Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

TRUNG QUỐC & ĐẠI DỊCH CORONA : LỜI TIÊN TRI TỪ NĂM 1981

Inline image
Cuốn tiểu thuyến xuất bản năm 1981 của tác giả Dean Koontz thuộc thể loại kinh dị, từng nhắc đến việc ĐCSTQ tại một phòng thí nghiệm ở ngoại ô Vũ Hán đã chế tạo được một loại virus được đặt tên là Vũ Hán 400 (wuhan-400), dùng làm vũ khí sinh học với bệnh lực gây chết người cực cao. Chi tiết trùng hợp ngẫu nhiên với dịch viêm phổi Vũ Hán đang diễn ra khiến nhiều người bất ngờ.<!>

Tiểu thuyết The Eyes of Darkness

Trong sách có đoạn như sau: "Một nhà khoa học tên Li Chen làm việc tại trung tâm này đã đào tẩu sang Mỹ, ông có mang theo 1 cái đĩa mềm chứa dữ liệu về một vũ khí sinh học tối mật của TQ là một loại virus cực kỳ nguy hại được đặt tên là Wuhan-400. Sở dĩ có cái tên này vì virus được sản sinh ra từ Trung tâm nghiên cứu bí mật của quân đội TQ ở ngoại ô thành phố Wuhan (Vũ Hán)."

Inline image
(Đoạn mô tả về virus Vũ Hán trong tiểu thuyết The eyes of darkness”)

Truyện kể là do sự bất cẩn của các nhà khoa học tại Trung tâm này, virus Wuhan-400 bị "sổng chuồng" ra ngoài gây đại dịch làm chết vộ số người. Cuối cùng các nhà khoa học Mỹ tìm ra thuốc trị nên mới chặn đứng được cơn đại dịch.

Điều khá trùng hợp là trong thực tế, cách trung tâm thành phố Vũ Hán 32 km có một Viện nghiên cứu virus quốc gia. Đây là viện nghiên cứu virus duy nhất ở TQ có cấp độ phòng vệ an toàn sinh học ở mức cao nhất là cấp 4. Ngày 22/2/2017, chuyên san khoa học uy tín Nature của Mỹ đã đăng bài của chuyên gia David Cyranoski nói về mối lo ngại của một số nhà khoa học quốc tế về vấn đề an toàn phòng hộ sinh học ở các Viện nghiên cứu virus của Trung Quốc. Họ cho rằng với cung cách rất tắc trách trong làm thí nghiệm và quản lý của các cơ sở này sẽ gây nguy cơ virus bị "sổng chuồng" ra ngoài môi trường.

Quyển truyện của Koontz đã mô tả dòng virus Wuhan-400 là một loại vũ khí sinh học hoàn hảo, vì nó được thiết kế chỉ tấn công con người và không thể sống sót bên ngoài cơ thể vật chủ (con người) quá 1 phút. Do đó, một khi quân đội Trung Quốc sử dụng virus Wuhan-400 để tấn công một quốc gia nào đó, virus sẽ giết chết tất cả dân chúng thì sau đó chúng cũng sẽ tự diệt (vì không còn vật chủ để duy trì sự sống). Trung Quốc sẽ chiếm trọn lãnh thổ và mọi tài nguyên, cơ sở vật chất của đối phương mà không phải tốn một viên đạn, cũng như không phải tốn công hao của để khử trùng vì virus đã chết theo vật chủ.

Điều này tương tự như phát biểu trước đây của (cựu) Bộ trưởng Quốc phòng TQ là Thượng tướng Trì Hạo Điền (Chi Haotian) nói về việc Trung Quốc phải chuẩn bị vũ khí sinh học vi trùng để tấn công nước Mỹ trong tương lai. Mục đích là để mở rộng không gian sinh tồn vì dân số Trung Quốc ngày càng đông, tài nguyên sắp cạn kiệt và đồng thời giành ngôi bá chủ thế giới.

Trích phát biểu của ông Trì: "...Chúng ta không ngu ngốc đến mức muốn bỏ mạng cùng với Hoa Kỳ bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân. Chỉ bằng cách sử dụng vũ khí không phá hủy mà lại có thể giết chết nhiều người, chúng ta mới có thể 'dọn sạch' Hoa Kỳ cho Trung Quốc. Đó chính là vũ khí sinh học. Tất nhiên, chúng ta đã không chậm trễ. Trong những năm qua, chúng ta đã nắm bắt cơ hội chế tạo vũ khí loại này... ” (Hết trích).

Dean Koontz, năm nay 74 tuổi, là một nhà văn rất nổi tiếng chuyên về thể loại hình sư ly kỳ với 80 đầu sách và 74 truyện ngắn. Nhiều quyển sách của Koontz đã nằm trong danh sách "best sellers" ở Mỹ và được chuyển thể thành phim điện ảnh và truyền hình. Quyển The Eyes of Darkness tuy không nổi tiếng bằng các tác phẩm khác của Koontz, nhưng sau khi đại dịch virus corona Vũ Hán bùng phát, chắc chắn nó sẽ được tái bản và cực kỳ ăn khách vì sự tiên tri của nhà văn người Mỹ này.

Đã có nhiều đồn đoán rằng Trung Quốc đã nghiên cứu sản xuất một chủng virus mới dựa trên RNA của virus Ebola và SARS dùng làm vũ khí sinh học. Một số nhà khoa học Ấn Độ là những người đầu tiên nêu lên nghi vấn này dựa trên một số đặc điểm về biến dị của virus corona Vũ Hán. Các biến dị này không do sự tiến hoá tự nhiên mà chỉ có thể hình thành bằng sự can thiệp của con người.

Tháng 8/2019, trang khoa học The Scientist có đăng một bài viết về việc Trung tâm Nghiên cứu Vi sinh Quốc gia Canada NML, đã chuyển giao cho Trung Quốc một lô virus cực kỳ nguy hiểm là Ebola và Henipah vào ngày 31/3/2019. Điều này đã làm dấy lên mối lo ngại từ giới chuyên gia sinh học quốc tế là Trung Quốc có thể sẽ dùng lô virus này để chế tạo vũ khí sinh học.

Cũng trong năm 2019, hồi đầu tháng 7, một nhóm khoa học gia vi trùng học Trung Quốc gồm bà Khâu Hương Quả (Xiangguo Qiu) và chồng là Trịnh Khắc Định (Keding Cheng) cùng các sinh viên thực tập, đã bị trục xuất khỏi Trung tâm NML với ly do "vi phạm quy tắc bảo mật". Chưa rõ vi phạm này này cụ thể ra sao, nhưng có nguồn tin cho rằng nó liên quan đến một mẫu virus mới của NML bị mất cắp trước đó không lâu.

Tổng hợp từ các bài:

+ "A virus called Wuhan-400 causes outbreak … in a Dean Koontz thriller from 1981. How is it that some books appear to prophesy events?" đăng trên South China Morning Post ngày 13/2/2020

+ "China's coronavirus predicted in 1981 US novel" đăng trên Taiwan News ngày 13/2/2020

"Chinese researchers stripped of security clearance at Canada lab for deadly human diseases" đăng trên The Telegraph ngày 16/7/2019

+"Inside the Chinese lab poised to study world's most dangerous pathogens" đăng trên Nature ngày 22/2/2017

"Questions Surround Canadian Shipment of Deadly Viruses to China" đăng trên The Scientist ngày 8/9/2019

"Có phải Trung Quốc đã lên kế hoạch tiêu diệt Hoa Kỳ bằng vũ khí sinh học?" đăng trên NTDVietnam ngày 10/2/2020


Không có nhận xét nào: