Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023

Tiên hạc hoá thành thê tử để báo ân - TQD


Câu chuyện trên là phiên bản “Chim hạc báo ân” được lưu truyền rộng rãi nhất. Ngoài ra, truyền thuyết về “Tiên hạc hoá thành thê tử” cũng được nhiều người biết đến. Tại thành phố Nanyo thuộc tỉnh Yamagata có truyền thuyết như vậy. Truyền thuyết này được ghi chép trong các thư tịch thời Edo, là ghi chép tương quan sớm nhất trong sử liệu của Nhật Bản. Tại vùng Urushiyama, có rất nhiều địa danh liên quan đến câu chuyện Tiên hạc báo ân, chẳng hạn như Tsurumaki (Hạc quyền điền) , Hanetsuki (Vũ thôn), Orihata (Sông cửi), v.v. Ngoài ra, còn có một ngôi chùa cổ tên là “chùa Shinshoji” (Hạc Bố Sơn Trân Tàng tự). Sau đây là phần tóm tắt của câu chuyện:
<!>
Xưa kia có một người tên gọi là Kinzo sống tại vùng núi Arai, anh là một người ngay thẳng chính trực, tâm địa lương thiện. Một hôm, trên đường từ Miyauchi trở về, anh trông thấy một con chim hạc đang bị người ta bắt giữ. Kinzo cảm thấy thương cảm, bèn dùng toàn bộ số tiền mình có để chuộc chim hạc. Sau đó, anh cởi trói cho nó và thả nó đi. Con chim hạc vui vẻ lượn mấy vòng trên bầu trời rồi bay mất.
Không lâu sau, vào một đêm nọ, một cô gái vô cùng xinh đẹp tìm đến nhà của Kinzo, cô gái khẩn cầu anh hãy cưới vô làm vợ, để cô được chăm sóc anh. Kinzo liên tục từ chối nhưng cô gái vẫn không chịu rời đi. Không còn cách nào khác, Kinzo đành để cô ở lại. Cô gái này có tài dệt vải, những tấm vải do cô dệt ra đều rất có giá trị.

Một hôm, cô gái nói: “Phu quân à, vì để báo đáp ân tình của chàng, em sẽ dệt cho chàng một thứ. Nhưng, nội trong vòng bảy ngày, chàng tuyệt đối không được nhìn vào phòng của em.” Sau đó, cô nhốt mình ở trong phòng, ngày này qua ngày khác chỉ nghe âm thanh của khung cửi. Đến tối ngày thứ bảy, Kinzo không nhịn được nữa, thầm nghĩ: Nàng ấy rốt cuộc là đang dệt vật gì. Nghĩ rồi, anh ta bèn rón rén tiến đến phòng dệt vải của vợ, rồi nhìn vào bên trong. Không ngờ, anh ta đột nhiên sợ hãi hét lên một tiếng “A!”. Hoá ra, người dệt vải không phải là vợ của anh, mà lại là một con chim hạc. Nó nhổ từng chiếc lông trên mình để dệt thành tấm vải. Chim hạc trông vô cùng ốm yếu, lông trên mình nó hầu như đều đã nhổ sạch.
Sau tiếng kêu của Kinzo, tiếng dệt vải cũng ngưng bặt.
Con chim hạc đau đớn nói rằng: “Phu quân, em bảo chàng đừng nhìn, sao chàng không nghe em? Như chàng đã nhìn thấy, em vốn không phải người, mà là con chim hạc mà chàng đã cứu trước đây. Em dệt vải vì để báo ơn chàng. Đây là tranh Mạn Đà La Chư Phật Bồ Tát do em dùng chính lông vũ của mình dệt thành, cũng chính là di vật mà em để lại cho chàng. Em phải đi rồi, tạm biệt!” Nói rồi, chim hạc bèn biến mất.
Kinzo cảm thấy rất xấu hổ vì đã không giữ lời hứa. Do đó, anh bèn xuất gia tu hành. Vì để cất giữ tranh Mạn Đà La mà vợ để lại, anh đã xây dựng một tự viện, đặt tên là “Kinzo tự”, về sau đổi tên thành chùa Chinzoji (Hạc Bố Sơn Trân Tàng tự).


Hình chùa Chinzo tại Urushiyama, thành phố Nanyo thuộc tỉnh Yamagata - VTH

Lời kết
Chùa Kinzo thuộc huyện Nanyo, tỉnh Yamagata, tương truyền được người chồng Kinzo xây dựng vào năm Kansho đầu tiên (năm 1460) khi ông quy y Phật giáo, tấm vải dệt từ lông vũ kia được cất giữ trong Tự viện, và được xem như là báu vật trấn tự. Đáng tiếc là tranh Mạn Đà La Chư Phật Bồ Tát được dệt bởi Tiên hạc kia đã bị thiêu huỷ trong một trận hỏa hoạn. Ngày nay chỉ còn lưu lại câu chuyện truyền thuyết và một ngôi Thiền viện cổ xưa. Ngôi chùa trở nên nổi tiếng vào thời đại Masamune Date (1567-1636), cổng chùa và đình viện rất hài hòa với nhau. Bonsho (chuông lớn) trong chùa được gọi là “tịch hạc chi chung” (chuông hạc chiều), bên trên đúc một bức tranh “Tiên hạc báo ân”. Ngôi chùa mang đậm sắc thái Phật giáo, đặc biệt là vào mùa thu, lá đỏ bao phủ khắp mọi nơi, dạo bước ở nơi này có cảm giác thân tâm đều được tẩy tịnh.
“Vợ hạc” nằm trong tập đầu tiên của “Tuyển tập tích thoại Sado” thuộc “Quốc sử ký” (1932) do Yanagita Kunio (1875-1962), một bậc thầy về văn học dân gian Nhật Bản biên soạn. Đây là lần đầu tiên câu chuyện này được công nhận dưới góc độ văn học dân gian, từ đó câu chuyện “Tiên hạc báo ân” nhanh chóng được lan truyền rộng rãi. Từ đó về sau, liên tục xuất hiện các tác phẩm văn nghệ lấy đề tài câu chuyện “Tiên hạc báo ân”, nổi tiếng hơn cả là vở hí kịch “Tịch hạc” (1949) của Kinoshita Junji, vở ca kịch “Vợ hạc (1949) và vở điện ảnh “Hạc” do Studios Toho sản xuất năm 1988, v.v…

Điều thú vị là từ thời đại nhà Đường ở Trung Quốc đã xuất hiện danh từ “áo choàng lông hạc”, chỉ những bộ y phục được dệt từ lông chim hạc. Hơn nữa, từ thời cổ đại, loại vải này còn được coi là hàng dệt kim cao cấp không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong quá khứ, một số danh nhân và đạo sĩ đã từng mặc qua “áo choàng hạc”, chẳng hạn như Gia Cát Khổng Minh trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, đầu đội khăn the, thân khoác áo hạc, tay cầm quạt lông.
Thật ra, truyền thống dệt vải bằng lông hạc đã có từ xa xưa ở vùng Tohoku của Nhật Bản, nhưng cùng với sự phát triển của thời đại nó đã dần dần bị lãng quên. Nghe nói rằng, hiện nay còn rất ít người biết dùng lông hạc để dệt vải.
Do nền văn minh nhân loại có sự khác biệt qua các thời kỳ, quốc gia, khu vực và phong tục, dẫn đến các loại hình văn hoá cũng khác nhau một trời một vực. Tuy nhiên, dù thời thế có thay đổi như thế nào, thì các nền văn hoá từ xưa đến nay đều có sự tương thông và tương đồng, chẳng hạn như: thiện ác hữu báo, tri ân đồ báo, v.v. Đây có thể xem là những giá trị phổ quát. Chân lý phổ quát ẩn chứa trong câu chuyện “Tiên hạc báo ân” chính là: làm người thì nên biết giữ chữ Tín, ở đời phải biết tri ân đồ báo.

Cổ Dung biên tập
Lê Oanh biên dịch


Thân mến
TQĐ

Không có nhận xét nào: