Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2022

Cây Củ Đậu - (Sắn Dây) - LeVanQuy sưu tầm


Hôm nay, có một bạn trẻ mua củ đậu thì thấy có quả và hạt rất đẹp. Bạn đã chụp hình khoe vui vui trong nhóm vì chưa bao giờ bạn nhìn thấy. Tôi không ngờ rằng số người không biết nhiều hơn số người biết về nó. Tôi xin phép được sử dụng hình chụp của bạn ấy, viết vài dòng chia sẻ điều tôi đã từng bị nguy hiểm khi ăn hạt này, và tôi đã may mắn hóa giải nó như thế nào. Cây này ngoài Bắc gọi là cây củ đậu, trong Nam gọi là củ sắn (củ sắn ở ngoài Bắc thì trong Nam gọi là củ khoai mì, ơ miền Trung gọi là sắn dây). Cây củ đậu khi trồng bằng củ nó sẽ cho hạt, trồng bằng hạt thì sẽ cho củ.
<!>
Tôi đã bị ngộ độc hạt này. Nó rất rất độc!!! Hạt này không được ăn!!! Người ta chỉ dùng nó để làm thuốc trừ sâu, rệp, và thuốc trị ghẻ lở thôi.
Tôi đi xa hơn một năm mới trở về nhà ở ngoại ô, thấy trên giàn leo có cây dây leo đã héo, trên đó có những trái đậu già trông rất ngon. Bẻ ra thì thấy hạt đậu lạ mà tôi chưa từng nhìn thấy bao giờ. Tôi thầm nghĩ: "chắc giống đậu mới của cậu mợ mang ở nước ngoài về trồng thử trong vườn". Tôi bèn ngắt vô nấu cháo với gạo lứt. Quý vị biết mà, cháo gạo lứt phải hầm rât lâu thì mới xài được.
Tôi ăn một thìa cháo, thấy có vị đắng nên nghi nghi?!? Tôi nhặt vài hạt đậu nhai riêng thì thấy vị đắng của nó giống như vị đắng của trái khổ qua rừng, nhưng ngai ngái hơn. Tôi vẫn nuốt thử xem như thế nào, cảm thấy chối nên tôi dừng luôn, không ăn cháo nữa. Ngay sau đó chỉ chưa tới 10 phút, tôi bị chóng mặt, buồn ói, lưỡi cứng dần, miệng khó ngậm được, nước miếng túa ra, tim đập nhanh, và mắt mờ đi luôn.
Tôi điện thoại hỏi: "Cậu trồng cây gì leo trên giàn trước cửa nhà đấy ?"
- "Cây củ đậu chị ạ".
Tôi biết mình đã bị trúng độc. Chất độc của nó ngang với xyanua, nếu ăn nhiều hơn thì khó cứu, hoặc nếu vượt qua thì cũng để lại di chứng. Tôi chỉ ăn có 1 thìa cháo với khoảng 3-5 hạt đậu này thôi mà đã bị như vậy đó. Thật là nguy hiểm!
Vì bụng đang đói nên tôi không thể ói ra được, mặc dù trong người rất nôn nao. Tôi bèn uống nhiều nước có pha chút muối để nôn mà cũng không được. Tôi gọi taxi để về thành phố và đồng thời gọi cô Phương chủ quán chay Bao Linh Thuc Duong kể với cô về tình trạng của mình. Cô nói: "chị nhai ngay tương Hatcho Miso!"

Ồ nhỉ! Hộp tương đen xì xì kia đi đâu tôi cũng mang theo mà lúc đó tôi không nghĩ ra. Nó là của bạn Yên Bình cho tôi. Tôi rất quý nó. Nó theo tôi đi khắp nơi. Tôi đã dùng nó để giúp một số người, nhưng đến lúc bản thân mình bị thì lại không nghĩ ra. Tôi cảm ơn bạn đã cho tôi, cảm ơn em đã nhắc tôi thật đúng lúc.
Tôi nhai 1 viên Hatcho Miso cỡ như viên bi ve, ngậm nó trong miệng lâu lâu rồi mới nuốt chậm xuống. Tình trạng chóng mặt mắc ói giảm dần, lưỡi tôi mềm trở lại, nước miếng không chảy ra nữa. Tôi nói lưu loát hơn và tôi biết mình đã qua cơn nguy hiểm.
Từ Đồ Sơn về đến nhà em tôi ở trong thành phố hết khoảng 30 phút, tôi nhai thêm 2 viên nữa đồng thời uống hết chai nước Lavie 1,5 lít.
Tôi chọn giải pháp uống nhiều nước muối ấm, tập bài mở môn vị, và thụt tháo đại tràng. Tôi hít thở bụng thật sâu để chất độc được tống ra nhanh hơn. Hôm sau tôi khỏe lại bình thường.
Khi bạn Hiếu chia sẻ trong nhóm thì có nhiều bạn vô đó kể rằng ở nông thôn có trẻ em bị chết do ăn phải hạt của cây này. Lá của cây này cũng rất độc, lợn ăn bị chết luôn.
Nói tóm lại, cây này chỉ ăn được củ, còn các thứ khác của nó không được ăn! Củ đậu khi gọt rửa sạch rồi thì tôi thường bổ nhỏ ra ngâm với nước muối khoảng mươi phút, rửa lại một lần nữa thì tôi mới ăn.
Quý vị sống ở thành phố khi mua củ này về ăn nếu nhìn thấy còn lá và quả thì hãy vứt ngay đi, không lưu lại trong nhà, kẻo có người dùng nhầm. Quý vị sống ở nông thôn khi lưu trữ hạt giống thì nhớ để riêng, nhớ viết chữ lên vỏ hộp rõ ràng, để ai cũng biết mà tránh.

Có nhiều quý vị viết comment rằng: "vậy thì tránh xa củ này, không ăn nữa". Như vậy cũng không nên, bởi vì củ đậu bổ dưỡng, nhuận phế, giàu enzime, tốt cho sức khỏe. Chỉ cành lá và hạt (trái) của nó có chất độc thôi.
Tôi được các sư bác ở trong chùa dạy rằng: củ đậu già quá cũng không nên ăn sống. Củ già để nấu thức ăn chín thôi, trước khi nấu thì ngâm rửa nước muối cho thật sạch nhựa rồi mới chế biến.
Tôi chia sẻ hình ảnh thật của quả, hạt, cành lá, và củ của cây củ đậu (củ sắn) để quý vị dễ nhận diện. Tôi có chụp hình bài báo điện tử dán ngay sau đó giúp quý vị dễ dàng tìm đọc.

Chúc quý vị thân tâm thường an.

FB Nguyễn Thanh Hùng
FB Bich Thuy
LeVanQuy sưu tầm


Không có nhận xét nào: