Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2024

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT :19/12/2024 - Loan My

Tổng thống Zelensky kêu gọi châu Âu « đoàn kết » với Mỹ để cứu lấy Ukraina
Các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu họp tại Bruxelles hôm nay, 19/12/2024 để bàn về chiến lược của khối đối với Ukraina và Syria, trong bối cảnh Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng. Có mặt tại Bruxelles, tổng thống Volodymyr Zelensky kêu gọi châu Âu và Hoa Kỳ đoàn kết để « cứu lấy » Ukraina. Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tại thượng đỉnh Liên Âu ở Bruxelles, Bỉ, ngày 19/12/2024. REUTERS - Johanna Geron - Chi Phương
<!>
Tổng thống Ukraina khẳng định Kiev sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có sự trợ giúp từ Washington và cho biết sẽ thảo luận với Donald Trump ngay khi ông chính thức trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 năm sau.

Vị tỷ phú Hoa Kỳ đã từng hứa sẽ chấm dứt chiến tranh Ukraina « trong vòng 24 giờ », khiến Liên Âu lo ngại bị « gạt ra bên lề », và Kiev có thể bị « ép buộc » chấp nhận một nền hòa bình do Nga và Mỹ đàm phán, theo nhận định của hãng tin AFP.

Đến Bruxelles từ tối qua để dự một cuộc họp với tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO, và lãnh đạo của Đức, Ý và Pháp, ông Zelensky khẳng định đây là "một cơ hội tốt để bàn về những bảo đảm an ninh cho Ukraina hôm nay và ngày mai".

Theo hãng tin Reuters, trả lời báo giới tại Bruxelles, phát ngôn viên của lãnh đạo ngoại giao Liên Âu, Kaja Kallaskhẳng định « vẫn còn quá sớm để thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình giữa Ukraina và Nga », và cần phải thảo luận về cách thức hỗ trợ cho Ukraina nhiều hơn. Một số nhà ngoại giao cho biết Liên Hiệp Châu Âu hứa hẹn có thể hỗ trợ Ukraina 30 tỷ euro vào năm 2025, phần lớn là để Kiev mua vũ thêm vũ khí.

Bộ Quốc Phòng Mỹ: Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc tăng « gần gấp ba » so với 2020

Bắc Kinh liên tục phát triển kho vũ khí hạt nhân. Theo hãng tin AP, báo cáo của bộ Quốc Phòng Mỹ công bố hôm qua, 18/12/2024 thẩm định « tính đến giữa năm 2024 Trung Quốc sở hữu hơn 600 đầu đạn hạt nhân », cao gần gấp ba so với năm 2020. Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc giờ đây « hiện đại hơn và đa dạng hơn » so với trước.


Ảnh tư liệu: Tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân DF-41 tại lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, ngày 01/10/2019 tại Bắc Kinh. AP - Mark Schiefelbein
Thanh Hà
Theo Báo cáo thường niên của Hoa Kỳ về tình trạng quân sự Trung Quốc, đến năm 2030, số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc có thể lên tới « hơn 1.000 ». Đồng thời, như hãng tin Mỹ ABC News ghi nhận, Trung Quốc đã đa dạng hóa các loại vũ khí răn đe, « bao gồm từ các hệ thống tên lửa tấn công với mức độ chính xác cao đến tên lửa đạn đạo liên lục địa ».

Vẫn theo nguồn tin được ABC News trích dẫn, Bắc Kinh kể từ nay có nhiều « khả năng chọn lựa tùy theo các kịch bản leo thang quân sự ». Có dấu hiệu cho thấy « Trung Quốc hướng tới các chương trình phát triển một loại tên lửa liên lục địa có thể bắn tới tận Hawai, Alaska và những địa điểm khác trên lãnh thổ Hoa Kỳ ở châu Mỹ ».

Tính đa dạng trong kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc, theo lời một quan chức Hoa Kỳ, là « điều rất khác so với những khả năng của Bắc Kinh từ trước tới nay ». Ngoài ra, đà phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ vũ khí hạt nhân cũng cho thấy Trung Quốc tạo điều kiện để « thực hiện điều mà ông Tập Cận Bình gọi là một sự hồi sinh » của đất nước « từ nay đến năm 2049 nhằm khuynh đảo trật tự quốc tế ».

Cũng báo cáo 2024 của Bộ Quốc Phòng Mỹ về tình trạng quân sự Trung Quốc lưu ý : nạn tham nhũng trong hàng ngũ quân đội Trung Quốc có thể làm « gián đoạn » mục tiêu của Bắc Kinh hiện đại hóa cỗ máy quân sự.

Phản ứng của Bắc Kinh
Chiều hôm qua (18/12), phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã lên tiếng về bản báo cáo của Lầu Năm Góc, nhắc lại lập trường cố hữu của Bắc Kinh là vũ khí nguyên tử nằm trong chiến lược tự vệ và không khi nào Trung Quốc là bên đầu tiên sử dụng loại vũ khí này. Sáng nay phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc kêu gọi Washington ngừng đưa ra những bản báo cáo « vô trách nhiệm » như vậy.

Tổng thống Nga Putin “sẵn sàng đọ sức” tên lửa với phương Tây tại Ukraina

Hôm nay, 19/12/2024, trong cuộc họp báo tổng kết cuối năm, được truyền hình trực tiếp, tổng thống Vladimir Putin khoa trương về nền kinh tế ổn định của Nga, ca ngợi những thành quả mà quân đội Nga đạt được tại Ukraina, và nêu lên một cuộc đọ sức về công nghệ vũ khí với Mỹ tại chiến trường ở sườn đông châu Âu.


Tổng thống Vladimir Putin họp báo và trả lời người dân cuối năm tại Matxcơva, Nga, ngày 19/12/2024. REUTERS - Maxim Shemetov
Chi Phương
Sự kiện được tổ chức hàng năm này là dịp để tổng thống giải đáp các câu hỏi của người dân về các vấn đề nội bộ của Nga, nhưng các câu trả lời về vấn đề quốc tế được chú ý đặc biệt. Mở đầu cuộc họp báo, tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định kinh tế Nga trên đà tăng trưởng, đạt gần 4 % trong năm 2024. Nguyên thủ quốc gia Nga thừa nhận lạm phát ở mức cao « đáng báo động » (9,3%), nhưng Ngân hàng Trung Ương Nga đã nỗ lực để « ổn định » nền kinh tế, « bất chấp các đe dọa từ bên ngoài ».

Về chiến tranh Ukraina, ông Putin cho biết quân đội Nga đang tiến gần đến các mục tiêu của cái gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraina, nhưng cũng thừa nhận là không rõ khi nào Matxcơva có thể đẩy lùi lực lượng Ukraina ra khỏi lãnh thổ Nga ở vùng Kursk mà Ukraina đã kiểm soát được nhiều khu vực từ tháng 8 năm nay.

Thách đọ sức tên lửa với phương Tây
Lãnh đạo Nga nói thêm việc sử dụng tên lửa Oreshnik là để đáp trả việc phương Tây cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công Nga và đe dọa sẽ tiếp tục sử dụng tên lửa này nhiều hơn nữa tấn công Ukraina, thậm chí tấn công cả những nước cho phép Ukraina sử dụng vũ khí của mình.

Nguyên thủ quốc gia Nga tuyên bố « đã sẵn sàng » cho cuộc đọ sức tên lửa với Mỹ, cho biết Matxcơva sẽ thông báo về một cuộc thử nghiệm tên lửa siêu thanh Oreshnik nhắm vào Kiev, thách phương Tây bắn chặn tên lửa của Nga để bảo vệ thành phố này. « Hãy xem điều gì sẽ xảy ra ! », ông Putin cười khẩy, theo ghi nhận của AP.

Về tình hình Syria, ông Putin nhấn mạnh Nga không hề thất bại và cho biết vẫn chưa gặp đồng minh Bachar Al Assad kể từ khi cựu lãnh đạo Syria được Matxcơva cho tị nạn sau khi bị lực lượng nổi dậy lật đổ. Ông Putin cũng đề xuất các đối tác có thể sử dụng căn cứ không quân và hải quân của Nga ở Syria để hỗ trợ nhân đạo cho người dân nước này.

Cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bị y án 1 năm tù giam

Lần đầu tiên trong nền Đệ Ngũ Cộng Hòa, một cựu tổng thống Pháp bị kết án tù giam và cũng chưa bao giờ một cựu tổng thống Pháp kiện nhà nước Pháp ra trước Tòa Án Nhân Quyền Châu Âu. Theo hãng tin AFP, trong phiên xử hôm 18/12/2024 về vụ mang tên « Paul Bismuth », Tòa Phá Án ra phán quyết giữ nguyên bản án Tòa Phúc Thẩm đã tuyên hồi tháng 5/2023 đối với cựu tổng thống Nicolas Sarkozy.


Ảnh tư liệu: Cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy (giữa) tới tòa án Paris trong một phiên xử vụ án "Bigmalion" liên quan đến gian lận tài chính trong tranh cử tổng thống, ngày 14/02/2024. AFP - BERTRAND GUAY
Thanh Hà
Với các tội danh « tham nhũng, lợi dụng chức vụ để trục lợi », ông Sarkozy bị kết án ba năm tù, trong đó có một năm tù giam và bị tước quyền tranh cử trong 3 năm

Phản ứng đầu tiên của cựu tổng thống Pháp sau phán quyết của Tòa Phá Án hôm qua là cho biết sẽ tuân thủ phán quyết của Tòa, nhưng đồng thời khẳng định « hoàn toàn vô tội ». Ông cũng chuẩn bị đệ đơn kiện tiếp lên Tòa Án Nhân Quyền Châu Âu.

Trong một vài ngày nữa, cựu tổng thống Sarkozy, 69 tuổi, sẽ phải đeo vòng điện tử giám sát trong thời gian thi hành án tù giam, không được quyền ra nước ngoài, mất các quyền tranh cử, bầu cử trong ba năm, và không được hành nghề luật sư.

Ông Nicolas Sarkozy giữ chức tổng thống Pháp trong nhiệm kỳ từ 2007-2012. Trong vụ án « Paul Bismuth », ông bị cáo buộc lạm dụng ảnh hưởng, hứa hẹn cất nhắc một vị thẩm phán để đổi lấy « một số thông tin trong nghi án nhận tiền của cố lãnh đạo Libya Kadhafi qua trung gian gia đình nhà tỉ phú Bettencourt để tài trợ cho chương trình vận động tranh cử tổng thống của ông hồi 2007 ».

Chính vì hồ sơ phức tạp này, Nicolas Sarkozy đã dùng tên giả « Paul Bismuth » liên lạc với Thierry Herzog luật sư bào chữa cho ông. Những liên lạc điện thoại giữa luật sư Thierry Herzog và thân chủ Sarkozy/ Bismuth đã bị nhân viên điều tra « nghe trộm ».

Vị thẩm phán được cho là đã được ông hứa hẹn cất nhắc đã không nhận được phần thưởng như mong muốn…, nhưng theo pháp luật, đây bị coi là một vụ án tham nhũng. Vụ xử đã kéo dài từ nhiều năm qua.

Ngoài vụ án nói trên, cựu tổng thống Nicolas Sarkozy còn gặp nhiều rắc rối với pháp luật mà vụ án Bettencourt sẽ là hồi kế tiếp.

Không có nhận xét nào: