Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2024

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI : 16/12/2024 - Nam Giang


Giáo Hoàng Phanxicô thăm đảo Corse, miền nam nước Pháp Tuần trước, khước từ lời mời của tổng thống Pháp đến tham dự lễ mở cửa Nhà Thờ Đức Bà Paris 5 năm sau vụ hỏa hoạn, hôm nay 15/12/2024 đức Giáo Hoàng dành chuyến công du vài giờ để gặp gỡ giáo dân ở đảo Corse của Pháp trong vùng địa Trung Hải. Quyết định này của lãnh đạo Tòa Thánh làm dấy lên nhiều nghi vấn trong quan hệ giữa Vatican và Paris. Dừng chân ở đảo Corse trong vỏn vẹn 15 giờ đồng hồ, đức Giáo Hoàng trưa nay dự một hội nghị về « tình nhân ái quần chúng » trong vùng Địa Trung Hải. 
<!>
Tại đây lãnh đạo Vatican bảo vệ quan điểm về một « nhà nước thế tục không hoàn toàn cứng nhắc ». Theo ngài, đây phải là một không gian cho phép « các giới chức trong xã hội dân sự hợp tác nhịp nhàng với các giới chức tôn giáo ». Đảo Corse, là nơi 80 % trong số 350.000 dân cư theo đạo Công Giáo.

Tuy nhiên mọi chú ý nhắm vào việc giáo hoàng Phanxicô đã chọn dừng chân ở hòn đảo nhỏ này của Pháp thay vì đến Paris, hưởng ứng lời mời của tổng thống Macron, dự lễ khai mạc trở lại Nhà Thờ Đức Bà Paris hôm 07/12/2024.

Đặc phái viên RFI Marie Casadebaig từ Ajaccio làm rõ về sự lựa chọn gây bất ngờ của Vatican :

« Nếu như sự kiện nhà thờ Notre Dame mở cửa trở lại không phù hợp với hình ảnh của giáo hoàng Phanxicô, một sự kiện trong mắt ngài mang nặng màu sắc chính trị và chủ yếu tập trung vào quá khứ, thì trái lại, đảo Corse có nhiều yếu tố thu hút chú ý của người đứng đầu tòa thánh Vatican.

Đây là một địa điểm ở ngoài rìa, rất xa thủ đô của nước Pháp. Đảo Corse trong vùng Địa Trung Hải, vùng biển mà giáo hoàng Phanxicô luôn vinh danh là điểm giao lưu giữ các nền tôn giáo, giữa những cách thể hiện đức tin. Nơi đây có nhiều điểm tương đồng với quê hương Achentina của ngài, có những nghi lễ đôi khi rất gần với những mê tín dị đoan …

Điều khiến nhà nghiên cứu Francois Mabille, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia CNRS ngạc nhiên là cách tổ chức chuyến viếng thăm đảo Corse lần này của giáo hoàng. Chuyến đi hoàn toàn vượt ngoài thẩm quyền của các giới chức trong giáo hội ở Pháp. Giáo hội chỉ được thông báo một cách muộn màng. Chuyến đi dựa trên mối quan hệ cá nhân của lãnh đạo Vatican với giám mục thành phố Ajaccio, François Bustillo, người mà năm ngoái được giáo hoàng phong chức Hồng Y. Câu hỏi còn lại là thông điệp mà giáo hoàng muốn gửi đến đảo Corse trong chuyến đi này là gì. Khác hẳn với lần đến thăm thành phố Marseille, chương trình của ngài tại Ajaccio trước hết nhấn mạnh đển chủ để nhập cư và chưa biết rõ là phát biểu của ngài sẽ đi theo hướng nào »

Xem HTS cầm quyền ở Syria là khủng bố, nhưng Hoa Kỳ đã « liên lạc trực tiếp » với lực lượng này


Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm thứ Bảy 14/12/2024 khẳng định Washington đã « liên lạc trực tiếp » với Hayat Tahrir al-Sham (HTS), nhóm Hồi giáo Syria đứng đầu liên quân đã lật đổ chế độ Bachar al-Assad và đang cầm quyền ở Damas.

Tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken được đưa ra hôm 14/12 trước báo giới tại Aqaba, Jordanie, nơi đang diễn ra hội nghị quốc tế về Syria thời hậu Bachar al-Assad, quy tụ giới ngoại giao Hoa Kỳ, Liên Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Ả Rập. Ngoại trưởng Mỹ không cho biết thêm chi tiết về bối cảnh liên lạc trực tiếp với HTS, nhưng ông Blinken nói rõ là việc liên lạc này, cũng như là các cuộc liên lạc với những lực lượng khác, là một phần nỗ lực để xác định ví trí hiện giờ Austin Tice, một nhà báo Mỹ bị bắt cóc hồi năm 2012 khi chiến tranh Syria mới nổ ra.

HTS, do Abu Mohammed al-Golani chỉ huy, khẳng định đã cắt đứt với Hồi giáo thánh chiến, nhưng vẫn bị nhiều nước phương Tây, trong đó có Mỹ, xếp vào danh sách « tổ chức khủng bố ». Theo AFP, hiếm nhà quan sát cho rằng Mỹ sẽ nhanh chóng loại lực lượng HTS khỏi danh sách khủng bố, trong bối cảnh Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng.

Ngăn ngừa tổ chức khủng bố Daech, một nội dung chính của hội nghị quốc tế về Syria
Trở lại hội nghị quốc tế về Syria tại Aquaba, Jordanie, có ba nội dung chính được đề cập đến : quá trình chuyển đổi chính trị ôn hòa, các biện pháp bảo đảm an ninh, ngăn ngừa tổ chức khủng bố Daech phát triển trở lại và việc đảm bảo điều hiện sống cho những di dân Syria tự nguyện hồi hương.

Từ Aqaba, thông tín viên Mohamed Errami gửi về bài tường trình:

« Cuộc họp về Syria do Ủy ban bộ trưởng các nước Ả Rập tổ chức đã thảo luận về ba điểm thiết yếu.

Trước tiên là về một quá trình chuyển đổi chính trị ôn hòa, cho phép người dân Syria, được tự do bầu cử tổng thống và chính phủ, bảo đảm quyền của mọi cộng đồng trong cả nước. Ngoại trưởng Jordanie, Ayman Safadi, bày tỏ : « Chúng tôi mong muốn khoảnh khắc lịch sử này mang lại thành tựu cho nhân dân Syria, thông qua việc tạo dựng tương lai cho họ và chấm dứt nhiều thập niên mà họ đã phải chịu đựng ».

Sự ổn định về an ninh cũng chiếm vị trí trung tâm trong cuộc họp. Những người tham gia cuộc họp đã yêu cầu các chính quyền phải chấm dứt ngay lập tức các cuộc giao tranh và kiểm soát vũ khí. Theo ngoại trưởng Irak, Fouad Hussein, đây là một biện pháp cần thiết để ngăn ngừa Daech tái tổ chức. Ông phát biểu : « Các quốc gia có ảnh hưởng với Syria và bị tác động bởi tình hình Syria đều được hưởng lợi từ việc Syria, hoặc một nơi nào đó trong khu vực, không biến thành một nước Libya mới. Chính vì lẽ đó chúng ta cần phải hành động để tạo ra sự ổn định thực sự ở Syria ».

Và cuối cùng, cuộc họp cũng tập trung thảo luận về việc hồi hương tự nguyện của người tị nạn Syria. Việc quay về nước sẽ chỉ có thể thực hiện được nếu các điều kiện sống an toàn và xứng với nhân phẩm được bảo đảm, cho cả những người Syria đang tị nạn ở nước ngoài, cũng như những người tản cư trong nước ».

Trong bối cảnh hội nghị quốc tế về Syria diễn ra tại Jordanie, theo AFP, tổ chức phi chính phủ Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria (OSDH) cho biết chỉ trong chưa đầy 5 giờ đồng hồ vào buổi tối hôm qua, quân đội Israel đã tiến hành 61 cuộc oanh kích nhắm vào các địa điểm quân sự trên khắp Syria, đặc biệt nhằm phá hủy hoàn toàn các đường hầm trong lòng núi là nơi đặt các kho chứa tên lửa đạn đạo, đạn pháo và các thiết bị quân sự khác.

Syria : Thổ Nhĩ Kỳ tận dụng thời cơ làm suy yếu các lực lượng Kurdistan

 
« Ankara sẵn sàng viện trợ quân sự cho chính quyền mới ở Syria nếu được yêu cầu ». Bộ trưởng Quốc Phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Guler cho biết như trên trong thông cáo ngày 15/12/2024. Ông đồng thời khẳng định cần dể cho chính quyền mới ở Damas, trong tay lực lượng Hồi Giáo cực đoan HTS « cơ hội tái thiết đất nước » sau khi lật đổ chế độ Bachar Al Assad.

Hãng tin Pháp AFP nhắc lại Thổ Nhĩ Kỳ là bên thắng lớn ở Syria sau khi phe nổi dậy Hayat Tahrir Al Sham (HTS) và cả lực lượng mang tên ANS giành được chính quyền ở Damas. Ankara muốn lợi dụng ảnh hưởng để làm suy yếu các lực lượng Kurdistan tại Syria, vốn bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là những « tổ chức khủng bố », đề phòng mầm mống ly khai của người Kurdistan tại Thổ Nhĩ Kỳ. Vấn đề đặt ra là các lực lượng Kurdistan tại Syria được Mỹ và phương Tây yểm trợ, được coi là những mặt xích quan trọng chống lại tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech.

Với sự yểm trợ của Ankara, phe nổi dậy Syria đã chiếm được nhiều thành phố thuộc vùng tự trị của người Kurdistan tại Syria, như Manbij hay Afrin. Dân cư phải chạy về Kobane sơ tán. Tại đây đặc phái viên Marie Charlotte Roupie đã gặp được một số người tị nạn đang trong tâm trạng lo lắng không biết đến khi nào thì Kobane sẽ rơi vào tay phe nổi dậy được Ankara yểm trợ.

« Quây quần quanh đống lửa chung quanh những xác nhà không hồn, cha mẹ, con cái cố tìm một chút an ủi trong mùa đông giá buốt ở Kobane. Những gia đình người Kurdistanđã phải di tản từ Shahba về đây trước đà tiến của các nhóm thân Thổ Nhĩ Kỳ ở bên kia con sông Euphrate.

Amina một phụ nữ Kurdistan kể lạirằng đây là lần thứ ba, bà và gia đình phải sơ tán. Vì chiến tranh, họ đã chạy từ Alepovề Afrin, rồi lại chạy tiếp đến Shahba và giờ đây là chặng dừng ở Kobane. Bà đã kiệt sức và hoàn toàn suy sụp về tinh thần. Tựa như Amina, mỗi gia đình sống trong một căn phòng duy nhất, không chăn đệm, không có điện hay lò sưởi. Bà Wahida bên cạnh Amina nói thêm : ‘Chúng tôi di tản về đây để bảo vệ con cái nhưng ở đây không có lượng thực, không có chăn màn cho chúng và cho chúng tôi’. Một người đàn ông tiếp lời : ‘Lương thực cũng không, mà an ninh cũng không. Chúng tôi muốn quay trở lại Afrin, trở về nhà nhưng cũng không được’.

Tình hình xấu đi thêm. Các phe thân Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn các ngả chính tiếp tế cho Kobane và đã chiếm được Manbij. Tình trạng thiếu hụt lương thực bắt đầu đè nặng lên những người di tản và có rất nhiều gia đình đang tính đến khả năng chạy tiếp về phía đông bắc Syria trước khi thành phố Kobane hoàn toàn bị lực lượng ANS và Thổ Nhĩ Kỳ bao vây ».

Anh Quốc chính thức gia nhập khu vực tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương CPTPP
 

Hôm nay 15/12/2024 là ngày Anh Quốc chính thức gia nhập Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là hiệp định thương mại lớn nhất mà Luân Đôn từng ký kết kể từ khi Anh Quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Là hiệp định thương mại tự do lớn nhất ở khu vực Thái Bình Dương, thêm Anh Quốc, CPTPP hiện giờ có 12 nước thành viên.

Anh Quốc như vậy là nước đầu tiên ở châu Âu tham gia Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương, một khối gồm 500 triệu dân và chiếm 12 - 15% GDP toàn cầu.

AFP nhắc lại là trong khi Trung Quốc đã nộp đơn nhưng bị một số nước thành viên CPTPP phản đối, Luân Đôn đã ký thỏa thuận tham gia CPTTP hồi tháng 07/2023 dưới thời chính phủ bảo thủ. Luân Đôn khi đó nhấn mạnh thỏa thuận này sẽ mang lại « thương mại bổ sung hàng tỷ bảng Anh » cho các doanh nghiệp của Anh Quốc, nhờ liên minh với « một số nền kinh tế năng động nhất trên thế giới ». Theo chính quyền Luân Đôn, thỏa thuận này có thể làm tăng 2,6 tỉ bảng Anh xuất khẩu của Anh sang các nước thành viên khác của CPTTP.

Kể từ khi chính thức ra khỏi Liên Âu và thị trường chung châu Âu ngày 01/01/2021, Anh Quốc đã tìm cách ký kết các hiệp định thương để thúc đẩy giao thương với quốc tế. Đáng chú ý, Luân Đôn đã ký kết hiệp định với Liên Âu và một số quốc gia khác ở châu Âu, cũng như với Úc, New Zealand và Singapore. Các cuộc thảo luận cũng đang được tiến hành với Ấn Độ và các nước vùng Vịnh.

Vương quốc Anh còn đang tìm cách ký kết một hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, nhưng việc Donald Trump trở lại Nhà Trắng có thể sẽ khiến việc này trở nên khó khăn hơn.

Ngành tài chính ngân hàng Trung Quốc trong tầm ngắm của Tập Cận Bình
 
Báo Le Monde ngày 14/12/2024 có bài viết mang tựa đề « Tại Trung Quốc, Tập Cận Bình bắt ngành tài chính vào khuôn phép ». Đảng Cộng Sản Trung Quốc hối thúc các ngân hàng từ bỏ lợi nhuận. Nhiều lãnh đạo trong ngành tài chính đã bị bắt.

Sau khi đã chĩa mũi dùi vào lãnh đạo các tập đoàn công nghệ, phải chăng giờ đây Bắc Kinh đang nhắm tới giới tài chính ngân hàng? Theo Harold Thibault của báo Le Monde, hàng chục lãnh đạo các ngân hàng lớn, phần lớn là ngân hàng nhà nước, những người điều hành các trung tâm môi giới, đã bị bắt trong khuôn khổ một cuộc điều tra đặt dưới quyền của Ủy ban kỷ luật đảng. Hôm 26/11/2024 cựu thống đốc Ngân Hàng Trung Ương, Lưu Liên Khả (Liu Liange) vừa bị tuyên án tử hình vì bị cáo buộc nhận 15 triệu đô la hối lộ. Đây không là một trường hợp riêng lẻ. Một phó thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc, một cựu giám đốc điều hành tập đoàn bảo hiểm nhân thọ China Life … cũng đang trong cảnh ngục tù. Tạp chí kinh tế Trung Quốc Caixin hôm 20/11/2024 tiết lộ phó chủ tịch tập đoàn tài chính liên doanh Axa của Pháp và một ngân hàng công nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra vì tham nhũng. Những tay môi giới cò con cũng không thoát khỏi lưới chiến dịch « đả hổ diệt ruồi » mà ông Tập Cận Bình khởi xướng từ hơn một chục năm nay.

Bắc Kinh đã nhắm tới lĩnh vực tài chính-ngân hàng từ khi nào? Theo thông tín viên tại Trung Quốc của tờ báo, có thể là từ năm 2022 và chiến dịch đã được tăng tốc từ ngày 23/02/2023, thời điểm cơ quan phòng chống tham nhũng của Đảng Cộng Sản nước này ra thông cáo kêu gọi giới trong ngành từ bỏ « thói quen sùng bái đồng tiền và cúi rạp đầu phục vụ phương Tây ». Cùng thời điểm sáng lập viên ngân hàng China Renaissance « mất tích ». Nhân vật này từng đóng vai trò then chốt trong các khoản giao dịch đầu tư của các đại tập đoàn internet Trung Quốc như Alibaba và Tencent.

Le Monde nhận định : không ai ngạc nhiên về thái độ của giới lãnh đạo Bắc Kinh với mô hình tài chính ở Wall Street, tất cả bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng địa ốc subprime năm 2008. Khi đó Trung Quốc cho rằng Mỹ đã quá lỏng lẻo để lợi ích của giới tài chính lấn át nhu cầu ổn định và phát triển quốc gia.

Không có nhận xét nào: