Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2024

Xác Nhận Sự Thật về Nguyễn Chí Thiện - Chu Tất Tiến


Lời người chuyển tiếp: Những điều xác nhận NCT là Thiện thật, không phải Thiện giả: 
a- Cá nhân tôi đã mời môt chiến sĩ Biệt Kích cùng tù với NCT ở miền cực Bắc, lên đài SBTN để phỏng vấn. Chiến sĩ BK đã khẳng định đấy là nhân vật thật. Ông kể chuyện NCT ở trong tù vẫn làm thơ chống Cộng. Cai tù biết được, đã cột ông vào cọc đứng giữa sân, dưới trời nắng. Anh em tù đi qua, ai cũng khóc. Riêng ông vẫn mỉm cười. Buổi chiều, anh em tù đi làm về, cởi trói cho ông rồi bế ông vào nhà tù, thì ông đã bất tỉnh.
<!>

b- Khi quận Cam tổ chức họp mặt anh em tù Biệt Kích miền cực Bắc đó, ông NCT được anh em xúm lại ôm chầm lấy, và hãnh diện vì cùng tù với Người Tù Bất Khuất là NCT. Sau này còn vài lần họp mặt Biệt Kích nữa, NCT đều được mời lên nói chuyện. 

c- Khi có người thắc mắc về chữ viết trong tập thơ mà NCT ném vào tòa Đại Sứ Anh, môt tổ chức giảo nghiệm Chữ Viết đã được thành lập. Kết quả: Chữ viết trong tập thơ đó chính là chữ viết của NCT. 

d- Nhà văn Phan Nhật Nam, Nhà văn giáo sư Trần Phong Vũ, Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng và tôi thường xuyên gặp mặt NCT. Qua những câu chuyện thân thiện, NCT đã kể cho chúng tôi nghe nhiều chuyện liên quan đến các nhân vật trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm rất chính xác. 

e- Khi nhà văn BNT, (không thể nói tên vì vẫn ở VN), từng bị tù nhiều năm trong các nhà tù Lớn, Nhỏ của CS trốn Mỹ, đã gặp chúng tôi và NCT. Hai vị đã rất vui khi gặp nhau tại hải ngoại.

g- Một người bạn tôi, NNB, Luật Sư và cũng là Giáo Sư tại Trường Võ Bị Đà Lạt, khi nghe tôi báo là NCT mới qua Mỹ, anh hỏi tôi số điện thoại của NCT, vì anh và NCT cùng học Trung học trước 1954. NNB cho biết là khi di cư 1954, NCT đã tiễn chân anh đi, còn NCT ở lại miền Bắc với gia đình không chịu di cư. Tôi gọi anh NCT, rồi đưa điện thoại cho bạn tôi. Hai người vui mừng, gọi nhau là "tao, mày".

h -Khi Hoàng Dược Thảo đăng bài của môt tên nằm vùng, tố cáo Thiện giả, thì NCT thách thức Hoàng Dược Thảo công khai đối luận. Một buỏi đối luận được tổ chức tại Khách Sạn Ramada, Garden Grove. HDT bí, nói là nếu NCT là thật thì phải rành tiếng Pháp, vì những năm trước 1954, Pháp Văn là sinh ngữ chính. HDT yêu cầu viết lại bài tiếng Pháp mà HDT đọc, NCT nổi giận (lần đầu tiên ông nổi giận) nói luôn môt tràng tiếng Pháp, mắng HDT là dốt mà hay nói chữ! HDT chới với, bỏ cuộc. 

Đó là những chứng minh NGUYỄN CHÍ THIỆN là Thiện thât, không phải Thiện giả như những kẻ u mê và những tên Vixi nằm vùng gán cho anh. Mong chấm dứt vụ "Thiện thật, Thiện giả" ở đây, dù sao ông cũng đã khuất trong tinh thần chống Cộng triệt để, không một giây phút nào lung lay, cho dù nhiều tên nằm vùng chửi bới, bôi lọ ông. Một tên nằm vùng đã chế ra chuyện "Nguyễn Chí Thiện làm chủ động điếm ở Cà mâu!" và "Chu Tất Tiến cùng làm ma cô trong động điếm này với Nguyễn chí Thiện!" 

Wikipedia tiếng Việt: 

Nguyễn Chí Thiện (27 tháng 2 năm 1939 – 2 tháng 10 năm 2012) là một nhà thơ và nhà bất đồng chính kiến người Việt Nam. Ông đã bị nhà chức trách Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, tiếp đó là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bắt giam tổng cộng 27 năm tù vì tội "phản tuyên truyền".[1]

Tiểu sử

Nguyễn Chí Thiện sinh trưởng tại Hà Nội, có một thời gian đi dạy học. Trong một bài giảng môn Sử năm 1960, do giảng bài không theo quan điểm nhà cầm quyền Bắc Việt Nam nên ông bị bắt vì tội "phản tuyên truyền".

Ông được thả năm 1964. Đến năm 1966 ông lại bị bắt giam vì làm thơ đả phá chế độ Cộng sản Hà Nội. Lần này ông bị giam đến năm 1977.

Năm 1979 Nguyễn Chí Thiện tìm cách chuyển tập thơ "Hoa Địa ngục", do ông viết, cho nhân viên Sứ quán Anh tại Hà Nội. Vì lý do trên ông lại bị nhà chức trách bắt. Đến ngày 28 tháng 10 năm 1991 Nguyễn Chí Thiện được ra tù. (Lời người chuyển tiếp: tổng cộng 27 năm tù) 

Tháng 1 năm 1995 ông được xuất cảnh sang Hoa Kỳ[3] qua sự vận động của Đại tá Không quân Hoa Kỳ Noboru Masuoka.

Mộ chí thi sĩ Nguyễn Chí Thiện tại Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô ở Quận CamCalifornia.

Nguyễn Chí Thiện qua đời ngày 2 tháng 10 năm 2012 tại Santa Ana, Quận CamCaliforniaHoa Kỳ.[3][4] Ông được chôn tại Nghĩa trang 13280 Chapman Ave., Garden GroveCalifornia.

Tác phẩm văn học

[sửa | sửa mã nguồn]

Tập thơ Hoa Địa ngục của ông xuất hiện ở hải ngoại vào năm 1980 sau khi tác phẩm này được lén đưa vào Tòa đại sứ Anh tại Hà Nội và được Giáo sư Patrick J. Honey thuộc Đại học Luân Đôn (University of London), nhân chuyến đi Việt Nam năm 1979, mang được ra ngoài nước để phổ biến. Kèm trong tập thơ 400 trang viết tay[5] này là lá thư mở đầu với lời ngỏ:

Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chế độ độc tài, đã ngã gục hay còn đang phải chịu đựng một cái chết dần mòn và đau đớn trong gông cùm cộng sản, tôi xin ông vui lòng cho phổ biến những bài thơ này trên mảnh đất tự do của quý quốc. Đó là kết quả 20 năm làm việc của tôi, phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bị giam cầm.

Tập thơ này được coi như một thiên hồi ký về cuộc đời tù tội trong xã hội cộng sản dưới chế độ toàn trị bắt đầu từ thập niên 1950. Năm 1997 cuốn hồi ký Đêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên xuất bản ở hải ngoại có nhắc tới Nguyễn Chí Thiện, bạn tù của tác giả. 40 năm sau, một tác phẩm văn chương khác xuất phát từ Việt Nam là tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn cũng là một tác phẩm nói đến chế độ tù ngục.[6]

Vì tập thơ không ghi tên tác giả[7] nên lần in đầu tiên năm 1980 do "Ủy ban Tranh đấu cho Tù nhân Chính trị tại Việt Nam" phát hành tại Washington DC ghi tác giả là "Khuyết danh" hay "Ngục Sĩ" với tựa Tiếng Vọng Từ Đáy Vực. Dịch bản tiếng Anh mang tên Cry from the Abyss.

Năm 1981, ấn bản khác của báo Văn nghệ Tiền phong phát hành ở hải ngoại được ra mắt dưới tựa Bản Chúc thư Của Một Người Việt Nam. Tên khác nữa là Quê hương tù ngục.[6]

Nhan đề Hoa Địa ngục được dùng lần đầu tiên năm 1984 khi Yale Center for International & Area Studies in bản tiếng Anh Flowers from Hell do Huỳnh Sanh Thông dịch. Sau này người ta mới biết đến tên Nguyễn Chí Thiện.

Một số bài thơ trong Hoa Địa ngục đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc trong tập Ngục ca. Nhạc sĩ Phan Văn Hưng thì phổ nhạc bài "Sẽ có một ngày".

Cũng vì tập thơ này năm 1985 Nguyễn Chí Thiện đoạt giải "Thơ Quốc tế Rotterdam" (Rotterdam International Poetry Prize). Năm 1988 ông thắng giải "Freedom to Write".[8]

Trong khi ông bị giam cầm, vì tên tuổi ông được biết đến nhiều, những hội đoàn như Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cùng những chính khách như Léopold Senghor (cựu Tổng thống Sénégal), John Major (cựu Thủ tướng Anh) và vua Hussein của Jordan từng lên tiếng tranh đấu cho ông được thả.

Năm 2006 tập thơ gồm hơn 700 bài của ông được đúc kết lại với đúng tên tác giả đã ra mắt độc giả người Việt hải ngoại một lần nữa và được đón nhận nồng nhiệt.[9]

Lời thơ có những đoạn tiêu biểu sắt thép như:

Trong bóng đêm đè nghẹt
Phục sẵn một mặt trời
Trong đau khổ không lời
Phục sẵn toàn sấm sét
Trong lũ người đói rét
Phục sẵn một đoàn quân
Khi vận nước xoay vần
Tất cả thành nguyên tử...
Kẻ bùi ngùi hối hận
Kẻ kính cẩn dâng lên
Này vòng hoa tái ngộ
Đặt lên mộ cha ông
Khai sáng kỷ nguyên Tã Trắng thắng Cờ Hồng...
Tiếng mục đồng êm ả, tình quê bao la
Thay tiếng "Quốc tế ca"
Bằng tiếng diều cao vút trong chiều tà
Trên ruộng đồng quê ta...

Tập thơ Hoa Địa ngục còn được dịch ra tiếng Đức: tựa Echo aus dem abgrundtiếng Hà LanBloemen Uit de Heltiếng Hàntiếng Hoa: 花从地狱来 (phiên âm Hán – ViệtHoa tòng địa ngục lai), tiếng PhápFleurs de l'Enfertiếng Tây Ban NhaFlores del Infierno và tiếng SécBásně z pekla.

"Hoa Địa ngục" là tên tác giả đã chọn ghi ở cuối lá thư đính kèm với tập thơ được lén đưa vào Tòa đại sứ Anh ở Hà Nội.[10]

Địa vị văn học của ông được ghi nhận trong cuốn Who’s who in Twentieth-century World Poetry do Mark Willhard chủ biên (London & New York, Routledge, 2000).[11]

Văn xuôi

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2001, tập truyện Hỏa Lò của ông được Nhà xuất bản Cành Nam ở ArlingtonVirginia đem in cùng Tổ hợp Xuất bản miền Đông Hoa Kỳ phát hành năm 2001, rồi tái bản năm 2007. Cũng trong năm 2007, tập truyện cùng với thơ ông được dịch ra tiếng Anh, nhan đề Hoa Lo/Hanoi Hilton Stories do Yale University Southeast Asia Studies xuất bản. Bản dịch có sự đóng góp của giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Trần Văn Điền, Vann Saroyan Phan và Nguyễn Kiếm Phong.

Trong phần tự truyện ông ghi lại những kỷ niệm tù đày với người bạn tù Phùng Cung.[8]

Năm 2008 Hai Truyện Tù/Two Prison Life Stories, một tác phẩm song ngữ Việt – Anh được xuất bản ở Mỹ với sự cộng tác của Jean Libby, Tran Trung Ngoc và Christopher McCooey.[12]


Không có nhận xét nào: