nhưng đôi dép lốp đã từng được thi hào Tố Hữu cho “lên tầu vũ trụ” và có tên trong Wikipedia, phiên bản tiếng Anh: 

“The Ho Chi Minh sandals (Vietnamese dép lốp ‘tire sandal’) are a form of sandal made from discarded tires. Along with the khăn rằn scarf, they were a distinctive clothing of Viet Cong soldiers. These shoes were often called ‘Ho Chi Minh sandals’ or ‘Ho Chis" by Americans.”

Nguyễn Văn Tuấn - Những khuyết tật qua một phiên toà dị kì

24/7/2022

https://docs.google.com/document/d/1iqst7nhf09SYxyCEHK5VmEJl2zZSzZ2_/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Những ai từng theo dõi nền tư pháp Việt Nam không thấy ngạc nhiên với bản án dành cho Thiền Am hôm 21/7/2022. Nhưng diễn biến của vụ án và phiên toà cho thấy nhiều khuyết tật trong xã hội ngày nay. Ở đây, tôi chỉ nêu 8 khuyết tật liên quan đến thiết chế và văn hoá xã hội.

Người ta không ngạc nhiên với bản án là vì hầu như tất cả các bản án ở Việt Nam được xử theo điều luật 331 đều đã được định trước. Tất cả 6 người trong Thiền Am bị kết tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Đó là một tội danh mà các cơ quan nhân quyền quốc tế nhận xét là ‘rất mơ hồ’, hiểu theo nghĩa muốn kết tội ai cũng được.

Quang Nguyên - Việt Nam vẫn tin vào khả năng “đu dây”

24/7/2022

https://docs.google.com/document/d/1o6f-oxUEvxb6Wm-JueeNJtutgx0wO1-G/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Khi được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thông báo rằng lần này sẽ phải xếp Việt Nam vào Hạng 3, có lẽ nhà nước Việt Nam bị sốc nặng.

Phỏng vấn Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng về việc bộ ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào hạng 3, hạng tệ hại nhất, về nạn buôn người.

Ngày 19/7 vừa qua, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã công bố báo cáo, đánh giá Việt Nam “không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn tối thiểu để xóa bỏ nạn buôn người và không có những nỗ lực đáng kể để làm vậy”, do đó Việt Nam bị xếp vào nhóm 3, gồm những quốc gia có thể bị hạn chế nhận viện trợ từ Washington trong tương lai.

Trả lời câu hỏi về nỗ lực hơn 2 thập niên của BPSOS để có thành quả là bộ ngoại giao Mỹ đưa VN vào hạng 3, nghĩa là hạng tệ hại nhất, về nạn buôn người. TS Nguyễn Đình Thắng nói:

Điệp Mỹ Linh - Tìm Nhau Từ Thuở của  Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh

Điểm sách

https://docs.google.com/document/d/1ECxeAFimG7NOD_5-SMrGoKmV1GeY9MXC/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sau đó, để tỏ sự kính trọng đối với một nhà văn lão thành, tôi đọc/viết về tác phẩm Tìm Nhau Từ Thuở; rồi chuyển đến Ông.

Bài điểm sách này được viết, chuyển đến tác giả Toàn Phong và đăng trên website của Điệp Mỹ Linh – chứ chưa được phổ biến rộng rãi – từ khi phu nhân của Cố Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh bị bạo bệnh. Hôm nay, tôi xin hiệu đính/bổ túc vài chữ.

Thời gian gần đây, hay tin sức khỏe của Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh bị giảm sút nhanh, tôi cũng vẫn không muốn phổ biến bài điểm sách này; vì ngại sẽ bị độc giả “cho là” “dựa hơi” hoặc “thấy sang bắt quàng...”!

Hôm nay, July/24/2022, được tin Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh đã về miền Viên Miễn, tôi xin trân trọng kính nhờ quý vị Webmasters và báo chí phổ biến bài điểm sách này – như lời đưa tiễn cuối cùng dành cho nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh.

ĐIỆP MỸ LINH

“Long tranh Hổ đấu” dịp này và phản ứng của Việt Nam

Hoàng Ngọc Hiền

Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội

24/7/2022

https://docs.google.com/document/d/18q7kf3ukP3B-j8LfVwrNrIprs62v_2tk/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tàu khu trục USS Benfold trở về Căn cứ Hải quân San Diego, California - hình chụp năm 2013

Theo những nguồn tin không muốn để lộ danh tính, việc tàu USS Benfold có thể không ghé thăm Đà Nẵng từ nay đến cuối tháng 7, có quan hệ tới những căng thẳng liên tục hiện nay và sắp tới giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Căng thẳng nhỡn tiền là ngày 20/7 vừa rồi, Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tố cáo Mỹ gây ra nguy cơ an ninh khi điều tàu đi qua tuyến đường thủy nhạy cảm là eo biển Đài Loan.

Trong khi đó, Hạm đội 7 thuộc Hải quân Hoa Kỳ “đấu lại” rằng, khu trục USS Benfold đã thực hiện chuyến hải hành “thường lệ” qua eo biển Đài Loan, vượt qua vùng biển quốc tế, “phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Có phải Singapore đang theo đuổi một giải pháp khí hậu sai lầm bằng cách mua Thủy Điện Mekong?

(Is Singapore pursuing a false climate solution by buying Mekong hydropower?)

Maria Siow – Bình Yên Đông lược dịch

South China Moening Post – 16 July 2022

https://docs.google.com/document/d/1iyR_-oihIXFTYFjqL_v9aCL9V6JuBq90/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

* Mặc dù thủy điện có dấu chân carbon thấp, nó có ảnh hưởng tàn phá đối với môi trường và các cộng đồng ở địa phương, đưa đến ‘bất bình đẳng lớn lao’, các nhà phân tích nói

* Thỏa thuận của Singapore với Lào đến khi nước nầy tìm cách xây 100 đập vào năm 2030 một phần để trả nợ cho Trung Hoa, nhưng các chuyên viên nói nước đá ở biển tan sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng thủy điện theo thời gian

Khi Singapore bắt đầu nhập cảng thủy điên Mekong như một phần của mục tiêu thực hiện phóng thích 0 ròng vào năm 2050, các chuyên viên đã bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng của mậu dịch năng lượng tái tạo xuyên biên giới, trong khi cẩn thận trong việc xem Lào như một “bình điện của khu vực”.

Tháng rồi, quốc gia thành phố loan báo rằng họ đã bắt đầu nhập cảng năng lượng tái tạo từ Lào qua Thái Lan và Malaysia, sau khi một thỏa thuận mua điện 2 năm được ký kết giữa Keppel Electric và công ty quốc doanh Electricite du Laos của Lào.

Thọ Nguyễn - Suy ngẫm (1) : Sao lại phải giống nhau?

24/7/2022

https://docs.google.com/document/d/1mCW2mQe6ebgyKc_1Nh-wveaq-Zs1SiRl/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tôi có thói xấu là hay chửi chính phủ. Bà Merkel luôn bị tôi phê phán là "thân tàu“, là "ngậm miệng ăn tiền“. Ông Schröder, thủ tướng của đảng SPD thuộc cánh tả, thì bị tôi phê là "đồng chí của bọn chủ“.

Chính phủ mới toanh của ông Scholz thì tôi coi là bọn "vừa éo vừa run“. Nói ủng hộ Ukraine nhưng lại sợ Nga nó coi mình là bên tham chiến. Thế là có mấy cái xe tăng mà cứ thậm thà thậm thụt.

Nhưng ở Đức không ai coi những kẻ như tôi là "bất đồng chính kiến“ (Dissident), là "phản động“ (Reaktionär).

Khái niệm "bất đồng chính kiến“ (Dissident theo tiếng Latin "dissidēre" là "bất đồng, mâu thuẫn") dùng để chỉ một người công khai chống lại quan điểm chung hoặc đường lối chính trị, tôn giáo. Thời trung cổ và cận đại, thuật ngữ này chủ yếu được gắn cho những ai chống lại giáo hội thiên chúa.

Thời sự đó đây ngày Thứ hai 25 tháng 7 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1DkaiLFjuTpkkl0BeP2w6nOSH_AYS3j9n/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Alex Wu* - Nhiều khả năng bà Pelosi sẽ đến thăm Đài Loan bất chấp đe dọa từ ĐCSTQ

25/7/2022

https://docs.google.com/document/d/1G62s6hKvF7E_YWJVsYw1XI6s-P1oSFUx/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tổng thống (TT) Joe Biden đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ nội bộ chính phủ sau khi ông trích dẫn quan điểm của các cố vấn quân sự của mình rằng chuyến thăm như được đưa tin của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến Đài Loan “không phải là một ý hay.” Bất chấp chính quyền cộng sản Trung Quốc đưa ra nhiều lời đe dọa chống lại chuyến thăm đã được lên kế hoạch từ trước này, các chuyên gia tin rằng có nhiều khả năng bà Pelosi sẽ đi hơn là lùi bước.

Tập Cận Bình đã gây hại cho kinh tế Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: “How Xi Jinping is damaging China’s economy”, The Economist, 26/05/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

https://docs.google.com/document/d/1GXQXw3tJEIHANTHF2B4VcbqQkJiHBUFH/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Những chính sách thiếu linh hoạt đang lấn lướt chủ nghĩa thực dụng tại Trung Quốc.

Hơn 20 năm qua, Bắc Kinh là nguồn tăng trưởng mạnh nhất và đáng tin cậy nhất đối với nền kinh tế thế giới, đóng góp một phần tư vào tăng trưởng GDP toàn cầu suốt giai đoạn ấy, và liên tục tăng quy mô trong 79 trên tổng số 80 quý. Trong phần lớn thời gian kể từ lúc Trung Quốc mở cửa sau khi Mao qua đời, Đảng Cộng sản đã chọn hướng tiếp cận thực dụng trong việc làm giàu cho quốc gia bằng cách kết hợp các cải cách thị trường với sự kiểm soát của nhà nước.

Tuy nhiên, giờ đây, nền kinh tế ấy đang bị đe dọa. Trước mắt là bởi chiến dịch zero-covid khiến nền kinh tế thụt lùi và có thể đưa đến tình trạng bấp bênh. Điều đó làm trầm trọng thêm một vấn đề lớn hơn, đó là cuộc đấu tranh tư tưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình để tái tạo chủ nghĩa tư bản nhà nước. Nếu cứ tiếp tục như vậy, Trung Quốc sẽ phát triển chậm hơn, theo một cách khó đoán hơn, với nhiều hậu quả cho thế giới và chính nó.

Nguồn:

Bản tin Điểm Nhấn

Báo Quốc Dân

Không có nhận xét nào: