Kính thưa quí bạn
Lại nói chuyện đời thường. vài chuyện dưới đất một chuyện trên trời
1. Chung kết câu hỏi về thứ hạng trong kỳ thi Tú Tài
2. Nên biết qua: Chó cưng liếm vào vết thương, người phụ nữ bị mất cả chân tay
3. Nói về khỉ-người và người-khỉ
4. Vừa tìm thấy siêu trái đất, có khi có bà con trên đó.
5. Hồi 4:00 chiều nay, cướp tại nhiều nơi ở thành phố Garden Grove, đâm chết 4 người bị thương 2 người
HCD 8-8-2019
(Theo qui ước xưa nay chữ tím là của hcd tôi viết vào, còn chữ xanh két hay chữ đen nghiêng là trích email của người khác. Không thấy màu chữ hay hình xin các bạn đọc attachment, không có attachment thì delete luôn, đừng đọc) <!>
From: Tran Viet Long [mailto:tranv ng@ hot ail.com]
Sent: Thursday, August 8, 2019 11:32 AM
To:
HCD j
Subject: Re: Con vit gia danh, thi Tu Tai,
Thưa Anh Huỳnh Chiếu Đẳng,
Điểm số và thứ hạng thi Trung học Đệ nhất cấp, Tú tài I, và Tú tài II như sau:
Từ 10 đến 11.99/20: Thứ / Passable / Passable
Từ 12 đến 13.99/20: Bình Thứ / Assez Bien / Average
Từ 14 đến 15.99/20: Bình / Bien / Good
Từ 16 đến 17.99/20: Ưu / Tres Bien / Very Good
Từ 18 đến 18.99/20: Tối Ưu / Excellent / Excellent
Từ 19 đến 20.00/20: Danh Dự / Honneur / Honnor
Xin cám ơn Anh đã giúp mọi người về những thông tin và kiến thức rất quý.
Kính thân,
TVL
HCD: Trước hết xin cán ơn tất cả quí bạn đã trả lời đã góp ý. Và sau đây là câu trả lời chính xác cho các câu hỏi về tên và thang điểm trong hai kỳ thi Tú Tài. Bên trên là câu trả lời chính xác của anh Trần Việt Long là người liên hệ gần tới chuyện thi cử nói trên vào thời trước năm 1975. Sau đó thì có khi thay đổi.
Nhớ ngày xưa mỗi năm các giáo sư phải đi coi thi và chấm thi thường là ba hay 4 lần trong mùa nghỉ hè. Gác thi Trung Học, chấm thi Trung Học Đệ Nhất Cấp. Gác thi Tú Tài 1 và 2, chấm thi Tú Tài 1 và 2.
Gát thi thi còn tránh được thường mỗi phòng thi có một Giáo Sư Trung Học (thường từ nơi khác đổi tới) và một vị Giáo Viên Tiểu Học (có khi là người địa phương)
1. Mỗi năm ít ra đi gát thi 2 lần và tuỳ có khi phải đi xa, thí dụ dạy ở Mỹ Tho đi ra Đà Nẳng gát thi. Đó cũng là dịp đi du lịch, tuy nhiên chỉ rảnh buổi chiều tối. Nếu là người có quen biết với "cấp trên" thì được chọn chỗ đi gát thi, còn lại những chỗ ít người thích thì dành cho Giáo Sư không "quen biết". Saigon là chỗ đa số muốn đến, nhất là các Gs dạy học ở các trường tại Saigon. Các Gs ở tỉnh cũng vẫn thích đến gát thi tại Saigon.
2. Còn chấm thi thì thường tập trung vào các thành phố lớn như Huế, Saigon, Cần Thơ... không có trung tâm ở nơi nhỏ như Trà Vinh, Cà mau.
3. Trước đó nữa còn có thêm phần thi vấn đáp tôi nhớ là tổ chung chung với gát thi.
Lúc đó là thời chiến tranh cho nên chuyện gát thi chấm thi cũng là dịp cho giáo chức đi du lịch.
Các bạn biết thầy cô đi gát thi hay chấm thi ngủ ở đâu không? Thưa ngủ trong mấy lớp học của trường. Ở trường Nguyễn Đình Chiều Mỹ Tho thì ngủ trên một phòng của dãy lầu ma. Có nhiều huyền thoại về ma do các Gs phương xa đến đây ngủ rồi kể lại.
Còn chấm thi thì thường ở các trường Gia Long, Trưng Vương, Petrus Ký, Võ Trường Toản, Chu Văn An...Gs từ tỉnh tới cũng ngủ tại đây.
From: Ph D [mailto: anh do @y ahoo.com]
Sent: Thursday, August 8, 2019 11:36 AM
To:
HCD G1
Subject: Xin đính chính
Thưa anh Đẳng,
Anh chị Lê Mạnh Hùng cũng nhờ tôi đính chính giùm là anh ấy không hề có bút hiệu mà dùng chính tên thật "Lê Mạnh Hùng" làm bút hiệu.
Chuyện "Lê Quốc là bút hiệu của Lê Mạnh Hùng" là ''fake news", bịa đặt!!!
Tôi thấy họ dùng internet để tung tin giả, tin bay rất lẹ và xa, nạn nhân không biết để đính chính, rất phi đạo đức, thưa anh.
Kính,
LH
HCD: Nhân đây thì cũng xin lượm thêm một ly cà phê. Xin đính chánh giúp là "Bút hiệu Lê Quốc không phải là của Ông Lê Mạnh Hùng"
(Cũng như vừa tồi với tác giả Phạm Tín An Ninh, tôi không có quen với Ông Lê mạnh Hùng biết đâu, chỉ muốn kiếm ly cà phê thôi)
(CNN) — Days after returning home from a Punta Cana vacation, Marie Trainer called out of work with a backache and nausea. Then her temperature spiked and dropped, sending her to a local Stark County, Ohio, emergency room in the early hours of May 11. When Trainer woke in a hospital bed nine days...
Dưới đây là bài tiếng Việt, may quá khỏi dịch:
(bắt đầu trích -- >)
From: xyz @yahoogroups.com [mailto:xyz @yahoogroups.com]
Sent: Wednesday, August 7, 2019 10:38 AM
To: xyz Nhom Ban DK
Subject: [xyz ] Fw: Ong Bà có con cháu để ý chuyện nầy
Không biết họ nói có trúng không ? Nhưng các bạn có nuôi chó cưng nên chú ý
----- Forwarded Message -----
Chó cưng liếm vào vết thương, người phụ nữ bị mất cả chân tay
August 6, 2019
Vài ngày sau khi trở về nhà từ kỳ nghỉ ở Cana Cana, Marie Trainer bị chứng đau lưng, buồn nôn, sốt cao không ngừng khiến cô phải nhập viện khẩn cấp vào đầu giờ ngày 11 tháng Năm.
Tỉnh dậy sau 9 ngày nằm viện, Trainer bị cắt cụt tứ chi. Các bác sĩ phải mất vài ngày mới xác định việc Trainer bị nhiễm trùng nặng không phải do “bệnh nhiệt đới” mắc phải khi đi du lịch, mà là do để chó cưng liếm vào vết thương hở.
Bác sĩ Margaret Kobe, giám đốc y tế của bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Aultman ở Canton, Ohio, đã điều trị cho Trainer và mô tả cô bị “mê sảng” khi cô vào phòng cấp cứu. Ngay sau đó, cô bất tỉnh. Làn da của cô bắt đầu thay đổi nhanh chóng sang màu đỏ tía, và vi khuẩn lây nhiễm đến đầu các ngón chân, ngón tay, lan ra cả khuôn mặt.
Kết quả thử máu xác nhận Trainer nhiễm vi khuẩn capnocytophaga. Gia đình hi vọng chân tay của Trainer được giữ lại, nhưng các bác sĩ nói đã quá muộn.
“Đây có lẽ là một trong những ca nhiễm khuẩn tồi tệ nhất mà tôi từng biết. Cô ấy suýt chút nữa đã bỏ mạng”, Kobe nói.
Marie Trainer để chó chăn cừu Đức liếm vào vết thương hở trên cơ thể mà không nghĩ đến chuyện bị nhiễm khuẩn.
Marie Trainer đã có tám cuộc phẫu thuật cho đến nay và đang làm việc với các bác sĩ để được phục hồi.
Theo thống kê của các nhà động vật học, 25% chó mèo khỏe mạnh đều chứa Capnocytophaga canimorsus, chúng là một loại vi khuẩn thường thấy trong hệ sinh thái nội thể của chó mèo. Ngược lại, con người thì không.
Đối với chúng ta, khuẩn Capnocytophaga là một giống loài ngoại lai, khi chúng xâm nhập vào máu sẽ dẫn đến một cuộc chiến dữ dội giữa các tế bào bạch huyết – đội quân bảo vệ cơ thể của con người, và Capnocytophaga. Kết quả của trận chiến này là cả hai bên cùng hủy diệt lẫn nhau gây ra giảm lưu thông máu, phá hủy tế bào hồng cầu và các cơ quan nội tạng dẫn đến sự hoại tử và cái chết chắc chắn cho chủ thể người.
Theo CNN, ước tính có 74% giống chó được đem đi xét nghiệm ở Mỹ có vi khuẩn capnocytophaga. Phần lớn các trường hợp nhiễm capnocytophaga không gây hậu quả nghiêm trọng như Trainer. Tỷ lệ bị nhiễm trùng nặng và phải cắt cụt tay chân khi bị chó liếm là rất thấp, chỉ khoảng 1/1 triệu người.
Sai lầm cố hữu về hành vi liếm
Một số quan niệm cho rằng vết thương sẽ mau lành hơn nếu được liếm bởi một con chó. Vào thời cổ đại ở Hy Lạp, người ta tin rằng “vị thần của sự chữa lành” là Asclepius được một con chó liếm vào vết thương. Cũng có nhiều giai thoại kể về việc quân đội của Caesar đại đế nuôi chó để chữa thương cho binh sĩ. Tất nhiên, đó không phải là ý kiến hay.
Có vẻ vì những câu chuyện cổ xưa nói trên mà người Âu Mỹ xem nhẹ hoặc có hiểu biết sai lầm về việc được liếm bởi một con chó. Trong nước bọt của chó có chứa nitrite, khi chúng liếm lên da, nitrite phản ứng với khí oxy ngoài môi trường tạo thành oxit nitric có tác dụng khử trùng.
Một số phân tử khác cũng có vai trò diệt vi khuẩn gây hại (gọi là ”peptide”) cũng xuất hiện trong nước bọt của chó, và tất nhiên chỉ diệt những vi khuẩn có hại cho chó, phù hợp với quần thể vi khuẩn nội thể của chó mà thôi.
Khi chó mèo bị thương chúng thường tự liếm vết thương của mình, hành vi này chỉ có tác dụng làm sạch, sát trùng cho chính bản thân nó, ngoài ra không có tác dụng với vết thương của con người.
Vậy chó mèo vệ sinh cá nhân như thế nào?
Loài người có thể làm sạch cơ thể bằng cách tắm với nhiều loại chế phẩm hóa chất, xà phòng phù hợp. Đối với thú cưng, nếu như miệng của chúng toàn là vi khuẩn, vậy làm sao chúng có thể tự vệ sinh cho mình bằng cách liếm?
Mèo dùng lưỡi gai liếm chính mình không chỉ để tắm, mục đích thực sự là để xóa dấu vết..
Thực ra, bọn mèo dùng cái lưỡi có gai của chúng để ”chải lông” không đơn thuần vì mục đích tắm táp. Hành vi đó xuất phát từ thói quen của một động vật săn mồi thuộc họ mèo. Chúng liếm lông để xóa đi những mùi lạ và che giấu sự hiện diện trước những đối thủ khác, ví dụ như mùi máu của con mồi chẳng hạn.
Mèo không muốn để lại mùi lạ phía sau để kẻ thù có thể đánh hơi được mình. Hơn nữa, bản thân chúng vốn tiến hóa để miễn nhiễm với những vi khuẩn vốn có trong miệng, nên có ”trây trét” ra người thêm nữa cũng không vấn đề gì.
Đối với chó, chúng không phải một loài săn mồi rình rập như mèo, vì vậy chúng không có thói quen chải lông thường xuyên. Căn bản, một con chó sẽ dơ y chang như vậy nếu bạn không tắm rửa cho nó.
Ngoài tự nhiên, chó thường vệ sinh thân thể bằng cách trầm mình xuống nước rồi vẫy người cho văng những thứ dơ bẩn đi, hoặc lăn lộn, cọ lưng trên một bãi cát hoặc bãi cỏ để loại bỏ những loài ký sinh trùng.
Hãy có hiểu biết và hình thành thói quen tốt
Sau tất cả, bài viết này không có ý kêu gọi các bạn giảm tương tác với thú cưng, tuy nhiên hãy làm đúng cách và biết tự bảo vệ mình khỏi những nguy cơ lây nhiễm đáng tiếc.
Đối với mèo, vi khuẩn trong miệng chúng không thể sống qua lâu ở môi trường bên ngoài, nhưng cũng không chết ngay lập tức, chính vì vậy mỗi một gram lông mèo chứa hàng triệu vi khuẩn cùng loại với những gì tìm thấy trong miệng chúng.
Thực ra, có hẳn một nghiên cứu về việc này. Cứ mỗi 2 phút ngồi vuốt ve chú mèo cưng (trong trường hợp chúng không liếm bạn) thì chỉ có khoảng 150 con vi khuẩn truyền sang tay của bạn mà thôi, đó là con số rất nhỏ và hầu như không đủ để gây hại.
Bác sĩ thú y Kathryn Primm cho biết, tốt nhất chúng ta nên tự giữ sạch mình:
Tôi luôn khuyên mọi người sử dụng các chế phẩm sát khuẩn thông thường. Khi bị thú cưng liếm vào đâu đó, hãy rửa vị trí đó với xà phòng tiệt trùng.
Tập thói quen rửa tay diệt khuẩn sau khi chơi với thú cưng, và dạy cho trẻ em điều đó.
Bác sĩ Kathryn Primm cũng nhấn mạnh rằng việc quan trọng nhất là ngăn không cho vi khuẩn đi qua da. Sau khi xâm nhập được vào cơ thể bạn, vi khuẩn sẽ tìm được một nơi ”ấm áp”, lý tưởng tuyệt vời để sinh sản và làm rối tung mọi thứ lên.
Đối với những chú chó cưng có thói quen liếm bạn, hãy chắc chắn rằng chỉ cho phép chúng liếm khi bạn đang khỏe mạnh, và không có vết thương hở nào trên mặt (trầy xước, mụn nhọt… những vết thương có rướm máu nói chung).
Lưu ý, trẻ em và người lớn tuổi có hệ miễn dịch yếu hơn so với người ở tuổi vị thành niên, chính vì vậy để mặc trẻ em chơi với chó mèo không phải là ý kiến hay. Từng có một vụ em bé bị viêm não sau khi nhiễm vi khuẩn từ chó. Đối với làn da mỏng của trẻ nhỏ, hành vi liếm của chó cũng có hại tương tự như bị cắn vì vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trong.
Ngoài ra cũng lưu ý rằng trẻ em có thể bị chó liếm tay, sau đó chúng tự mút ngón tay của mình. Điều này từng được ghi nhận trong một ca viêm màng não xảy ra với đứa bé 2 tháng tuổi.
Vì vậy, hãy lưu ý: luôn sát khuẩn sau khi chơi với thú cưng, không để trẻ nhỏ chơi với thú cưng một mình, không ăn cùng, không để vết thương hở tiếp xúc với nước bọt của thú cưng, không ôm ấp thú cưng khi đang bị bệnh.
TH
(< -- hết trích)
Efforts to create human-animal chimeras have rebooted an ethical debate after reports emerged that scientists have produced monkey embryos containing human cells. A chimera is an organism whose cells come from two or more “individuals”, with recent work looking at combinations from different spec...
(máy dịch) Báo cáo mới nhất, được công bố trên tờ El País của Tây Ban Nha, cho biết một nhóm các nhà nghiên cứu do Giáo sư Juan Carlos Izpisúa Belmonte dẫn đầu từ Viện Salk ở Mỹ đã sản xuất khỉ-người. Nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc, để tránh các vấn đề pháp lý.
Những nỗ lực tạo ra các động vật-người đã khởi động lại một cuộc tranh luận về đạo đức sau khi các báo cáo xuất hiện rằng các nhà khoa học đã sản xuất phôi khỉ có chứa tế bào người.
( chữ Chimera là một sinh vật có các tế bào đến từ hai hoặc nhiều cá thể khác, với công việc gần đây xem xét sự kết hợp từ các loài khác nhau. Chữ này xuất phát từ một con thú trong thần thoại Hy Lạp được cho là một phần của sư tử, một phần dê và một phần rắn).
HCD: Khoa học càng tiến càng đưa tới những việc nằm ngoài "thang điểm giá trị đạo đức" và luật pháp của con người.
Follow-up research could reveal if the planet is rocky or has oceans. Astronomers announced Wednesday that they had discovered the nearest potentially habitable planet outside our solar system. The newfound exoplanet — a so-called super-Earth named GJ 357 d — lies 31 light-years away from our sol...
(máy dịch) Các nhà thiên văn học đã công bố hôm thứ Tư rằng họ đã tìm ra hành tinh có thể ở gần nhất bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Ngoại hành tinh mới - một siêu trái đất có tên là GJ 357 d - nằm cách hệ mặt trời của chúng ta 31 năm ánh sáng. Nó có khối lượng lớn gấp sáu lần so với trái đất và quỹ đạo của chúng ta, nó nằm trong khu vực có điều kiện cho "sinh vật" sinh sống của ngôi sao chủ của nó, nơi nước có thể tồn tại ở dạng lỏng trên bề mặt hành tinh nầy..
Tại thời điểm này, không có bằng chứng nào cho thấy sự sống tồn tại trên ngoại hành tinh, chỉ có điều kiện ở đó có thể hỗ trợ cuộc sống như chúng ta biết.
HCD: Cái khó của con người là không đủ thời để liên lạc được với người anh em ngoài kia nếu có. Nếu giờ đây chúng ta gởi tín hiệu với câu nói "Chào bà con trên đó". Câu nói nầy phải đi mất 31 năm mới tới tai "người" trên đó. Và các nhà khoa học trên hành tin nầy gởi tín hiệu trả lời "Chào các bạn ở trái đất, các bạn khoẻ không?" thì câu tra lời nầy cũng đi mất 31 năm mới tới. Lúc dó gởi đi nhà thiên văn của chúng ta 45 tuổi, khi nhận được câu trả lời thì đã 105 tuồi nếu còn sống.
Các bạn thắc mắc chi không? Chắc hẳn các bạn hỏi làm sao hiểu nhau, ngôn ngữ bất đồng. Thưa dễ ợt, toán học là ngôn ngữ chung cho vũ trụ. Nói chuyện với nhau không hẳn là trở ngại lớn.
Các bạn có thắc mắc chi nữa không?. Cái nầy mới quan trọng hơn. Con người (các sinh vật) trên trái đất được cấu tạo bằng chất hữu cơ dựa trên carbon. Carbon (C) và Silicon (Si) nằm cùng cột trên Bản Tuần Hoàn chúng bà con nhau về đặc tính hoá học. Carbon tạo được chất hữu cơ và sinh vật, thì suy ra Si cũng tạo ra được sinh vật.
Sinh vật Carbon cần nhiểu độ cở trái đất, nước và oxy để sống, còn sinh vật Si có thể sống trong nước sôi, có thể sống trong băng giá, có thể không cần không khí và nước...
Hiện người ta chú trọng tới tìm bà con bằng carbon, còn một số nhà khoa học khác tìm "bà con" trong vũ trụ cấu tạo bằng Silicon. Lúc đó có khi không cần điều kiện tương đưng trái đất để có sinh vật đâu.
Trở ngại đầu tiên để nói chuyện với nhau là khoảng cách quá xa (không gian)
Trở ngại thứ hai là thời gian (vô thuỷ vô chung) thời gian tuổi thọ của vũ trụ qua lớn so với thời gian xuất hiện sinh vật. Thí dụ dễ hiểu khi trên Hoả Tinh có sinh vật thì trên trái đất chưa có loài người, khi trái đất có loài người thì sinh vật trên Hoả Tinh đã biết mất từ lâu. Đâu có sống cùng thời mà nói chuyện chào mừng nhau.
Cướp đâm chết 4 người ở Garden Grove lúc 4 giờ hôm nay 8-8-2019. Các bạn sẽ đọc tin nầy sau trong báo Việt ngữ,
A 33-year-old man identified by law enforcement sources as Zachary Castaneda is being held on $1 million bail in connection to a deadly hours-long rampage across two Orange County cities that left four men dead and two others wounded. Wednesday’s spate of violence is one of the worst Orange Count...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét