Trần Huỳnh Châu – Những năm "cải tạo" ở Bắc Việt. Phần VIII
June 16, 2021 by Lê Thy
VIII- THƯ TỪ, TIẾP TẾ, THĂM NUÔI
Theo nội quy của các trại cải tạo thì chúng tôi được phép viết thư về nhà mỗi tháng một lần, được nhận quà gia đình gởi đến theo đường bưu điện ba tháng một lần (gởi quà tối đa 5 kí), và được thăm nuôi ba tháng một lần.
<!>
Nhưng đó chỉ là nguyên tắc. Thực tế là trong thời gian ở tù 4 năm, 7 tháng (kể cả thời gian ở trại Long Thành) tôi chỉ được thăm nuôi tổng cộng bốn lần, tức là nếu tính đều ra thì hơn một năm mới được một lần thăm nuôi (so với chế độ Cải Huấn của ta trước kia, một tuần lễ được thăm nuôi hai lần). Ở Long Thành một năm trời, được thăm nuôi một lần trước khi ra Bắc. Ra Bắc từ cuối năm ’76, mải đến giữa năm ’79 (hai năm rưởi) chúng tôi mới bắt đầu được thăm nuôi.
Phạm văn Duyệt – Những Văn Nghệ Sĩ can trường
13/7/2022
Nền văn học nghệ thuật nhân bản của đất nước trong nhiều năm qua đã ghi nhận công lao đóng góp của biết bao văn thi sĩ can trường, sẵn sàng xã thân cho quê hương, cho chính nghĩa, cho tự do - dân chủ - nhân quyền.
Người còn sống, người đã khuất. Hằng ngàn hằng vạn tấm gương đáng vinh danh, không sao kể hết trong phạm vi một bài viết ngắn.
Nơi đây chỉ xin nhắc đến vài tên tuổi tiêu biểu. Ước mong quý độc giả cùng chia sẻ niềm vui khi biết rằng trên văn thi đàn đã và vẫn còn lắm người ngày đêm mãi mê lo cho vận nước.
Trung Hoa đề nghị 6 chương trình với các quốc gia Lancang-Mekong, mặc dù có sự khiêu khích "theo thông lệ" của Tây Phương
(China proposes 6 programs with Lancang-Mekong countries despite ‘customary’ Western provocation of ties)
Fan Anqi and Cui Fandi – Bình Yên Đông lược dịch
July 4, 2022 – Global Times
Hôm Thứ Hai, Trung Hoa đề nghị 6 chương trình sẽ mang lợi ích cho các quốc gia Lancang-Mekong ngoài Trung Hoa, là Cambodia, Lào, Maynmar, Thái Lan và Việt Nam, gồm có các kế hoạch hợp tác trong nông nghiệp, thủy lợi, kinh tế số, không gian, giáo dục và y tế, khi Hội viên Hội đồng Nhà nước Trung Hoa và Ngoại trưởng Wang Yi (Vương Nghị) chủ tọa Phiên họp Ngoại trưởng của Hợp tác Lancang-Mekong (LMC) ở Bayan, Myanmar.
Phiên họp xảy ra sau khi Hoa Kỳ phát động Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương (Indo-Pacific Economic Framework (IPEF), được các chuyên viên xem như một hành động vô nghĩa thiếu tính khả chấp và thực chất, hoàn toàn trái ngược với cơ chế hợp tác LMC thực tế đã mang lại kết quả có lợi kể từ khi được phát động trong năm 2016.
Sandrine Teyssonneyre – Thái Bình Dương: Mặc cho những nghi ngại, Trung Quốc quyết dấn thân
13/7/2022
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị [Wang Yi] sau cuộc họp báo với Thủ tướng Fiji Frank Bainimarama ở Suva, thủ đô Fiji, ngày 30 tháng 5 năm 2022. (Nguồn: Japan Times) |
Ngoại trưởng Trung Quốc đã kết thúc chuyến thăm kéo dài 10 ngày đến tám quốc gia Thái Bình Dương vào ngày 4 tháng 6. Một chuyến công du nhằm ghi dấu ấn của Trung Quốc trong khu vực, trong khi sự rạn nứt giữa các nền dân chủ tự do và trục Bắc Kinh-Mátxcơva đang ngày càng rõ nét ở châu Âu và châu Á. Nếu khu vực còn hoài nghi trước lời đề nghị của Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn là bậc thầy trong trò chơi kiên trì.
Với việc liên minh Aukus giữa Australia, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đang tiến triển kể từ tháng 9 năm 2021, đã có nhiều phỏng đoán về việc [Thủ tướng Australia] Anthony Albanese, thuộc Công Đảng Australia, đắc cử vào ngày 21 tháng 5 sẽ làm thay đổi chính sách của Australia trong khu vực. Trong khi cuộc xâm lược Ukraine của Nga chưa tìm thấy lối thoát, và Tổng thống Mỹ chơi trò từ ngữ bằng cách nói bóng gió về việc bảo vệ Đài Loan trước một cuộc xâm lược tương tự, Trung Quốc đã không đợi chính quyền mới ở Canbera đặt nền móng cho hành động của họ ở Thái Bình Dương, khi phái Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị thực hiện chuyến công du đến tám quốc đảo.
Thời sự đó đây ngày Thứ tư 13 tháng 7 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Aldgra Fredly - Tổng thống Sri Lanka đào thoát sang Maldives
13/7/2022
Tổng thống Sri Lanka được cho là đã chạy trốn khỏi đảo quốc trên một phi cơ phản lực quân sự hôm thứ Tư (13/07) trong bối cảnh hàng loạt các cuộc biểu tình yêu cầu ông từ chức, chấm dứt triều đại gia tộc thống trị nền chính trị quốc gia trong nhiều thập niên.
Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, cùng với phu nhân và hai vệ sĩ, đã đào thoát đến Male — thành phố thủ đô của Maldives — sau khi hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ xông vào tư gia của ông hôm thứ Bảy (09/07).
Nguyễn Kim - Cuộc bầu cử cuối năm nay và tương lai của Hoa Kỳ
12/7/2022
Ngày 24/6/2022 Tối Cao Pháp Viện (TCPV) đã trao cho các tiểu bang quyền quyết định về vấn đề phá thai. Biden và đảng Dân Chủ đã kịch liệt phản đối, và cho rằng quyền tự do của phụ nữ đã bị các Thẩm Phán TCPV tước đi. Vì phải đối diện với sự thất bại vào dịp bầu cử cuối năm, lãnh đạo đảng Dân Chủ đã xử dụng vấn đề phá thai để xách động phụ nữ bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ. Do áp lực của nhóm Dân Biểu cấp tiến và những phong trào ủng hộ phá thai, ngày 8/7/2022, Biden đã ký một sắc lệnh tạo điều kiện dễ dàng cho phụ nữ được tự do phá thai. Sau đó ông ta nhìn vào giấy đọc “Vì tỷ lệ phái nữ bỏ phiếu luôn cao hơn phái nam” và Biden còn đọc luôn lời ghi chú “Chấm dứt trích dẫn tại đây.” Vài tuần trước Biden đã hớ hênh để lộ những lời nhắc của nhân viên: “Ông vô phòng Roosevelt - chào mọi người” - “Ông ngồi xuống” - “Ông phát biểu ngắn gọn trong 2 phút” - “Ông cám ơn và đi ra khỏi phòng.” Thật là xấu hổ cho người dân Hoa Kỳ đã có một Tổng Thống quá sức ngớ ngẩn.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét