Thảo nào mà đã có lúc Trần Khuê được mô tả như một Sao Khôi hoặc Sao Khuê. Vì sao này (tiếc thay) lại “khi tỏ khi mờ,” theo nhận xét của một vị thức giả cùng thời – nhà văn Phạm Đình Trọng:
Trần Khuê thấy được giữ lại thi thể Hồ Chí Minh trong hòm kính dù đặt trong nhà hầm vẫn là tênh hênh trên mặt đất, là không thuận ý nguyện cuối cùng, ý nguyện thiêng liêng nhất của người chết, không thuận qui luật tự nhiên, là đày đọa thân xác người quá cố và tạo ra cái thùng không đáy ngốn tiền mồ hôi nước mắt dân. Nhận ra những cái có hại sờ sờ như vậy, Trần Khuê đòi đốt xác Hồ Chí Minh nhưng hồn vía Trần Khuê vẫn thuộc về Hồ Chí Minh.
<!>
Sắt son với con người rước họa cộng sản về đày đọa người dân Việt Nam, thờ phụng con người mất gốc không còn hồn Việt Nam là khoảng mờ rất đáng tiếc của ngôi sao Khuê họ Trần.
Kể cũng “hơi” tiếc thật nhưng vẫn hơn rất nhiều vị thức giả (cùng thời) chỉ sống cả đời trong cái khoảng mờ!
Trần Huỳnh Châu – Những năm "cải tạo" ở Bắc Việt. Chương I
Chương I - Từ Nam ra Bắc
Posted on June 16, 2021 by Lê Thy
Nhưng phà đã chạy. Trên dòng sông, gió mát thổi lộng vào xe làm tôi thấy dễ chịu, thấy lòng lại khoan khoáibáo. Và lại lẩm nhẩm hát “Trên sông Bạch Đằng, quân Nam ầm reo…” Và nghĩ đến thân phận của tôi, thân phận một thằng tù, tay bị xiềng, ngồi trên chiế xe bít bùng, vẫn cố nhoài người ra để nhìn cho được dòng sông Bạch Đằng, vẫn tưởng như đâu đây còn vang tiếng loa xưa của vị anh hùng Trần Hưng Đạo, vẫn thấy mình là một người Việt Nam, một người yêu nước, cũng như cha tôi, một đảng viên VN Quốc Dân Đảng, rất yêu nước, và nhất định không chấp nhận chủ nghiã Cộng sản , và cho dù Cộng sản có nói gì, có bảo là chúng tội bán nước hay có bảo là phải “kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa xã hội”, tôi thấy tôi vẫn một lòng yêu nước và yêu tự do, và Hồ Chí Minh là kẻ có tội nặng nhất trong lịch sử nước nhà, và dòng sông Bạch Đằng vẫn làm cho tôi xúc động, và chiếc xiềng trong tay vẫn không làm cho tôi xấu hổ, và tôi vẫn miên man nghĩ đến lịch sử oai hùng của dân tộc và nghĩ đến một tương lai tươi sáng trong tự do.
Lưu Trọng Văn - Những vết thương rách nát
02/7/2022
Phan Ni Tấn - là một nhạc sĩ sinh hoạt tích cực trong giai đoạn đầu của phong trào Hưng Ca Việt Nam tại hải ngoại, giữ vai Phó Chủ tịch Nội vụ, bên cạnh Chủ tịch phong trào là nhà văn Hà Thúc Sinh. Ông cũng cộng tác với nhiều báo chí tại hải ngoại như: Văn, Văn Học, Nhân Văn, Làng Văn, Phố Văn, Hợp Lưu, Hồn Việt, Văn Nghệ, Văn Phong, Diễn đàn Tự Do, Phụ Nữ Diễn đàn, Saigon Times... Khi viết bút ký, ông sử dụng bút danh Nhị Đuông.
Năm 1972 tại Sài Gòn, chàng trai 24 tuổi Phan Ni Tấn viết bài thơ "Bài hát Học trò" mà mỗi chữ, mỗi câu tứa ra từ bi kịch thời đại: Chiến tranh - Thân phận người Việt.
Hãy đọc thật chậm và lắng ngân:
"Kính thưa thầy đây bài chính tả của con
bài chính tả viết về nước Mỹ
con viết hai lần sai chữ America
con viết hai lần sai chữ Communist
con viết hai lần sai chữ Liberty
làm sao được, làm sao được, bởi anh con vừa chết
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, khai thác cát có nghĩa là mất nhà và của cải
(In the Mekong Delta, sand mining means lost homes and fortunes)
Dinh Tuyen – Bình Yên Đông lược dịch
Mekong Eye – 23 June 2022
Khi bờ sông sụt lún và đổ nhào, nhà của Tran Van Bi sụp đổ xuống sông ở Đồng bắng sông Cửu Long của Việt Nam (ĐBSCL) 4 năm trước. Tất cả mọi thứ mà gia đình ông tích lũy trong 32 năm đã ra di trong nháy mắt.
“Váo lúc đó, khi tôi nghe tiếng kêu la, tội chạy lại, chỉ thấy mái nhà tôi chìm xuống dòng nước chảy xiết,” Bi, 60 tuổi, căn nhà cũ của ông ở cạnh sông Vàm Nao trong xả Mỹ Hội Đông, tỉnh An Giang, nói.
“Tôi chạy để kiếm vợ và các con của tôi và rồi như mất trí, tôi không biết phải làm gì.”
Phạm Hồng Sơn - Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ
July 3rd 2020 – Hiệu đính Jul 3rd 2022
Chỉ sau khi Lee Resolution được thông qua, Nghị Hội Lục Ðịa mới bắt tay vào việc xem xét dự thảo Tuyên Ngôn Ðộc Lập. Sau ba ngày bàn thảo và cho sửa chữa (gồm cả cắt bỏ) bản dự thảo, Nghị Hội Lục Ðịa thông qua bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập vào ngày 04 tháng Bảy 1776 và ra lệnh cho xuất bản ngay tức khắc để bố cáo tới khắp các đoàn quân và dân chúng trên toàn lục địa của 13 Tiểu Bang thuộc The United States of America – Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, một quốc gia độc lập vừa chính thức ra đời.
Như vậy, tiến trình ra đời bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập của nước Mỹ đã theo một tinh thần rất dân chủ sáng suốt, tuân theo đúng trình tự (due process) của nền tảng căn bản tinh thần thượng tôn pháp luật (rule of law).
Bản văn này đã được Britannica đánh giá có tầm ảnh hưởng vượt ra khỏi nước Mỹ, gây cảm hứng cho nhiều phong trào tiến bộ trên thế giới như các cuộc cách mạng tại Nam Mỹ, thậm chí cả Cách Mạng Pháp. Nhưng Britannica không hề nhắc tới Tuyên Ngôn Ðộc Lập của Hồ Chí Minh, một tuyên ngôn đã thể hiện rõ sự sao chép nhiều ngôn từ và cấu trúc của bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập Hoa Kỳ. Có lẽ Britannica hiểu rằng không thể để độc giả nhầm lẫn giữa những tư tưởng tự do thực sự với một kẻ láu cá lợi dụng Tuyên Ngôn Ðộc Lập Hoa Kỳ hòng thiết lập một chế độ đảng trị chống lại con người.
Trần Đình Hoành - July Fourth – Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ
04/7/2021
July 4th là Ngày Độc Lập (Independence Day) của Mỹ, kỷ niệm ngày Tuyên Ngôn Độc Lập được công bố, July 4th, 1776. Người Mỹ gọi tắt ngày này là “July fourth” hay “Fourth”, chẳng hạn như chúc nhau “Have a nice Fourth”.
Vào ngày này năm 1776, Quốc Hội của 13 thuộc địa của Anh quốc tại Mỹ Châu (Continental Congress), dọc theo bờ biển miền đông nước Mỹ ngày nay, công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập, tách rời khỏi Anh quốc. 13 thuộc địa đó là: Delaware, Pennsylvania, New Jersey, Georgia, Connecticut, Massachusetts, Maryland, South Carolina, New Hampshire, Virginia, New York, North Carolina, và Rhode Island.
Phạm Nguyên Trường - Chế độ dân chủ và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
Chương 10, tác phẩm Power vs. Force (trang 177-180)
27/12/2021
Vì chúng ta không phân biệt được nguyên tắc với biện pháp, người bình thường không đủ sáng suốt để nhận thức được sự khác biệt giữa chủ nghĩa yêu nước và Chủ nghĩa yêu nước chân chính, giữa tinh thần Hoa Kì và Tinh thần Hoa Kì, giữa chúa và Chúa, giữa tự do và Tự do. Do đó, “tinh thần Hoa Kì” được những người da trắng thượng đẳng và đám đông thực hiện hình phạt lynch (có điểm hiệu chỉnh 150) sử dụng để biện minh cho hành động của mình, tương tự như những kẻ hiếu chiến từng nhân danh “Chúa” trong suốt chiều dài của lịch sử. Coi tự do như là phóng túng làm cho chúng ta hiểu rằng nhiều người không phân biệt được tự do là phóng túng và Tự do chân chính, như là một nguyên tắc.
Cần phải có kinh nghiệm và khả năng phán đoán, do giáo dục mà ra, thì mới phân biệt được các nguyên tắc và những thứ giả vờ là nguyên tắc. Cần phải tập xét đoán như thế thì mới tồn tại được về mặt đạo đức trong thế giới hiện đại, nói chung; nhưng đây lại là đòi hỏi bắt buộc trong những vùng xám, nơi sự mơ hồ về đạo đức đã được nâng tầm từ tục lệ thành hình thức nghệ thuật, đấy là chính trường và thương trường đang diễn ra trong đời sống hàng ngày của chúng ta.
Tô Văn Trường - Vũ khí quan trọng nhất bị bỏ quên
04/7/202
Cái chủ yếu để phát triển đất nước chính là nhân. Phải có nhân hòa thì mới có nội lực, nhưng làm thế nào để có nhân hòa? Cái này, tiền nhân ta đã có tấm gương của vua Trần Nhân Tông về tập hợp lòng dân trong chống giặc, và hòa giải, đoàn kết dân tộc sau thắng giặc để làm nên một Đại Việt hùng cường.
Nước Nhật, người Nhật họ chẳng hề được ưu đãi chút nào từ cái thiên và địa, họ chẳng hề mảy may ca thán về những rủi ro, bất hạnh. Nước Nhật không có rừng vàng, biển bạc, chỉ có sức mạnh từ lòng yêu nước và tự trọng của con người là đáng kể. Đầu hàng Mỹ và chịu nhận Mỹ làm đồng minh ngay sau khi thua trận đại chiến thế giới lần thứ hai là một quyết định sáng suốt của Nhật Hoàng, với sự ưng thuận của toàn bộ nội các Nhật, và việc không truy cứu trách nhiệm Nhật Hoàng trước chiến tranh cũng thông minh không kém, từ cả phía người Nhật và người Mỹ. Nội lực của người Nhật chính là tự cường. Người xưa thường bảo “thân làm tội đời, trời chẳng làm tội ai”!
Thời sự đó đây ngày Thứ hai 04 tháng 7 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Năm lý do vì sao Nga sẽ thắng tại Ukraine
Nguồn: Von Martin van Creveld, “Krieg gegen die Ukraine: Fünf Gründe, warum Russland gewinnt”, WELT, 28/06/2022
Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài
Ngay từ những ngày đầu tiên, nhà lý luận quân sự Martin van Creveld đã chỉ ra các yếu tố dẫn đến thất bại chiến lược của Nga trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine. Trong một thời gian dài, ông từng cho rằng thành công của Ukraine ít nhất là điều có thể hình dung được. Nhưng tình hình đã thay đổi. Việc đánh giá lại là cần thiết. Sau đây là những phân tích và đánh giá của van Creveld.
Khi cuộc chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ vào tháng Hai năm 2022, như hầu hết các nhà quan sát phương Tây, tôi đã tin rằng người Nga sẽ thất bại, sẽ không thể đạt được hầu hết các mục tiêu mà họ đã đề ra, và Nga sẽ thua trong cuộc chiến tranh này. Nếu gạt các chi tiết sang một bên, thì niềm tin này dựa trên ba trụ cột vững chắc.
Sam Roggeveen * - Hàng Không Mẫu Hạm thứ ba của Trung Quốc đang hướng đến một châu Á hậu Mỹ
Nguồn: Sam Roggeveen, “China’s Third Aircraft Carrier Is Aimed at a Post-U.S. Asia,” Foreign Policy, 21/06/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Bắc Kinh chưa thể trực tiếp thách thức sức mạnh hải quân của Mỹ.
Việc Trung Quốc hạ thủy Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) mới nhất, chiếc thứ ba của nước này, đồng thời là con tàu thứ hai được đóng hoàn toàn trong nước, nói lên tham vọng của Bắc Kinh trong việc trở thành một cường quốc quân sự có vị thế và tầm vóc toàn cầu. Nó cũng cho thấy rằng Trung Quốc đã sẵn sàng để cạnh tranh với Mỹ trong lĩnh vực mà lâu nay vẫn là thế mạnh của Washington. Sự thống trị quân sự của Mỹ, đặc biệt là ở châu Á, được xây dựng dựa trên sức mạnh hàng hải, và sức mạnh hàng hải đó lại được xây dựng dựa trên hạm đội HKMH của họ. Giờ đây, Trung Quốc đang trực tiếp thách thức: Bất cứ điều gì các anh có thể làm, chúng tôi cũng có thể làm, thậm chí lớn hơn và tốt hơn.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét