Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2020

Hiểu biết thêm với GS Huỳnh Chiếu Đẳng


Kính thưa quí bạn
Hôm nay có vài tin khá nên quan tâm về bịnh Covid-19 ở Việt Nam
1. Việt Nam cách ly 10000 người (ở gần Hà Nội, cách 40Km)
2. Saigon cách ly 2000 người nhập cảnh
3. Một cách lây bịnh nên quan tâm
4. Một bằng hữu hỏi về bài: Nếu lỡ vướng viruscorona, bạn nên làm gì để thoát hiểm?được truyền đi nhanh  như bịnh Covid-19 ở Trung Quốc
HCD 13-Feb-2020
<!>
 
2-13-2020 6-48-41 AM.jpg
Xin đọc thêm ở webpage nầy (click) =>    Binh Xuyen (Vietnam)
Trích bản tin tiếng Việt từ --> click  RFI  <--click br="">
Tại Việt Nam, đã có 16 người bị nhiễm virus corona (Covid-19). Một xã của tỉnh Vĩnh Phúc, miền Bắc, bị cách ly 14 ngày. Tuy nhiên, nếu theo các quy định gần đây của bộ Y Tế thì không loại trừ trong thời gian tới, sẽ có thêm các khu vực, địa phương bị cách ly và kiểm soát y tế.
Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, miền bắc Việt Nam, ngày 12/02.2020, đã ra quyết định cách ly và kiểm soát y tế trong vòng 20 ngày đối với toàn bộ xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, nhằm ngăn ngừa dịch virus corona – theo tên gọi mới là Covid-19.
Tỉnh Vĩnh Phúc là nơi có đông lao động từ tâm dịch – Vũ Hán Trung Quốc – trở về. Theo thống kê của bộ Y Tế Việt Nam, cho đến nay, tại tỉnh này có 10 trường hợp nhiễm dịch bệnh. Riêng huyện Bình Xuyên có 8 ca và tại xã Sơn Lôi, nơi vừa bị cách ly, có 5 trường hợp.
Đọc thêmVirus corona : Gần 2.000 người nhập cảnh bị cách ly tại Sài Gòn
Việt Nam đang ra sức phòng chống và dập tắt dịch. Trong nỗ lực đó, nếu theo văn bản hướng dẫn thực hiện 2 quyết định gần đây của bộ Y Tế thì không loại trừ trong thời gian tới, sẽ có thêm các khu vực, địa phương bị cách ly và kiểm soát y tế, bởi vì đối tượng cần theo dõi, cách ly được mở rộng.
Quyết định 344 ngày 07/02/2020 của bộ Y Tế đề cập đến 2 đối tượng cần cách ly : Đó là những « người đến từ hoặc đi qua tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh » và « người Việt Nam đến từ hoặc đi qua Trung Quốc (trừ tỉnh Hồ Bắc) trở về Việt Nam trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh. »
Đầu tháng 02/2020, một nhóm công nhân đi tập huấn ở Vũ Hán – tâm dịch – trở về, tiếp xúc với nhiều người khác, trước khi một số người trong nhóm này được phát hiện là nhiễm virus.
Trong cùng ngày 07/02, bộ Y Tế Việt Nam ban hành tiếp quyết định số 345, bổ sung đối tượng cách ly 14 ngày một cách rất « kỹ càng » : Đó là những người đã tiếp xúc với bệnh nhân hoặc những người bị nghi nhiễm bệnh, ví dụ sống cùng nhà, lưu trú, làm việc cùng, đi công tác, du lịch, vui chơi, hoặc tiếp xúc gần dưới 2 mét, hoặc ngồi cùng, trước hoặc sau hàng ghế trên xe hơi, xe lửa, máy bay.
Đọc thêmViệt Nam lập bệnh viện dã chiến để đối phó với virus corona
Khoanh vùng, cách ly và tăng cường kiểm soát y tế để phòng chống lây lan và dập tắt dịch là biện pháp « triệt để », « cực chẳng đành ». Tuy nhiên, nếu lại có thêm địa phương hoặc nhiều người bị cách ly thì không biết « nên mừng » - như trấn an của một tờ báo trong nước – hay nên lo.
Xin đọc thêm ở webpage nầy (click) =>  tỉnh Vĩnh Phúc, miền Bắc, bị cách ly 14 ngày
2-13-2020 6-58-34 AM
Xin đọc thêm ở webpage nầy (click) =>    Tại Saigon đến ngày 12/02/2020 có 1.957 người nhập cảnh đang được giám sát.
----------

2-13-2020 7-11-47 AM
Xin đọc thêm ở webpage nầy (click) =>    Hong Kong
(máy dịch:) 
Các giọt nước chứa mầm bệnh có thể theo luồng không khí và được mang đến các phòng khác trong nhà
     Mở  quạt thông gió nhà vệ sinh trong 15 phút sẽ loại bỏ phần lớn mầm bệnh trong không khí, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết

HCD: 
Một nghiên cứu ở Hong Kong  cho thấy khi giựt nước bồn cầu mà không đậy lại (trước khi giựt) mầm bịnh nói chung, con coronavirus (novel) nói riêng, sẽ bay chung với các giọt nước li ti và lơ lng trong không khí khoảng 1 giờ và bay đến các phòng khác. Điều nầy vừa xảy ra tại Hong Kong mấy ngày trước cho một người ở trong một chung cư.============

Nếu các bạn đọc đoạn nầy thì nhớ đọc phần chót
(Theo qui ước xưa nay chữ tím là của hcd tôi viết vào, còn chữ xanh két hay chữ đen nghiêng là trích email của người khác. Không thấy màu chữ hay hình xin các bạn đọc attachment, không có attachment thì delete luôn, đừng đọc) 
From: Hoan Vu [mailto:hoa 8@y o.com]
Sent: Thursday, February 13, 2020 2:49 AM
To: HCD G.; huy00017@gmail.com
Subject: Fw: : Nếu lỡ vướng viruscorona, bạn nên làm gì để
Anh Hai,  cách nầy có lý hơn?
Forward
          
Nếu lỡ vướng viruscorona, bạn nên làm gì để thoát hiểm?
Ừ ... bài này rất bổ ích , ai cũng nên đọc , giữa cơn dịch mà , biết đâu ...
Xin cám ơn người gởi .
Kính chuyển Quý Trưởng Bối , Quý Bằng hữu cùng xem và ... tùy nghi .
Kính chúc bình an , vui khỏe .
LH
Forward

Các bạn nên dành chút thời gian đọc bài viết này, để có chút kinh nghiệm dành cho bản thân và gia đình bạn bè. Phòng trường hợp không may lỡ vướng phải con virus độc ác này

By Top Entertainment
February 2 at 4:00 pm
Khi bạn biết mình bị lây nhiễm con virus CORONA Vũ Hán vì ho nhiều, đau ngực, khó thở, nhức đầu và tiêu chảy - người bị nóng sốt lâu không cảm thấy giảm thì hãy làm đúng sau đây:
(1) Uống thuốc Tylenol giúp hạ nhiệt và đắp khăn lạnh vào đầu.. Tuyệt đối không sợ hãi, phải thật bình tĩnh vì sống chết có số mạng - mình cố gắng tận hết sức mình - càng sợ hãi về tâm lý thì cơ hội mình càng ít hy vọng hơn - nhớ thật kỹ là không gì sợ hãi khi nhiễm bệnh.
(2) Tự mình cách ly với gia đình, người thân - tìm một nơi thoáng mát nằm nghỉ ngơi - một nơi có cửa sổ đưa nhiều không khí vào
(3) Mỗi ngày uống nhiều nước cỡ 3 lít - 1 ly nước cam và cố gắng ăn đủ bữa. Cố gắng ăn để cơ thể đủ sức chống lại Virus - nhịn đói rất nguy hại. Nếu khó ăn quá, ăn không nỗi thì uống 1 ly nước trà ấm pha đường tạm thời.
(4) Lúc người nóng sốt thì cơ thể lại cảm thấy lạnh nên ai cũng muốn đắp chăn trùm kín - đây là đều tối kị - không nên đắp chăn dù cảm thấy ớn lạnh - đắp tấm khăn mỏng thôi - Người trong nhà giúp người bệnh (nhớ mặc áo mưa nilon và đeo khẩu trang) - Giúp bằng cách đắp khăn lạnh lên đầu người bệnh giúp hạ nhiệt, thay khăn lạnh nhiều lần...
(5) Tylenol là thuốc tốt nhất sử dụng trong lúc ngực bị đau và uống thuốc ho nếu bị ho nhiều - NHỚ CHO KỸ thuốc ho
(6) Sau khi ăn đủ bữa, uống thuốc giảm đau và thuốc ho thì cố gắng ngủ càng nhiều, cành tốt. Thức dậy thấy đói bụng thì uống 1 ly nước trước khi dùng bữa.
(7) Nếu quý bạn làm đúng theo lời dặn này thì cơ hội hết bệnh rất cao và bệnh sẽ giảm dần sau 7 ngày - Sau khi hết bệnh này thì cơ thể bạn đã có kháng tố chống lại con virus Vũ Hán, tuy nhiên phổi sẽ bị hơi đau đôi khi và sẽ khỏi sau 1 tháng.
Trong thời gian hết bệnh thì nên tập thở mỗi buổi sáng sớm lúc không khí trong lành.

HCD: Thưa tôi không biết có đúng và có ích được bao nhiêu. Tuy nhiên cái tựa bài có khi hơi làm bà con hiều lầm. Bằng hữu đã tin mà hỏi thì tôi xin góp ý chút xíu.
Bịnh do coronavirus (novel) còn quá mới, các gen của con siêu vi nầy có nhiều đoạn chưa thấy giống ai, chưa có trước đây. Căn bịnh và cách lây của nó cũng chưa được biết rõ. Thí dụ chưa biết tại sao con nít ít bị, tại sao nam bị nhiều hơn nữ. Người bày các lời "khuyên" trên chắc cũng chưa hành nghề y khoa và chắc cũng chưa từ gặp mặt một người bị binh Covid-19 nào.
Nói thế nầy đi, vị Bác Sĩ đầu tiên trị bịnh Covid-19 ở Vũ Hán đã lên tiếng báo động cho thế giới (đã bị Trung Quốc coi như kẻ thù lúc đó) vừa chết vì bịnh Covid-19 nầy. Thử hỏi ai biết về bịnh nầy rành hơn vị bác sĩ anh hùng nầy, thế mà cũng không qua khỏi được.
Một vị Bác Sĩ chức sắc khác của Trung Quốc đến thanh tra Vũ Hán nghiên cứu tình hình, cũng bị bịnh và chết sau đó.
Cho nên chúng ta đọc những lời khuyên  trên thì đọc nhưng làm theo có kết quà được bao nhiêu phần trăm thì chịu thua.
 

Không có nhận xét nào: