Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2024

Nga cũng nóng lòng muốn chấm dứt chiến tranh Ukraina - Loan My


 Nga cũng nóng lòng muốn chấm dứt chiến tranh Ukraina
Đằng sau những tuyên bố rất hùng hồn về những thắng lợi của Nga trên chiến trường Ukraina, « Vladimir Putin cũng mong sớm chấm dứt chiến tranh như Volodymyr Zelensky ». Đó là nhận định chung được nhiều nhà ngoại giao phương Tây nêu lên trong những tuần qua.Hình ảnh một drone bị bắn rơi trong cuộc tập kích của Nga vào Kiev, Ukraina, ngày 05/12/2024. REUTERS - Gleb Garanich Thanh Hà
<!>
Có ba yếu tố thúc đẩy Matxcơva « giải quyết dứt điểm chiến dịch quân sự đặc biệt » mà điện Kremlin đã phát động từ tháng 2/2022 : Sự kiện chế độ Bachar Al Assad bị lật đổ, đe dọa tương lai hai căn cứ của Nga tại Syria, đã xảy ra « không đúng lúc », vì kinh tế Nga nay bắt đầu « thấm đòn » sau gần ba năm đài thọ cho cỗ máy chiến tranh và hứng chịu các biện pháp trừng phạt tài chính của Âu Mỹ.

Trên mặt trận, Matxcơva liên tục thông báo giành thêm lãnh thổ của Ukraina cho phép Nga chiếm thế mạnh để đàm phán chấm dứt chiến tranh, nhất là trong bối cảnh Mỹ cũng có « cùng chí hướng », tức là cũng muốn khép lại cuộc xung đột này.

Họp báo thường niên sáng nay 19/12/2024 trong nhiều giờ đồng hồ, tổng thống Vladimir Putin khẳng định « chiến thắng đang gần kề », khả năng quân sự của Nga đã « không ngừng được nâng cao », với vũ khí mới, với tên lửa siêu thanh Orechnik « bất bại ». Trong những ngày qua, cũng tổng thống Putin thông báo từ đầu năm đến nay quân đội đã "giải phóng được 189 địa phương" trên lãnh thổ Ukraina, « trên mọi mặt trận, Nga đều làm chủ tình hình ».

Không thể phủ nhận đà tiến của quân đội Nga trong những tuần gần đây : Theo cơ quan độc lập War Mapper, « chỉ riêng trong tháng 11/2024 Nga, đã chiếm thêm 720 km vuông lãnh thổ của đối phương ». Đây là một kỷ lục từ đầu chiến tranh. Quân đội Nga đang trước cửa ngõ Pokrovsk, một « mắt xích chiến lược » tại Donbass, miền đông Ukraina. Các phương tiện truyền thông hàng ngày nói đến những đợt « oanh kích dồn dập » với cường độ « càng lúc càng mạnh » của quân Nga nhắm vào các cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraina. Ngay tại vùng Kursk sát biên giới giữa hai nước tham chiến, Nga cũng đang chiếm lại được một phần đất đã rơi vào tay quân đội Ukraina từ tháng 8/2024, cho dù được lính Bắc Triều Tiên tăng viện.

Ở góc đài bên kia, từ gần một năm nay, Kiev mất dần viện trợ quân sự quý giá của Hoa Kỳ. Châu Âu vừa mệt mỏi vừa cạn dần các kho đạn dược và vũ khí để tiếp tục cung cấp cho Ukraina các thiết bị quân sự cần thiết. Những điểm tựa của Ukraina tại châu Âu, như Pháp, Đức lần lượt chìm vào khủng hoảng chính trị. Vừa thiếu đạn, Ukraina lại cũng thiếu quân. Kiev càng lúc càng khó huy động thêm lính mới.

Trong bối cảnh đó, Matxcơva thường xuyên đem vũ khí hạt nhân ra để đe dọa mỗi lần phương Tây cấp thêm vũ khí cho Kiev, hay mở rộng phạm vi sử dụng vũ khí mà Âu Mỹ cấp cho Ukraina để « bảo vệ lãnh thổ ».

Việc chính tổng thống Putin liên tục xuất hiện trên đài truyền hình để ca ngợi những thành tích của quân đội khiến nhiều nhà phân tích hoài nghi. Một số người cho rằng ông muốn chứng minh với công luận là Matxcơva đang trong thế mạnh để « giải quyết dứt điểm » hồ sơ Ukraina. Điều mà điện Kremlin tránh nói ra ở đây là Nga bắt đầu mệt mỏi vì cuộc chiến tranh tự mình gây ra.

Chỉ nội việc Nga huy động lính Bắc Triều Tiên để tiếp tay với quân đội đủ cho thấy tuyển thêm quân cũng là cả một vấn đề. Hơn nữa, cho đến nay, trước các đòn trừng phạt thương mại và tài chính mạnh tay của Âu Mỹ, kinh tế Nga chưa suy sụp đó là nhờ có những điểm tựa vững chắc, những đồng minh và những thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ hay Iran, Thổ Nhĩ Kỳ …

Nay bàn cờ ở Trung Đông đã thay đổi, chế độ độc tài Bachar Al Assad đã bị lật đổ, cựu tổng thống Syria đang sống lưu vong ở Matxcơva. Tổng thống Putin buộc phải sắp xếp lại những nước cờ ở Trung Đông. Tương quan giữa Nga với hai nhà bảo trợ khác của chế độ cũ ở Damas là Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã thay đổi, nên Matxcơva phải tính lại « chiến dịch quân sự đặc biệt giải phóng Ukraina » mà Vladimir Putin đã khởi động cách nay gần ba năm.

Cuối cùng, càng lúc càng có nhiều tiếng nói báo động về thực trạng kinh tế không mấy khả quan của chính nước Nga. Tập đoàn dầu khí Gazprom, « hầu bao » đài thọ cỗ máy chiến tranh của điện Kremlin, đã đánh mất thị trường màu mỡ nhất là Liên Hiệp Châu Âu. Lãi suất ngân hàng 21 % làm tê liệt các hoạt động kinh tế. Lạm phát chính thức là 9 % trong năm nay, nhưng các chuyên gia tại Matxcơva cho rằng « thực tế phũ phàng hơn nhiều » so với thống kê mà Ngân Hàng Trung Ương Nga đã loan báo. Cùng lúc chính phủ huy động 40 % ngân sách cho chiến tranh.

Là một nhà chính trị « cáo già », ông Putin thừa biết khó có thể duy trì lâu dài mô hình kinh tế như hiện tại, trong lúc chính quyền cần xã hội ổn định. Sự hiện diện ngay tại thủ đô Matxcơva của tổng thống Syria vừa bị lật đổ nhắc nhở chủ nhân điện Kremlin rằng, yếu kém kinh tế, bất mãn xã hội vẫn là mầm mống dẫn đến những cuộc nổi dậy. Không một chế độ độc tài nào tồn tại được mãi.

Không có nhận xét nào: