Nhạc sĩ Văn Giảng thuộc thế hệ nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt Nam. Ông cũng là một trong số ít những nhạc sĩ miệt mài sáng tác đến cuối đời, ngay cả khi phải sống tha hương nơi đất khách quê người.- Bén duyên với âm nhạc từ nhỏ…
Nhạc sĩ Văn Giảng sinh ngày 12 tháng 5 năm 1924 tại Huế. Ông xuất thân trong một gia đình trung lưu có truyền thống về âm nhạc; ông nội của Văn Giảng là một nhạc sĩ cổ nhạc, ngay từ bé Văn Giảng đã tỏ ra những năng khiếu về âm nhạc. Ông bắt đầu tập chơi mandolin rồi sau đó đến guitar.
Hình ảnh nhạc sĩ Văn Giảng khi còn trẻ
Văn Giảng từng dạy nhạc ở Huế, rồi ông vào Sài Gòn thi tú tài và tốt nghiệp cử nhân ở đó. Sau khi thi đỗ Anh văn ở Hội Việt Mỹ, Văn Giảng trúng tuyển và ông sang Hoa Kỳ học âm nhạc tại Hawaii và Bloomington. Tốt nghiệp xuất sắc, ông được học bổng để tiếp tục nghiên cứu bậc cao học âm nhạc. Sau đó Văn Giảng trở về nước và được đề cử làm giám đốc trường Quốc gia âm nhạc Huế.
Bút danh Thông Đạt…
Phần lớn các sáng tác của Văn Giảng thuộc thể loại hùng ca như Thúc quân (1949),https://www.youtube.com/watch?v=9KrYc0wZXOk Lục quân Việt Nam (1950), Đêm Mê Linh (1951), Quân hành ca (1951), Qua đèo (1952),Nhảy lửa (1953)… nhưng ông còn viết tình ca với nhiều bút danh khác như Thông Đạt, Văn Đàm, Nguyên Thông ….nổi tiếng nhất là nhạc phẩm Ai về sông Tương.https://www.youtube.com/watch?v=QYq4fTxP0s8
Bài hát Ai về sông Tương được nhạc sĩ Văn Giảng viết vào năm 1949. Về ca khúc này có một giai thoại ra đời như sau : Những năm cuối thập niên 1940 đó, Văn Giảng có chơi thân cùng ông Tăng Duyệt, giám đốc nhà xuất bản Tinh Hoa Huế, một số hành khúc của Văn Giảng cũng được nhà xuất bản Tinh Hoa ấn hành. Một lần Tăng Duyệt nói đùa ngụ ý rằng nhạc sĩ Văn Giảng chỉ viết được những bài hùng ca thôi còn về những bài tình ca không phải sở trường của Văn Giảng.
Bản tình ca “Ai về sông Tương”
Văn Giảng nghe như vậy và im lặng không trả lời. Sau đó ông viết bản Ai về sông Tương và ký tên Thông Đạt. Ai về sông Tương được tác giả Thông Đạt gửi đến các đài phát thanh ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và nhanh chóng nổi tiếng.
Sau nhiều lần được nghe bản nhạc đó trên đài, Tăng Duyệt gặp Văn Giảng và hỏi ở trong giới nhạc, Văn Giảng có biết Thông Đạt, tác giả bài Ai về sông Tương là ai không. Tăng Duyệt muốn tìm mua lại bản quyền để xuất bản nhạc phẩm đó nhưng Văn Giảng trả lời không biết.
Một lần hai người bạn của Văn Giảng là nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng và nhà văn Lữ Hồ tới chơi và tình cờ nhìn thấy bản thảo của Ai về sông Tương. Nhờ đó Tăng Duyệt mới biết Văn Giảng chính là Thông Đạt, tác giả của bản tình ca nổi tiếng đó. Bút danh Thông Đạt chính là tên ghép pháp danh Nguyên Thông của ông và Tâm Đạt của người vợ.
Bức ảnh Nhạc sĩ Văn Giảng chụp cùng những người bạn
Sau Tết Mậu Thân 1968, cảm thấy sinh sống ở Huế bất an (Tăng Duyệt, bạn thân của ông, qua đời trong biến cố này) nhạc sĩ Văn Giảng vào Sài Gòn lập nghiệp. Ở đó, Văn Giảng dạy nhạc tại trường Quốc gia m nhạc Sài Gòn, tham gia sinh hoạt ca nhạc ở đài phát thanh, đài truyền hình và soạn hòa âm cho hãng đĩa Asia, Sóng Nhạc.
Cũng trong thời gian này, với bút danh Thông Đạt, ông viết tiếp một số tình khúc khác. Đồng thời, Văn Giảng được Bộ Văn hóa Giáo dục đề cử làm Trưởng phòng Học vụ Nha Mỹ thuật, đảm trách học vấn của các trường m nhạc Sài Gòn, Huế và các trường Cao đẳng Mỹ thuật.
Năm 1970, ông được huy chương vàng Giải Văn học Nghệ thuật Quốc gia của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa với tác phẩm Ngũ tấu khúc (Quintet for Flute and Strings). Cùng năm này, ông được chỉ định làm Giám đốc Nghệ thuật điều hành Đoàn Văn nghệ Việt Nam gồm 100 nghệ sĩ tân cổ nhạc và vũ, ban vũ do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phụ trách, ban vũ cổ truyền Đại nội Huế do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba điều khiển, để tham dự Hội chợ Quốc tế Expo 70 tại Osaka, Nhật Bản.
Cuộc sống tha hương sau năm 1975…
Sau 1975, nhạc sĩ Văn Giảng ở lại Việt Nam cho đến năm 1981 ông vượt biên đến đảo Natuna, Indonesia, sau chuyển đến đảo Pulau Galang. Ở đây, trong 6 tháng, Văn Giảng sáng tác một số bài nói lên thân phận của những người lưu vong mà bài đầu tiên là “Natuna người tình đầu” cùng một số 70 ca khúc khác.
Sau khi sang Úc, ông vẫn sáng tác hơn 70 ca khúc
Ngày 20 tháng 5 1982, Văn Giảng định cư tại Úc, ở đây, ông tiếp tục con đường âm nhạc, soạn và xuất bản nhiều sách dạy nhạc viết bằng Việt ngữ và Anh ngữ, sách nhạc lý như cách dùng hợp âm, tự học tây ban cầm, hòa âm, sáng tác, học hát, học đàn… Văn Giảng còn sáng tác thêm nhiều tình khúc được tập hợp thành một số tập, như 12 tình khúc (Tập I), 12 Tình khúc (Tập II).
Văn Giảng mất ngày 9/5/2013 ở thành phố Footscray, tiểu bang Victoria, nước Úc. Sau khi rải cốt tro ông trên biển vào ngày 17/5, vợ ông lên cơn đau tim và mất sau khi đưa vào bệnh viện chiều hôm đó./.
Thúy Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét