Việt Nam giữa hai lằn đạn ở biển Đông
Trung Cộng luôn luôn coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, như Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan và sẽ dùng Quân sự để chiếm toàn bộ khi có điều kiện, nhưng Việt Nam chưa biết phải xoay xở ra sao, hay nương nhờ vào ai khi bị tấn công.
Đó là khẳng định đan xen băn khoăn đang lan rộng trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam trước thềm Đại hội đảng XIII, diễn ra đầu tháng 01/2021.
<!
Trông vào ai?
Như vậy, từ viễn ảnh biết rõ ý đồ của Trung Cộng ở Biển Đông, liệu Việt Nam có đủ sức chống lại một cuộc tấn công quân sự hay không? Hơn nữa, Việt Nam không có đồng minh quân sự và thỏa hiệp an ninh chung với nước khác thì ai sẽ giúp Việt Nam bảo vệ Biển Đông?
Vì vậy, dù giới chuyên gia ở Bộ Ngoại giao Việt Nam băn khoăn, lo lắng nhưng đồng thời họ cũng tự đặt ra hy vọng chiến tranh Việt-Trung sẽ không xảy ra, dù trên đất liền hay Biển Đông, nếu Việt Nam biết khôn khéo trong ứng xử với Trung Cộng.
Về mưu đồ của Trung Cộng đối với Việt Nam lúc này, theo nhận định của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đinh Công Tuấn, Viện nghiên cứu châu Âu (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) thì: "Là quốc gia giàu tài nguyên, có dân số trẻ lớn thứ 3 ở Đông Nam Á, có quân đội thực chiến bậc nhất ở châu Á, có vị trí địa chiến lược cực kỳ quan trọng, Việt Nam được xem như "lực lượng trấn giữ con đường Nam tiến cả trên bộ, trên biển của TQ", vì vậy, TQ bao giờ cũng luôn coi Việt Nam là đối thủ tranh đoạt, kiềm chế, kiểm soát của mình." (theo báo Thế giới & Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 16/06/2020).
Ông Tuấn nói rõ rằng: "Chính sách chủ đạo của TQ với Việt Nam sẽ vừa là cân bằng vừa can dự, vừa kiềm chế, vừa lôi kéo. Mục tiêu trong quan hệ với Việt Nam nhằm không để Việt Nam có thể mạnh lên, thoát khỏi sự chi phối của TQ, nhưng cũng không để Việt Nam quá bất mãn, tìm đến các liên kết chống lại TQ."
Chi tiết hơn, chuyên gia này cho rằng:
"Chính sách cơ bản của TQ với Việt Nam có thể đi theo các hướng sau:
Thứ nhất, hòa dịu với Việt Nam, để tránh quan hệ căng thẳng xấu thêm, gia tăng các hoạt động trao đổi ngoại giao cả thượng đỉnh và các cấp.
Thứ hai, tăng cường hợp tác trên mọi phương diện đặc biệt là kinh tế, giao thương buôn bán nhằm dùng lợi ích kinh tế đưa Việt Nam vào quỹ đạo của TQ, ít nhất đảm bảo Việt Nam giữ thế trung lập giữa TQ và Mỹ.
Thứ ba, gây sức ép cho ASEAN, chia rẽ khối thông qua các thành viên nhỏ dễ chịu tác động từ TQ để cản trở lập trường đối lập với lợi ích TQ và ngăn chặn sự hình thành của một "khối chống TQ".
Ông Tuấn kết luận: "Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cần điều chỉnh, xác định rõ cách thức ứng phó với chiến lược toàn cầu, khu vực của TQ. Đó là thích nghi với sự trỗi dậy, lớn mạnh của TQ, xác định rõ ràng mục tiêu của Việt Nam phải đảm bảo an ninh quốc gia, không ngừng phát triển, tạo thế và lực đa dạng hóa, đang phương hóa quan hệ với các nước trên thế giới, giữ vững môi trường hòa bình để phát triển, khôn khéo đặt lợi ích quốc gia lên trên hết trong ứng xử với TQ."
Đó là lời khuyên của một chuyên gia, nhưng liệu giới lãnh đạo Việt Nam có khả năng hóa giải tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Cộng bằng đường lối ngoại giao hay không?
Và nếu CS Việt Nam tiếp tục chính sách ngoại giao đu giây với quan điểm: “Bài Trung, thân Mỹ” hoàn toàn không có trong đường lối đối ngoại hay trong quan điểm giải quyết vấn đề Biển Đông của Đảng, Nhà nước ta”, như đã thanh minh trên báo Công an Nhân dân (CAND) ngày 3/8/2020, thì liệu Hà Nội có thoát khỏi gọng kìm của Trung Cộng hay không?
Phạm Trần Danlambao
“ Trung Cộng luôn luôn coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, như Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan và sẽ dùng Quân sự để chiếm toàn bộ khi có điều kiện, nhưng Việt Nam chưa biết phải xoay xở ra sao, hay nương nhờ vào ai khi bị tấn công.”
Trông vào ai?!
Vì quá sợ tàu cọng, việt cọng tuyên bố sách lược quốc phòng 4 KHÔNG, thành ra đứng thoi loi một mình, không có ai là ĐỒNG MINH thì trông cậy vào ai!?
Cho nên phải đấm ngực xác minh: “Bài Trung, thân Mỹ” hoàn toàn không có trong đường lối đối ngoại hay trong quan điểm giải quyết vấn đề Biển Đông của Đảng, Nhà nước ta”.
Thật ra thì bài toán Biển Đông không phải hoàn toàn bế tắt như vậy.
Các chuyên gia ngoại quốc thường khuyến nghị:
Chuyên gia Mỹ : Việt Nam cần liên minh với Mỹ để gìn giữ Biển Đông chống Trung Quốc
Trong một bài phân tích được tạp chí Mỹ The National Interest công bố hôm 07/11/2019 vừa qua, tiến sĩ Anders Corr, một chuyên gia về Biển Đông, từng hoạt động trong ngành quân báo tại bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, cho rằng để đối phó với dã tâm độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh, Việt Nam cần phải có một chiến lược thích ứng, trong đó yếu tố cực kỳ quan trọng là liên minh với Hoa Kỳ, nước duy nhất hiện nay có đủ lực để ngăn chặn Trung Quốc
Việt Nam cần một chiến lươc mới
Để chống lại Trung Quốc, tiến sĩ Anders Corr cho rằng Việt Nam cần có một chiến lược mới trong đó có 4 thành tố quan trọng.
1/ Một là liên minh với các quốc gia có thể răn đe Trung Quốc ở mức cao nhất là răn đe hạt nhân, ví dụ như với Mỹ, Pháp và Anh.
2/ Hai là liên minh với các quốc gia có đủ năng lực triển khai nhanh chóng lực lượng quân sự thông thường (quy ước) để răn đe Trung Quốc, ví dụ như Hoa Kỳ;
3/ Ba là sử dụng thành quả tăng trưởng kinh tế để nâng cao mức chi tiêu quân sự để răn đe Trung Quốc ngay tại chỗ, ví dụ như thông qua việc mua thêm tàu ngầm, tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không;
4) Và bốn là dân chủ hóa và cải thiện nhân quyền để tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên minh kinh tế và quân sự chặt chẽ hơn với các quốc gia ít chịu ảnh hưởng nhất của Trung Quốc.
Mỹ có đủ điều kiện để hỗ trợ Việt Nam chống Trung Quốc
Đối với ông Corr, trong tình hình như vừa kể, một liên minh hoặc thậm chí một quan hệ sâu sắc hơn với Mỹ sẽ giúp Việt Nam củng cố tiềm năng chống lại Trung Quốc, cải thiện sức mạnh răn đe của Việt Nam nhờ dựa được vào một người bạn mạnh mẽ nếu xảy ra xung đột quân sự.
Theo tiến sĩ Anders Corr, chỉ có Hoa Kỳ mới có tất cả các điều kiện để trở thành một đồng minh cốt lõi đáng tin cậy và đủ sức chống lại Trung Quốc. Các điều kiện đó là một chính sách đối ngoại độc lập với ảnh hưởng của Trung Quốc (so với các thành viên ASEAN và Nga), một sức mạnh kinh tế cần thiết để trừng phạt Trung Quốc, một sức mạnh ngoại giao cần thiết để phủ quyết Trung Quốc tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Mỹ cũng có đủ khả năng quân sự cần thiết để triển khai sức mạnh quân sự quy ước đối phó với Trung Quốc, và sức răn đe hạt nhân cần thiết để bảo vệ chính mình khỏi sự trả đũa hạt nhân tiềm tàng của Trung Quốc.
Chuyên gia Mỹ khẳng định: Nếu không có Hoa Kỳ để làm đối trọng với Trung Quốc, an ninh Việt Nam không thể được bảo đảm. Sự tham gia của Hoa Kỳ là điều kiện thiết yếu cho bất kỳ liên minh hiệu quả nào chống lại Trung Quốc căn cứ vào tương quan lực lượng hiện tại.
Tuy nhiên, Mỹ chỉ ưu tiên cho những đồng minh có giá trị tương tự về dân chủ và nhân quyền. Vì vậy, để có được không chỉ liên minh với Hoa Kỳ, mà cả việc Hoa Kỳ sẵn sàng hy sinh cho Việt Nam, chấp nhận rủi ro trước một cường quốc hạt nhân, Việt Nam ít ra cần phải có những cải tiến dần dần nhưng ổn định về dân chủ và nhân quyền.
Liên minh Mỹ - Việt còn vì lợi ích của Hoa Kỳ
Ảnh hưởng chính trị toàn cầu của Trung Quốc được nền kinh tế đang giàu lên hỗ trợ, kèm theo việc Bắc Kinh dùng tiền mua chuộc sự ủng hộ chính trị của giới tinh hoa nước ngoài, kể cả giới tinh hoa Mỹ.
Một liên minh mới với Việt Nam sẽ đảo ngược dòng chiến thắng ngoại giao mới của Bắc Kinh và sẽ làm cho Trung Quốc không chiếm được vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để khai thác dầu khí và nguồn cá béo bở. Liên minh đó sẽ là một ví dụ cho các quốc gia khác trong khu vực về cách bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của họ và chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Nếu được mở rộng từ Việt Nam sang Indonesia và Ấn Độ, hai nơi cũng có chính sách không liên kết, Trung Quốc sẽ ngày càng bị ngăn chặn ngay trong sân sau của chính họ.
Mai Văn Nguyễn Văn Tùng<nguyenvantung0347@hotmail.com> chuyển
Lời khuyến nghị hợp lý hợp tình như vậy, vì sao VN xã nghĩa không chấp nhận được?
Đó là vì cái Diều 4:
“ 4) Và bốn là dân chủ hóa và cải thiện nhân quyền để tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên minh kinh tế và quân sự chặt chẽ hơn với các quốc gia ít chịu ảnh hưởng nhất của Trung Quốc.”
Hiện tại VN xã nghĩa đang dưới chế độ “ toàn trị cọng sản.”
Như vậy làm sao “ dân chủ hóa – cải thiện nhân quyền “ cho được?!
Làm như vậy thì còn gì là xã hội chủ nghĩa “ vô sản chuyên chính! “
Cho nên mới nói: Muốn chống tàu xâm lăng – Trước tiên diệt nội gian việt cọng.
Giải trừ xong cọng sản. Tân chế độ mới dứt khoát được với tàu cọng, mới bàn chuyện liên minh với Mỹ được.
Rốt cuộc cần phải có MỘT CUỘC CÁCH MẠNG VIỆT NAM làm một công hai việc:
1/ Dân chủ hóa – Phát triển Quốc gia.
2/ Tân chế độ “ Đại diện Đích thực “ của Toàn Dân, nhân danh Quốc Dân Việt Nam đường bệ kết ước – Liên Minh với Hoa Kỳ và cac nước Dân chủ theo công phap bang giao Quốc tế.
Vào Thu 1/10/2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét