Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2023

Thức ăn dát vàng liệu có lợi cho sức khỏe? Tổng hợp nhiều nguồn - VOA


Rượu mơ vảy vàng, kem dát vàng, donut dát vàng... là những sản phẩm luôn gây sốt ở Nhật Bản bởi vẻ ngoài “sang chảnh” khi được phủ lên lớp vàng lấp lánh. Nhưng vàng ăn vào có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe? Nó có tốt như nhiều nơi đang quảng bá?
Vàng lá có phải là vàng nguyên chất?
Vàng lá sử dụng trong thực phẩm chứa vàng và bạc. Ảnh: YokokuniVàng lá là loại vàng được cán thành những lớp lá vàng mỏng. Trải qua nhiều công đoạn nấu chảy, cán dẹp tỉ mỉ, người ta có thể biến một khối vàng khoảng 4 gram thành những lá vàng mỏng 0.003mm, thậm chí là cực mỏng với kích thước 0.0001mm.
<!>
Nói là vàng lá nhưng nó không phải là vàng nguyên chất 100% mà trong quá trình gia công, người ta đã pha thêm vào một lượng nhỏ bạc và đồng để điều chỉnh màu sắc của vàng và dễ tạo thành hình vàng lá. Vàng lá sử dụng trong thực phẩm chứa vàng và bạc, không bao gồm đồng.
Vàng lá có hại cho sức khỏe khi ăn không?
Ảnh: Photo AC

Về cơ bản, vàng lá khi đi vào cơ thể sẽ không gây tác hại nào. Vì vàng là kim loại khó biến đổi, dù để bên ngoài trong thời gian dài cũng không bị han gỉ và không bị tan chảy dưới tác dụng của dược phẩm thông thường. Nên khi đi vào cơ thể, vàng sẽ không bị tiêu hóa, cả thành phần bạc trong vàng lá cũng không. Chúng sẽ đi qua dạ dày và cứ thế được bài tiết ra ngoài.
Ảnh: Bubu-jp

Ở Nhật Bản, từ xa xưa người dân đã biết dùng vàng lá để trang trí cho món ăn, rượu uống và chưa có trường hợp nào ghi nhận vàng lá gây tác dụng xấu đến cơ thể. Luật pháp Nhật cũng đã xác nhận vàng là một chất phụ gia cho vào thực phẩm. Nó không mùi, không vị, thường dùng với mục đích trang trí hoặc chất tạo màu cho vẻ ngoài món ăn trông hấp dẫn và sang chảnh hơn.

Nhưng nói “không gây hại” thì chỉ giới hạn trong phạm vi sử dụng vàng lá ở liều lượng thông thường từ trước đến giờ. Nghĩa là chúng ta chỉ tiêu thụ một ít vàng lá trong ngày. Và cũng chưa có nghiên cứu nào xác định liều lượng vàng nên dùng trong một ngày. Nhưng phàm là thứ gì ăn nhiều quá cũng không tốt, nên tốt nhất chỉ ăn ở mức độ vừa phải.
Lợi ích của việc ăn vàng lá
Ảnh: Hakuichi

Thông thường thứ gì càng đắt thì càng quý, càng ngon, càng bổ. Nhưng vàng lá thì không có hai cái “càng” sau. Nó quý nhưng không ngon cũng chẳng bổ. Vàng lá không mùi vị, không chứa chất bổ dưỡng nào mà chỉ có những nguyên tố không đến mức gọi là khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Hơn nữa, vàng lá khi ăn vào cũng chẳng được tiêu hóa hay hấp thụ mà cứ vậy bài tiết ra ngoài. Cho nên nó không có giá trị về mặt dinh dưỡng mà chỉ là thành phần giúp kích thích thị giác người nhìn, đem đến cảm giác xa xỉ, đẳng cấp.

Như vậy, nếu có ai hỏi bạn “Uống rượu vảy vàng/Ăn kem dát vàng có ngon không?” thì, sau khi đọc bài này, bạn có thể tự tin trả lời rằng:

“Vàng không mùi không vị, cũng chẳng có lợi gì, ăn vào chỉ để thải ra mà thôi!”.

kilala.VOA

Không có nhận xét nào: