Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

2016.TẬP CẬN BÌNH LÀ AI ? Phan Văn Song phỏng dịch.

1/ Tập Cận Bình Không Phải là Một Nhà Cải Cách      !*   
Hơn một nửa nhiệm kỳ 5 năm đã qua ( tháng năm 2016) với tư cách là chủ tịch Trung Hoa Cộng Sản và Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Tàu — dự kiến sẽ là nhiệm kỳ đầu trong ít nhất hai nhiệm kỳ— việc Tập Cận Bình đàn áp lan rộng đối với xã hội dân sự và đề cao tệ sùng bái cá nhơn đã làm thất vọng nhiều nhà quan sát, cả người trong nước lẫn dư luận người nước ngoài, vốn thấy di sản gia đình và kinh nghiệm sống của hắn ta, nhất định nghĩ rằng Tập Cận Bình phải là một nhà cải cách tự do. Nhiều người còn nghĩ rằng Tập Cận Bình chắc chắn phải hiểu được sự nguy hiểm của sự độc tài của Đảng qua kinh nghiệm gia đình hắn ta dưới thời cai trị của Mao.<!>
 Cha Tập Cận Bình, Tập Trọng Huân (1913-2002), đã gần như bị xử tử trong một cuộc xung đột bên trong Đảng năm 1935, đã bị thanh trừng trong một cuộc đấu khác vào năm 1962, bị“lôi ra” và chịu nhục hình trong cuộc Cách mạng Văn hóa, và đã được cho nghỉ hưu sau một cuộc đối đầu khác trong Đảng năm 1987. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, một chị cùng cha khác mẹ của Tập Cận Bình cũng đã bị dày vò đến mức phải tự tử.  Ngay chính Tập Cận Bình, con của một “kẻ chạy theo tư bản”, cũng đã bị “đưa về nông thôn” để lao động cùng với nông dân. Nhưng cũng không ngạc nhiên là sau đó, cả hai cha con đều hết lòng với các công cuộc cải cách trong suốt sự nghiệp của họ. Cha mẹ họ có gốc gác ở các vùng nông thôn nghèo nàn và đứng lên cai trị một đế chế. Thế hệ của họ hưởng đặc quyền sống trong một đất nước vốn đã “vươn dậy” và được toàn cầu tôn trọng và nể sợ.  Chính cái logic này đã thúc đẩy Lưu Nguyên (刘源/Liu Yuan), con trai cựu chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, người bị Mao thanh trừng và đưa đến một cái chết đau khổ, hậu thuẫn cho Tập Cận Bình trong việc làm sống lại các ý tưởng và các biểu tượng của Mao; và cũng cái logic này đã chuyển con cái của nhiều nạn nhân nổi bật khác của Mao hình thành nên các nhóm tôn vinh di sản của Mao, như Hiệp hội con cái của Diên An Bắc Kinh và Hiệp hội đề cao văn hóa của những nhà sáng lập Quốc gia Bắc Kinh.[i]Các thái tử đảng dường như hiểu theo nghĩa đen sinh học về “huyết thống luận” về sự tinh khiết chánh trị vốn phổ biến trong giới con cái các Hồng vệ binh chủ chốt trong cuộc Cách mạng văn hóa: “Nếu cha là anh hùng con sẽ là hảo hán, nếu cha là phản động con sẽ là trứng thối” (老子 英雄儿好汉,老子反动儿 混蛋 /laozi yingxiong er haohan, laozi fandong erhuaidan: Lão tử anh hùng nhân hảo hán, lão tử phản động nhân hỗn đản). Họ không thấy có chút mai mỉa gì khi cổ vũ Tập Cận Bình tấn công các quan chức tham nhũng dù Mao đã thanh trừng chính cha mẹ họ. 

2/ Tập Cận Bình chỉ là một MAO-ÍT rất nguy hiểm*

Chàng Tập con khởi nghiệp như là một nhà quản lý khiêm tốn, thực dụng, ủng hộ tăng trưởng, lúc đầu ở vùng nông thôn và sau đó ở Phúc Kiến, Chiết Giang và Thượng Hải, ba tỉnh cởi mở với thế giới bên ngoài nhứt của Trung Quốc. Trong chặng cuối cùng của hành trình leo lên quyền lực, hắn ta đã được ưu ái chọn, hơn cả đối thủ Bạc Hy Lai, người đã đề cao các chánh sách theo kiểu Cách mạng Văn hóa tại siêu đô thị Trùng Khánh. Vì tất cả những lý do này, khi thăng tiến lên vị trí chóp bu, Tập Cận Bình đã được nhiều người dự kiến sẽ theo đuổi tự do hóa chánh trị và cải cách thị trường. Thay vì vậy, hắn ta đã khôi phục rất nhiều đặc điểm nguy hiểm nhứt trong cách cai trị của Mao: độc tài cá nhơn, tuân thủ ý thức hệ cưỡng bức, và bức hại tùy tiện.  Chìa khóa cho nghịch lý này là việc Tập Cận Bình có vẻ tôn kính một cách phi lý Mao.Quan điểm của Tập Cận Bình về Mao lộ ra trong tiểu sử chính thức của cha ông do các học giả của Đảng biên soạn, mà « tập một » được xuất bản khi Tập Cận Bình gần nắm được quyền tối thượng và « tập hai » ra sau khi Tập đã trở thành Tổng bí thư đảng và Chủ tịch nước. Mô tả việc « Tập cha » gần như bị xử tử năm 1935, cuốn sách nói rằng Mao đã cứu mạng ông ta, ra lệnh thả ông ta ra với nhận xét rằng đầu không giống như hành lá: nếu cắt ra nó sẽ không mọc trở lại. Mao sau đó đề cử Tập Trọng Huân làm một quan chức ở Diên An và sau năm 1949 làm quan chức hàng chóp bu ở Bắc Kinh.  Đối với việc thanh trừng Tập Trọng Huân năm 1962, cuốn tiểu sử đổ lỗi cho Khang Sinh (康生/Kang Sheng), trưởng mật vụ của Mao, chứ không phải là cho chính Mao, và cho rằng Mao đã bảo vệ Tập Trọng Huân bằng cách đưa ông ta đến làm việc tại một nhà máy ở tỉnh an toàn cách xa khỏi cơn bão chánh trị ở Bắc Kinh. Khi cuộc Cách mạng văn hóa nổ ra một vài năm sau đó và Hồng vệ binh “lôi” Tập Trọng Huân ra khỏi việc làm ở nhà máy này để hành hạ thể xác và “đấu tranh”, cuốn tiểu sử nói rằng chính thủ tướng Châu Ân Lai đã cho giam họ Tập trong một doanh trại quân đội gần Bắc Kinh là một cách để bảo vệ ông ta. Không nghi ngờ gì những câu chuyện này được xoa nắn lại để trình bày Mao theo cách Tập Cận Bình muốn ông ta được thấy. Nhưng chúng có căn cứ trong thực tế lịch sử và giúp giải thích sự phức tạp của mối quan hệ của Tập Cận Bình với di sản của Mao. Như Tập Cận Bình nói mấy năm sau,“Nếu Mao không cứu cha tôi thì tôi không có mặt ở đây ngày hôm nay.”Việc Tập Cận Bình tôn thờ Mao không phải là điều dị thường riêng lẻ. Nó cũng được nhiều người trong giới quý tộc cộng sản kế thừa chia sẻ.Hồi năm 1981 Đặng Tiểu Bình tuyên bố rằng công của Mao vượt hơn tội (trong một ý kiến không chính thức) theo “tỉ lệ 7 trên 3.” Nhưng trong thực tiễn Đặng Tiểu Bình từ bỏ gần như mọi thứ mà Mao cổ vũ. Trái ngược với sự đồng thuận của phương Tây rằng Đặng Tiểu Bình đã cứu hệ thống sau khi  gần như bị Mao làm chìm, Tập Cận Bình và rất nhiều quý tộc đỏ khác cảm thấy rằng chính Đặng Tiểu Bình đã đi gần đến chỗ huỷ diệt di sản của Mao.  Việc họ tôn thờ Mao khác biệt với những hoài niệm đơn giản của các cựu Hồng vệ binh và các thanh niên được phái xuống, vốn nhớ mơ hồ về một giai đoạn của chủ nghĩa lý tưởng chưa trưởng thành. Di sản của Mao ngày nay đang bị các thế lực khác đe dọa. Tập Cận Bình nắm quyền vào một thời điểm mà chế độ phải đối đầu với một loạt các thách thức gay gắt vốn đều đạt đến giai đoạn nguy cấp cùng một lúc. Chế độ phải quản trị một nền kinh tế đang chậm lại; cầnphải xoa dịu hàng triệu công nhân bị sa thải; phải chuyển nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu sang tiêu thụ trong nước; phải sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước khổng lồ hoạt động kém hiệu quả; phải quyét sạch một đống rác các khoản nợ xấu và các khoản đầu tư không hiệu quả; phải cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu và sự tàn phá môi trường; và phải giảm quy môvà nâng cấp quân đội. Về mặt quốc tế, các nhà hoạch định chánh sách Trung Quốc thấy chính mình bị buộc phải đáp lại một cách quả quyết áp lực ngày càng tăng từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, và các chế độ Đông Nam Á khác nhau đang cố gắng chống lại việc bảo vệ một cách chánh đáng của Trung Quốc đối với các lợi ích ở những nơi như Đài Loan, quần đảo Senkaku, và Biển Đông.  Lãnh đạo nào mà phải đối mặt với rất nhiều vấn đề lớn phải rất cần rất nhiều quyền lực, và Mao cung cấp một mô hình về cách mà quyền lực như thế có thể được nắm giữ.Tập Cận Bình lãnh đạo Đảng, Nhà nước, và hệ thống thứ bậc quân sự qua vị trí chủ tịch ở mỗi tổ chức này. Nhưng hai người tiền nhiệm liền trước của ông, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, thực hiện các vai trò này trong hệ thống lãnh đạo tập thể, trong đó mỗi ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị phụ trách một chánh sách hay tổ chức cụ thể và hướng dẫn nó mà không có sự can thiệp nhiều từ các quan chức cấp cao khác.  Mô hình này không tạo ra quyền lãnh đạo đủ mang tính quyết định, để đáp ứng Tập Cận Bình và những kẻ ủng hộ ông. Vì vậy, Tập Cận Bình đã phải cho các ủy viên khác của Ban Thường vụ Bộ Chánh trị, đứng bên lề, ngoại trừ trưởng ban tuyên truyền Lưu Vân Sơn(刘 云 山 /Liu Yunshan) và Trưởng ban giám sát chống tham nhũng Vương Kỳ Sơn ( 王岐山/Wang Qishan). Tập Cận Bình đã nắm vị trí chủ tịch của 7 tổ quan trọng nhứt trong 22“tổ lãnh đạo” chỉ đạo chánh sách trong các lãnh vực cụ thể, bao gồm Tổ lãnh đạo tăng cường cải cách toàn diện trung ương mới thành lập, tổ này đã loại Thủ tướng Lý Khắc Cường ra khỏi việc quản lý kinh tế. Và Tập Cận Bình đã lập ra Hội đồng An ninh Quốc gia để điều phối các vấn đề an ninh nội bộ.Tập Cận Bình mô phỏng Mao trong việc thực hiện quyền lực thông qua một nhóm thâncận ; các phụ tá mà hắn có thể tin cậy do họ đã chứng tỏ lòng trung thành cá nhân của họ trong những giai đoạn đầu tiên trong sự nghiệp của Tập, chẳng hạn như Lật Chiến Thư (LiZhanshu), chủ nhiệm Văn phòng của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng Sản Tàu đầy quyền lực.Học giả Lý Thành (Cheng Li) nêu trong China Leadership Monitor, rằng, Lật Chiến Thư đãtrong một bài báo, hồi tháng 9 năm 2014, nói rằng làm việc như một phụ tá trong việc xây dựng một chánh sách, đòi hỏi một “sự trung thành tuyệt đối” và rằng, những nhơn viên trong tổng văn phòng “nên hành động và suy nghĩ, theo cách phù hợp cao nhất… với các mệnh lệnh từ Uỷ ban Trung ương do Tổng Bí thư Tập Cận Bình lãnh đạo.”[ii] Những người được Tập Cận Bình bảo trợ chiếm các vị trí trọng yếu trong bộ máy phụ trách về an ninh, giám sát công việc các quan chức, và tuyên truyền. Không giống như các nhơn viên nhiều quyền lực trong chánh quyền trước đây, các phụ tá của ông tránh tiếp xúc với người nước ngoài và thậm chí với các quan chức bên ngoài nhóm riêng của Tập Cận Bình.Tập Cận Bình cũng đi theo mô hình của Mao trong việc bảo vệ quyền cai trị của mìnhchống lại đảo chánh. Chiến dịch chống tham nhũng đã làm cho hắn ta có rất nhiều kẻ thù, và đã có nhiều tin đồn về các âm mưu ám sát. Tuy nhiên, Tập Cận Bình đã thắt chặt kiểm soát trực tiếp quân đội qua cái gọi là  “Chủ tịch Phụ trách chế [Quân ủy Trung ương]”, và  Tập ta kiểm soát cả quân đoàn bảo vệ trung ương – chịu trách nhiệm theo dõi sự an toàn của tất cả các lãnh đạo - thông qua vệ sĩ trưởng lâu năm, Vương Thiếu Quân (Wang Shaojun).[iii] Theo những cách này Tập Cận Bình kiểm soát môi trường thực tế của các lãnh đạo khác, cũng giống như Mao đã làm thông qua thuộc hạ trung thành Uông Đông Hưng.Tập Cận Bình truyền sự tự tin kiểu Napoleon vào tầm quan trọng của nhiệm vụ của hắn ta và sự thành công tất yếu của nó. Trong giao tiếp cá nhơn, Tập Cấn Bình được dư luận cho là niềm nở và thoải mái. Nhưng hình ảnh trước công chúng được săn sóc cẩn thận của hắn lại theo phương cách của Mao trong việc thể hiện sự có mặt dửng dưng và vẻ mặt bất độngmà việc đó dường như để truyền dẫn sự chịu đựng hoặc sự khó xiêu lòng, tùy thuộc vào việc hắn ta hoặc đang ngồi nghe một phát biểu nhàm chán, hoặc đang đưa ra một phát biểu. Các cơ quan tuyên truyền cố sức để tạo ra một hình ảnh một “Bố Tập” gần gũi, và Tập Cận Bình có vẻ thực sự được công chúng ngưỡng mộ, mặc dù điều này đã thay đổi khi nền kinh tế chậm lại.[iv] Nhưng chiến dịch chống tham nhũng ảnh hưởng đến rất nhiều người của Tập còn đang tiếp tục, giới chủ chốt trong quan chức và trí thức hàng đầu coi biểu hiện của Tập ta như là bí hiểm và đáng sợ.  Trên hết, Tập Cận Bình đã theo Mao trong đòi hỏi tuân thủ về ý thức hệ. Hắn đã viện dẫn “Bài nói tại Diễn đàn Diên An về Văn học và Nghệ thuật” của Mao trong việc giải thích lý do tại sao văn hóa và nhơn viên truyền thông phải thể hiện “tánh Đảng” và phục vụ như là “miệng lưỡi” của Đảng và đã sử dụng nghị quyết mà Mao đã viết cho của Hội nghị Đảng ở Cổ Điền (古田/Gutian) năm 1929 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Đảng kiểm soát quân đội. Ông đã cảnh báo các đảng viên chống lại việc “bàn luận vô trách nhiệm” ( 枉议/wangyi: uổng nghị) và cảnh báo các học giả không được ủng hộ các “giá trị phổ quát.”Như David Shambaugh báo cáo trong cuốn sách gần đây của ông China’s Future (Tương laicủa Trung Quốc): Hiện nay,  đã có một chiến dịch đàn áp không ngừng đối với tất cả các dạng bất đồng chánh kiến và các nhà hoạt động xã hội. Internet và các phương tiện truyền thông xã hội đã phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn; thánh giá và nhà thờ bị phá hủy; người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng bị bức hại ngày càng lớn hơn; hàng trăm luật sư nhơn quyền đã bị bắt giữ và đưa ra xét xử; tụ họp công cộng bị hạn chế; nhiều loại ấn phẩm bị kiểm duyệt; sách giáo khoa nước ngoài bị chánh thức bị cấm ở các lớp học đại học; trí thức bị đặt  dưới sự giám sát chặt chẽ; các tổ chức phi chính phủ (NGO) ngoại quốc và quốc nội đã phải chịu áp lực điều tiết của chánh phủ chưa từng có và nhiều tổ chức đã bị buộc phải rời khỏi Trung Cộng; các cuộc tấn công vào các “thế lực thù địch nước ngoài” diễn ra đều đặn; và bộ máy an ninh “duy trì sự ổn định” đã che kín toàn đất nước …. Trung Cộng hiện nay hà khắc hơn bất cứ lúc nào kể từ thời kỳ sau Thiên An Môn 1989-1992.  Nhưng Tập Cận Bình khác với Mao ! Hắn ta có thông tin chánh xác hơn Mao, nhờ hệ thống tình báo và phân tích mở rộng, có tổ chức, và chuyên nghiệp, và nhờ vào những gì hắn ta đã thu thập được trong những chuyến đi trong nước và ra nước ngoài. Tập Cận Bình dùng kiểu toà án nội bộ Đảng và kết tội tham nhũng hơn là hò hét Hồng vệ binh và cáo buộc xét lại để thanh trừng đối thủ, và dùng công an chánh trị hơn là phong trào quần chúng để đàn áp bất đồng chánh kiến. Mao là một nhà tư tưởng và tác giả văn học; Tập Cận Bình có những ý tưởng tầm thường nhưng có chủ ý và phù hợp hơn trong việc ra quyết định.  Thói quen cá nhơn của Tập có vẻ có trật tự so với cung cách hỗn loạn của Mao trong việc sử dụng thời gian. Sau cuộc hôn nhơn thất bại ngắn ngủi đầu, Tập Cận Bình lập gia đình ổn định với Bành Lệ Viên (彭丽媛/Peng Liyuan), một ca sĩ nổi tiếng khởi nghiệp trong quân đội. Quan hệ của họ có vẻ theo ước lệ nhàm chán; thậm chí ở thành phố Bắc Kinh đầy tin đồn, cũng không có gì nổi lên cho thấy rằng ông là một kẻ ham thích sắc dục như Mao. (Cũng không có những tin đồn tạo ra những cáo buộc rằng cá nhơn Tập Cận Bình là tham nhũng, mặc dù BloombergNews cho thấy chị và anh rể của hắn đã làm ra rất nhiều tiền.[v])

3/ Tập Cận Bình Không Phải Nhà Cách Mạng* :  

Và Tập Cận Bình không là nhà cách mạng. Ông không hề tìm cách đảo lộn Trung Hoa Cộng Sản cũng không quay ngược đồng hồ trở lại thời công xã nông thôn và nền kinh tế kế hoạch. Thay vào đó, Tập tuyên bố, không được phép phủ nhận “hai thời kỳ ba mươi năm””— tức là kỷ nguyên của Mao và thời kỳ cải cách hậu Mao sau đó. Trung Quốc phải kết hợp sự vững chắc của chủ nghĩa Mao với cải cách hiện đại hóa.Tuy nhiên, cải cách mà Tập Cận Bình có trong đầu khác với những gì nhiều nhà quan sát,cả Tàu lẫn phương Tây, mong muốn. Sau khi tiến lên vị trí quyền lực, tuyên ngôn chánh sách đầu tiên do chế độ của hắn đưa ra, nêu rằng “thị trường nên đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực,” nhưng đã trở nên rõ ràng rằng các lực lượng thị trường được dùng có chủ ý như là một công cụ để thêm sanh lực chứ không phải là để huỷ diệt, các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tài chánh nhà nước “vô địch quốc gia” tiếp tục được hưởng sự bảo trợ của nhà nước và chiếm phần lớn trong nền kinh tế. Tập Cận Bình hiểu những tổ chức này là trụ cột của quyền lực nhà nước và sẽ không bao giờ giao quyền kiểm soát nền kinh tế cho các doanh nghiệp mà Đảng không kiểm soát.Tập Cận Bình muốn “pháp quyền”, nhưng điều này có nghĩa là sử dụng các tòa án mộtcách tích cực để thực hiện việc đàn áp chánh trị và thay đổi phong cách làm việc của bộ máy quan chức. Tập muốn cải tổ các trường đại học, không phải để tạo sự tự do học thuật kiểu phương Tây mà để đưa các học giả và sanh viên vào vòng kiểm soát (kể cả những người nghiên cứu ở nước ngoài). Tập Cận Bình đã phát động tổ chức lại toàn diện quân đội,điều này một phần có ý định là để làm cho nó hiệu quả hơn trong chiến đấu, nhưng cũng là để tái khẳng định lòng trung thành của quân đội với Đảng và cá nhơn Tập. Mục đích tổng thể của cải cách là để giữ cho Đảng Cộng sản Tàu vẫn luôn luôn nắm quyền lực. Mục tiêu mà Tập Cận Bình nêu ra cho Trung Cộng là đạt được “một xã hội tương đối khá giả” (小康社会/xiaokang shehui: tiểu khang xã hội) vào dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày thành lập Đảng vào năm 2021, và “một xã hội hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa” (社会主义现代化社会/shehuizhuyi xiandaihua shehui: xã hội chủ nghĩa hiện đại hoá xã hội) vào dịp kỷ niệm lần thứ 100 thành lập ngày thành lập nước CHND Trung Hoa vào năm 2049.  Những mục tiêu này nghe có vẻ khiêm tốn, nhưng thật sự rất táo bạo. Mục tiêu cho năm 2049 được nói là bao hàm một mức GDP bình quân đầu người là 30,000 đô la Mỹ, và các nhà hoạch định Trung Quốc ước tính rằng nếu đạt được mục tiêu đó thì Trung Quốc sẽ tạo ra hơn 30% GDP của thế giới trong năm đó, cao hơn khoảng một lần rưỡi so với tỷ lệ do Hoa Kỳ tạo ra hiện nay. Điều đó sẽ tạo ra một quyền lực toàn cầu rất lớn. Tuy nhiên, năm 2049 vẫn là một chặng đường dài. Còn bây giờ, Tập Cận Bình sẽ không ngần ngại phản công, nếu hắn ta tin rằng “lợi ích cốt lõi” của nước và ngoại vi, đang bị đe dọa, nhưng ưu tiên củaTập Cận Bình về cơ bản, vẫn là trong nước.Tập Cận Bình đã tự làm mình mạnh mẽ hơn Đặng hay thậm chí Mao trong một số cách.Dù Đặng là người có kết luận cuối cùng về các vấn đề chánh sách khó, nhưng ông ta vẫn cốgắng để tránh can dự vào chính sách hàng ngày, và khi bị buộc phải đưa ra những quyết định lớn thì trước hết họ Đặng đi tìm sự đồng thuận trong một nhóm nhỏ các lãnh đạo cấp cao.  Mao có thể đưa ra bất kỳ quyết định nào mà ông muốn bất chấp ý chí của các lãnh đạo cấp cao khác, nhưng vào mỗi lúc ông chỉ chú ý đến một vài vấn đề. Tập Cận Bình, trái lại, có vẻ đang điều khiển trọn một loạt chánh sách quan trọng hàng ngày mà không cần tham khảo ý kiến các lãnh đạo cấp cao khác hoặc các bậc lão thành về hưu.Tập ta, thậm chí có thể đi xa hơn nữa. Có những chỉ dấu gợi rằng Tập sẽ tìm cách phá vỡ hạn định hai nhiệm kỳ 5 năm nắm quyền mới được thiết lập và sẽ ngồi tiếp một hoặc thậm chí nhiều nhiệm kỳ nữa. Tập Cận Bình đã tự chỉ định mình là “cốt lõi” của ban lãnh đạo, một địa vị mà Hồ Cẩm Đào, người tiền nhiệm liền trước đã không nắm lấy cho mình. Tại thời điểm này trong nhiệm kỳ đầu lãnh đạo, chúng ta mong thấy một hoặc hai chánh trị gia trẻ tuổi mới nổi như người thừa kế tiềm năng hiện ra, và sẽ được tấn phong trong Đại hội Đảng 19 năm tới, nhưng chưa thấy có những dấu hiệu như vậy. Một trong những tin đồn lan truyền ở Bắc Kinh là các đội biên tập viên đang biên soạn một cuốn sách về “tư tưởng” (sixiang/思想)của Tập Cận Bình, việc này sẽ đặt ông ta lên ngang hàng với Mao như một người đóng góp cho lý thuyết Marxist của Trung Quốc, một địa vị mà chưa có người kế nhiệm nào của Mao tới giờ nhận lấy.

4/ Và họ Tập là một nguy hiểm lớn cho Trung Cộng và Hán tộc*.

Việc Tập Cận Bình chú tâm vào quyền lực đặt ra mối nguy hiểm lớn cho Trung Cộng.Không ai nói lên điều đó tốt hơn Đặng Tiểu Bình, trong bài phát biểu, “về việc Cải cách hệ thống Lãnh đạo Đảng và Nhà nước,” đưa ra vào ngày 18 tháng 8 năm 1980:Quá chú tâm vào quyền lực có khả năng làm nẩy ra sự cai trị tùy tiện của cá nhơn với cái giá phải trả cho lãnh đạo tập thể, và nó là một nguyên nhơn quan trọng lý giải bộ máy công chức trong tình cảnh hiện tại ... Kiến thức, kinh nghiệm và năng lượng của bất cứ ai cũng đều có hạn. Nếu một người nắm giữ quá nhiều vị trí cùng một lúc thì khó có thể hiểu thấu hết các vấn đề trong công việc của mình và quan trọng hơn, sẽ chận đường các đồng chí thích hợp hơn nắm các vị trí lãnh đạo.  Chính để tránh những vấn đề này mà Đặng Tiểu Bình đã xây dựng một hệ thống các chuẩn mực ngầm theo đó các lãnh đạo cao cấp bị giới hạn chỉ hai nhiệm kỳ, các uỷ viên ban Thường vụ Bộ Chánh trị phân chia các vai trò lãnh đạo với nhau, và các nhà lãnh đạo cấp cao đưa ra quyết định có tham khảo ý kiến với các nhà lãnh đạo khác và những bậc lão thành đã về hưu.Với việc đảo lộn hệ thống của Đặng Tiểu Bình, Tập Cận Bình đang treo sự sống còn của chế độ vào khả năng của hắn ta trong việc chịu một khối lượng công việc khổng lồ và không phạm sai lầm lớn. Họ Tập dường như đang đe dọa các phương tiện truyền thông đại chúng và các quan chức ngoài nhóm thân cận không được nói với hắn ta sự thật. Tập Cận Bình đang cố kìm nén sự đa dạng ngày càng tăng của các lực lượng xã hội và trí thức đang trên đà phát triển mạnh hơn. Và, do đó hắn có thể, đang phá vỡ, thay vì xây dựng, sự đồng thuận trong giới chủ chốt kinh tế và trí thức cũng như giới lãnh đạo chánh trị về con đường phát triển của Trung Quốc.  Với việc chỉ đạo khởi tố tham nhũng Chu Vĩnh Khang, cựu uỷ viên ban Thường vụ Bộ Chánh trị về hưu, cùng với thuộc hạ của các quan chức cấp cao đã nghỉ hưu khác, họ Tập đã phá vỡ quy tắc rằng các lãnh đạo về hưu sẽ an toàn một khi rời khỏi chức vụ, làm dấy lên câu hỏi liệu hắn ta sẽ có thể an toàn khi rời khỏi chức vụ không ? Một khi Tập Cận Bình quyết định tách khỏi con đường của Đặng Tiểu Bình, là hắn ta có nguy cơ phá hoại khả năng thích ứng và khả năng phục hồi, mà những cải cách của Đặng Tiểu Bình đã gian khổ tạo ra cho chế độ hậu Mao.  Một khi mà các thành viên của nhóm quý tộc đỏ quanh Tập Cận Bình bọc quanh các toa xe của họ để bảo vệ chế độ, một khi mà một số công dân thu mình vào việc sùng bái tôn giáo hoặc tiêu dùng cá nhơn, còn những người khác thì lại gởi tiền của và con cái ra nước ngoài, và một khi có một cảm giác rằng lại sắp xảy ra khủng hoảng đang lan tỏa khắp xã hội. Thì chúng ta sẽ không ngạc nhiên gì, khi dư luận thế giới nghĩ rằng chế độ của Tập Cận Bình đang hành xử giống như thể ... nó phải đối mặt với một đe dọa đang hiển hiện. Với sức mạnh và nguồn lực mà hiện tại Tập Cận Bình đang điều khiển, thật là không có gì là liều lĩnh, để dự đoán rằng, những nỗ lực để củng cố sự cai trị độc tài của Tập trước sau gì cũng sẽ thất bại.** Nhưng chính những cái nỗ lực này mới có nguy cơ tạo ra cuộc khủng hoảng chánh trị mà nó tìm cách ngăn ngừa./.

Đây là bài điểm các cuốn sách:

Xi Zhongxun zhuan (习仲勋传: Tập Trọng Huân Truyện) [Tiểu sử Tập Trọng Huân] Banbiên tập Tiểu sử Tập Trọng Huân, Bắc Kinh: Zhongyang Wenxian Chubanshe (Trung ươngvăn hiến xuất bản xã), 2 tập, 1 283 trang (2013). 

Xi Jinping: Red China, the Next Generation (Tập Cận Bình: Trung Quốc đỏ, thế hệ kế) Agnès Andresy, American University, 157 tr., $ 60,00 

Zoubutong de “hongse diguo zhilu” [ ” ”走不通的 红色帝国之路 Tẩu bất thông đích “hồngsắc đế quốc chi lộ” (Đi không thông chính là “Con đường Đế quốc đỏ”], một bài viết của LýVĩ Đông (Li Weidong 李伟东), có ở www.letscorp.net/archives/56290 China’s Future (Tương lai của Trung Quốc), David Shambaugh, Polity, 203 trang, $ 59,95.;$ 19,95 (giấy)

—————-

[i] Xem, chẳng hạn,http://news.sina.com.cn/c/20160323/docifxprqea5122519.shtml,http://history.sohu.com/20130830/n385376788.shtml, và http://news.163.com/13/1121-111/9E6V2N5E0001124J_all.html, truy cập ngày 10 tháng 3năm 2016

[ii] Cheng Li, “Tập Cận Bình Jinping’s Inner Circle (Part 4: The Mishu Cluster I),” ChinaLeadership Monitor, số 46 (Đông 2015).

[iii] James Mulvenon, “The Yuan Stops Here: Tập Cận Bình Jinping and the ‘CMC ChairmanResponsibility System,”, và Cheng LiTập Cận Bình Jinping’s Inner Circle (Part 5: The MishuCluster II),” China Leadership Monitor, số 47 (Hè 2015).

[iv] Từ Xi Dada (习大大: Tập đại đại) sử dụng chữ “đại”.” Trong môt số tiếng địa phương nócó nghĩa là cha, ông, hoặc chú Tập Cận Bình.

[v] Xem “Xi Jinping Millionaire Relations Reveal Fortunes of Elite,” Bloomberg News, ngày29 tháng 6, 2012.* Những đầu đề do người dịch đề nghị, để làm sáng tỏ ý của tác giả.** So sánh với Viện Nam, ngày nay các lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam cũng phải « Hồ hơn Hồ… »,  kể cả những con cháu của các nhóm « xét lại » ! 

Hồi Nhơn Sơn, 2016, 
hiệu đính 2019

Phan Văn Song

Không có nhận xét nào: