Ảnh minh họa: pricelessgoldandsilver.com.
Ảnh minh họa: Andy
Ảnh minh họa: Andy
Ai sẽ là người đầu tiên ‘vợt’ được thiên thạch chứa vàng ròng trị giá 700 tỷ tỷ USD đang bay ngang Trái Đất?
Ảnh minh họa
Thiên thạch Psyche-16 bay trong vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc là một khối vàng có trị giá tới 700 tỷ tỷ USD. Nó đang là mục tiêu nhắm tới của nhiều cường quốc vũ trụ.
Thiên thạch chứa toàn vàng ròng
Trong khi các hành tinh khác chỉ chứa bụi khí, đất đá thì Psyche-16 lại chứa các kim loại quý gồm vàng, bạc và kền (niken). Chính vì điều này mà Psyche-16, hiện cách Trái Đất 750 triệu kilomet, có khả năng trở thành nguồn động lực cho một cuộc chạy đua khai khoáng vũ trụ trong tương lai không xa, Reuters đưa tin.
Thiên thạch chứa toàn vàng ròng trị giá 700 tỷ tỷ USD đang là mục tiêu dòm ngó của nhiều cường quốc vũ trụ. (Ảnh: adobe.com)
Nó có thực sự tồn tại?
Nhưng liệu phỏng đoán ban đầu về sự tồn tại của khối vàng tỷ tỷ đô này có thực sự chính xác? Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA cho biết, họ đang lên kế hoạch xác thực sự tồn tại của nó, dự kiến bắt đầu vào năm 2022.
Giáo sư John Zarnecki, Chủ tịch Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia (Anh) cho biết, ước tính sẽ phải mất đến 25 năm để xác thực sự tồn tại của khối thiên thạch này.
Khi nào thì mới có thể khai thác vàng?
Một câu hỏi đặt ra là:
Có thể trích xuất được vàng từ khối thiên thạch này không?
Câu hỏi này cần đến sự phối hợp của nhiều lĩnh vực chuyên môn mới có thể biết được, ví như ngành du hành vũ trụ, ngành công nghiệp khai khoáng và nhiều chuyên ngành liên quan khác.
Trao đổi với Daily Star Online, GS John Zarnecki cho biết cần tới 50 năm, sau khi chứng minh được nó tồn tại, để bắt đầu vận hành dây chuyền khai thác vàng trên khối thiên thạch. Đây sẽ là cú nổ mới trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản.
Ảnh chụp từ tàu thăm dò trước khi chạm xuống bề mặt thiên thạch.
Thị trường khai khoáng thiên thạch hiện tại ra sao?
Theo tính toán của Allied Market Research (AMR), tới năm 2025, ước tính trị giá thị trường của ngành khai khoáng thiên thạch sẽ chạm mốc 3,8 tỷ USD. Những lợi ích từ việc bay lên vũ trụ tìm kiếm kim loại quý đang ngày càng được chú ý.
(Ảnh: singularity hub)
Không chỉ Psyche-16, nhiều thiên thạch giàu khoáng sản khác trong vành đai tiểu hành tinh trong Hệ Mặt Trời cũng lọt tầm ngắm. Ví như một thiên thạch có độ dài 200 mét, theo tính toán lượng platinum có trên nó có giá trị lên đến 30 tỷ USD.
(Ảnh: mining.com)
Ai sẽ là người đầu tiên “chạm” tới những cục tiền lơ lửng trong không gian vũ trụ?
Để có thể trích xuất được vàng và kim loại quý từ khối thiên thạch khổng lồ này, cần đến 2 yếu tố: Tiềm lực kinh tế của bên tham gia và sự phát triển của công nghệ du hành vũ trụ. Hiện Mỹ không phải là nước duy nhất dòm ngó thiên thạch vàng, nhiều cường quốc kinh tế khác cũng không dễ bỏ qua cơ hội này.
Nhiều thiên thạch giàu khoáng sản khác trong vành đai tiểu hành tinh trong Hệ Mặt Trời cũng lọt tầm ngắm. (Ảnh: thetimenow.com)
Bởi vậy , cuộc đua “vợt” những khối vàng đang lơ lửng trên không dự báo sẽ trở nên rất gay gắt trong tương lai. Trung Quốc từng tuyên bố sẽ chiếm thế thượng phong trong cuộc đua khai khoáng mới này. Trong khi đó, đối với ngành du hành vũ trụ, nước Mỹ lại có cái nhìn rất khác. NASA vẫn tập trung nhiều hơn vào khám phá không gian và các sứ mệnh khoa học nguyên thủy của nó.
Ảnh minh họa: Andy
Hình ảnh về một mỏ khai thác ngoài không gian của loài người trong tương lai. (Ảnh: autoevolution.com)
Hay công ty iSpace của Nhật Bản, một doanh nghiệp tư nhân về vũ trụ đã lên kế hoạch phóng vệ tinh Mặt Trăng vào năm 2020, và dự kiến sẽ hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng vào năm 2021. Tháng 9 năm ngoái, Nhật Bản cũng đã hạ cánh thành công tàu thăm dò xuống bề mặt thiên thạch. Đó đều là những dự án tham vọng mở ra tương lai.
Ảnh minh họa
Và bất kỳ ai chạm tay được vào khối vàng trị giá tỷ tỷ USD cách Trái Đất 750 triệu kilomet sẽ trở thành kẻ nắm số vàng lớn nhất hành tinh. Ngày đó có lẽ cũng không còn xa lắm.
Ảnh minh họa: Andy
Ảnh minh họa: Andy
Ảnh ST
Tham khảo Reuters
Mời đọc thêm
Thiên thạch vàng
Thiên thạch Fukang 4,5 tỉ năm tuổi lao xuống sa mạc Gobi, Trung Quốc, năm 2000 có vẻ đẹp ngoạn mục, với các tinh thể óng ánh sắc vàng.
Thiên thạch Fukang được phát hiện ở sa mạc Gobi, Trung Cộng. Nó có bề ngoài bình thường nhưng khi "mổ xẻ" thì nó sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo và tạo ra hiệu ứng màu sắc tuyệt đẹp khi soi dưới ánh sáng Mặt trời
Một người leo núi phát hiện ra nó. Sau đó, thiên thạch này được chia ra thành nhiều phần để mổ xẻ, bán đấu giá. Người ta phát hiện ra Fukang có các tinh thể óng ánh sắc vàng trong suốt của một loại khoáng chất có tên olivine lập lòe theo một cấu trúc có hình tổ ong của hợp chất nickel-sắt.
Chính vì vậy, nó được đánh giá là thiên thể đẹp nhất mà con người từng nhìn thấy.
Sau đó, thiên thạch Fukang được chia thành hàng chục mảnh nhỏ đem bán đầu giá và chia ra cho các nhà khoa học ở nhiều quốc gia nghiên cứu.
Trong số đó, có 31kg thiên thạch được gửi đến Đại học Arizona.
Năm 2008, một phần của thiên thạch Fukang đem bán đấu giá với mức khởi điểm là 2.000.000 USD tại Bonham, New York (Mỹ). Kết quả là nó được bán với giá gấp đôi so với cái giá được đưa ra ban đầu.
Nhờ có cấu tạo một nửa là nickel sắt, một nửa là olivine nên thiên thạch này có hình dáng rất giống đá mosaic kỳ bí.
Các chuyên gia tin rằng, Fukang có nguồn gốc từ sâu bên trong các thiên thạch nguyên thủy. Nó được hình thành trong quá trình kiến tạo hệ Mặt trời cách ngày nay 4,5 tỷ năm.
TH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét