Câu ca dao quen thuộc mà người Việt Nam nào cũng biết, để diễn tả một sinh vật nhỏ bé nhanh nhảu dễ thương, hình dạng tương tự con cua, có thói quen suốt đời cứ đi se se cát thành những viên tròn rất đẹp và rất công phu ở ngoài biển..... để rồi chỉ một cơn sóng ùa vào là bao nhiêu thành quả đẹp đẽ ấy tan tành mây khói, không còn dấu vết gì nữa cả... Nhưng để rồi, nó vẫn tiếp tục và mãi mãi suốt đời se se cát không hề mệt mỏi
<!>
Con dã tràng hay người Việt còn gọi là con còng, để chỉ nhóm nhà cua nơi vùng biển, sống trong bộ giáp xác, có mười chân - Có tập tính vê cát thành từng viên nhỏ để tìm kiếm thức ăn khi thủy triều rút xuống
Chúng thuộc về chi Mictyris, họ Mictyridae, thuộc siêu họ cáy còng
Các loài trong chi Mictyris này, thường tụ tập thành bầy có khi đến cả hàng ngàn con, trên các bãi biển lầy lội để kiếm ăn mỗi lúc thủy triều rút xuống
- Để rồi thủy triều lên, hoặc khi bi đe dọa, chúng lập tức ẩn mình trong những cái hang hình xoắn ốc nằm dưới lớp cát
Chúng tìm kiếm những gì từ những viên cát được vo viên lại thì chẳng biết, và chúng kiên nhẫn đời này qua đời khác, chẳng nói năng là chúng đã kiếm được những gì trong số cát vo viên như thế? -Và tại sao lại phải vo tròn thành viên để kiếm tìm thức ăn như vậy?
Các loài thuộc chi họ này, đều sống trong các khu vực ven bờ biển thuộc Ấn Độ và miền tây Thái Bình Dương
Trong văn học dân gian Việt Nam có một truyện cổ tích kể về sự tích con dã tràng
Và một trong số phiên bản, người ta kể rằng:
"Một người đàn ông có tên là Dã Tràng, chuyên đi chở những xe cát để lấp đầy biển, nhằm mục đích đòi lại viên ngọc quí do một con rắn hổ mang đã tặng cho ông để trả ơn cứu mạng,- Đó là viên ngọc có thể nghe và hiểu tiếng nói của các loài động vật, mà Đông Hải Long Vương đã rắp tâm lập mưu lấy trộm"
"Tất nhiên công việc không tưởng kia của Dã Tràng không thể nào hoàn tất Để rồi khi Dã Tràng chết đi, đã hóa thành con dã tràng, hay dân gian còn gọi là con còng còng, vẫn cứ tiếp nối công việc còn dang dở, là vê cát để mong lấp cho đầy biển "
Vì vậy dân gian Việt Nam có câu ="Dã tràng se cát biển đông/ Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì/ Công dã tràng hàng ngày se cát/ Sóng biển dồn tan tác hết còn chi"//... để cảm khái sức nhọc nhằn của Dã Tràng cặm cụi làm một công việc mộng tưởng ngàn đời tiếc nuối.
Đó là một truyền thuyết ngắn gọn về dã tràng
Một câu chuyện kể khác về sự tích dã tràng dài dòng chi tiết hơn như sau:
"Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vườn nhà họ có một cái hang rắn - Họ thường ngày ra làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy một cặp rắn hổ mang chui ra chui vào hang - Một hôm rắn chồng bò ra khỏi hang một mình. Ông nhìn vào thì thấy rắn vợ nằm cuộn mình trong hang. Vì mới lột xác nên mình mẩy còn mềm xèo yếu ớt rắn vợ nằm im không cựa quậy được
- Dân gian có câu "Người già người chết/ Rắn già rắn lột sống đời"
- Cho thấy người sống cũng chỉ cùng lắm trăm năm sẽ già sẽ chết. Còn rắn cứ lột da là sống hoài, chẳng già, chẳng chết
Chuyện kể về nơi hang của vợ chồng rắn:
Sau một hồi bò ra khỏi hang, rắn chồng bò trở về, trong miệng tha một con nhái để đút cho vợ ăn
.... Chuyện kể tiếp:
..... Một lúc lâu sau, lần này đến lượt Dã Tràng thấy rắn vợ bò ra khỏi hang một mình. vì lần này đến phiên rắn chồng lột xác, nó cũng nằm im thiêm thiếp, lốt da cũ còn để lại bên hang - Một hồi lâu vợ rắn trở về, theo sau là con rắn đực khác khá lớn -Dã Tràng thấy hai con bò đến cửa hang thì dừng lại quấn lấy nhau như bện dây thừng... Lát sau con rắn đực bò bò vào hang... Dã Tràng đoán biết rắn đực này toan làm chuyện gì rồi
Ông cảm thấy tức giận, muốn trừ khử con rắn đực này, để cứu con rắn chồng đang trong lúc lột xác mềm xèo suy nhược khó đường chống đỡ. Bên mình ông không có gì, ông rút vội mũi tên nhắm con rắn đực bắn một phát... Không ngờ mũi tên lại trúng vào đầu rắn vợ, chết tươi. Rắn đực kia hoảng hồn phóng đi mất - Dã Tràng nghĩ cũng thương con rắn cái, trong thương có cả tức giận, ông chán nản bỏ về nhà - Từ đó ông không thèm để ý đến cái hang rắn đó nữa
... Chừng năm bảy ngày sau, Dã Tràng mới đem chuyện vợ chồng rắn, kể cho vợ nghe, và vui miệng, kể luôn cả những chuyện ông đã thấy và đã làm - Kể vừa dứt, nghe trên máng nhà có tiếng phì phì - Hai người hốt hoảng nhìn lên thì thấy một con rắn hổ mang rất lớn, đuôi quấn lấy xà nhà, đầu vươn tới gần chỗ ông nằm, miệng rắn nhả ra một viên ngọc
- Khi ông cầm viên ngọc rắn vừa cho, thì nghe được tiếng rắn nói : "Ông là ân nhân mà tôi cứ ngỡ là kẻ thù. Mấy ôm nay tôi nằm chực trên máng xối này chờ để mổ chết ông báo thù cho vợ tôi. Nhưng hồi nãy nằm đây, nghe hết câu chuyện, mới biết là đã lầm. Nay xin biếu ông viên ngọc này. Đeo vào ông sẽ nghe được mọi tiếng chim muông cầm thú ở thế gian".
Từ kinh ngạc đến sung sướng. Dã Tràng nhận viên ngọc quí và đeo bên mình không rời.... Một hôm Dã Tràng đang hái rau, có bầy quạ đến đậu trên mấy ngọn cau, nói chuyện lao xao - Chúng nó gọi Dã Tràng và mách bảo rằng "Này ông, ở núi Nam có một con dê bị hổ nó vồ còn nóng. Hãy lên đó lấy thịt về mà ăn, nhưng nhớ chừa lại bộ đồ lòng cho chúng tôi" - Dã Tràng làm theo lời quạ, quả thật thấy xác một con dê trên núi Nam - Ông xẻo lấy một ít thịt xâu lại xách về - Về đến nhà ông mách cho xóm giềng biết mà đi lấy thịt dê, và không quên dặn họ hãy chừa lại bộ đồ lòng cho bầy quạ
Nhưng Dã Tràng không ngờ trong xóm nghe báo tin, đã kéo đi đông quá, thành ra họ lấy đem về hết tất cả thịt dê kia, quên cả lời dặn, chẳng chừa một tí gì cho lũ quạ ...
Lũ quạ đến nơi, không thấy ruột dê, thì cho là Dã Tràng là kẻ lừa dối, bèn quay về khu vườn nhà ông réo chửi om xòm
Thấy tình hình như vậy, Dã Tràng biết nhóm người đi lấy thịt dê vô tình không giữ lời hứa với bầy quạ. Ông cố phân trần giải thích, nhưng bày quạ to mồm nhất định không nghe, cứ đứng chửi mãi
Dã Tràng nói chẳng được, tức mình lấy cung tên ra bắn. Chỉ định bụng là đuổi chúng đi thôi chứ không định giết - Chẳng ngờ bầy quạ thấy như vậy thì cho là Dã Tràng lấy oán trả ơn, liền ngậm lấy mũi tên có tên Dã Tràng ở đuôi, tìm dịp báo thù ...
Rồi nhân lúc bay qua sông, thấy một cái xác đang trôi, đàn quạ bàn nhau đem cái mũi tên có tên Dã Tràng lúc nãy, cắm vào yết hầu xác chết
Khi quan nha sở tại, đến làm biên bản, thấy mũi tên, liền qui tội cho Dã Tràng là thủ phạm, sai lính bắt và hạ vào ngục
Dã Tràng bị bắt đưa về quan bất ngờ như vậy, cố kêu oan, nhưng mũi tên có tên mình là một chứng cớ rành rành làm ông đuối lý, đành chịu chui đầu vào gông. Tuy nhiênvẫn một mực kêu oan, xin quan cho giải về kinh để nhờ phân xử
Từ đề lao ông bị giải đi. Dọc đường trời tối, bọn lính dừng lại ăn uống nghỉ ngơi -
Rạng sáng, ông nghe đàn chim sẻ bay ngang đầu nói chuyện với nhau. Một con bảo đồng bọn
"Nào bay nhanh lên. Chuyến này không lo đói nữa, đến sát biên giới tha hồ có thóc mà ăn, cũng không sợ bị ai đánh đuổi " - Con khác hỏi "Của đâu mà vương vãi như vậy?" -Một con trả lời "Thì vua nước bên kia. Họ đang kéo sang đánh úp bên này. Hôm qua quân binh giáo mác kéo đi liên miên không ngớt. Nhưng xe thóc sắp đến biên giới thì bi sụp hầm đổ tung tóe. Họ đang quay về lấy thứ khác. Chúng mình tha hồ đến đó đánh chén "
Sở dĩ Dã Tràng nghe và hiểu được đàn chim vô tình nói lộ ra chuyện cơ mật, là nhờ có viên ngọc quí cất trong người.
Ông lập tức nghiêm chỉnh nói với đoàn lính rằng "Nhờ các anh bẩm báo với quan tôi đang có chuyện quan trọng cấp bách cần tâu, đó là chuyện quốc gia đại sự ... chứ cái việc oan uổng của tôi chỉ là chuyện nhỏ mọn chớ bận tâm chẳng đáng chi đâu"
Bọn lính tra gạn mãi, nhưng ông bảo gặp trực tiếp quan thì mới bày tỏ được
.... Dã tràng đòi gặp quan mật báo trình tâu:
Khi gặp quan đầu tỉnh, Dã Tràng cho biết có Hiến đế ở phương bắc đang đưa quân sang đánh úp nước mình. Hiện đang ở biên giới nhưng vì xe lương sụp hầm, đổ hết, nên chưa tấn công được và đang quay về tải thêm lương, chờ lương đủ sẽ vượt cửa ải sang đánh úp
Bọn quan đầu tỉnh lo lắng, bán tín bán nghi không biết có chắc không
Dã Tràng cương quyết chỉ vào cổ mình, đoan chắc rằng nếu nói sai xin chịu chết. Nhưng nếu nói đúng thì xin tha tội thả cho về.
Quân dọ thám được tung ra thăm dò ... Và ngày hôm sau Dã Tràng được tha về, vì lời nói không sai, đồng thời quan quân còn phải lo chuẩn bị đối địch.
Được tha tội, Dã Tràng đi bộ lần về quê nhà.
Chiều ngã bóng, cũng vừa đến thôn Hồng Hoa, liền tìm nhà một người bạn thân xin nghỉ chân. Gặp bạn cũ, vợ chồng chủ nhà mừng vui. Nghe Dã Tràng kể bị hàm oan, bị tra tấn giam cùm đến suýt mất mạng, hai vợ chồng bạn cảm thương. Thấy trong nhà không có gì để đãi bạn. Chủ nhà xuống bếp bảo vợ rằng
"Bạn đến nhà chẳng có gì thết đãi.Thôi sẵn có cặp ngỗng, bầy ngỗng con cũng đã khôn, ngày mai làm thịt một con đãi bạn".
Người vợ dặn chồng sớm mai bắt ngỗng cắt tiết vặt lông giúp mình một tay.
Không ngờ khi hai vợ chồng bàn tính, vợ chồng ngỗng nghe được. Ngỗng trống bảo ngỗng mái rằng "Mình ở lại nuôi con, tôi sẽ đứng sẵn cho chủ nhà nó bắt".
Ngỗng mái không nghe, đòi chết thay cho chồng, ngỗng trống cương quyết hy sinh, chạy ra sân từ giã đàn con. Ngỗng mái lạch bạch chạy theo, đòi chết thay cho chồng
Lúc ấy Dã Tràng nằm kế cửa sổ, nghe vợ chồng ngỗng than thở. Chợt thấy thương con vật vô tội vì mình mà phải lìa đàn con. Toan cản bạn nhưng chưa tiện. Nên đành nghe ngóng định bụng khi bạn ra bắt ngỗng sẽ cản lại. Suốt đêm tuy mệt nhưng Dã Tràng không sao ngủ được... Quả nhiên canh tư, chủ nhà thức dậy ra chuồng ngỗng. Ngỗng trống xua ngỗng mái chạy đi, rồi vươn cổ cho chủ nhà bắt.
Khi chủ nhà sắp cắt cổ ngỗng, Dã Tràng chạy xuống nắm cánh tay bạn bảo:
"Xin bạn thả nó ra. Tính tôi không ưa sát sinh. Tình thân của chúng ta đâu nhất thiết phải cỗ bàn. Nếu bạn giết nó lập tức tôi rời khỏi chỗ này, không ăn uống gì cả"
Thấy Dã Tràng quyết liệt, Chủ nhà đành thả ngỗng đi, lật đật dục vợ ra chợ mua ít tôm tép về làm cơm đãi bạn
Cơm nước xong Dã Tràng từ giã - Ra đến bờ ao, thấy vợ chồng ngỗng và bầy con đứng chực chờ ở đấy. Ngỗng đực tặng Dã Tràng một viên ngọc và bảo:
"Đa tạ ân nhân cứu mạng. Chẳng biết lấy gì báo ơn, chúng tôi tặng người viên ngọc, mang nó trong người sẽ đi được dưới nước dễ dàng không khác gì trên bộ. Nếu đem ngọc này khoắng xuống nước, sẽ rung động tới tận đáy biển"
Xong ngỗng lại nói "Còn như tép tôm là vật đã thế mạng chúng tôi, thì từ nay dòng họ tôi sẽ không ăn tép, xin chừa ra để tỏ lòng tri ơn thế mạng"
Dã Tràng không ngờ có sự báo đáp quá hậu hĩnh như vậy, cám ơn và nhận ngọc ra đi.
Khi đến bờ sông. Dã Tràng muốn thử nghiệm công dụng viên ngọc mới ra sao, liền cứ để nguyên quần áo đi xuống nước - Thì lạ lùng sao, nước rẽ thành lối cho ông đi thẳng xuống đáy sông.... Dạo bước hồi lâu, rồi cầm viên ngọc khoắng vào nước nhiều lần xem thế nào
Hôm đó Long Vương và các triều thần hội họp ở thủy phủ, bỗng thấy nhà cửa lâu đài và mọi kiến trúc rung chuyển cơ chừng muốn đổ. Ai nấy nháo nhào chẳng hiểu vì sao. Vua lập tức cho lính đi dò la sự tình
Bộ hạ của Long Vương đi theo con đường sóng ngầm lọt vào cửa sông, thì thấy Dã Tràng đang cầm viên ngọc khoắng nước. Mỗi lần khoắng như thế, họ cảm thấy như liêu xiêu cả người, nhức cả óc. Tuy nhìn thấy thủ phạm, nhưng họ chẳng dám làm gì, chỉ tiến đến dùng lời ngọt ngào mời Dã Tràng xuống chơi thủy phủ mà thôi
Vào gặp Long vương, Dã Tràng cho biết mình thử xem phép có hiệu nghiệm hay chăng, chứ không có ý gì. Long vương và triều thần nghe nói, ai nấy đều xanh mặt thầm nghĩ, nếu hắn mà làm thật thì thế giới thủy vương còn gì - Vì thế long vương vờ vui vẻ đãi Dã Tràng rất hậu, muốn gì có nấy. Đến lúc về, Long vương còn đem vàng bạc ra tống tiễn để mong nể mặt
Dã Tràng lên khỏi mặt nước, bộ hạ long vương tiễn chân về tới nhà
Bà con xóm giềng thấy từ tay không, mà trở nên giàu có thì mùng cho ông - Từ đó Dã Tràng quí hai viên ngọc, ông may một cái túi để luôn đeo trên cổ
.. Rồi một hôm, Dã Tràng đi bộ nửa ngày để đến nhà người bà con ăn giỗ. Đến nơi, sờ lên cổ, giật mình là đã để quên túi ngọc ở nhà - Không thể an tâm ngồi ăn được, xin kiếu Mọi người ngạc nhiên thấy vừa chân ướt chân ráo đến đã lập tức cáo từ về ngay....
Ông đi tìm vợ, ngọc không thấy, vợ cũng không thấy nốt. Lục lọi khắp nơi. Cuối cùng thấy mảnh giấy vợ ông viết gài nơi mắc treo áo. Trong đó kể rằng có người của Long Vương đến bảo cho biết nếu ai bắt được túi ngọc dưa xuống dâng Long vương, sẽ được phong hoàng hậu. Và bà đã trộm phép đưa túi ngọc xuống thủy phủ, đừng tìm nữa
Đọc xong Dã Tràng tan nát, ngất đi. Chẳng ngờ vợ ông lại làm như vậy. Và cũng không ngờ Long Vương lòng dạ thâm độc đến nước ấy.
Nghĩ đến hai bảo vật mà điên cả ruột. Cuối cùng nghĩ ra cách chở cát lấp biển thành một con đường đi xuống thủy phủ để lấy lại túi ngọc, ông vẫn nhớ lối đến cung điện của Long vương hôm trước
Mọi người xúm lại can ngăn, ông không nghe, một mình dọn nhà ra bờ biển làm công việc chở cát lấp biển
Cứ như thế cho đến chết, Dã Tràng không chịu bỏ dở công việc của mình
Chết đi, Dã Tràng biến thành con còng, dân gian cũng gọi là con Dã Tràng, ngày ngày kiên nhẩn se cát lấp biển mà chẳng bao giờ đầy cả
Còn loài ngỗng, không bao giờ ăn tép vì nhớ ơn loài tép đã thế mạng thay cho tổ tiên hôm xưa. Họ còn nói trên đầu của loài ngỗng có cái mào trắng, là dấu hiệu để tang cho Dã Tràng để nhớ ơn cứu mạng
Chắc hẳn có những người trong phút giây thong thả, đã đuổi theo con dã tràng nơi biển, hoặc tò mò đứng ngắm để thấy tận mắt, hầu thấu đáo và thấm thía câu "Công dã tràng" như thế nào
Bắt được dã tràng rất khó, nó rất nhanh và lúc nào cũng vội vã tất bật như chưa bao giờ biết thanh nhàn thong dong thong thả cả
Nó là biểu tượng của một đời long đong vất vả, làm một công việc không bao giờ có kết quả ="Dã Tràng se cát biển đông/ Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì"?
Hay là "Công dã tràng ngày ngay se cát/ Sóng biển dồn tan tác còn chi"
Hay là "Con còng dại lắm chẳng khôn/Luống công se cát sóng dồn lại tan"
* Sau khi tìm hiểu về Dã tràng.
- Là một chút về đời sống loài kiến - và sự thiện chiến của kiến chiến binh:
- Kiến được xem là loài vật chăm chỉ, cần cù nhất trong giới tính tự nhiên. Chúng dành phần lớn thời gian trong cuộc đời để tìm kiếm thức ăn và mang thức ăn về tổ, một cách khá trật tự và đoàn kết - Kiến tha lâu đầy tổ, nói lên tính cần cù ấy.
** Và có rất nhiều điều nói về kiến như sau :
-1/. Loài kiến hầu như không có tai, chúng cảm nhận âm thanh từ rung động của mặt đất, thông qua bộ cảm ứng nhạy bén trên đôi chân của nó.
-2/. Nhiều học giả cho rằng, tổ tiên của loài iến đã từng sống cùng thời với khủng long - Một số ý kiến khác thì cho rằng tổ tiên loài kiến vào thế kỷ Phấn Trắng, cách nay từ 110 đến 113 triệu năm trước, đã tiến hóa thành loài kiến như ngày nay.
-3/. NASA đã phát minh ra một thùng dụng cụ nuôi kiến gọi là Ant quarium. Kiến được cho vào đây để cùng phi hành gia bay vào không gian - Đây là một dự án nghiên cứu thích nghi động vật trong không gian. Và kiến cũng là sinh vật đầu tiên trên trái đất được ra ngoài vũ trụ.
-4/. Kiến chúa có thể sống thọ 30 năm, lâu hơn các loài côn trùng khác có kích thước tương tự gấp 200 lần. Còn các kiến thợ thông thường chỉ sống khoảng từ 1 đến 2 năm.
-5/. Kiến có mối quan hệ khắng khít và thân thương với loài mối và gián.
-6/. Kiến là loài rất chăm chỉ, nhất là kiến thợ, hầu như trong suốt đời chúng chỉ biết lo tìm thức ăn và mang chiến lợi phẩm về hang dự trữ.
-7/. Loài kiến Jack Jumper rất nguy hiểm, vết cắn của chúng có nọc gây chết người mà nay vẫn chưa có thuốc giải độc.
-8/. Loài Kiến Đạn là loài có vết cắn gây đau đớn nhất trong các loài kiến. Vết cắn gây sưng tấy đau đớn suốt 24 giờ đồng hồ.
-9/. Thị lực của kiến rất kém, chúng sử dụng từ trường của trái đất để định hướng đường đi.
-10/. Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh kiến là loài côn trùng thông minh. Chúng có tới 250.000 tế bào não trong cái đầu bé xíu.
-11/. Kiến sống theo từng đàn khổng lồ, và sống du canh du cư, tức chỉ sống một nơi trong thời gian ngắn gần như du mục, nay đây mai đó - sau đó thu dọn gói ghém thức ăn, ấu trùng kiến non và bà Hoàng kiến chúa di chuyển đi một nơi khác.
-12/. Nếu kiến có kích thước tương đương với người, thì chắc chắn chúng sẽ là những vận động viên điền kinh cừ khôi, với vận tốc chạy trung bình 55km giờ và đặc biệt là không biết mệt mỏi.
-13/. Kiến có sức mạnh phi thường, chúng có thể nâng một trọng lượng gấp 5000 lần cơ thể nó.
-14/. Mỗi đàn kiến có một mùi vị đặ trưng riêng, vì vậy có kẻ lạ xâm nhập bất hợp pháp, lập tức bị tiêu diệt.
-15/. Hiện con người đã tìm ra hơn 12.000 loài kiến trên trái đất. Chúng đưỡc phân biệt dựa trên hình dạng, màu sắc và kích thước.
-16/. Kiến sống rất đoàn kết. Chúng có thể hợp quần để dễ dàng hạ gục con mồi to lớn hơn gấp nhiều lần so với chúng, nếu không ăn thịt, thì chúng sẽ bắt con vật đó làm nô lệ.
-17/. Một tổ kiến có thể dao động từ vài chục đến hàng ngàn tỉ cá thể.
-18/. Kiến có mặt hầu hết các vùng đất trên hành tinh, trừ bắc cực, nam cực và một số hải đảo.
-19/.Tại một số nơi trên thế giới, đăc biệt là Mexico - Kiến và ấu trùng của nó, được xem là món ăn ngon, thậm chí là một đặc sản - Kiến và ấu trùng được chế thành món ăn, được bán ra với giá 80 Mỹ kim/ ký lô.
-20/. Ít có địa hình nào cản ngăn được bước chân của kiến. Chúng có thể liên kết lại để thành những chiếc cầu rất vững chãi cho đồng đội đi qua.
-21/. Ở bât kỳ thờ điểm nào trên trái đất cũng hiện hữu 10 triệu tỷ cá thể kiến sinh sống - Dù hàng ngày, hàng giờ, con người đã giết không ít có khi cả bầy kiến. Ước tính, loài kiến chiếm khoảng từ 15 đến 20% tổng số cá thể động vật sống tên cạn.
Đó là cá tính chung của loài kiến, ngoài đặc tính cần cù kiên nhẫn chịu khó, để sau đó được đền bù xứng đáng, qua câu ca dao hiền hậu của Việt Nam là "Kiến tha lâu đầy tổ" ...
Riêng nhà nghiên cứu Erick Frank, thì loài kiến còn có nhiều đặc tính thú vị khác nữa - Khi ông quan sát cuộc chiến giữa loài kiến với mối ở bờ biển Ngà - Erick Frank đã phát hiện loài kiến chiến binh với những thói quen cứng ngắc rất nhà binh - Mà đặc tính nhà binh này, không phải giống kiến nào cũng có - Tính này chỉ có ở giống kiến có tên khoa học là Megaponera analis, giống kiến vùng Hạ Shahara. Đó là kiến càng, giống to khỏe, chiều dài đôi khi tới 2cm. Đây là một giống được cho là rất hiếu chiến
- Sau 29 tháng bám theo tổ kiến không rời từ sáng đến tối. Erick Frank đã hoàn tất xong luận án tiến sĩ sinh học chuyên ngành về kiến, tại đại học Wurzburg ở Đức, vào tháng giêng 2018. Và cho đăng liên tiếp 5 bài nghiên cứu trên một tạp chí khoa học rất có uy tín của Anh. Nghiên cứu về giống kiến Megaponera analis, khiến tờ báo Le Monde ngày 14/3/2018, phải thốt lên "đây quả là những nhà binh đáng gờm"
- Từ quá trình đi săn mồi, tấn công mồi, các công tác hậu chiến của kiến Mega ponera analis chẳng khác một chiến dịch quân sự bao gồm: Thăm dò đối thủ, khai chiến, thu gom chiến lợi phẩm, thu nhặt thương phế binh và chăm sóc bệnh binh.
Trả lời tờ Le Monde, Erick Frank cho biết những điều đã thôi thúc để hứng thú viết nên bài nghiên cứu về loài kiến - Mà với giống kiến này, miếng mồi ngon nhất là con mối. Mặc dù tổ chức để tấn công một ổ mối chẳng dễ dàng . Những ụ mối theo cách ví von của giới khoa học, giống như những vương cung nhỏ, có thành trì vững chắc và hệ thống đều hòa không khí tự nhiên, hòa nhập với môi trường sống.
Thế mà giống kiến tinh khôn lại tìm hiểu rất rõ rằng để có thức ăn, loài mối phải bò ra khỏi vùng căn cứ để đi gom nhặt các vật liệu chết như lá cây, cành cây, vỏ cây, để về cung cấp cho những luống nấm của mối. Mối buộc phải chọn một địa điểm, phủ lên đó một lớp mái đất để tránh nắng và phải nối kết với ổ mối bằng một đường hầm -Do đó việc tìm địa bàn kiếm ăn của mối chính là nhiệm vụ của kiến trinh sát
Khi phát hiện mục tiêu, kiến do thám phải kín đáo, nếu không con mồi sẽ bắt tín hiệu và trở về nơi trú ẩn
Khi đã thu thập đủ thông tin, kiến trinh sát trở về gây dựng một đạo quân nó cần, từ 100 đến 600 con xếp hàng hành quân - Đi đầu là kiến trinh sát, tiếp sau là hai hàng sĩ quan phụ trách đánh dấu đường bằng cách tiết ra chất Pheromone. Kế đến là những kiến to khỏe, để bảo vệ lực lượng tiền phong. Phần còn lại cứ 4 con thành một hàng để bọc hậu phía sau
Bắt đầu dàn trận và giao chiến: Những con kiến to thân dài 2m vào vị trí tiên phong. Mục tiêu là phá tan lớp đất phủ trên. Rất nhanh chóng - Sau đó đợt tấn công của những kiến nhỏ hơn nhưng đôi càng cứng chắc.
Mối cũng tổ chức phản công. Chia làm hai đội -Những chú mối có hàm đôi khỏe sẽ ngăn chặn kẻ thù, những mối thợ tìm cách trở về hầm đào thoát. Và mối kháng cự rất anh hùng. Chúng cắn bất kỳ ở đâu như cắn đứt cáng, hay ôm chặt bụng kiến và quyết không buông ra. Nếu có kiến tới tăng viện, kiến sẽ cắn cấu cho đến lúc mối phải nhả ra và đến lượt kiến cắn trả lại - Và bao giờ kiến cũng là kẻ thắng cuộc, và dĩ nhiên kiến sẽ lao vào những con mối thợ còn lại. Tất nhiên kiến cũng phải trả giá khá cao
Theo ghi nhận của Erick Frankcis - Sau mỗi trận ít nhất là 1/3 quân kiến bị thương trong cuộc giao chiến kéo dài từ 10 đến 15 phút. Tàn cuộc, kiến bắt đầu đi gom chiến lợi phẩm là những con mối và những con kiến bị thương, có con bị mất một tay hay hai càng.
- Những con bị thương đã tiết ra chất pheronomone để cầu cứu đoàn kiến cứu thương đến hỗ trợ nhờ vào chất hóa học thải ra mà được họ tới tha về tổ. Những con kiến bị thương quá nặng, như là mất trên ba càng, đành chấp nhận số phận hẩm hiu là bị bỏ rơi
- Một sự sàng lọc có qui củ, đòi hỏi sự hợp tác của con bị thương nặng, là sẽ không phát tín hiệu nhả ra chất hóa học như một chấp nhận vị thế không còn ưu tiên cứu chữa nữa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét