Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Chuyện về Thầy tướng số Ngô Hùng Diễn

tuongphapngohungdien
Tôi (Đinh Hùng Cường), xin "chua" vài giòng mời qúy vị đọc chơi.
Đám ma cụ Diễn, Tôi đi đoạn đầu, khi đi đến đường Hiền Vương, khúc Đền thờ đức Thánh Trần. Anh Quyến muốn cho cụ thăm nhà. Hẻm chỗ cụ ở hẹp, xe không vô được. Bác Quyến cho khiêng quan tài vô hẻm qua nhà cụ. Không được thông báo, đoàn con cháu đi đầu cứ thế mà đi, đám ma đi dài dằng dặc mà không có quan tài. Tôi nghĩ lúc đó hai bên đường người ta thấy lạ lắm. Chúng tôi đi đến nhà thương Cộng Hòa mới vỡ lẽ. cái đầu đám ma dừng lại đợi quan tài cụ Diễn, và cái đuôi xong ráp lại mới đem cụ đi chôn. Có một chuyện, lúc sinh thời, cụ Diễn dạy tôi coi tướng đễ biết người nào sắp chết. Thì tôi lại nhìn thấy điều đó ngay nơi cụ. Tôi nghĩ mình sai, không dám nói với ông cụ, nhưng tôi thấy trong cái cặp con sờn rách cụ hay cắp vào nách mỗi khi đi đâu, thì toàn vé số, cặp 5, cặp bảy đủ cả. Đến khi cụ mất, tôi cũng thấy cụ chả trúng số gì cả.<!>
 Tôi thắc mắc, sau này có hỏi thày Quyến, anh Quyến bảo tôi, trước khi cụ mất, cụ thấy mình có nhiều tiền lắm, nhưng không biết ở đâu mà có, chắc chỉ mua xổ số mà trúng thôi. Do đấy, cụ đã mua sổ xố rất nhiều, nhưng không trúng. Vậy thì chả nhẽ cụ lại đoán sai cho chính cụ à? Thày Quyến nói:
- Cụ Diễn đã đoán đúng, cụ có nhiều tiền thật, nhưng không phải trúng số, mà là khi cụ mất người ta thương cụ cho gia đình cụ tiền tới cả bạc triệu.
Tóm lại, tôi cũng gần cụ Diễn lâu, thì công nhận cụ đoán rất đúng những gì sẻ xảy ra, nhưng tại sao nó xảy ra, nhiều khi cụ không biết. May mà còn có thày Quyến đệ tử ruột của cụ, nếu không thì bao nhiêu tài năng của cụ bị chôn vùi, thật uổng?.
Vì tôi là một thằng con trai đã sinh ra đời với nhiều đắng cay, thiệt thòi, mà cụ Diễn đã nhìn thấu tử đầu, nên cụ thương tôi như người nhà. Người ta cậy cục để chỉ xin gặp cụ, để cụ phán cho một câu mà không được. Tôi vô nhà cụ như đi chợ, nhiều khi tôi còn chạy sộc lên cả cái gác xép tìm cụ. Vì cụ thường trốn khách ở trên đó.
Trâm vợ tôi đẻ con, cụ đến tận nơi thăm hỏi. Tôi bị thương chính thày Quyến chở cụ vô thăm. Đau quá, tôi còn nặng nhẹ cả với cụ.
Nhờ cụ mà tôi cũng vênh vang xóm giềng. Cảm ơn bác Diễn. Cháu lúc nào cũng biết ơn và nhớ bác. Nhớ bác và hãnh diện vì bác đã thương cháu, bắt bố cháu đi tìm cháu trong khi bác chưa bao giờ biết cháu là ai, chỉ coi tướng cho bố cháu mà biết bố cháu có con riêng (Bác Diễn với bố tôi là bạn thân với nhau). Điều này suốt bao năm bố tôi không hề hé môi với ai, kể cả bác Diễn, cho tới một hôm, bác nói cho bố tôi biết, là dấu ai thì dấu, không dấu được bác. Nghe lời bác Diễn bố tôi đã tìm tôi, thực ra nói tìm cho vui, chứ bố tôi biết thừa tôi là con nuôi nhà vợ người cháu họ của ông là anh Đào Sĩ chu. Bố tôi chỉ cần nói với chị Nghịã tôi, chị Nghĩa là vợ anh Đào Sĩ Chu là chị tôi cho gặp ngay.
Cảm ơn quý vị đã nhắc tới chuyện cụ Ngô Hùng Diễn, cho tôi được sống với dĩ vãng, nhớ tới bác Diễn tôi, cho dù tôi cũng ở gần anh Quyến, nhưng ít khi nhắc tới cụ.
Trân Trọng.
Đinh Hùng Cường.

Câu chuyện về người xem bói cho vua Bảo Đại và các tướng lĩnh chính quyền Sài Gòn

Cụ Ngô Hùng Diễn, thường được gọi là “thầy bói Diễn”, là một nhà tướng mệnh học nổi tiếng từ cuối thập niên 1930 cho tới khi cụ qua đời, vào năm 1974.

Quan niệm về tướng số của cụ rất rõ rệt : “Xem tướng xem số là để làm điều lành, tránh điều dữ”. Cụ rất phiền hà khi có người muốn nhờ cụ đem phú quý vinh hoa tới cho mình, kiểu “muốn gỡ nhà người khác đem về làm chuồng heo !”. Theo cụ thì nghề thầy số là nghề… tổn âm đức, vì trong mọi tình huống khi đã xem cho ai, hướng dẫn người xem làm này tránh kia đều là “tiết lộ thiên cơ”. Có lẽ vì vậy nên cả đời cụ chẳng bao giờ dư dã, chỉ đủ ăn đủ mặc và không có con trai nối dõi (chỉ sinh duy nhất có một bà con gái, hiện vẫn còn ở Việt Nam).

Vì quan niệm trên (tổn âm đức) nên cụ không có học trò theo đúng nghĩa.

Đầu năm 1973, khi hiệp định Paris về chiến tranh Việt Nam được thi hành thì cụ đã tiên đoán rằng tương lai miền Nam Việt Nam sẽ rơi vào tay phe cộng sản. Về các chính khách đặc biệt cụ đề cập đến 3 nhân vật đóng vai trò then chốt trong ngày mất nước là Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền và Vũ Văn Mẫu. Cụ nói: “Khi Việt Nam Cộng hòa chỉ cần một trong ba bộ mặt sau đây lên nắm vận mệnh thì cầm chắc trong tay ngày mất nước đã tới. Đó là mặt ướt Dương Văn Minh, mặt sưng Vũ Văn Mẫu và mặt tuột Nguyễn Văn Huyền”. Vào ngày 28 tháng 4 năm 1975, đúng lúc trời đang sáng sủa bỗng tối xầm lại, đài phát thanh Sài Gòn loan tin chính phủ mới, một lúc xuất hiện chình ình ba bộ mặt định mệnh “Ướt, Sưng, Tuột” thì sự việc mất nước là điều dĩ nhiên đã được Thiên Cơ an bày rồi vậy. Nếu đài BBC hay ký giả Derek Wilson có nhận lệnh của ai đó để loan tin bậy về Việt Nam, tiếp tay cho việc cưỡng chiếm miền Nam thì cũng là chuyện đã nằm trong định liệu của Tạo Hóa (Thiên Cơ Định Mệnh)….

Trước khi qua đời, cụ được xem một số hình ảnh các nhân vật trong chính phủ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Cụ cho biết: “đa số quyền cao, cằm đánh vào, là những người có danh mà không có lợi”. Quả nhiên sau khi chiếm được miền Nam không lâu, cả Mặt Trận Giải Phóng lẫn chính phủ do Mặt Trận lập ra đều bị giải thể không kèn không trống. Mặt Trận ra đời năm 1960 với trống rung cờ mở inh ỏi ở Hà Nội vang dội ra ngoài thế giới, khi giải thể chỉ được loan tin đúng 5 dòng chữ corp 6 nơi trang chót của báo Nhân Dân. Nhà viết tự điển Thanh Nghị theo Mặt Trận vừa được cấp cho ngôi nhà góc đường Thống Nhất/Hai Bà Trưng, trông sang trụ sở công ty xăng Esso (ngôi nhà sơn trắng, mái xanh), ở chưa nóng đít là đã bị…. đá đít ra ngoài.

Cụ Ngô Hùng Diễn và Giáo sư Trần Quang Quyến.

Cụ được hầu hết các nhân vật chính trị lẫn quân sự thời đó mời tới hỏi ý kiến. Cụ nói tướng cách ông Nguyễn Văn Thiệu tai bạt hậu nên không chịu nghe ai, hạ đình bị phá cách nên hậu vận hư hết. Trong thời kỳ Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng Thống, cụ thường được mời vào dinh Độc Lập dùng cơm và nói chuyện thời thế, cụ chỉ yên lặng và nghe nhiều hơn là nói. Lần Nguyễn Văn Thiệu độc cử, cụ có tìm cách khuyên khéo, nhưng Nguyễn Văn Thiệu là người chỉ thích làm theo ý mình (duy ý chí). Về bà vợ thì cụ khen là người nhã nhặn, có giáo dục và vượng phu ích tử.

Tướng cụ cao lớn, dáng đi lắc lư, hai tay ve vẩy, là một trong các cách tướng rất xấu: cách tướng của người hành khất. Nhưng nhờ có những nét tướng khác bù đắp nên cuộc đời cụ tuy không giàu sang, nhưng lúc nào cũng phong lưu. Cụ không có con trai, nhưng khi qua đời cũng vẫn có người chống gậy, là đứa cháu trai gọi bằng chú được cụ “hành sao” cứu mạng năm xưa. Ngoài ra cụ còn có vô số người nhận làm cha nuôi. Đám tang cụ vào tháng 3 âm lịch năm Giáp Dần 1974 khăn trắng chít dài hàng mấy cây số, được coi là một trong số những đám tang lớn nhất trong lịch sử Hòn Ngọc Viễn Đông. Thành phần tham dự ngoài thân nhân họ hàng không quá 50 người, còn lại đều là bè bạn và những người đã từng chịu ơn cụ.

Cụ nói xem tướng không khó, sửa tướng mới khó. Đối với môn địa lý cũng vậy. Có những ngôi nhà người tới ở thường bị đau yếu, nhờ cụ giúp đỡ, cụ chỉ cần thay đổi giường nằm, bàn thờ, hoặc có khi là vị trí cầu tiêu thì tự nhiên đời sống phấn chấn hanh thông hẳn lên.

Hồi sinh thời, cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt, mời cụ xem vị thế chùa Xá Lợi. Cụ nói Chùa cần xây cổng về hướng con đường nhỏ, bên cạnh, nếu không sẽ có đổ máu. Cụ Mai Thọ Truyền và ban quản trị đều không tin. Khi có vụ Phật giáo tranh đấu đưa tới cuộc cách mạng 1/11/1963, Chùa Xá Lợi trở thành bãi chiến trường người ta mới tin lời cụ. Sau này Chùa được sửa sang lại, làm thêm chiếc cổng bên hông. Cổng chính chỉ mở vào dịp lễ lớn ở mặt đường bà Huyện Thanh Quan, còn hàng ngày ra vào đều dùng cổng bên hông.

Sau cách mạng 1/11/1963 các vị tăng ni muốn tìm một vùng đất rộng để xây dựng một Trung Tâm Phật Giáo. Thượng Tọa Thích Tâm Giác mời cụ đến hỏi ý kiến. Cụ, sau nhiều ngày đi trực thăng xem đất, chỉ vào một khu thuộc Thị Nghè. Lúc đó xa lộ Biên Hòa chưa làm xong, cầu bê-tông nối từ Văn Thánh sang phía ấp Thảo Điền và xã An Khánh Thủ Đức chưa có… Lúc đó, Phật giáo không biết nghe ai bàn, quyết tâm xin bằng được miếng đất ở số 16 đường Trần Quốc Toản. Cụ lại được mời tới coi. Cụ hoàn toàn không đồng ý, vì lẽ khu đất này “hăng tê” (hanté), vua chúa Triều Nguyễn khi xưa đã dùng nơi đây làm pháp trường. Thượng Tọa Tâm Giác một mực khăng khăng nói “Phật tới đâu, lành tới đó”. Khi ngôi Chùa Việt Nam Quốc Tự dựng xong với gỗ và tôn … thì nội bộ Phật giáo bắt đầu lủng củng rắc rối. Thật ra thì sự lủng củng này đã có từ trước, nhưng vào thời gian đó mới vỡ tung ra. Cụ thường nói nơi thờ cúng cần chỗ đất tốt, vì quy tụ nhiều người lễ bái. Thế đất 16 đường Trần Quốc Toản có một con lạch như mũi dao đâm sâu vào trong, nhất là tam quan Chùa Việt Nam Quốc Tự làm bằng gỗ và tôn có dáng dấp như cổng nghĩa trang thì dữ nhiều lành ít. Sau này Thượng Tọa Tâm Giác dù có quyết tâm xây ngôi bảo tháp nhưng vẫn không thể hoàn thành. Thời gian trước khi cụ Diễn qua đời, Thượng Tọa Tâm Giác tỏ ý hối tiếc về chuyện đã qua và ngỏ lời xin lỗi. Về miếng đất cụ Diễn “cắm” cho nhà Chùa, sau này trở thành khu Tân Cảng rộng lớn với sông nước hữu tình… thì ai nấy đều tiếc hùi hụi.

Năm 1945, Việt Minh nắm chính quyền, vua Bảo Đại thoái vị trở thành công dân Vĩnh Thụy, cụ tiên đoán thời của vua Bảo Đại hãy còn. Một hôm trong hàng chả cá Lã Vọng ở Hà Nội gặp vua Bảo Đại, cụ cúi mình chào “Hoàng Thượng”. Vua Bảo Đại rối rít đỡ cụ và nói ông không còn làm vua nữa, nhưng cụ một mực gọi “Hoàng Thượng” và mách cho vài điều về mệnh vận trong vài năm sắp tới… Quả nhiên sau đó vài năm (1949), vua Bảo Đại thành vị Quốc Trưởng của chế độ Quốc Gia đầu tiên đương đầu với chủ thuyết vô thần.

Gần dinh Độc Lập có một biệt thự của Pháp để lại, biệt thự khá lớn, nhưng không ai có thể ở lâu được, vì trước sau người ở cũng gặp chuyện bất hạnh. Cụ có tới coi và nói: “Nhà này chỉ có tướng tinh như Đức Thánh Trần Hưng Đạo mới ở được mà thôi”. Sau 1/11/1963, tướng Dương Văn Minh mời cụ lại và cười tự đắc hỏi: “Bây giờ cụ thấy sao? Tôi ở được chứ?”. Không muốn đẩy đưa với tướng Minh, cụ đáp cho xong chuyện: “Bây giờ ngài đã là Quốc Trưởng rồi mà!”. Câu nói bỏ lửng ở đấy. Nhưng về nhà cụ nói với con cháu: “Chết đến nơi rồi mà vẫn còn tự đắc!”. Quả nhiên sau đó không lâu có cuộc chỉnh lý và tướng Minh bị hạ bệ. Sau này biệt thự thuộc chủ quyền một nhà tỷ phú Việt Nam. Biết thân biết phận nhà tỷ phú này xin ý kiến cụ. Cụ bảo: “Có thể ở, nhưng không được ở phòng khách và toàn bộ ngôi nhà trên… Nơi đây chỉ có thể tiếp khách, làm văn phòng, còn ăn ngủ thì xuống nhà dành cho…. bồi bếp!” Nhà tỷ phú nghe lời cho sửa lại khu nhà phụ cận để ở và không gặp chuyện rủi ro nào, ngoài cái rủi ro mất nước mà toàn dân miền Nam Việt Nam đều phải gánh chịu, chứ không phải chỉ mình ông.

Về sinh hoạt thế giới khi đề cập tới nước Anh, cụ nói Thái Tử Charles, con của Nữ hoàng Elizabeth II, không có tướng làm Vua. Ngôi vua nước Anh rồi đây sẽ trở lại dòng vị cựu hoàng thoái vị. Cách đây trên nữa thế kỷ, vị cựu hoàng này đã từ bỏ ngai vàng cưới một phụ nữ Mỹ ly dị chồng, nhường ngôi cho người em, tức Vua George VI, thân phụ của nữ hoàng hiện nay. Tuy sự việc chưa xảy ra, nhưng dù sao cũng là một đề tài chiêm nghiệm. Một bài toán chưa có đáp số.

Cụ Ngô Hùng Diễn mất ngày 13 tháng 3 năm Giáp Dần (1974) tại Quân Y Viện Cộng Hòa, an táng tại nghĩa trang Phước Hòa, Gò Vấp Gia Định.

Theo Giáo Sư Trần Quang Quyến

Cụ Ngô Hùng Diễn và Giáo sư Trần Quang Quyến

Sau 9 năm theo học Cụ Ngô Hùng Diễn và 45 năm áp dụng những điều học được để giúp bạn hữu và những người quen biết khi cần một vài ý kiến thuộc lãnh vực “huyền bí”, tác giả đã có ý định viết quyển TƯỚNG PHÁP NGÔ HÙNG DIỄN. Năm tháng qua đi, nay quyển sách đã được viết xong. Tác giả coi đây là một lễ vật để tạ ơn người Thày, đã như hình với bóng, như tấm gương để noi theo cho suốt cuộc đời. Tác giả cũng hy vọng tài liệu này được chấp nhận như một đóng góp khiêm tốn vào lãnh vực nhân tướng học, nói chung và như một viên gạch để xây nền móng cho khoa nhân tướng của Việt Nam, nói riêng.

Một trường hợp khác

Trần Lệ Xuân sinh ngày 22/8/1924, trong một gia đình quyền quý. Cha bà là luật sư Trần Văn Chương, con trai cả của Đông Các Đại học sĩ Trần Văn Thông. Mẹ bà là quận chúa Thân Thị Nam Trân, con gái của Đông Các Đại học sĩ Thân Trọng Huề. Ông Chương là đại địa chủ và là luật sư đầu tiên của Việt Nam có bằng tiến sĩ luật của Pháp. Cụ Ngô Hùng Diễn xem tướng cho Trần Lệ Xuân vào năm 1940, khi người con gái tài sắc này mới tròn 16 tuổi, xem ngay tại nhà riêng của luật sư Chương ở Hà Nội. Lời phán của thầy Diễn cho Trần Lệ Xuân như sau: “Cô là một người phụ nữ danh giá. Chồng cô chỉ đứng sau một người và trên cả triệu người. Nhưng trong cuộc đời, cô tuyệt đối không được rời xa nhà chồng. Nếu cô rời xa nhà chồng thì cả gia đình nhà chồng sẽ gặp đại họa”. Và cuộc đời của Trần Lệ Xuân đã diễn ra đúng như vậy. Mười tám tuổi, Trần Lệ Xuân lấy chồng và đó là Ngô Đình Nhu, em trai Ngô Đình Diệm. Sau này Ngô Đình Nhu trở thành cố vấn đặc biệt của Ngô Đình Diệm, đúng là dưới một người và trên cả triệu người.

Nhưng biến cố năm 1963 cũng xảy ra khi bà Trần Lệ Xuân rời gia đình sang Mỹ. Chồng cùng gia tộc họ Ngô gần như bị tận diệt. Rõ ứng với những gì cụ Diễn đã tiên đoán.

Trước đó các lần đảo chính của phe chống ông Ngô Đình Diệm thì đều được bà chuyển dữ thành lành. Thậm chí là lúc tổng thống bị ném bom tại dinh Norodom cũng chẳng làm gì được gia đình bà.

Biến cố năm 1963 âu cũng là một định mệnh không thay đổi được.

Không có nhận xét nào: