Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2023

Chớ “qua cầu rút ván”… - Thiện Văn


Lòng biết ơn là một trong những giá trị sống, đồng thời là một phương châm ứng xử nhân văn, tinh tế để góp phần làm nên vẻ đẹp nhân cách của con người. Lòng biết ơn là một trong những giá trị phổ quát của đạo đức nhân loại. Cách nay hơn 2.000 năm, Marcus Tullius Cicero, một trong những triết gia và nhà hùng biện trứ danh thời La Mã cổ đại từng khẳng định: “Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác của con người”.
<!>
Đối lập với lòng biết ơn là sự vô ơn. Trong văn hóa ứng xử của ông cha ta, những kẻ vô ơn bạc nghĩa luôn bị xã hội phê phán nghiêm khắc. Khi được người khác đối đãi tử tế nhưng bản thân lại đối xử trở mặt như trở bàn tay là những kẻ “ăn mật trả gừng”. Khi hưởng thụ quyền lợi nơi này nhưng lại ủng hộ, vun vén cho nơi khác là những kẻ “ăn cây táo rào cây sung”. Khi đạt được mục đích cá nhân nhưng vội quên ngay người khác giúp đỡ mình là những kẻ “được chim bẻ ná, được cá quên nơm”. Đáng khinh nhất là những kẻ vô ơn bạc nghĩa khi thể hiện thói ích kỷ cá nhân đến mức “khỏi vòng cong đuôi”, “qua cầu rút ván”, “ăn cháo đá bát”...

Một người dân mà có thái độ vô ơn đã là điều đáng trách. Càng đáng phê phán hơn khi có những người từng mấy chục năm được hưởng “ăn cơm nước, hưởng lộc dân” nhưng sau khi rời nhiệm sở trở về cuộc sống đời thường lại nảy sinh tư tưởng tiền hậu bất nhất. Lợi dụng mạng xã hội chê bai đủ thứ về hiện thực đất nước qua lăng kính chỉ toàn màu đen. Có người khi đương chức, đương quyền thì giữ gìn lời ăn tiếng nói, cẩn trọng phát ngôn từng câu, từng chữ để được tiếng là “khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”, nhưng khi về hưu lại biến mình thành “thông tấn xã vỉa hè” bởi ngồi ở đâu, chỗ nào cũng có thể “bàn loạn” chuyện quốc gia đại sự mà không biết giữ mồm, giữ miệng.

Cũng có người một thời sát cánh cùng đồng chí, đồng đội, đồng bào trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, thì nay một phần để cho tư tưởng công thần lên ngôi, phần khác vì bị lôi kéo, kích động bởi các phần tử cơ hội chính trị nên không bảo trọng vẹn toàn lời thề kết nạp Đảng năm nào, tự biến mình trở thành “cái loa” phát ngôn cho những thông tin sai trái, lệch lạc, làm nhiễu nhương dư luận, gây phân tâm lòng người. Cách ứng xử như thế cũng là tiền hậu bất nhất và họ đang tự biến mình thành người vô ơn bạc nghĩa trước tấm lòng cao cả của cộng đồng, tổ chức và chế độ từng nuôi dưỡng, bao bọc, rèn luyện và tạo cơ hội cho họ thành danh trước khi rời vị trí công tác xã hội.

Thật ra, xã hội nào, thể chế chính trị nào cũng luôn khuyến khích, đề cao, ghi nhận những con người công tác trong bộ máy công quyền giàu lòng cống hiến, hy sinh và luôn mang trong mình văn hóa tri ân. Bởi vì suy cho cùng, thể chế chính trị là cái nôi, là bệ đỡ cho anh thành đạt thì dù đang công tác hay khi về hưu thì anh rất nên/cần ghi nhớ, biết ơn cái nơi cho mình cả danh phận cá nhân lẫn cuộc sống hạnh phúc gia đình. Dù khi rời nhiệm sở, cán bộ không còn sở hữu quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, nhưng không có nghĩa là tự mình xa rời hay lãng quên tinh thần phụng công, thủ pháp, trách nhiệm công dân và ý thức nêu gương trước quốc dân đồng bào. Có thể nói rằng, uy lực công quyền một thời đã tạo thế, tạo danh cho cán bộ lãnh đạo, quản lý thì khi về hưu họ ít nhiều vẫn được “thơm lây” từ cái thế, cái danh đó. Cho nên lời nói, phát ngôn, ý kiến của họ vẫn có trọng lượng nhất định. Do đó, bất cứ một sự thoái thác nào về danh vị, chức tước của mình một cách không chính đáng, không thiện chí rồi sa đà vào lối hành xử tiền hậu bất nhất sẽ vô hình trung làm giảm uy tín, thậm chí làm tiêu tan thanh danh một thời mình dày công gây dựng.

Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, thể hiện lòng biết ơn không chỉ đối với tổ tiên, dòng họ, gia đình, thầy cô, nhà trường, làng xóm, quê hương - nơi mình sinh ra, lớn lên, học tập; mà cần bền bỉ duy trì, thực hiện văn hóa tri ân đối với cộng đồng, đất nước, dân tộc, nhân dân - nơi mình được bao bọc, nuôi dưỡng về thể chất và tâm hồn; đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị và thể chế chính trị - nơi mình được công tác, làm việc, cống hiến, trưởng thành, có địa vị xã hội và cuộc sống gia đình ổn định, hạnh phúc.

Khi cán bộ, đảng viên chú trọng bảo toàn nét đẹp văn hóa tri ân của bản thân ở mọi lúc, mọi nơi sẽ góp phần lan tỏa giá trị đạo đức tốt đẹp trong xã hội, đồng thời đây cũng là một cách phòng ngừa thói tiền hậu bất nhất và sự dửng dưng, vô cảm - một nguy cơ làm bào mòn tâm hồn, cốt cách của người cộng sản. Đây cũng là một cách tự phòng ngừa bản thân tránh rơi vào tình trạng “tự chuyển hóa” về tư tưởng chính trị./.

Thiện Văn


BẠN CẦN ĐỌC ĐỂ TỈNH TÁO HƠN!

1. Bất kỳ một sự đả kích nào cũng không nên trở thành cái cớ cho bạn sa ngã. Bạn không thể thay đổi thế giới nhưng bạn có thể thay đổi bản thân mình. Việc cần làm là chọn lựa một con đường đúng đắn và kiên trì bước tiếp.

2. Đừng bao giờ thay đổi mình vì người khác. Nếu họ không thể tiếp nhận một con người nhiều điểm xấu là bạn, thì cũng không xứng để có được một con người với nhiều điểm tốt là bạn.

3. Thực ra, con người luôn ngược đời, người yêu bạn chiều chuộng bạn thì bạn không thèm. Người lạnh lùng, ơ hờ với bạn thì bạn lại theo đuổi mãi không thôi. Cuối cùng, người bị tổn thương đầy mình là chính bản thân bạn.

4. Sự lợi hại thực sự không phải là bạn quen biết bao nhiêu người, mà là vào lúc bạn gặp hoạn nạn, có bao nhiêu người quen biết bạn.

5. Tiền xu luôn tạo ra tiếng động nhưng tiền giấy lại luôn im lặng. Vì thế khi giá trị của bạn tăng lên hãy giữ cho mình khiêm tốn và nói ít đi.

6. Thượng đế đóng cánh cửa của bạn lại, thì đồng thời dùng một cánh cửa khác để kẹp đầu bạn, nếu bạn nghĩ rằng cuộc đời chỉ có hai cánh cửa đấy mà không chịu thoát ra tiếp. Còn cánh cửa thứ 3, cánh cửa này mở được, nhưng là vực thẳm.

7. Cuộc sống, là một bộ sách vô số chữ, mỗi người có cách đọc của riêng mình. Cuộc sống, là một câu hỏi có nhiều lời giải, mỗi người có đáp án của riêng mình. Cuộc sống, là một tách trà, mỗi người có cách thưởng thức của riêng mình. Những lúc không vui, hãy tự nhủ với bản thân: Rằng tất thảy của tất thảy, chính là để cuộc sống, thoải mái hơn, vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn.

8. Có sinh sẽ có tử, song chỉ cần bạn vẫn đang có mặt trên đời này, thì phải sống bằng cách tốt nhất. Có thể không có tình yêu, không có đồ hàng hiệu, song không thể không vui vẻ.

9. Người ta nghĩ sao về bạn, không có liên quan gì đến bạn. Bạn sống thế nào, cũng không có liên quan gì đến người ta.

10. Đừng tranh cãi với kẻ ngu vì họ sẽ kéo bạn xuống ngang tầm và dễ dàng đánh bại bạn bằng kinh nghiệm của họ.

11. Nếu hôm nay cuộc đời lừa bạn, đừng buồn mà khóc, vì có lẽ ngày mai và ngày sau nữa nó vẫn còn lừa bạn đấy.

12. Lưỡi không có xương nhưng cũng đủ cứng để có thể làm tan nát một trái tim. Vì vậy hãy cẩn thận với ngôn từ của bạn.

13. Giống như hoa dại, hãy học cách sinh tồn trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, ngay cả khi người đời cho rằng bạn không thể.

14. Nếu người khác tôn trọng bạn, hãy tôn trọng họ. Nếu họ không tôn trọng bạn, vẫn cứ tôn trọng họ, đừng để hành động của người khác ảnh hưởng đến nhân cách tốt đẹp của bạn. Bởi lẽ, bạn chính là bạn chứ không phải là một ai khác.

15. Đương nhiên không phải cứ cố gắng là sẽ thành công, nhiều lúc đem hết tất cả của bản thân ra rồi mà vẫn thất bại đấy thôi. Nhưng cái chính là thất bại rồi đôi khi lại học được nhiều hơn cả thành công, bởi thất bại mới biết nên dừng, nên cố hơn ở điểm nào.

16. Nếu như bạn mong đợi người đời sẽ tử tế với bạn chỉ vì bạn tử tế với họ, thì cũng giống như việc bạn trông chờ một con sư tử không ăn thịt mình chỉ vì mình không ăn thịt nó. Cuộc sống vốn dĩ không công bằng, hãy học cách thích ứng đi.

17. Kẻ khốn cùng nhất trên thế giới này không phải là người không có một đồng xu dính túi, mà là kẻ không có nổi một ước mơ.

18. Khi con sóng cuộc đời ập đến và dòng chảy làm thuyền bạn lật. Đừng tốn nước mắt cho những điều đã qua, cứ an nhiên thả mình trôi theo sóng.

19. Để trở thành một ngôi sao, bạn phải tự tỏa ánh sáng của riêng mình, đi theo con đường của riêng mình, và đừng lo lắng về bóng tối, bởi đó là khi sao sáng nhất.

20. Khi cuộc đời đẩy bạn ngã xuống, hãy cố hạ cánh bằng lực. Bởi vì nếu bạn có thể nhìn lên, bạn có thể đứng dậy. Hãy để lý trí kéo bạn dậy.

21. Xấu chính là bệnh, nếu không vì sao thẩm mỹ viện cũng được coi là bệnh viện. Soi gương nhiều vào, dù có đau khổ, suy sụp ra sao, bạn cũng đã biết nguyên nhân. Đẹp thì ăn cũng được coi là dáng ăn đẹp, xấu thì chỉ được gọi là cái thùng cơm thôi.

22. Kiếm tiền là một loại năng lực, tiêu tiền là một loại kỹ thuật, năng lực của tôi có hạn nhưng kỹ thuật lại rất cao.

23. Không phải tiền bạc, sự nghèo khó mới chính là gốc rễ của mọi điều xấu xa và tội lỗi. Khi nghèo khó con người ta thường hay làm liều và không thể làm chủ được bản thân nên dễ phạm phải nhiều sai phạm và lầm lỗi.

24. Đừng nên trách móc bất kỳ ai trong cuộc đời này vì: Những người tốt đem đến cho bạn hạnh phúc, những người xấu đem đến cho bạn kinh nghiệm, những người tồi tệ đem đến cho bạn bài học và những con người tuyệt vời đem đến cho bạn kỉ niệm.

25. Bạn có thể bị tổn thương nếu yêu một người một cách say đắm, nhưng nó là phương pháp duy nhất khiến con người bạn trở nên toàn diện.

26. Nếu bạn kiếm được nhiều tiền, nên làm nhiều việc thiện khi bạn còn sống, đó là một cách trả báo tốt nhất cho bạn.

Chúc bạn một năm mới chân cứng đá mềm

>>> Thân mời bạn tham khảo cuốn sách Phượng hoàng tái sinh - 12 Phẩm chất quan trọng để bứt phá sự nghiệp và cuộc sống:


- Website Bizbooks: https://goink.me/pC32

Không có nhận xét nào: