Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2024

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI : 20/12/2024 - Loan My


Tổng thống Putin: Nga sẵn sàng thỏa hiệp về Ukraine với ông Trump
Hôm 19/12 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng ông sẵn sàng thỏa hiệp về Ukraine trong các cuộc đàm phán khả dĩ với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc chấm dứt chiến tranh và không đặt ra điều kiện để bắt đầu các cuộc đàm phán với chính quyền Ukraine.Ông Putin tuyên bố điều này khi trả lời các câu hỏi trên truyền hình nhà nước trong phiên hỏi đáp hàng năm với người dân Nga. Ông nói với phóng viên của một kênh tin tức Mỹ rằng ông sẵn sàng gặp ông Trump, người mà ông nói rằng mình đã không nói chuyện trong nhiều năm.
<!>
Tổng thống Putin bác bỏ lập luận rằng Nga đang ở thế yếu và cho biết rằng Nga đã trở nên mạnh hơn nhiều kể từ khi ông ra lệnh đưa quân vào Ukraine vào năm 2022.

“Chúng tôi luôn nói rằng chúng tôi sẵn sàng đàm phán và thỏa hiệp”, ông Putin cho hay, sau khi nói rằng quân Nga, vốn đang trên đà tiến ở toàn mặt trận, đang hướng tới việc đạt được các mục tiêu chính ở Ukraine.

“Chẳng bao lâu nữa, những người Ukraine muốn chiến đấu sẽ ngày càng ít, theo ý kiến của tôi, sẽ không còn ai muốn chiến đấu nữa. Chúng tôi đã sẵn sàng, nhưng phía bên kia cần sẵn sàng đàm phán và thỏa hiệp”.

Hãng Reuters đưa tin hồi tháng trước rằng ông Putin đã sẵn sàng thảo luận về thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine với ông Trump, nhưng loại trừ bất kỳ nhượng bộ phần lãnh thổ nào, đồng thời nhấn mạnh Kiev cần từ bỏ tham vọng gia nhập NATO.

Ông Putin cho biết rằng Nga không đặt điều kiện để khởi động đàm phán với Ukraine và sẵn sàng đàm phán với bất kỳ ai, bao gồm cả Tổng thống Volodymyr Zelensky. Nhưng ông nói rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng chỉ có thể được ký kết với chính quyền hợp pháp của Ukraine, mà hiện tại Điện Kremlin cho rằng chỉ Quốc hội Ukraine mới có tư cách.

Ông Zelensky, vốn đã hết nhiệm kỳ nhưng đã hoãn bầu cử do chiến tranh, cần phải được bầu lại để được Moskva coi là một bên ký kết hợp pháp cho bất kỳ thỏa thuận nào nhằm đảm bảo tính chặt chẽ về mặt pháp lý, ông Putin nói. Một số chính trị gia Ukraine xem dự thảo thỏa thuận này là đầu hàng và có thể làm suy yếu tham vọng quân sự và chính trị của Ukraine.

Tổng thống Ukraine Zelensky xúc phạm Tổng thống Nga Putin


Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã sử dụng ngôn từ tục tĩu để xúc phạm Tổng thống Nga Vladimir Putin sau những phát biểu của nhà lãnh đạo Nga về một “cuộc đấu tay đôi công nghệ cao” tiềm năng giữa tên lửa Oreshnik của Nga và các hệ thống phòng không phương Tây. Ông Zelensky gọi ông Putin là “kẻ đần độn”. Phát ngôn này đã làm dấy lên sự chỉ trích ngay lập tức từ Điện Kremlin.

Trong sự kiện Direct Line marathon của ông Putin hôm thứ Năm (19/12), ông tuyên bố rằng hệ thống phòng không phương Tây sẽ không có cơ hội nào chống lại tên lửa Oreshnik và đề xuất một cuộc thử nghiệm thực tế: “Hãy để họ chỉ định một mục tiêu ở Kiev, tập trung tất cả các hệ thống phòng không của họ ở đó, và chúng ta sẽ tấn công bằng ‘Oreshnik’ để xem điều gì sẽ xảy ra. Chúng ta đã sẵn sàng cho một cuộc thử nghiệm như vậy. Phía bên kia đã sẵn sàng chưa?”

Ông Putin còn thảo luận thêm về ý tưởng này trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Pavel Zarubin của tờ Moskva và chương trình Putin trên kênh Russia 1. Tổng thống tuyên bố rằng Nga đã sẵn sàng cho một cuộc đấu tay đôi như vậy “ngay bây giờ, thậm chí là ngay ngày hôm nay”, đề xuất phát động một cuộc tấn công bằng tên lửa Oreshnik để thách thức các hệ thống phòng không do phương Tây cung cấp, đặc biệt là những hệ thống được bố trí tại Kiev.

“Có thể thực hiện ở nơi khác,” ông Putin nói, nhấn mạnh rằng Kiev được chọn làm ví dụ vì nơi này đã có “một hệ thống phòng không nghiêm ngặt do các quốc gia phương Tây tổ chức.” Ông nói thêm, “hãy để họ bật mọi thứ lên, bao gồm cả hệ thống phòng thủ tên lửa và tên lửa đánh chặn được khai triển làm nhiệm vụ ở Romania và Ba Lan”.

Ông Zelensky phản ứng với sự phẫn nộ rõ rệt. Nhà lãnh đạo Ukraine nói: “Người dân đang chết dần, và ông ta còn nghĩ điều đó thật ‘thú vị’… đồ đần độn”.

Điện Kremlin đã nhanh chóng phản hồi lại những bình luận của ông Zelensky. Phát ngôn viên của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov cáo buộc ông Zelensky thiếu bình tĩnh khi chịu áp lực.

“Có vẻ như đó là kết quả của tình trạng quá tải cảm xúc, không thể tự mình lấy lại bình tĩnh, do đó mới có sự thô lỗ này. Thần kinh của ông ấy đang yếu”, ông Peskov nói với nhà báo Zarubin.

Ông Peskov cũng chỉ trích ông Zelensky vì đã “xúc phạm” Thủ tướng Hungary Viktor Orban, khi ông này cố gắng làm trung gian hòa giải cho cuộc chiến tranh Nga – Ukraine. Trước đó, ông Zelensky đã bác bỏ vai trò của ông Orban, nói rằng Kiev không cần những người trung gian như vậy.

Putin bình luận việc Biden xóa 11 năm tội cho con trai

 
Về vấn đề con trai, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lựa chọn phía “người thường” của mình chứ không lựa chọn phía “chính khách” của mình, theo nhận định của Tổng thống Nga Vladimir Putin khi được báo giới hỏi, và ông bình luận rằng ông “không lên án [Biden] về chuyện này.” Ông Putin cũng dẫn chứng câu chuyện Joseph Stalin đã hy sinh con trai của mình vì lợi ích quốc gia, câu chuyện mà người Nga dễ hình dung, để làm so sánh.

Trong phiên trò chuyện cuối năm lan man đủ loại chủ đề, kéo dài hơn 4 giờ 30 phút vào năm nay, phát sóng trực tiếp toàn cầu vào hôm qua, trong đó Tổng thống Vladimir Putin của Liên bang Nga trả lời các câu hỏi được hỏi trực tiếp từ khắp nơi trên thế giới, kết hợp hình thức họp báo và trả lời phóng viên báo chí bốn phương tới hỏi trực tiếp ở trường quay, thì có thời điểm đề cập tới vấn đề Tổng thống Mỹ Joe Biden xóa tội cho con trai Hunter Biden của mình, xóa tội hoàn toàn một cách vô điều kiện 11 năm (từ 1/1/2014 đến 1/12/2024).

Đây “là một vấn đề tế nhị,” ông Putin trả lời. “Ông ấy là một chính khách. Và luôn luôn [có một vấn đề] là cái gì là quan trọng hơn trong bản thân mình —một chính khách hay là một người thường— Và [lần này] thì Biden là người thường hơn. Tôi không lên án ông ấy về chuyện này.”

Ông Putin nhắc lại câu chuyện lịch sử về nguyên thủ quốc gia Liên Xô Joseph Stalin, câu chuyện quen thuộc với người dân Nga.

Con trai trưởng Yakov Stalin đã chết năm 1943 trong trại tập trung của Đức Quốc xã, sau khi Joseph Stalin từ chối yêu sách từ phía Đức, muốn trao đổi Yakov với Nguyên soái Friedrich Paulus của Đức.

Người ta cho rằng Joseph Stalin bấy giờ đã nói “Tôi không đổi một nguyên soái lấy một chiến binh.”

Nhắc lại chuyện xưa, ông Putin nhấn mạnh rằng, lúc đó khác bây giờ nhiều lắm. Tình huống khác nhau.

Theo lập luận của ông Putin, nếu ông Stalin mà nhượng bộ, thì chính là phản quốc. Bời vì Liên Xô lúc đó “đang bên bờ sụp đổ hoàn toàn.” Cho nên, đó là vấn đề liên quan tới sự sống còn của một quốc gia, khi mà người dân đang phải chiến đấu một cách “kiên cường, nếu không muốn nói là liều mạng” cho Tổ quốc của mình, ông Putin chia sẻ quan điểm.

Về câu chuyện Joe Biden xóa tội Hunter Biden, thì như rất nhiều truyền thông đưa tin, về hiệu quả trước mắt là tránh cho Hunter Biden bị đi tù vào tháng này.

Hunter đang phải đối diện với khả năng bị kết án do nghiện ma túy khi mua súng trong một vụ, và bị kết án do trốn thuế trong một vụ khác.

Mặc dù rất nhiều lần Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hùng hồn nói rằng ông sẽ không dùng đặc quyền tổng thống để ân xá cho con trai, nhưng cuối cùng, khi chỉ còn hơn tháng rưỡi là hết nhiệm kỳ, thì ngày 1/12 ông đã ban hành lệnh xóa tội cho người con trai còn lại duy nhất này của ông.

“Xóa tội toàn bộ một cách vô điều kiện, về những tội đối với nước Mỹ mà ông ta đã phạm phải hoặc có lẽ đã phạm phải, hoặc tham gia một phần vào, trong giai đoạn từ 1/1/2014 đến 1/12/2024,” như được viết trong lệnh ân xá mà ông Joe Biden đã ký.

Rất nhiều đảng viên cánh hữu Mỹ tin rằng Hunter Biden chính là phần tử “trung gian” cho các hoạt động mờ ám của ông Biden cũng như gia đình nhà Biden liên quan tới Ukraine và Trung Quốc từ năm 2014 đến nay, tức là kể từ thời mà ông Joe Biden làm phó tổng thống Mỹ, và là lúc mà Mỹ đứng sau tiến hành chính biến Maidan ở Kiev, Ukraine.

Cả hai cha con nhà Biden hiện nay bác bỏ các cáo buộc này.

Tổng thống Joe Biden nhiều lần ca ngợi con trai mình trước công chúng, chẳng hạn nói rằng đó là “chàng trai thông minh nhất mà tôi biết” (the smartest guy I know).

Nước Mỹ cùng các đồng minh của mình thường dùng khẩu hiệu ‘tự do dân chủ’ khi chỉ trích các quốc gia khác, biện minh cho việc phương Tây can thiệp vào hoạt động của các quốc gia mà được miêu tả là ‘độc tài’. Tổng thống Joe Biden là vị tổng thống Mỹ thường xuyên dùng lập luận này.

Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ của ông, thì liên tiếp diễn ra nạn diệt chủng nhắm vào người Palestine ở Gaza, chính quyền Kiev đàn áp bất đồng chính kiến và đàn áp tôn giáo, Israel công nhiên xâm lược Syria nhưng được miêu tả là tự vệ hợp pháp bằng cách tạo hành lang an ninh, truyền thông tẩy trắng phiến quân lật đổ chính quyền ở Syria, và rồi chính ông tổng thống Mỹ xóa 11 năm tội cho con trai.

Từ đầu tháng này, các kênh truyền thông lớn của phương Tây đã dần dần không còn nói gì tới khẩu hiệu tự do dân chủ trong chính sách đối ngoại nữa.

Vả lại, người kế nhiệm ông Biden, Tổng thống Đắc cử Donald Trump, cũng không phải là người dùng khẩu hiệu tự do dân chủ. Ông Trump là dùng khẩu hiệu người Mỹ trên hết MAGA.

Ukraine sử dụng ATACMS của Hoa Kỳ tấn công nhà máy hóa chất ở Rostov, Nga


Bộ Quốc phòng Nga loan báo Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào nhà máy hóa chất lớn ở Khu vực Rostov, miền nam nước Nga. Bộ này cho biết sáu tên lửa chiến thuật ATACMS do Hoa Kỳ sản xuất và bốn tên lửa hành trình Storm Shadow phóng từ trên không của Anh đã được sử dụng trong cuộc tấn công hôm thứ Tư (18/12).

Các đơn vị phòng không của Nga đã tấn công các tên lửa đang bay tới, đánh chặn thành công tất cả các ATACMS và ba trong số bốn tên lửa Storm Shadow bằng hệ thống tên lửa đất đối không S-400 và Buk-M3, cũng như hệ thống phòng không Pantsir. Một trong những tên lửa Storm Shadow đã đi chệch hướng. Tuy nhiên, nó vẫn tấn công vào cơ sở nhà máy hoá chất, gây hư hại cho một tòa nhà kỹ thuật tại cơ sở này, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Moskva đã lên án cuộc tấn công, khẳng định rằng cuộc tấn công của chế độ Kiev, được các nhà tài trợ phương Tây hậu thuẫn, sẽ không thể không bị đáp trả.

Nhà máy Kamensky vừa bị tấn công là một trong những doanh nghiệp hóa chất lớn nhất ở miền nam nước Nga. Được thành lập vào năm 1939, nhà máy này đã đang phát triển mạnh mẽ, sản xuất các sản phẩm hóa chất thiết yếu để giải quyết các vấn đề có tầm quan trọng quốc gia và tăng cường năng lực quốc phòng của đất nước.

Hàn Quốc: Không dưới 100 binh sĩ Triều Tiên đã thiệt mạng tại chiến trường Kursk, Nga


Ít nhất 100 binh sĩ Triều Tiên được triển khai đến Nga đã thiệt mạng, cùng với khoảng 1.000 binh sĩ khác đã bị thương trong các cuộc giao tranh khốc liệt với lực lượng quân đội Ukraine tại khu vực Kursk, một nghị sĩ Hàn Quốc tiết lộ vào hôm thứ Năm (19/12), trích dẫn thông tin từ cơ quan tình báo nước này.

Hai nguyên nhân khiến binh sĩ Triều Tiên tổn thất nặng nề là (1) do thiếu thốn kinh nghiệm thực chiến trong chiến tranh bằng máy bay không người lái cũng như (2) do không quen thuộc với địa hình trống trải tại chiến trường mà những binh sĩ này tham chiến, ông Lee Seong-kweun đưa ra nhận xét của mình với báo giới.

Ông Lee phát biểu nhận định cá nhân sau một buổi họp kín với Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) tại quốc hội nước này.

Ngoại giới nhận thấy những khác biệt về ước tính số binh sĩ tử vong của NIS so với ước tính của một quan chức quân sự Hoa Kỳ, chính trị gia chỉ nêu ra con số vài trăm thương vong, là do NIS phân tích tương đối thận trọng, ông Lee giải thích.

“Đã có báo cáo cho rằng ít nhất 100 binh sĩ đã tử vong và số binh sĩ bị thương đang tiến gần đến con số 1.000“, ông Lee cho hay.

Ông Lee cũng tiết lộ thêm rằng, ngoại giới cũng nhận thấy những dấu hiệu Triều Tiên đang chuẩn bị vận chuyển thêm lực lượng quân đội đến Nga cũng như thông tin tình báo cho biết ông Kim Jong Un, lãnh đạo Triều Tiên, đang đích thân giám sát huấn luyện những binh sĩ này.

Báo cáo này, đồng tình với các nhận định từ các quan chức Hoa Kỳ và Ukraine, nhấn mạnh rằng Triều Tiên đã phải gánh chịu tổn thất rất lớn, cũng như Nga đang sử dụng số lượng lớn lực lượng quân đội Triều Tiên trong các cuộc tấn công tại Kursk, một khu vực thuộc Nga, địa điểm mà Ukraine đã tiến hành một chiến dịch tấn công xuyên biên giới vào tháng Tám.

Hơn 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã được triển khai hỗ trợ Nga trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, trích lời các quan chức Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Bình Nhưỡng cũng đã vận chuyển hơn 10.000 thùng container chứa đạn pháo, rocket chống tăng cũng như pháo cơ giới và bệ phóng tên lửa.

Cả Bình Nhưỡng lẫn Moskva đều chưa chính thức thừa nhận động thái triển khai binh sĩ Triều Tiên trên chiến trường hay cung cấp vũ khí cho Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công du đến Bình Nhưỡng vào tháng Sáu và ký kết hiệp ước “đối tác chiến lược toàn diện” với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, bao gồm cả một hiệp ước phòng thủ chung giữa Nga và Triều Tiên.

Hôm thứ Năm (19/12), Triều Tiên cho biết liên minh quân sự Nga-Triều đang phát huy tác dụng “[hiệu quả] rất đáng kể” trong việc ngăn chặn Hoa Kỳ và “các lực lượng chư hầu” của nước này, đồng thời chỉ trích tuyên bố gần đây của Washington và các đồng minh chống lại bang giao hợp tác Nga-Triều.

Triều Tiên không đả động gì đến động thái tham gia cuộc chiến Nga-Ukraine của họ cũng như số lượng binh sĩ thương vong do lực lượng quân đội Ukraine gây ra.

Thay vào đó, Triều Tiên lại mạnh mẽ lên án tuyên bố được đưa ra vào hôm thứ Hai (16/12) của Hoa Kỳ và chín quốc gia cùng Liên minh châu Âu, cho rằng những quốc gia này đang “xuyên tạc và vu khống bản chất mối quan hệ hợp tác bình thường” giữa Triều Tiên và Nga.

Trong một tuyên bố của người phát ngôn giấu tên thuộc Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên, Bình Nhưỡng cáo buộc Washington cùng các đồng minh đã cố tình kéo dài cuộc chiến Nga-Ukraine, gây bất ổn nghiêm trọng tình hình an ninh tại châu Âu và khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

“[Nguyên nhân nằm ở] những hành động sai lầm của Hoa Kỳ và phương Tây, luôn kiên trì theo đuổi chính sách quân sự phiêu lưu, định hướng bá quyền và phá hủy cấu trúc an ninh [toàn cầu]“, tuyên bố của Triều Tiên nhấn mạnh.

Không có nhận xét nào: