Lưu Bá Ôn. (Ảnh: Internet)
Mấy năm nay, Trái đất đều xảy ra sự biến đổi to lớn, từ hạn hán thiếu nước đến mưa to lụt lội, mặt đất sụt lún, mùa màng mất trắng… Lật lại cổ thư, thì thấy “Cứu kiếp bia văn” của Lưu Bá Ôn triều Minh đã miêu tả tường tận tình huống của các loại tai nạn ngày nay và làm thế nào để bảo toàn bình an.Lưu Cơ, người đời gọi là Lưu Bá Ôn, từng phụ tá Chu Nguyên Chương giành lấy thiên hạ, kiến lập triều Minh, là Tể tướng khai quốc triều Minh. Ông tính tình khoáng đạt chính trực, liêm khiết phụng sự việc công, không chỉ là một vị tướng trong triều, mà còn là một cao nhân đắc Đạo, đã vì hậu thế mà lưu lại rất nhiều dự ngôn, bao gồm dự ngôn «Thiêu Bính Ca>>> được nhiều người biết. Dự ngôn của ông được người đời sau nghiệm chứng, mãi cho đến tận hiện tại, miễn là sự tình đã phát sinh thì đều vô cùng chuẩn xác.<!
Dự ngôn của Lưu Bá Ôn trên bia đá tại núi Thái Bạch, tỉnh Thiểm Tây là do một trận địa chấn mà lộ ra ngoài, nói với người ta cảnh tượng đáng sợ về những sự việc có liên quan đến đại kiếp nạn thời mạt kiếp.
Phật Thích Ca Mâu Ni lúc còn tại thế 2.500 năm trước đây đã từng dự ngôn rằng Pháp của Ngài chỉ có thể truyền được 500 năm, 500 sau là thời kỳ mạt pháp; thời kỳ mạt pháp là do nhân tâm bại hoại, Pháp của Ngài không thể độ nhân được nữa. 500 năm mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng nay đã quá 2.000 năm rồi, hiện tại đã là thời kỳ mạt pháp của mạt pháp rồi. Tiên tri của nhiều dân tộc trên thế giới đều đề cập đến kỳ cuối thời mạt pháp, vào lúc giao thời giữa thế kỷ 20 và 21, nhân loại sẽ xuất hiện một trận đại kiếp nạn, đào thải rất nhiều người, chỉ lưu lại một số ít người.
Trong dự ngôn trên bia đá tại núi Thái Bạch, Lưu Bá Ôn đã thấy được đại kiếp nạn sẽ phát sinh trong tương lai, đồng thời khuyên bảo thế nhân phải thoát hiểm như thế nào. Thiên cơ đã hiển lộ, chỉ còn xem người đời đối đãi như thế nào mà thôi.
Hiện tại xin thử giải như sau:
“Thiên có nhãn, Địa có nhãn, người người cũng có một đôi mắt”.
Thử giải: Đạo Trời rõ ràng, sự phát triển của lịch sử nhân loại từ trước đến nay vẫn chiểu theo quy luật diễn hóa của vũ trụ mà diễn biến, chứ không hề theo ý chí của người ta mà thay đổi, hành vi của nhân loại không thể vượt qua sự phán xét của Pháp lý vũ trụ (“Thiên có nhãn, Địa có nhãn”). Do đó ai ai cũng cần phải theo tiêu chuẩn Thiện-ác của Pháp lý vũ trụ mà ước thúc chính mình, vốn có một đôi mắt để phân biệt Thiện-ác.
Người ta thường hay nói ông trời có mắt, hiện nay chúng ta đang ở thời kỳ Mạt pháp mà Phật gia nói đến. Hết thảy những gì xảy ra trong một đoạn thời gian này, vũ trụ, trời đất, quỷ thần bao gồm cả chúng ta đều đang dõi theo sự phát sinh của sự kiện (kiếp nạn) này.
“Thiên cũng lật, Địa cũng lật, Tiêu dao tự lại lạc vô biên”.
Thử giải: Bây giờ đúng thật là trời cũng biến đổi (khí hậu thất thường), đất cũng không ổn định (động đất, hố địa ngục, núi lửa bộc phát). Trong các loại tai nạn trời lật đất lõm liên tiếp này, có những người lại có thể đối chiếu một cách sáng suốt thì có thể thuận lợi bình an mà vượt qua.
“Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, Kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, Nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền.
Bình địa không có ngũ cốc trồng, Cẩn phòng tứ phương tuyệt khói người.
Nếu hỏi ôn dịch thời nào hiện, Nên xem giữa cửu Đông tháng Mười”.
Thử giải: Trường đại kiếp nạn thời mạt pháp này, chủ yếu là xuất hiện đại ôn dịch. Trong trận đại ôn dịch này, trong một vạn người nghèo thì chết mất 9.000 người, lưu lại 1.000 người; còn trong một vạn người giàu thì chỉ lưu lại được 2, 3 người. Dự ngôn nổi tiếng Hàn Quốc «Cách Am Di Lục>>> từ thế kỷ 16 cũng nói rằng vào thời mạt pháp nếu nhân loại không tỉnh ngộ, thì sẽ bị hủy diệt trong “quái tật” (căn bệnh lạ), “mười hộ khó còn một”, quả là trùng hợp.
Nhìn từ đoạn này, đại nạn mới sắp sửa bắt đầu, đối với tai nạn ở đây là đã viết hết sức rõ ràng. Nếu như thật sự dựa theo dự ngôn này, tỉ lệ những người có thể được lưu lại thật sự là rất ít. Trong đó cần phải dự phòng bệnh truyền nhiễm vào mùa thu và mùa đông.
“Người làm việc thiện thì được thấy, Kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành Đại Thiện, mau chóng viết ra truyền bốn phương,
Viết một tờ miễn một nạn, viết mười tờ có thể bảo toàn,
Nếu như nhìn thấy không truyền đi, một nhà lớn nhỏ chịu tội lỗi”.
Thử giải: Không kể giàu nghèo, cần phải hồi tâm chuyển ý lấy “hành thiện” làm đầ. Trong “Thôi Bối Đồ” cũng nhắc đến, đoạn thời gian này sẽ có Thánh nhân xuất hiện truyền Đại Pháp. Điều nên chép ra hẳn là lời dạy của Thánh nhân, tâm Pháp mà người xưa đã dạy.
“Có người nhìn thấu mấy sự việc, tiêu dao khoái lạc là Thần Tiên”.
Thử giải: Nhìn thấu chưa hẳn là chỉ xuất gia mà là chỉ sự tu hành kiên định, liễu ngộ hết thảy mọi thứ của thế gian mà không sợ hãi.
“Gặp phải kiếp này chưa phải hết, vẫn còn mười sầu ở trước mặt,
Nhất sầu thiên hạ loạn khắp nơi, Nhị sầu Đông Tây người đói chết,
Tam sầu hồ rộng gặp đại nạn, Tứ sầu các tỉnh khởi lang khói,
Ngũ sầu nhân dân không yên ổn, Lục sầu mùa Đông giữa tháng Chín tháng Mười,
Thất sầu có cơm không người ăn, Bát sầu có áo không người mặc,
Cửu sầu thi thể không người liệm, Thập sầu khó qua năm Heo Chuột.
Nếu như qua được đại kiếp số, Mới tính là thế gian bất lão tiên”.
Thử giải: Kiếp nạn sẽ có hơn mười loại, “nhị sầu đông tây người đói chết“, lương thực mất trắng thật sự là sẽ khiến người ta đói chết, mức độ nghiêm trọng đến nỗi không phải là tàng trữ lương thực thì có thể giải quyết được.
Những người không minh tỏ thiên lý, không tin nhân quả sẽ tiếp tục chịu nạn.
“Cho dù là thiết La Hán làm bằng đồng, Khó qua ngày mười ba tháng Bảy.
Cho dù bạn là Kim Cang thiết La Hán, Trừ phi thiện mới được bảo toàn.
Cẩn phòng người người gian nan qua, Giữ qua tới ngày năm Rồng Rắn.
Trẻ nhỏ giống như Chu Hồng Võ,
Tứ Xuyên còn khổ hơn Hán Trung.
Mãnh sư gầm như Lôi, Hơn hẳn trăm cọp sớm.
Tê giác hiện ra đuôi, Bình địa gặp mãnh hổ.
Nếu hỏi năm thái bình, Dựng cầu nghênh tân chủ.
Thượng Nguyên Giáp Tý đến, Người người cười ha ha.
Hỏi bạn cười cái gì? Đón chào người chủ mới.
Trên đất quản hai thước, Ngày đêm không trộm cướp.
Tuy là mưu vì chủ, Chủ ngồi trung ương Thổ.
Nhân dân gọi Chân Chủ”
Thử giải: “Thượng nguyên Giáp tý đến” có ý là kỷ nguyên mới tốt đẹp sẽ đến. “Nghênh tân chủ”, sẽ có tân chủ xuất hiện, chờ đón năm thái bình “ngày đêm không trộm cướp”
“Tiền bạc là vật bảo, Nhìn thấu dùng không được
Quả thực là vật bảo, Lòng đất nứt không đảo”.
Thử giải: Nhìn thấu hết thảy, phát hiện tiền tài không phải là điều mà con người nên cố chấp truy cầu, ma luyện tâm tính tu đức mới là điều chân thật. Tiền tài là sinh không mang theo đến, chết không mang theo đi. Khi kiếp nạn đến, không kể là kẻ giàu người nghèo, chỉ có tu đức mới có thể khiến người được phúc phận và phúc báo.
“Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu.
Ba chấm cộng một câu, Bát Vương nhị thập khẩu.”
Người người đều hỷ cười, Ai ai cũng bình an.
Người người đều khả quan, Ai ai cũng khả truyền.
Có người đem tặng ấn, Chớ có lấy kim tiền.
Người hành thiện được bảo, Kẻ hành ác khó đào.
Kính trọng Trời Đất thần linh phụ mẫu, Quý tiếc giấy chữ ngũ cốc.
Xin hãy nhớ lấy”.
Thử giải: Cách đoán chữ thú vị, “bảy người một đường tẩu” là chữ “Chân” cổ. Cách viết của phần đầu trước đây của chữ Chân tương tự như “thất” (bảy), bên dưới là chữ “nhân” (người), giống như “tu chân” mà Đạo gia giảng. “Bát vương nhị thấp khẩu” hợp lại là chữ “Thiện”. Hành thiện tu chân giữ được bình an. Đại Pháp hồng truyền, thái bình thịnh thế. Những ai có thể được giữ lại thì có thể coi là đắc được phúc báo lớn rồi.
Lời sau cùng:
“Mạt pháp loạn thế, vạn ma xuất động.
Đạo đức xuống dốc, chỉ mong kiếm lợi.
Lừa tiền lừa sắc, không có người lừa bạn giữ bình an”.
Vậy nên nếu như bạn gặp được người lương thiện chỉ cho bạn cách giữ bình an, mong bạn nhất định hãy ghi nhớ, đừng có bỏ lỡ cơ duyên vạn cổ khó gặp này.
Nếu như vào một ngày nào đó trong tương lai, thật sự xảy ra chuyện mà dự ngôn nói đến, e rằng lúc đó hối hận cũng đã muộn rồi!
Theo soundofhope/ chanhkien
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét