Nguyễn Hoàng Văn – Bệnh tật, xung đột, ký sinh trùng
12/7/2022
Khi những công dân Việt bị buộc phải “tiêu thụ” những nhu cầu giả tạo mà hệ thống tuyên truyền tạo nên thì, nói theo Voltaire, họ đang bị ăn bám trên đủ phương diện. Bị ăn bám vào bệnh tật. Bị ăn bám vào những xung đột không có thật. Và bị ăn bám vào tình trạng hỗn độn, tối tăm.
<!>
Mà bám vào tình trạng tối tăm cũng có nghĩa là bám vào tình trạng ngu dân và đó cũng là lý do khiến cho các nỗ lực cải cách giáo dục không bao giờ thành tựu. Ba hay bốn thập niên qua vẫn vậy và ba hay bốn thập niên sau vẫn vậy, nếu như giống ký sinh trùng kia còn tiếp tục nảy nở, sinh sôi.
Nguyễn Tường Tâm - Đánh giá chuyến trở về Việt Nam của Khánh Ly
12/7/2022
... Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ . . .nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.”
Như vậy chiến tranh chống Mỹ không phải, chiến tranh giải phóng miền Nam cũng không phải; chỉ còn một danh xưng cho cuộc chiến 1954-75 là “Nội chiến”, một danh xưng cấm kỵ đối với chế độ. Nhưng, Khánh Ly, không biết vô tình hay cố ý, khi trình bày ca khúc Gia tài của mẹ đã công khai xác định giữa lòng chế độ một sự thật mà không ai dám nói, hay được nói.
Thái Văn Kiểm - Tìm Hiểu Vài Địa Danh Nam Việt
29/7/1960
"Nhân buổi bói chuyện về "Sài Gòn Năm Xưa" của Ô. Vương Hồng Sển"
Τạp chí Bách-Khoa số 87 ra ngày 15.8.1960 có thuật lại buổi nói chuyện về "Saigon năm xưa" của ông bạn Vương-Hồng-Sển tại Câu-lạc-bộ Văn hóa, chiều thứ sáu 29 tháng 7 năm 1960. Bài lược thuật này khá đầy đủ, mặc dầu có mấy điểm thiếu sót mà chúng tôi xin phép được bổ chính như sau:
Về danh xưng Phù-Nam, chúng tôi xin nêu lên rằng tài liệu xưa nhất của Trung Hoa nói về xứ này là quyền "Sử ký" của Tư-mã-Thiên (1), một sử -gia trứ danh đời Tây-Hán. Trong quyển Sử ký, có đoạn nói như sau:
"Chu-Thành-Vương tân mão lục niên, Giao chỉ nam hữu Việt thường thị, trùng tam dịch nhi lai hiến bạch trĩ . . . Sứ giả mê kỳ qui lộ, Chu công tích dĩ bình (biền) xa ngũ thặng, giai vi chỉ nam chi chế; sứ giả
Phạm Bình Minh: ‘hữu hảo với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam’
14/7/2022
VOA Tiếng Việt
Hôm 13/7, tại một phiên họp của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc - Việt Nam, Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh nói rằng quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu của chính sách ngoại giao Việt Nam, và rằng “quan hệ hữu hảo với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam”, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đài phát thanh CRI của nước này dịch sang tiếng Việt.
Phát biểu tại phiên họp thứ 14 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung – Việt diễn ra tại Nam Ninh, Quảng Tây, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng trước những nguy cơ, thách thức trên chặng đường phía trước và những nhiệm vụ gian khổ của công cuộc đổi mới và phát triển, “chúng ta cần kế thừa và phát huy tình hữu nghị đặc biệt, củng cố đoàn kết, tin cậy lẫn nhau, hợp tác sâu rộng cùng có lợi”.
Trần Huỳnh Châu – Những năm "cải tạo" ở Bắc Việt. Phần IX
June 16, 2021 by Lê Thy
IX- XÃ HỘI MIỀN BẮC QUA CÁI NHÌN HẠN CHẾ CỦA MỘT NGƯỜI TÙ
Không ai ở Miền Nam muốn ra sống tại Miền Bắc. Nhưng khi đặt chân lên bến Sáu Kho, Hải Phòng năm 1976, chúng tôi nói với nhau là dù sao thì cũng đã bị bắt buộc phải ở Miền Bắc rồi, thử cố nhìn xem đời sống và con người thực chất như thế nào tại phần đất Việt Nam mà Cộng sản nói rằng ”về cơ bản, đã hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa”.
Ngày từ bến Sáu Kho về trại Quảng Ninh, chúng đã dùng vải che cửa xe ô-tô để chúng tôi không nhìn được ra ngoài. Rồi chúng tôi chỉ ở trong trại giam, tiếp xúc với cán bộ trại giam, một ít tù hình sự, và nhìn thấy cách làm việc của một vài hợp tác xã gần đấy. Rồi một chuyến đi từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá. Lần nầy thì xe không bị che vải, có thể nhìn ra ngoài rõ ràng hơn. Và ở trại số 5, gốc là trại Lý Bá Sơ, tôi ở cả ba phân trại: phân trại B, phân trại A, rồi phân trại C. Thế thôi, cái nhìn thật là hạn chế. Tôi rất tiếc là không được xem tường tận một nhà máy, một nông trường nào ở Miền Bắc để có thể có những nhận xét thật rõ ràng, cụ thể, chi tiết.
Thời sự đó đây ngày Thứ năm 14 tháng 6 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Ai đã chiến thắng trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến ở Ukraina?
Trần Phong
14/7/2022
Giai đoạn thứ hai của cuộc chiến Ukraine
Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, không bên nào biết được thế mạnh của nhau. Các nước phương Tây đánh giá quá cao sức mạnh quân sự của Nga, trong khi Nga lại đánh giá thấp sức mạnh của Ukraine. Kết quả là sự khinh địch về mặt chiến lược cuối cùng, Đại chiến Kyiv đã trở thành Đại rút lui Kyiv, Đại bùng binh của Dnepr trở thành Đại rút lui của Kharkov, Quân dù Nga rơi xuống đất, Hải quân trở thành lính thuỷ đánh bộ, Lực lượng không quân đã hoàn toàn biến mất.
Andrew Moran - Hoa Kỳ: Lạm phát có thể sẽ sớm đạt đỉnh điểm, nền kinh tế bước vào suy thoái
14/7/2022
Các thị trường tài chính đã bất ngờ khi tỷ lệ lạm phát hàng năm trong tháng Sáu của Hoa Kỳ tăng lên 9.1%, mức cao nhất trong vòng 40 năm, vượt qua mức 8.8% ước tính của thị trường.
Chỉ số giá tiêu dùng chung (CPI) đã khiến các chỉ số tham chiếu hàng đầu giảm xuống do các kỳ vọng lớn hơn cho rằng Hoa Kỳ sẽ rơi vào một cuộc suy thoái và Cục Dự trữ Liên bang có thể sẽ tăng cường nỗ lực thắt chặt trong tháng này.
Wall Street và các nhà hoạch định chính sách công hiện đang thảo luận về việc liệu lạm phát đã đạt đến đỉnh điểm hay chưa. Tòa Bạch Ốc đã nghĩ như vậy, khi viết trong một bản ghi nhớ hôm 12/07 rằng giá năng lượng đã giảm đáng kể kể từ báo cáo CPI gần đây nhất [dành cho tháng Năm]. Giá dầu thô đã giảm 20%, trong khi xăng đã giảm khoảng 7%.
Lam Giang - Sri Lanka : điểm bùng phát của nạn đói toàn cầu
14/7/2022
Các quyết định yếu kém của chính phủ ở nhiều quốc gia đang dẫn đến nạn đói hàng loạt, kéo theo sự trả đũa của công chúng. Nền kinh tế Sri Lanka sụp đổ chỉ trong một đêm vào năm 2022, nhưng mầm mống của sự sụp đổ và tình trạng thiếu lương thực kéo theo đã được chắp vá từ rất lâu trước đó. Các vấn đề của Sri Lanka sẽ không được giải quyết triệt để một khi người dân của nước này lâm vào tình trạng chết đói.
Những vấn đề nghiêm trọng hiện nay của Sri Lanka bắt đầu từ một thủ tướng đương nhiệm, sau đó là người kế nhiệm ông, và sau đó là tổng thống đương nhiệm — dường như là tiền đề cho những hành động tương tự ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Và các vấn đề của Sri Lanka sẽ không được giải quyết triệt để một khi người dân của nước này lâm vào tình trạng chết đói.
Lãnh đạo các đảo quốc Thái Bình Dương cam kết đoàn kết khi các siêu cường cạnh tranh
14/7/2022
Reuters
Giới lãnh đạo các đảo quốc ở Thái Bình Dương nhất trí với nhau rằng họ sẽ có một cách tiếp cận thống nhất vào lúc Hoa Kỳ và Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng trong khu vực, họ cũng thúc giục các quốc gia phát triển hãy hành động mạnh mẽ hơn về vấn đề biến đổi khí hậu, mà họ xem là mối đe dọa lớn nhất đối với các đảo quốc của họ.
Tổng thư ký Diễn đàn các Đảo quốc Thái Bình Dương, Henry Puna, nói với các phóng viên rằng một thông cáo sẽ được công bố vào ngày cuối cùng của hội nghị của diễn đàn ở Suva và thông cáo sẽ cho thấy các nhà lãnh đạo đồng ý tham khảo ý kiến với nhau trước khi tham gia các thỏa thuận an ninh.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét