Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2023

Kính Chuyển Và Nhắc Nhở: Hôm Nay, 23 Tháng Chạp! Tiễn Đưa Ông Táo Về Trời! - Lê Văn Hải


Hôm Nay, Thứ Bảy, Ngày 14 Tháng 1 Năm 2023 Lịch Tây, Theo Lịch Ta, Là Ngày 23 Tháng Chạp! Chính thức Bước vào Không Khí Mừng Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023, Với Phong Tục Dân Gian, Tiễn Đưa ông Táo về trời!
Vào hôm nay, Người Việt trong và ngoài nước, có nhiều hoạt động truyền thống như: Sửa soan cho mâm cúng ông Táo, hóa vàng, thả cá chép,..
<!>


Theo quan niệm dân gian, ông Táo là người quản lý chuyện bếp núc, đảm nhận nhiệm vụ ghi chép lại những chuyển biến của gia đình, những điều tốt hay xấu của gia chủ, để về chầu báo cáo lại Ngọc Hoàng. Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng, tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ cho cả Năm Mới!


Với ý nghĩa đó, nhiều gia chủ cũng sẽ nhắn gửi những lời chúc ngày ông Công ông Táo đến gia đình họ hàng, bạn bè thân hữu, với mong muốn những cuộc sống ấm no sẽ đến với họ.


Nhân đây xin được gởi một lời chúc, nhân ngày Tết ông Táo!

-Hôm nay 23 tháng Chạp, trong không khí Tết đang đến gần, Nhân ngày đưa ông Táo về Trời,
Kính chúc cho Tất Cả Quý Vị và Gia Đình, quên đi hết những phiền lo, nỗi buồn năm cũ, để đón một Năm Mới: Gia đạo êm ấm, thuận hòa sức khỏe, mọi điều hạnh thông, nhiều điều khởi sắc, thịnh vượng toàn gia.


THƠ TIỄN TÁO QUÂN VỀ TRỜI

(Phan Hạnh)

Hôm nay tiễn Táo về trời
Gởi bao hy vọng nhờ Người bao dung
Xét theo hoàn cảnh nói chung
Gia đình góp sức chung lưng làm người!
Cuộc đời đôi lúc khóc cười
Nhưng ta đã cố vượt lười vươn lên
Sang năm may mắn gặp hên
Cháu con thành đạt không quên cội nguồn
Giữ cho tươi sáng tâm hồn
Lạc quan tiến bước vuông tròn nghĩa nhân
Khó khăn tháo gỡ lần lần
Chắp tay xin Táo góp phần giúp cho!
Bếp ăn luôn được ấm no
Bàn tay tần tảo chăm lo hằng ngày
Cảm ơn ông Táo từ rày
Siêng năng lao động việc hay chẳng từ!
Giữ gìn truyền thống cần cù
Việc nhà việc nước công tư rạch ròi
Quyết tâm xây dựng giống nòi
Ngày càng tiến bộ dân thời yên vui.


Chút Ý Nghĩa Ngày Tết Ông Táo:

Hằng năm theo phong tục tập quán văn hóa Á Đông Việt Nam, vào ngày 23 Tháng Chạp âm lịch có tập tục cúng tiễn đưa Ông Táo về trời.

Theo tương truyền sự tích Ông Táo hay Táo Quân có nguồn gốc là ba vị Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ theo niềm tin Lão giáo bên Trung Hoa. Nhưng khi vào Việt Nam được chuyển hóa thành sự tích thần Đất, thần Nhà và thần Bếp.

Dân gian xưa nay theo phong tục văn hóa Việt Nam kính trọng Ông Táo là vị thần có lòng chung thuỷ chung, lo việc củi lửa nhà Bếp cho có không khí ngọn lửa nồng ấm cơm chín, canh nóng. Điều kiện để có gia đình hạnh phúc. Ông biết mọi việc xảy ra trong nhà. Nên vào ngày cuối năm 23. Tháng Chạp âm lịch hằng năm bày cỗ bàn cúng thờ Ông, tiễn Ông về giời (trời), để khi Ông về thượng giới chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế, phù hộ cho gia đình ở hạ giới, sang năm mới được bằng an có nhiều may mắn và gặt hái thành công!

Tập tục văn hóa dân gian này, tuy vậy cũng ẩn hiện phần nào tâm linh thâm sâu vào đời sống con người.

Nói đến Ông Táo là nói về nhà bếp nấu ăn. Ngày xưa, và ngày nay ít nhiều nơi vẫn còn, ở vùng thôn quê Việt Nam, nhà bếp đun thổi bằng rơm rạ, bằng trấu vỏ lúa, bằng củi than. Nên bếp nấu theo cổ truyền có ba trụ hình khối vuông chữ nhật, trên đầu đẽo nghiêng, sâu độ ba phân, đắp nặn nung bằng đất, hay đẽo gọt bằng đá, quen gọi là “đầu rau”. Ba trụ đầu rau này, cao chừng từ hai tới ba mươi phân. Ba trụ đặt ba góc, cách nhau theo hình tam giác rộng, to nhỏ tùy theo vòng chu vi cái nồi, đặt bên trên ba trụ đầu rau. Mặt trước ba đầu rau, là cửa để cho rơm rạ, than củi vào đốt lửa lên đun nấu.

Bếp có ba trụ đầu rau kê lên như thế vững chắc, nồi cơm, canh, nồi nước, bên trên không bị lung lay nghiêng đổ.

Vậy hình ảnh ba trụ đầu rau táo quân ở nhà bếp, có thể nói gì với chúng ta nghiêng về niềm tin đạo giáo?

Trong dân gian bên tây phương cũng có ngạn ngữ câu: “Con số ba là con số tốt đẹp!” nhất là chúng ta thường có câu: “Vững như kiềng ba chân!”

Ba trụ đầu rau kê chụm gần lại nhau thành một cái bếp, cho việc nấu nướng, làm liên tưởng đến thuyết tam vị nhất thể, đoàn kết. Gia đình tuy đông, nhưng phải thương yêu, đoàn kết là một, thì mới êm ấm, hạnh phúc, thành công!


Giới Thiệu Sinh Hoạt Hội Ngộ Trưa 23 Tháng Chạp!


SỚ TÁO QUÂN QUÝ MÃO – PHÚ

Còn ít ngày củ mật vội trôi;
Đã dăm cánh hoàng mai sớm nở.
Hổ vương đang đóng gói tư trang;
Miêu đế sắp nhận giao nhiệm sở.

Hăm ba tháng chạp:
Ghi chuyện nhân thế, hàn mặc tận tâm;
Đáo cửa thiên đình, Táo thần dâng sớ.
Muôn sự đảo điên, nhân tình thế thái, xin khởi bẩm ngay;
Vạn điều nan chướng, hỉ nộ buồn vui, cũng tâu kể rõ.
Cả nước Nam,trước cảnh họa tai dồn dập, sinh kế cực kỳ gian nan;
Toàn dân Việt, sau cơn dịch bệnh hoành hành, đời sống vô cùng khốn khổ.
Thành Gia Định, cả năm qua chẳng mấy ngày thoát cảnh mưa sa;
Đất Miền Trung, suốt niên hổ lại tư kỳ ngập trời bão tố.
Bão lũ mạng người tài sản trôi sông;
Mưa gió gạo tiền áo cơm lậm khó.
Lạm phát phi mã, làm chị tiểu thương ế ẩm quán hàng;
Giá cả thăng thiên, khiến người lao động tóp teo tiền chợ.
Cơm cháo bữa đói bữa no;
Việc làm ngày không ngày có.
Kiếm miếng cơm, đã trào sôi nước mắt,còn hứng chịu muôn nỗi nhục nhằn;
Tìm manh áo, dù cạn kiệt mồ hôi, chỉ vật vã qua ngày tạm bợ.

Dân khổ thế, mà quan thì:
Bọ sâu nhung nhúc, cùng chốn thất kinh;
Bí mật chất chồng, bao điều vỡ lở.
Nhân tính họ tiêu tan cả rồi;
Lòng gan chúng tham lam vô độ.
Đớp rỉa trên những xác người;
Hít hà bên bao huyệt mộ.
Vụ Việt Á, cuối niên trước thần đã tâu rõ tâu ràng;
Án kíp que, cả năm nay lệnh bắt chưa hết còn dang còn dở.
Hễ bắt ông nớ lòi tội mợ kia ;
vì tó mối này đẻ dây nhợ nọ.
Gần ba chục vụ, sẽ lên thớt ăn “năn” miệng nuốt cơm tù;
hơn một trăm tên, sắp hầu tòa lãnh lịch mình mang áo số.
khó đoán quí nào vụ án tra xong;
chả biết khi nao trùm cuối mới lộ.

Kinh hoàng các chuyến bay giải cứu:
Khi dịch phát cơn hoành hành hung tợn, bọn quỷ ma há miệng chớp thời chớp cơ;
Lúc dân lâm cảnh vật vã khốn cùng, lũ lại quan vung tay bóp hầu bóp cổ.
Nơi đất khách, đồng bào rối dạ lòng nhao nhác tìm cách hồi hương;
Tự quê nhà, chính phủ điều máy bay khẩn cấp mở đường cứu hộ.
Song thủ tục quá đỗi nhiêu khê;
Thêm giá vé cực kỳ mắc mỏ.
Kẻ có quyền ban phát, bày vẽ tra thủ tục khó dễ hòng kiếm kim ngân;
Dân bí lối cạnh cầu, moi móc vét hầu bao sạch sẽ mong tìm sinh lộ.
Kẻ có dư bạc, mới thoát đáo quê nhà;
Người không sẵn tiền, chịu treo lơ phần số.
Hai tỉ một chuyến, bầy lại nhũng vơ càn chẳng nương;
Hai ngàn chuyến bay, hẳn Ngọc Hoàng nhẩm thôi đà rõ.
Bao kẻ oán, thành tai vách phanh phui;
Vạn lòng hờn, hóa phong thanh cáo tố.
Tới tấp vào lò, không những đường dây nội địa, còn còng cổ cả nhân viên lãnh sự nước ngoài;
Rần rần xộ khám, đâu chỉ cán bộ trung gian, mà ngửa ghế tận quan chức trung ương cấp bộ.
Dư luận kinh hoàng;
Dân tình bỡ ngỡ.
Phơi mặt chuột, nào thư ký phó tướng rồi thứ trưởng ngoại giao;
Lộ đám sâu, từ văn phòng chính phủ sang cơ quan đảng bộ.
Sách “Hoa Kim Tước”, ngài đại sứ kể công lao cứu hộ đồng bào;
Gã Phạm Châu Sanh,kẻ Ba Hoa bị kỷ luật chường trơ mặt nhọ.(1)
Dân nghĩ còn lọt trùm;
Án phá chưa hết ổ .
Từ năm ngoái, bao vụ án mưng mủ nứt toang;
Suốt niên qua, số quan tham nhập kho bùng nổ.
Sợ thật bầy ô quan, hết tỉnh này đến tỉnh nọ, lớp lớp phơi mặt toàn bọ sâu;
Thương thay lò cụ tổng, nào củi gộc rồi củi tươi, ngày ngày oằn sức hung lửa đỏ.
quan nào cũng là củi,hỏi cụ có sụm lò;
ghế nào cũng toàn sâu, hỏi người đâu trám chỗ.
Tuồng hệt bao nhiêu tỉnh phía bắc, đất đai và dự án cố liều lĩnh duyệt phê;
Thế nên hàng loạt tỉnh miền nam, chủ tịch rồi bí thư bị khai trừ khởi tố.
Tham quan bị kỷ luật, thấy nhiều kinh tội khó mà quên;
Đảng viên bị khai trừ, đếm sao xuể danh khôn thể nhớ.
Phải nghề quan là nghiệp xem chừng rất nguy;
Nhưng cái chức “đẻ” tiền thì đâu dễ bỏ.
Ăn tận tầng mây, ăn xuống đất cát, ăn tuốt biển rừng, ăn tiền cứu trợ, ăn cả kíp que;
Xơi từ trường học, xơi đến nhà thương, xơi láng kho bãi, xơi phí quốc phòng, xơi luôn sách cổ.
quyền trong tay, ắt hung hăng sinh sát, chơi LẾT CHĂN nên trả lẽ CHẾT LĂN;
tiền trước mõm, là ngấu nghiến đớp nhai, xơi CỐ QUÁ thì ắt bay QUÁ CỐ.

Ô hô:
Đâu chỉ bọn tham quan lại nhũng, chớp thời cướp bạc tiền thảo dân;
Lại thêm đám thân hữu đại gia, góp sức lừa đồng bào thấp cổ.
Dựa ô mão, cướp đất dân thành trọc phú tài sản nứt kho;
Cậy hơi quan, vênh mặt khỉ xưng đại gia bụng da nứt mỡ.
tung trái phiếu,gấp ngàn lần đồng vốn ròng thực hữu nhỏ nhoi;
Khoắng bạc dân, hàng vạn tỷ tiền dành dụm phòng cơn cơ nhỡ.
Kim trong bọc lâu ngày lòi ra;
Kế mưu ma tất kỳ bể đổ.
Nối gót quan rơi mão, đại gia sắp hàng phơi mặt rớt mo che;
Theo chân bọ vào tù, trọc phú lần lượt mặc áo vằn sọc đỏ
Nào Đỗ Anh Dũng, nào Quyết Còi cây tre;
Rồi Thản Điếu Cầy, rồi Phương Hằng mỏ nỏ.
Động địa quá, ổ Vạn Thịnh Phát sập giàn;
Kinh thiên hơn, mợ Trương Mỹ Lan vào rọ.
Mấy a tòng ả, bất ngờ du viễn suối vàng;
Vài trợ lý nàng, đột ngột hồi quy tiên tổ.
Thương tín ngân hàng náo loạn, người người kéo nhau rút tiền miệng miệng gào khan
Thị trường chứng khoán rung rinh, mã mã lao dốc không phanh ngày ngày rực đỏ

Ôi tang thương quá Ngọc Hoàng:
Dân chết sững, tiền tiết kiệm tiêu ma;
Lệ nhỏ ròng, bạc dưỡng già bay gió.
Mắc bẫy hết tiền hết bạc, đã lắm người lạc phách hồn ra kẻ dại điên;
Bị lừa mất cửa mất nhà, cũng dăm kẻ tìm đoạn thừng hóa người thiên cổ.

Mới vừa đây thôi:
Thật vô cùng căm phẫn, cầm gậy gôn tên hội đồng trư heo;
Rõ cực kỳ ác hung, quất vào mặt cô cát-đi bé nhỏ.
Còn thách thức, văng xổ “Đức ngữ” tại chỗ dọa đe; (2)
Lại ngông ngao, điều động giang hồ vào sân khủng bố.
Cả thiên hạ lên án, hùa chém bằm tiếng búa lời dao;
Tên “Dê chấm” lập lờ, vẫn trơ lì gan lim mặt gỗ.(3)
Còn đòi xử tội báo chí đưa tin;
Vẫn ngỗ lì ghế hội đồng hếch cổ.
Ấy kẻ quyền thế, vẫn cao ngạo mặt mo;
Còn phận dân đen, luôn hẩm hiu phần số.
Thật bàng hoàng những ngày cận tết, cả trăm hãng xưởng đóng cửa rơi cảnh đói đơn;
Cực não nề giữa độ cuối năm, hàng vạn thợ thuyền thất nghiệp lâm vòng cùng khổ.
Ngồi bên vỉa hè, trao lời ly biệt, người công nhân giã bạn đôi ánh mắt hoe;
Bước về xóm trọ, gói ghém hành trang, kẻ thất nghiệp hồi quê hai dòng lệ đổ.
Xuân Mão, vẫn còn xiết mấy cảnh chướng gai;
Tết này, lại thêm biết bao nhà đói khổ.

Trọng kính Ngọc Hoàng:
Nghe bao nỗi, ngọc Hoàng chắc hẳn lòng đau;
Tấu bấy điều, Táo thần khôn cầm lệ nhỏ.
Nên quỳ gối cầu niên mèo niên mão, cho quan sâu lại bọ chung thân trong chốn lao tù;
Và khấu đầu khẩn năm mới năm me, hộ dân lành phận mỏng an sinh thoát vòng thống khổ.
Cho mưa hòa gió thuận, cơm no áo ấm khắp muôn nhà;
Cùng quốc thái dân an, phúc đáo lộc tràn đầy trăm họ.
Kính chúc Ngọc Hoàng khỏe muôn niên;
Mạo phép Táo thần xin cạn sớ.

CAO BỒI GIÀ

Ghi chú:
(1): ông Sanh là đại sứ tại Ấn Độ, đã viết cuốn sách “Hoa Kim Tước” kể công mình đã cứu hộ đồng bào về nước, nhưng khi vụ án bị khui, gã bị kỷ luật vì đã xơ múi thì lòi mặt chuột, làm cả nước phải phì cười ra nước …mắt.
(2): Đức ngữ: là ngôn từ chửi tục
(3): gã đại biểu hội đồng nhân dân Nguyễn Viết Dũng đánh cô caddie đến gẫy đôi cây gậy golf, mà nhiều tờ báo chỉ dám len lét đăng tên hắn là D. (Dê chấm)



SỚ TÁO QUÂN NHÂM DẦN 2022

Hăm Ba Tháng Chạp
Gần hết Năm Cọp
Dâng Sớ Táo Quân
Báo cáo Ngọc Hoàng
Vui buồn thế giới
Chuyện cũ nhắc tới
Covid ba năm
Vaccine ầm ầm
Tiêm đỡ mắc bệnh
Tổng số người chết
Gần bảy triệu dân
Người sống lạc quan
Phục hồi kinh tế
Du lịch đáng kể .
Bệnh cúm gia cầm
Hăm tám triệu con
Bị giết tại Mỹ .
Bệnh đậu mùa khỉ
Đe dọa toàn cầu
Cũng đáng lo âu .
Bệnh sốt xuất huyết
Lây bên xứ Việt .
Còn Cholera
Với Ebola
Phi châu báo cáo .
Đến chuyện giông bão
Tàn phá Mỹ, Âu
Hàn, Nhật, Ấn, Tàu
Brazil đất sụt
Australia lụt
Hạn hán Châu Phi
Cháy rừng Cali
Âu châu, Pháp Quốc .
Rung rinh động đất
Taiwan, China
Indonesia .
Europe nóng bỏng
Tàu, Ấn Độ phỏng .
Núi lửa Hawaii
Phun phụt dài dài .
Israel, Arab
Xung đột phức tạp
El Salvador
Afghanistan
An ninh bất ổn
Đe dọa cuộc sống .
Tội nghiệp Ukraine
Bị Nga Sô chèn
To đầu ăn hiếp
Đem quân xâm chiếm
Súng lớn, xe tăng
Tên lửa, đạn bom
Cứ tưởng vài tháng
Nuốt chửng hàng xóm
Thế giới bất bình
Chẳng thể đứng nhìn
Đồng loạt trừng phạt
Kinh tế cấm vận
Dầu lửa không mua
Chính trị không đùa
Tặng U vũ khí
Tiền nong tiếp tế
Nga càng nóng đầu
Hỏa tiễn phóng mau
Dân chết la liệt
Thành quách cháy hết
Tội ác chiến tranh
Gây bởi Putin
Bao tướng Nga chết
Tăng, tàu tê liệt
Tám vạn Nga quân
Vô nghĩa xả thân
Đã hơn mười tháng
Đánh nhau chí mạng
Thằng bé chưa thua
Thằng to mệt đừ
Máu ngày càng đổ
Người thêm đau khổ .
Điên loạn khắp nơi
Xả súng bắn người
Tấn công trường, chợ
Nhà thờ, lễ hội .
Hóa học từ Tầu
Sang Mexico
Quân gian pha chế
Fentanyl để
Lậu vào Hoa Kỳ
Đủ giết tức thì
Tất cả dân chúng
Bị cảnh sát tóm .
Đầu tiên tìm ra
Trong máu người ta
Hạt nhựa plastics
Thật đáng sợ khiếp .
Luật mới ban hành
Cho được phép ăn
Thịt, gà, đảm bảo
Do labs chế tạo .
Trường Đại Học Yale
Dùng tế bào heo
Vừa chết lập tức
Làm cho sống lại
Hứa hẹn ngày sau
Cấy ghép nhiệm mầu .
Nữ Hoàng Anh Quốc
Elizabeth
Bảy mươi năm ròng
Ngự trị ngai vàng
Mới vừa tạ thế
King Charles kế vị .
Năm Quý Mão sang
Kính xin Ngọc Hoàng
Rủ lòng thương xót
Chiến tranh chấm dứt
Lạm phát ngừng tăng
Thiên tai giảm dần
Bớt đi bệnh tật
Con người chơn chất
Thương yêu chan hòa
Khỏe mạnh hoan ca
Cửa nhà thịnh vượng
Phúc lộc tận hưởng
Vạn sự cát tường
Gia đình an khương
Thần xin bái tạ

Giáng Nga


Việt Nam: Sửa Soạn Mừng Tết Nguyên Đán, Quý Mão 2023. Với Hoàn Cảnh Rất Khó Khăn, Nhiều Gia Đình Phải Gồng Mình, Với Các Khoản Chi Tiêu Ngày Tết!

(Nguyễn Lại)


(Ảnh: Một người bán hàng rong gồng gánh qua phố Hàng Mã, Hà Nội dịp cận Tết.)

“Quỹ lớp thì đóng chung nhé. Toàn 3 triệu/kỳ, dã man phết. Thế rồi là tiền kia thì mình quà riêng thôi, nhưng mà căn bản là ở xã hội Việt Nam này mà mình không có cái gì để người ta nhớ đến mình thì con mình người ta cũng thế. Cho nên là tóm lại mình cũng phải chu đáo với giáo viên một tí”. Đó là lời tâm sự của chị Lê Thanh Hồng, một phụ huynh sinh sống tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội khi nói về các khoản chi “chẳng đặng đừng” dịp Tết. Ba đứa con của chị đều đang theo học tại một trường điểm và chị nhẩm tính số tiền quỹ lớp và tiền quà biếu thầy cô giáo dịp Tết này tổng cộng lên tới khoảng 30 triệu.

Đây là một khoản chi lớn bên cạnh những khoản không thể tiết kiệm khác trong dịp Tết khiến nhiều người lao động như chị Hồng cảm thấy kiệt quệ vì thu nhập, lương thưởng Tết năm nay rất eo hẹp, không được như mọi năm
“Bình thường mọi năm thì cứ đến Tết là bọn tôi có được khoản thưởng khoảng 100, 150 triệu thậm chí là 200 triệu tuỳ năm, thì mình chi ra 30-50 triệu rất là bình thường. Tuy nhiên, năm nay mình không có cái khoản như thế mà mình toàn phải lấy tiền tiết kiệm ra chi, thì mình thấy ức chế thôi. Không có nguồn thu để bù đắp mà cứ chi như thế thì mình thấy đúng là kinh quá”, chị Hồng than thở.

Chị Đỗ Thị Lan, một người buôn bán nhỏ ở quận Ba Đình, cho biết năm nay việc biếu Tết cho thầy cô của hai đứa nhỏ chị đành phải cắt hết vì thật sự không còn tiền đâu để chi nữa. Suốt gần banăm đại dịch, việc buôn bán của chị gần như ngưng trệ hoàn toàn, tất cả tiền tiết kiệm đều đã đem ra để duy trì cuộc sống gia đình mà còn không đủ. Từ khi mở cửa trở lại, buôn bán cũng không được gì mấy

“Mọi năm thì mình còn bán bưởi, bán bòng, bán ít đồ Tết. Nhưng mà năm nay đến giờ này cũng đã có ai mua bán cái gì đâu. Hàng tạp hoá vẫn im lìm. Chả biết bao giờ thì dân có tiền để mà đi mua bán thì mình cũng không biết. Cái chị bán bưởi hàng năm nhắn tin là năm nay có bán bưởi không em, mà mình còn không dám trả lời. Dân người ta có tiền mà mua đâu. Kể ra công nhân người ta còn làm việc, người ta còn có lương thì người ta còn dư dả,và cuối năm họ còn nghĩ đến chuyện mua sắm. Chứ bây giờ trong Nam thì cho nghỉ sớm mấy ngàn công nhân trong khi ngoài Bắc này thì cũng cho nghỉ nhiều mà”, chị Lan phân trần. Chị nói Tết năm nay chị sẽ cố gắng gói gọn các khoản chi trong việc cúng giỗ và đón Tết trong phạm vi gia đình, hạn chế thăm hỏi và chúc Tết ngay cả đối với người thân, họ hàng.

Đối với những gia đình về quê ăn Tết thì có phần dễ thở hơn. Phần lớn họ không mua sắm gì nhiều bởi gần Tết là họ lên tàu về với gia đình, vui Tết cậy vào ông bà khi công việc và thu nhập tại thành phố đang trong thời kỳ khó khăn. Tất nhiên gia đình bố mẹ ở quê cũng chẳng dư dả gì nếu không muốn nói là cũng khó khăn, nhưng dù sao thì ăn một cái Tết đạm bạc cũng không tốn kém mấy.

Anh Nguyễn Thành Trung, viên chức làm việc cho một cơ quan nhà nước ở thành phố Hà Đông, cho biết năm nay 2 vợ chồng anh chỉ có khoảng hơn chục triệu về quê ăn Tết cùng bố mẹ. Anh nói may mà con anh học một trường làng ngoại ô nên không phải biếu quà cho thầy cô, nếu không thì khoản tiền còm cõi đó chắc cũng chẳng còn.
“Giáo viên nhưng đồng thời cũng là hàng xóm nhà mình. Cô không nhận của ai cái gì cả, không phải chỉ riêng nhà mình vì hỏi mọi người trong lớp thì đúng là cô không nhận cái gì luôn. Thật ra thì cô cũng sắp về hưu rồi nên cô cũng không cần thiết”, anh Trung tâm sự.

Anh cho biết thêm rằng trong hoàn cảnh chung hiện nay thì vợ chồng anh như vậy là hạnh phúc vì vẫn còn một chút đỉnh mang về biếu ông bà, chứ tay trắng về ăn bám bố mẹ dịp Tết thì có khi anh cũng chẳng dám về mà sẽ ở lại Hà Nội đóng cửa, chờ Tết trôi qua.



Không có nhận xét nào: