(Hình: Dân Biểu Kevin McCarthy, tân chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ.)
Nóng Nhất Hôm Nay: Cuối Cùng McCarthy Được Bầu Chủ Tịch Hạ Viện, Sau 4 Ngày Tranh Cãi Đầy Gây Cấn, Xém Đánh Nhau, Qua 15 Vòng Bỏ Phiếu, Đầy Kịch Tính! Sau 15 vòng bầu cử đầy kịch tính, trong bốn ngày, cuối cùng Dân Biểu Kevin McCarthy (Cộng Hòa-California) được các dân biểu cùng đảng bầu làm chủ tịch Hạ Viện, vào lúc sáng sớm Thứ Bảy, 7 Tháng Giêng, 2023 Ông McCarthy được 216 phiếu trong tổng số 428 phiếu bầu, đạt quá bán.
<!>
Dân Biểu Hakeem Jeffries (Dân Chủ-New York), trưởng khối thiểu số Hạ Viện, được 212 phiếu của tất cả các dân biểu Dân Chủ.
Có sáu dân biểu Cộng Hòa bỏ phiếu trắng.
Hạ Viện có tổng cộng 435 dân biểu, nhưng có một người qua đời, nên chỉ có 434 người hiện diện. Như vậy, ông McCarthy trở thành chủ tịch thứ 55 của Hạ Viện Hoa Kỳ, kể từ hôm nay! Đây là lần đầu tiên trong 164 năm có cuộc bầu cử chủ tịch Hạ Viện qua nhiều vòng bầu như thế.
Sau Đây Tin Tường Thuật Của RFI Tại Hạ Viện Mỹ, Trước Khi Có kết Quả: Vẫn Chưa Bầu Được Chủ Tịch Sau 11 Vòng Bỏ Phiếu!
- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 6/1/2023, Hạ viện Mỹ lại phải tiếp tục bỏ phiếu bầu ra một Chủ tịch. Ngày họp hôm 5/1 đã lại kết thúc mà không bầu được lãnh đạo do chia rẽ trầm trọng trong hàng ngũ đảng Cộng hòa.
Sau 3 ngày họp với 11 vòng bầu cử, ứng cử viên có nhiều triển vọng nhất là ông Kevin McCarthy vẫn thất bại do thái độ kiên quyết chống đối của 20 Dân biểu Cộng hòa theo xu hướng cực hữu. Từ Hoa Kỳ, thông tín viên David Thomson của Đài RFI cho biết thêm chi tiết:
“Trong hậu trường, Kevin McCarthy đã làm mọi cách để o bế những người phản đối ông, chấp nhận thêm nhiều nhượng bộ đến mức làm suy yếu đáng kể quyền hành của Chủ tịch Hạ viện, nhưng vẫn hoài công.
Vào ngày thứ ba của cuộc tranh luận và sau 11 vòng bỏ phiếu, 20 Dân biểu ủng hộ cựu Tổng thống Trump vẫn kiên quyết không bầu cho ông McCarthy và nói rằng họ không tin tưởng vào ông ta. Ngay cả những lời kêu gọi của ông Donald Trump, yêu cầu bỏ phiếu cho ông McCarthy cũng không khiến họ đổi ý.
Bế tắc chưa từng thấy từ 160 năm nay đã làm nổi rõ vai trò của nhóm Freedom Caucus, tập hợp những Dân biểu Cộng hòa hữu khuynh nhất trong cánh hữu. Việc đảng Cộng hòa chỉ giành được đa số sít sao tại Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua đã giúp nhóm này có quyền ngăn chặn. Để được bầu làm Chủ tịch, ông McCarthy cần đến 218 phiếu bầu, nhưng hiện thời ông chỉ được tối đa là 201 phiếu.
Các Dân biểu Cộng hòa ủng hộ ông McCarthy - vốn chiếm đại đa số - không tránh khỏi khó chịu và mất kiên nhẫn. Trên kênh truyền hình Fox News, Dân biểu Don Bacon đã tỏ thái độ bực tức: “20 đảng viên Cộng hòa, đó là một sự sỉ nhục cho Hạ viện!”. Dân biểu này cho rằng cuối cùng thì đảng Cộng hòa sẽ phải liên minh với đảng Dân chủ để phá vỡ thế bế tắc.
Tên tuổi nhiều ứng cử viên khác cũng đang được lưu hành để thay vào chỗ của ông McCarthy, nhưng dường như họ cũng không có cơ may chiến thắng”.
Ngay Sau Khi McCarthy Đắc Cử! Người Nắm Quyền Lực Thứ 3 Của Nước Mỹ!
Ngay sau khi thư ký Hạ Viện đọc đủ số phiếu yêu cầu, các dân biểu Cộng Hòa mừng rỡ, vỗ tay, và đến ôm chúc mừng nhà lập pháp California.
Sau phần phát biểu của Dân Biểu Jeffries, Dân Biểu McCarthy bước lên, đứng vào bàn của chủ tịch Hạ Viện, nhận cây búa từ trưởng khối thiểu số, và gõ thử lên bàn, như là đang kiểm tra cây búa, và nói đùa rằng “không dễ chút nào.”
Trước hết, ông cảm ơn bà Cheryl Johnson, thư ký Hạ Viện, điều khiển các cuộc bỏ phiếu những ngày qua.
Ông tuyên bố: “Cha tôi thường nói, không phải chúng ta bắt đầu như thế nào, mà là kết thúc như thế nào.”
“Hôm nay, tôi muốn nói đến trách nhiệm của chúng ta đối với đất nước. Cách đây hai tháng, cử tri Mỹ đã bầu cho chúng ta và chúng ta quyết tâm thực hiện những gì cử tri muốn,” ông McCarthy nói thêm.
Sau đó, vị tân chủ tịch Hạ Viện liệt kê một số việc làm mà Hạ Viện do đảng Cộng Hòa kiểm soát sẽ làm trong hai năm tới.
Hạ Viện hiện có 434 dân biểu, vì một người vừa qua đời, như vậy chủ tịch Hạ Viện vẫn phải cần 218 phiếu quá bán tối thiểu.
Trong suốt 14 vòng bầu cử trước đó, ông McCarthy vị một nhóm 20 dân biểu Cộng Hòa bảo thủ cản đường, không cho ông có đủ 218 phiếu.
Trong số 20 người này, có 18 người “tin rằng” cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, mà ông Joe Biden (Dân Chủ) thắng ông Donald Trump (Cộng Hòa), là gian lận hoặc bị đánh cắp.
Các dân biểu này đòi hỏi ông McCarthy phải nhượng bộ họ một số vấn đề, từ ngân sách, quy tắc làm luật, đề cử bất tín nhiệm chủ tịch Hạ Viện, giới hạn nhiệm kỳ, tài trợ các cuộc bầu cử…
Cuối cùng, qua 14 vòng bầu, và qua nhiều lần thương thuyết, ông McCarthy phải nhượng bộ một số vấn đề để có được lá phiếu của những người chống ông.
Hiện chưa rõ ông McCarthy nhượng bộ những gì.
Ông McCarthy làm dân biểu tiểu bang California từ năm 2002 đến năm 2006, trong đó có hai năm, từ 2004 đến 2006, làm trưởng khối thiểu số.
Năm 2007, ông làm dân biểu liên bang, đại diện vùng Bakersfield, California.
Từ năm 2009 đến năm 2011 ông là phó phụ tá trưởng khối Cộng Hòa Hạ Viện.
Từ năm 2011 đến năm 2014 ông là phụ tá trưởng khối Cộng Hòa Hạ Viện.
Ông làm trưởng khối đa số Hạ Viện từ năm 2014 đến năm 2019.
Sau đó, ông làm trưởng khối thiểu số Hạ Viện từ năm 2019 đến năm 2013, sau khi đảng Cộng Hòa thua cuộc bầu cử năm 2018.
Trong cuộc bầu cử ngày 8 Tháng Mười Một, 2022, đảng của ông thắng đảng Dân Chủ, vì thế ông được bầu làm chủ tịch Hạ Viện.
Hạ Viện Hoa Kỳ hiện có 222 dân biểu Cộng Hòa và 212 dân biểu Dân Chủ.
Chuyện Bỏ Phiếu Chưa Từng Thấy, Giống Như Các Quốc Gia Đang Phát Triển: Xém Đánh Nhau!
Trong vòng bỏ phiếu thứ 14, có một chuyện xảy ra, gần giống cảnh các nhà lập pháp thuộc các quốc gia đang phát triển hành xử, sau khi ông McCarthy vẫn chưa đạt đủ số phiếu. Đó là khi Dân Biểu Matt Gaetz (Cộng Hòa-Florida) bỏ phiếu trắng, làm cho ông McCarthy thất bại lần nữa, vì lúc đó ông chỉ được 216 phiếu trong tổng số 432 phiếu, chưa đạt quá bán.
Theo tường thuật của nhật báo The Washington Post, trước đó, khi thư ký Hạ Viện gọi tên nhà lập pháp ở Florida, ông ngồi im, không nói gì cả. Trước khi tổng kết, thư ký gọi lần nữa, lần cuối cùng, lúc đó ông Gaetz mới lên tiếng “phiếu trắng.”
Ông McCarthy hiểu ngay là mình thất bại lần nữa.
Thế là ông McCarthy và Dân Biểu Patrick McHenry của North Carolina, một đồng minh của ông, bước tới chỗ ông Gaetz ngồi.
Các dân biểu Cộng Hòa khác cũng đến đứng xung quanh, thuyết phục ông Gaetz đổi thành phiếu thuận, trước khi thư ký khóa sổ.
Bất thình lình, Dân Biểu Mike Rogers (Cộng Hòa-Alabama), người sẽ là chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện, mà ông Gaetz là một thành viên, nhào tới, mặt giận dữ.
Ngay lập tức, Dân Biểu Richard Hudson (Cộng Hòa-North Carolina), một thành viên ban lãnh đạo, bước theo ông Rogers.
Băng video và hình ảnh cho thấy ông Rogers la lớn với ông Gaetz, trong lúc ông Hudson một tay túm ông Rogers một tay bịt miệng ông này, lôi ra khỏi đám đông.
Lúc đó, tình hình rất căng thẳng, các dân biểu của cả hai đảng cảm thấy có thể có đánh nhau.
Sự giận dữ của ông Rogers xuất phát từ chuyện giới lãnh đạo Cộng Hòa có đề cập chuyện để ông Gaetz làm chủ tịch một tiểu ban trong Ủy Ban Quốc Phòng, theo hai người biết chuyện cho WAPO biết.
Nhưng theo một người khác kể lại, ông Rogers cho rằng có người khác phẩm chất hơn ông Gaetz trong chức vụ này. Đó là vì sao ông Rogers nổi giận.
Khi mọi căng thẳng lắng xuống, ông McCarthy bác bỏ chuyện để ông Gaetz làm chủ tịch tiểu ban.
“Tôi không hứa gì với ai cả,” ông McCarthy nói.
Có lúc, Dân Biểu Majorie Taylor Green của Georgia, một “fan cứng” của cựu Tổng Thống Donald Trump, đưa điện thoại di động lên, vẫy vẫy cho mọi người coi, trên màn hình có chữ “DT” (có nghĩa là tổng thống thứ 45 muốn nói chuyện), nhưng không ai phản ứng gì cả.
Sau đó, phải thêm một vòng bỏ phiếu nữa mới có kết quả.
Đại Tang Cho Giáo Hội Công Giáo Toàn Cầu: Đức Đức Giáo Hoàng Francis, Long Trọng Cử Hành Tang Lễ Người Tiền Nhiệm Benedicto XVI
- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 5/1/2023, Giáo hoàng Francis chủ trì tang lễ Giáo hoàng danh dự Benedicto XVI tại quảng trường Phêrô, với sự hơn 50 ngàn tín đồ đến dự. Hơn 120 Hồng y, 400 Giám mục và 4.000 Linh mục đồng tế tham gia thánh lễ này.
Giáo hoàng danh dự Benedicto XVI, Hồng y Joseph Ratzinger đã qua đời hôm 31/12/2022 tại Tu viện Mẹ Giáo hội ở Vatican, thọ 95 tuổi. Cố Giáo hoàng Benedicto XVI yên nghỉ trong hầm mộ tại thánh đường Phêrô. Trước linh cữu của người tiền nhiệm, trong bài giảng sáng nay, Giáo hoàng Francis mở đầu và kết thúc bằng câu “Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn con trong tay Cha”. Đây là những lời cuối cùng Chúa nói trên thập tự giá. Lãnh đạo Tòa Thánh Vatican cũng đã chúc người tiền nhiệm “một niềm vui trọn vẹn khi được nghe thấy giọng nói của Chúa, kể từ bây giờ và mãi mãi”.
Nhiều viên chức cao cấp của thế giới đến dự lễ an táng đức Hồng y Ratzinger. Trong số này có Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Trên toàn nước Đức, quê hương của ngài, vào lúc 11 giờ sáng, các nhà thờ đã đổ chuông để tưởng nhớ người quá cố. Nhưng không khí tại quảng trường thánh Phêrô hôm 5/1 rất đặc biệt như tường thuật của đặc phái viên Pauline Gleizer của Đài RFI:
“Trong đám đông các tín đồ, Maria Rosa, một phụ nữ cao tuổi đã có mặt rất sớm vào sáng nay để chắc chắn bà có thể vĩnh biệt cố Giáo hoàng Benedicto. Bà nói: ‘Tôi đến đây để nghiêng mình một lần cuối, để vĩnh biệt ngài, để cầu nguyện cho ngài, để ngài cũng sẽ ban phúc lành cho chúng tôi’. Đối với bà,Benedicto là một ngọn hải đăng.
Linh mục Martin từ Toronto đến đây để cùng với Giáo hoàng Phanxico cử hành thánh lễ cho người quá cố. Vị Linh mục này nhấn mạnh cố Giáo hoàng Benedicto đã có ‘ảnh hưởng rất lớn trong đời sống của các tín đồ Công Giáo, trong cuộc đời của riêng tôi qua những thông điệp của Giáo hoàng Benedicto, những gì Ngài đã viết trong sách vở. Cuộc đời của Ngài cũng là một tấm gương sáng đối với tôi, để tôi có quyết tâm cống hiến cuộc đời mình cho Thiên Chúa. Tôi đã quyết định đi theo con đường tu hành qua sách vở Ngài đã soạn thảo. Qua những tác phẩm này, tôi ngộ ra rằng, đức Chúa là một con người chứ không chỉ là một ý tưởng, hay một triết lý .… Tôi đã đào sâu thêm đời sống tâm linh của mình và quyết tâm trở thành một vị Linh mục’“.
Ngài Benedict Người Công Giáo Yêu Mến, Nhiều Người Xin Phong Thánh Cho Ngài!
(Hình: Giáo hoàng Francis chủ trì lễ tang của cựu Giáo hoàng Benedict ở Vatican, ngày 5/1/2023.)
Giáo hoàng Francis chủ trì lễ tang của cựu Giáo hoàng Benedict hôm thứ Năm (5/1/2023), ngài đứng chống gậy chào hàng chục ngàn người đưa tang, một số người trong đó kêu gọi phong thánh cho cố Giáo hoàng.
Việc cựu Giáo hoàng Benedict qua đời hôm 31/12/2022 cũng chấm dứt một thập kỷ cựu Giáo hoàng và đương kim Giáo hoàng cùng sống ở Vatican và đây là lần đầu tiên sau hơn 200 năm, một vị Giáo hoàng chủ trì tang lễ của Giáo hoàng tiền nhiệm.
Cựu Giáo hoàng Benedict qua đời là một mất mát đối với những người bảo thủ, họ khao khát quay trở lại một Giáo hội truyền thống hơn, với hiện thân tiêu biểu là ngài Benedict, người đã gây chấn động thế giới vào năm 2013, khi trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên sau 600 năm từ chức thay vì trị vì cho đến cuối đời.
Ở thời điểm cuối lễ tang ở Quảng trường Thánh Peter, một số người hô lên bằng tiếng Ý Ðại Lợi “Santo Subito!” (Hãy phong thánh ngay cho ngài!). Câu này cũng đã được hô lên trong tang lễ của Giáo hoàng Gioan Phaolô II hồi năm 2005, và khi đó có nhiều người hô hơn.
Ba trong số năm vị Giáo hoàng gần đây nhất đã được phong thánh, nhưng chỉ có khoảng một phần ba tổng số Giáo hoàng được phong thánh trong lịch sử 2.000 năm của Giáo hội.
Trong khi nhiều nhân vật hàng đầu ca ngợi ngài Benedict kể từ khi ngài qua đời, cũng có những lời chỉ trích từ một số người, bao gồm cả những nạn nhân bị các giáo sĩ xâm hại tình dục, họ cáo buộc ngài tìm cách bảo vệ Giáo hội bằng mọi giá.
Ngài Francis ngồi trong phần lớn thời gian của lễ tang vì bị đau đầu gối và đã đứng dậy vào cuối tang lễ khi quan tài của ngài Benedict được đưa đi an táng ở mộ phần riêng bên trong Đền thờ Thánh Phêrô. Cúi đầu thầm cầu nguyện, ngài Francis chạm tay vào quan tài trong một khoảnh khắc.
Ngài Francis lâu nay phải ngồi xe lăn nhưng không hề có dấu hiệu giảm các hoạt động, với các kế hoạch đi thăm Phi Châu và Bồ Đào Nha trong những tháng tới. Giờ đây, ở tuổi 86, ngài Francis nhiều hơn 1 tuổi so với thời điểm ngài Benedict rời cương vị Giáo hoàng và nghỉ ngơi.
Bản thân ngài Francis đã nói rõ rằng sẽ có ngày ngài không ngần ngại từ chức nếu sức khỏe thể chất hoặc tinh thần làm cho ngài không thực hiện được nhiệm vụ của mình, nhưng các viên chức Vatican luôn cho rằng ngài khó có thể làm điều này khi cựu Giáo hoàng Benedict vẫn còn sống.
Mọi người từ khắp nơi trên thế giới, nhiều người từ Đức, quê hương của ngài Benedict, đã đến từ rất sớm để tiễn biệt ngài. Cảnh sát Ý Ðại Lợi cho biết có khoảng 50.000 người có mặt tại quảng trường, trong đó có một số nguyên thủ quốc gia và một số hoàng gia Âu Châu.
Khoảng 200.000 người đã xếp hàng viếng thi hài của ngài Benedict được quàn trong ba ngày cho đến tối 4/1.
Theo di nguyện của ngài, cựu Giáo hoàng Benedict được an táng trong hầm mộ dưới lòng đất của Vatican.
Các Nhà Phân Tích Thời Cuộc Cảnh Báo: Năm Mới 2023 và Những Thùng Thuốc Súng Ukraine, Đài Loan Sẵn Sàng Nổ Bất Cứ Lúc Nào!
(Minh Anh)
Thế giới vẫn sôi sục ngay trong ngày đầu năm mới 2023. Chiến sự tại Ukraine vẫn diễn ra ác liệt mà không chút hy vọng đàm phán hòa bình. Tại Á Châu, eo biển Đài Loan, một thùng thuốc súng khác, cũng chực chờ bùng nổ trước nguy cơ xảy ra đối đầu quân sự Mỹ-Trung.
Ukraine bắt đầu năm mới 2023 giống như khi kết thúc năm cũ 2022: Người dân Ukraine hứng chịu những làn mưa phi đạn trong những ngày giao thừa và đầu năm mới. Cuộc chiến xâm lược Ukraine do Nga tiến hành bắt đầu từ tháng 2/2022 nay đã bước sang tháng thứ 11, làm cho gần 200 ngàn người thiệt mạng và bị thương ở cả hai phía. Những lời kêu gọi đàm phán cho một lệnh hưu chiến mỗi lúc một nhiều, mà vẫn không hạ được mức độ khốc liệt của cuộc xung đột.
Một mặt, Nga gặp khó khăn trên chiến trường, giờ đổi chiến thuật, cho oanh kích ồ ạt bằng drone hay phi đạn liên lục địa, bắn phá các cơ sở năng lượng của Ukraine. Mặt khác, Hoa Thịnh Ðốn vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí ngày càng tinh vi hơn cho Kyiv, dù cũng tỏ ra cảnh giác, tránh leo thang để đi đến đối đầu trực diện với Mạc Tư Khoa.
Ukraine: Chiến Tranh Kéo Dài Đến Khi Nào?
Trong hoàn cảnh này, giới quan sát đánh giá ít có hy vọng cho các cuộc đàm phán hòa bình trong năm nay. Nguyệt san Le Monde Diplomatique (số ra tháng 1 năm 2023) bi quan nhận định: “Cuộc xung đột giờ đã ác liệt đến mức khó thể đảo ngược tình thế. Cả Ðiện Cẩm Linh, hiện đang đánh cược cho sự sống còn của chế độ, lẫn Kyiv đang hứng chịu sự tàn phá nặng nề, đều không muốn quay trở lại bàn đàm phán. Lập trường của hai bên tham chiến giờ đã trở nên cứng rắn”.
Đối với học giả về quan hệ quốc tế Gilbert Achcar, trường Nghiên cứu Phương Đông và Phi Châu, Đại học Luân Đôn, những tuyên bố kêu gọi đó có ý nghĩa tuyên truyền nhiều hơn, mang tính tối hậu thư hơn là thực tâm muốn đàm phán. Trên kênh truyền hình độc lập Democracy Now của Mỹ, ông giải thích:
“Về phía Nga, ông Vladimir Putin từ hồi tháng 9/2022, đã kêu gọi ngưng bắn và đề nghị phía Ukraine trở lại bàn đàm phán. Đó chỉ là những lời lẽ của ông ấy. Nhưng nếu quý vị đọc rõ những gì Putin đang nói, thì đồng thời ông ấy cũng nói rằng không đời nào có chuyện thảo luận về bốn tỉnh của Ukraine mà ông ấy cho là đã chính thức sáp nhập vào Nga. Nếu điều này bị loại ra khỏi bất kỳ cuộc đàm phán nào, thì làm thế nào các cuộc đàm phán đó, thậm chí lệnh ngừng bắn đi đến cuộc đàm phán lại có thể xảy ra?
Về phía Ukraine, họ có thể linh hoạt hơn nhưng đôi khi quý vị thấy có những tuyên bố như kiểu gần đây của Ngoại trưởng Ukraine rằng điều kiện để đàm phán là Vladimir Putin và các lãnh đạo khác của Nga phải bị đưa ra trước tòa án quốc tế. Tất nhiên, một lần nữa, điều đó đặt ra tiêu chuẩn quá cao để cho bất kỳ một cuộc đàm phán nào có thể diễn ra”.
Đâu là lối thoát cho cuộc chiến tại Ukraine, cuộc chiến tàn khốc nhất kể từ sau Đệ nhị Thế chiến? Trả lời cho câu hỏi này, nhiều nhà quan sát lấy làm tiếc về sự vắng bóng vai trò của Liên Hiệp Quốc, mà theo ông Gilbert Achcar, đây có thể là cách duy nhất để thay đổi tình hình và chấm dứt chiến tranh
“Cách duy nhất để kết thúc cuộc chiến này là Liên Hiệp Quốc phải nhập cuộc. Điều đó có nghĩa là có sự tham dự của Trung Quốc. Nhưng tôi thấy rằng cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều không háo hức để Liên Hiệp Quốc giải quyết vấn đề này. Ý tôi là, một nền hòa bình lâu dài và công bằng, chỉ có thể khi đó là một nền hòa bình không có sự thôn tính và một nền hòa bình dựa trên quyền tự quyết của người dân tại những vùng lãnh thổ có tranh chấp.
Các vấn đề phải được giải quyết một cách hòa bình, dân chủ, không bằng vũ lực. Đây cũng chính là một trong số các nguyên tắc chính, nền tảng cơ bản của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Điều đó có nghĩa là giải pháp cho các vấn đề nên thông qua Liên Hiệp Quốc, các cuộc đàm phán cũng nên thông qua Liên Hiệp Quốc và tôn trọng các nguyên tắc trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.
Chỉ có điều tôi không thấy chính quyền Biden thực sự tích cực trong việc cố gắng đạt được điều đó. Bởi vì, cách làm này còn đòi hỏi có sự hợp tác của Trung Quốc. Mà chính quyền Biden thì rất hiếu chiến và thù địch với Trung Quốc. Một lập trường vốn dĩ đã bắt đầu từ thời ông Donald Trump
Và thái độ này là hoàn toàn phản tác dụng cho triển vọng hòa bình, bởi Trung Quốc rõ ràng nắm giữ một vị trí quan trọng, là đồng minh quan trọng duy nhất mà Mạc Tư Khoa có thể xem xét đến và do đó,Trung Quốc ảnh hưởng rất nhiều đến bất kỳ quyết định nào mà Nga đưa ra”.
Đài Loan: Thùng Thuốc Súng Chực Chờ Phát Nổ
Một điểm nóng khác trên thế giới mà nguy cơ bùng nổ cũng đã chực chờ từ nhiều năm qua: Đài Loan. Nhật báo Kinh tế Les Echos của Pháp, khi điểm ra 12 sự kiện có thể đánh dấu năm 2023, ghi nhận trong những ngày cuối năm 2022, số chiến đấu cơ Trung Quốc xâm nhập vùng nhận diện phòng không của Đài Loan đã tăng lên mức kỷ lục.
Tình hình này buộc chính phủ Đài Bắc thông báo kéo dài thời hạn nghĩa vụ quân sự từ 4 lên 12 tháng. Ý đồ của Tập Cận Bình gia tăng áp lực trong năm 2023 sẽ còn mạnh mẽ hơn vào lúc cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan tháng 01/2024 đang đến gần.
Giống như đối với Ukraine, Đài Loan là một trong số hiếm hoi hồ sơ có được sự đồng thuận mạnh mẽ của lưỡng đảng Quốc hội Mỹ rằng cần phải duy trì việc cung cấp vũ khí cho Đài Loan để nâng cao hơn nữa khả năng tự vệ của hòn đảo. Đương nhiên, quyết định này của Mỹ đã khiến Trung Quốc tức giận, cho rằng Hoa Thịnh Ðốn đã phá vỡ những thỏa thuận được thực hiện từ nhiều thập niên qua.
Việc cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thăm Đài Bắc hồi tháng 8/2022 khiến Bắc Kinh nổi đóa, tổ chức một cuộc tập trận hải Không quân quy mô lớn chưa từng có. Rồi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhiều lần khẳng định sẽ bảo vệ quân sự Đài Loan làm cho Trung Quốc nghĩ rằng Hoa Kỳ không còn tôn trọng chính sách “Một nước Trung Hoa duy nhất”, như lời đả kích mạnh mẽ từ vị đại tá Trung Quốc đã về hưu Châu Bá, trên kênh truyền hình quốc tế Deutsche Welle của Đức:
“Đây là điều mà chúng tôi tin rằng họ đang làm: Họ đang bác bỏ khái niệm Một Nước Trung Quốc duy nhất, cho dù Hoa Kỳ vẫn nói về điều này, nhưng bản chất đang bị thay đổi với nhiều kiểu thăm viếng như vậy hơn, với nhiều hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan, với việc ông Joe Biden bốn lần nói rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan bằng quân sự. Chúng tôi e rằng bản chất sự việc đang thay đổi”.
Theo quan điểm của chuyên gia Meia Nouwens, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), chính sự phát triển mạnh mẽ của quân đội Trung Quốc mới là yếu tố thay đổi cuộc chơi. Cũng trên kênh truyền hình Deutsche Welle, bà Nouwens giải thích:
“Quân đội Giải phóng Nhân dân vào lúc này đang trải qua một quá trình cải cách và hiện đại hóa quy mô lớn dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, qua việc bổ sung nhiều hơn các khả năng tiên tiến, hiện đại hơn vào kho vũ khí cho Không quân, Hải quân, Bộ binh và tất nhiên cả trong các lĩnh vực không gian và mạng”.
Về phần mình, Kevin Rudd, cựu Thủ tướng Úc Ðại Lợi và cũng là một chuyên gia về Trung Quốc, cho rằng khi quan sát sự việc từ hai phía, có thể thấy rằng cả Hoa Thịnh Ðốn và Bắc Kinh đang đồng thời cắt đứt quan niệm truyền thống về Chính sách Một nước Trung Quốc.
“Khi Mỹ bắt đầu xoay quanh câu hỏi về cấp độ chính thức trong mối quan hệ giữa chính quyền Đài Loan và chính quyền Hoa Kỳ, thì Trung Quốc sẽ lập luận rằng Hoa Thịnh Ðốn bắt đầu cắt từng chút một toàn bộ khái niệm “một nước Trung Quốc” để trở thành “hai nước Trung Hoa”. Điều đó được thúc đẩy bởi sự xói mòn học thuyết truyền thống của Mỹ chuyển từ “mơ hồ chiến lược” thành “rõ ràng chiến lược”, đó là điểm mà Tổng thống Biden đã cho thấy gần đây nhất.
Ở phía bên kia, Mỹ cũng nói rằng Trung Quốc luôn biết rõ là Hoa Thịnh Ðốn sẽ phản đối mọi hành động đe dọa sử dụng vũ lực. Và việc khai triển các khí tài quân sự sau chuyến thăm của Pelosi đã diễn ra sau một loạt các nỗ lực của Trung Quốc trong những năm gần đây nhằm tăng cường sức mạnh quân sự ở trong nước và xung quanh Đài Loan. Vì vậy, Mỹ sẽ lập luận rằng Trung Quốc cũng đang cắt khúc Chính sách Một nước Trung Quốc để bắt đầu sử dụng nhiều hơn nữa các hoạt động quân sự chuẩn bị chiến dịch đánh chiếm đảo”.
Đương nhiên, những tính toán này của Mỹ và Trung Quốc khiến các nước trong khu vực lo ngại. Chưa có lúc nào nguy cơ va chạm quân sự giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới lại cao như lúc này. Michèle Flournoy, chuyên gia hàng đầu về an ninh quốc phòng, Trung Tâm An Ninh Mới của Mỹ tại Hoa Thịnh Ðốn, trên Deutsch Well cảnh báo:
“Chúng ta không có biện pháp giảm thiểu rủi ro nào như chúng ta đã từng có ngay cả khi ở đỉnh điểm của Chiến Tranh Lạnh với Liên Xô. Quả thật, không có đường dây nóng nào mà chúng tôi tin sẽ có người nhấc máy ở đầu dây bên kia. Không có giao thức giảm thiểu rủi ro nào mà người ta có thể sử dụng trong một cuộc khủng hoảng để giảm leo thang nếu như có một số tính toán sai lầm”.
Cảnh Giác! Bão Lớn Vẫn Còn Vùi Dập California, Ít Nhất Đã Có 2 Người Chết, Gồm Em Bé 2 Tuổi Và….Vẫn Còn Tiếp Tục!
– Bão lớn và nguy hiểm tiếp tục vùi dập California hôm Thứ Năm, 5 Tháng Giêng, sau khi gây chết chóc hôm Thứ Tư, theo OC Patch.
Tin tức cho hay trận bão làm hai người chết ở Bắc California hôm Thứ Tư, gồm một người 19 tuổi thiệt mạng sau khi xe bị trượt trên đường ngập nước ở Fairfield và đứa bé 2 tuổi thiệt mạng do cây ngã đè lên nhà.
(Hình: Trạm xăng Valero ở Nam San Francisco, California, bị hư hại do bão hôm Thứ Tư, 4 Tháng Giêng.)
Sở Khí Tượng Quốc Gia (NWS) phát hàng loạt lệnh báo động lũ lụt cho Monterey County dọc theo hai con sông Carmel và Salinas. Vùng Monterey Bay Area bị ảnh hưởng bão nặng nề, cầu tàu ở Aptos và Capitola bị nước cuốn trôi vài đoạn.
Bão tiếp tục càn quét khắp California sáng Thứ Năm, theo NWS. Vùng duyên hải và Sacramento Valley có thể mưa hơn 1 inch một giờ, NWS dự báo. Lũ quét, trượt bùn, cũng như gió mạnh hơn 50 mph, cây ngã đổ, và cúp điện có thể xảy ra ở nhiều nơi.
Nửa đêm Thứ Năm, Phi Trường Quốc Tế Los Angeles (LAX) hứng lượng mưa 1 inch, nhưng vài nơi Bắc California mưa trên 2 inch, theo Accuweather, và vùng nội địa Bắc California gió mạnh trên 100 mph. Hơn 170,000 cư dân bị cúp điện nửa đêm, theo AccuWeather, và một số cư dân vùng Bay Area phải di tản chiều Thứ Tư.
Ở San Diego, NWS dự báo mưa sẽ tiếp tục rơi đều đặn, chiều Thứ Năm có thể mưa rào và bão kèm sấm sét. Một cột không khí ẩm dự trù bao phủ Nam California hôm Thứ Năm, và cột thứ nhì sẽ ập vô bờ ở Bắc California vào Thứ Sáu, theo NWS.
Ở vùng núi Bắc và Trung California cao 5,000 foot trở lên, hầu như chắc chắn sẽ có tuyết hơn 3 inch một giờ, khiến đường sá nguy hiểm cho xe cộ, theo NWS.
Mặc dù nguy hiểm trong thời gian ngắn, nhưng lượng tuyết đó có thể trở nên hữu ích những tháng tới: 1/3 nguồn nước của California là từ băng tan trên núi Sierra Nevada mà khối băng khắp tiểu bang đạt 174% mức trung bình tính tới Thứ Ba qua, theo hãng tin AP.
Ở Nam California, bão mùa Đông hoành hành sáng Thứ Năm, khiến tài xế khổ sở vì xe cộ chạy ì ạch trên xa lộ, đường sá trong thành phố bị chặn, ngập nước, cây ngã đổ và báo động sóng lớn dọc bờ biển, theo nhật báo The Orange County Register.
Tính tới 4 giờ sáng Thứ Năm, Woodland Hills hứng lượng mưa gần 3 inch trong 48 giờ, Porter Ranch mưa gần 2 inch, còn Pasadena mưa khoảng 1 inch, NWS loan báo.
Tính tới 6 giờ 20 phút sáng, lượng mưa gần 1 inch trút xuống vùng núi San Bernardino County, vài nơi ở Orange County mưa khoảng nửa inch trong 12 giờ, NWS cho biết.
Ở Los Angeles County, khu vực Sepulveda Basin bị chặn từ Burbank tới xa lộ 405 khoảng 6 giờ sáng vì nước dâng cao, Sở Cảnh Sát Los Angeles (LAPD) thông báo.
Đường Pacific Coast Highway bị chặn từ đường Seapoint tới Warner ở Huntington Beach, và ở khu phố Pacific Palisades từ đường Chautauqua tới đường Temescal Canyon do ngập nước, theo Bộ Giao Thông Vận Tải California (Caltrans).
Đoạn xa lộ 710 hướng Bắc nối với xa lộ 91 hướng Đông ở Long Beach, cũng bị chặn do ngập nước.
Cây lớn bị ngã ở Burbank trong đêm, làm tắc nghẽn đường xá trong khu vực đường Oak và Beachwood, theo RMG News.
Ở Duarte, lệnh báo động ngập lụt được ban hành tới 6 giờ sáng Thứ Sáu cho những nơi nằm bên dưới vùng bị cháy rừng mới đây, khuyến cáo cư dân không đậu xe hoặc để thùng rác ngoài đường.
(hình: Xe cộ chạy qua đoạn xa lộ I-101 ngập nước ở San Francisco, California, hôm Thứ Tư, 4 Tháng Giêng.)
Giới chức tình trạng khẩn cấp ở Riverside County và San Bernardino County hôm Thứ Năm cho hay trận bão không gây thiệt hại nào đáng kể. Vùng đồi bị cháy rừng mới đây vẫn ổn định vì mưa lớn trong thời gian ngắn không gây sạt lở đất đá và ngập lụt như dự trù. Giới chức vẫn đang để ý hàng loạt trận bão có thể chẳng bao lâu nữa sẽ ập vô Nam California.
Nhiều thành phố phát bao cát cho cư dân để bảo vệ nhà cửa trước tình trạng ngập nước và đất đá bị cuốn trôi.
Lệnh báo động ngập lụt có hiệu lực tới chiều Thứ Năm ở Los Angeles County và Orange County, và lệnh báo động sóng lớn dọc bờ biển có hiệu lực tới 10 giờ sáng Thứ Sáu, theo NWS.
Dọc bờ biển South Bay, giới chức Manhattan Beach và Hermosa Beach đóng cửa cầu tàu tới khi bão giảm bớt. Cầu tàu Manhattan Beach sẽ đóng cửa tới ít nhất Thứ Bảy, phát ngôn viên thành phố này loan báo.
Tin Quốc Tế Đó Đây:
Ðiện Cẩm Linh: Bất Ngờ Tổng Thống Putin Ra Lệnh Ngừng Bắn ở Ukraine Trong Lễ Giáng Sinh Chính Thống Giáo
(Hình: Tổng thống Nga hôm 21/12/2022.)
- Hôm thứ Năm (5/1/2023), Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh ngừng bắn 36 tiếng đồng hồ ở Ukraine nhân dịp Giáng sinh Chính thống giáo sau khi có lời kêu gọi từ người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo Nga. Trước đây, Ukraine tỏ ra hoài nghi và cho rằng đây là một cái bẫy.
Ðiện Cẩm Linh cho hay ông Putin đã ra lệnh ngừng bắn trong 36 tiếng đồng hồ sẽ bắt đầu vào lúc 12 giờ trưa ngày 6/1. Nhiều Cơ đốc nhân dòng Chính thống giáo, kể cả những người sống ở Nga và Ukraine, kỷ niệm lễ Giáng sinh vào ngày 6 và 7/1.
Thượng phụ Kirill ở Mạc Tư Khoa vào hôm 29/12/2022 đã kêu gọi cả hai bên tham chiến ở Ukraine hãy tuân thủ một thỏa thuận ngừng bắn dịp Giáng sinh.
“Cân nhắc lời kêu gọi của Thượng phụ Kirill, tôi chỉ thị cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga áp dụng chế độ ngừng bắn dọc theo toàn bộ tuyến giáp mặt của các bên ở Ukraine từ 12 giờ trưa ngày 6/1/2023 đến 12 giờ khuya ngày 7/1/2023”, ông Putin nói trong mệnh lệnh được ban hành.
“Xuất phát từ thực tế là có một số lượng lớn công dân theo Chính thống giáo sống trong các khu vực chiến sự, chúng tôi kêu gọi phía Ukraine tuyên bố ngừng bắn và cho phép họ tham gia các buổi lễ trong Đêm Giáng sinh, cũng như vào Ngày Giáng sinh”, ông Putin nói.
Trong những ngày trước, Ukraine đã bác bỏ lời kêu gọi của ông Kirill, và chưa có phản ứng ngay với tuyên bố ngừng bắn của ông Putin.
Mykhailo Podolyak, một Phụ tá cấp cao của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy, coi Giáo hội Chính thống giáo Nga là “cơ quan tuyên truyền chiến tranh” đã kích động “giết hàng loạt” người Ukraine và quân sự hóa nước Nga.
“Tuyên bố của Giáo hội Chính thống giáo Nga về ‘Thỏa thuận đình chiến Giáng sinh’ là một cái bẫy đáng ngờ và là một ngón đòn tuyên truyền”, ông nói.
Tổng Thống Nga Phái Khu Trục Hạm Trang Bị Phi Đạn Liên Lục Địa Siêu Thanh Mới Tới Đại Tây Dương
(Hình: Khu trục hạm Nga “Đô đốc Hạm đội Liên Xô Gorshkov” được trang bị vũ khí siêu thanh Zircon (Tsirkon) rời căn cứ Hải quân ở Severomorsk, Nga, trong hình ảnh lấy từ video được công bố ngày 4/1/2023.)
- Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay hôm thứ Tư (4/1/2023), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phái một khu trục hạm được trang bị phi đạn liên lục địa siêu thanh Zircon đến Đại Tây Dương.
Trong một cuộc họp qua video với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Igor Krokhmal, chỉ huy khu trục hạm mang tên “Đô đốc Hạm đội Liên Xô Gorshkov”, ông Putin cho biết chiếc tàu này được trang bị vũ khí siêu thanh Zircon.
“Lần này chiếc tàu được trang bị hệ thống phi đạn siêu thanh mới nhất – ‘Zircon’ - không có hệ thống tương tự”, ông Putin nói. “Đây là một hệ thống siêu thanh trên biển”.
Ông Shoigu cho biết tàu Gorshkov sẽ đi đến Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải.
Chỉ Trích ở Nga Lại Bùng Lên Sau Thông Báo 89 Lính Chết Trong Vụ Makiivka
- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 4/1/2023, nhiều chỉ trích trong công luận Nga nhắm vào bộ chỉ huy quân sự nước này lại bùng lên sau khi Mạc Tư Khoa thông báo có đến 89 lính Nga thiệt mạng trong vụ Ukraine oanh kích vào một nơi trú đóng của quân Nga tại Makiivka, miền Đông Ukraine, đêm 31/12/2022 rạng sáng 1/1/2023.
Đây là thiệt hại nhân mạng cao nhất trong một cuộc oanh kích mà Mạc Tư Khoa thừa nhận kể từ khi Putin xua quân xâm lược Ukraine tháng 2/2022. Ban đầu, hôm 2/1, Nga chỉ thừa nhận có 63 nạn nhân. Truyền thông Nga loan báo các binh sĩ thiệt mạng là quân dự bị động viên chứ không pHải quân nhân chuyên nghiệp.
Đích thân bà Margarita Simonyan, Tổng biên tập kênh Russia Today, vốn giữ vai trò trung tâm trong chính sách tuyên truyền của Mạc Tư Khoa trên trường quốc tế, hôm 4/1, kêu gọi công bố danh tính các sĩ quan Nga có liên quan và có các biện pháp giải quyết về trách nhiệm của những sĩ quan này, bởi “việc không trừng phạt sẽ dẫn đến những tội ác mới”, kéo theo đó là sự phản kháng trong xã hội.
Trong khi đó, trên mạng xã hội, nhiều người Nga yêu cầu điều tra minh bạch về hoàn cảnh diễn ra vụ oanh kích tại Makiivka. Về phía chính quyền, Tổng thống Nga Vladimir Putin chưa có phản ứng chính thức.
Số binh lính thiệt mạng trong vụ oanh kích ở Makiivka mà Nga thông báo đã tăng thêm gần 1/3 so với con số ban đầu, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với số liệu mà Ukraine đưa ra. Theo thông tấn xã AFP, cơ quan truyền thông chiến lược của quân đội Ukraine tổng kết vụ oanh kích đã tiêu diệt 400 lính Nga và làm 300 lính bị thương. Những con số này hiện vẫn chưa được một nguồn tin độc lập kiểm chứng.
Mỹ và Đức Thông Báo Cung Cấp Xe Bọc Thép Hạng Nhẹ Cho Ukraine
- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay 1 ngày sau khi ra thông cáo chung cùng với Mỹ về việc cung cấp xe bọc thép cho Ukraine, hôm 6/1/2023, phát ngôn viên chính phủ Đức khẳng định Bá Linh sẽ gởi 40 xe bọc thép kiểu Marder, bên cạnh nhiều xe Bradley của Mỹ.
Tại buổi họp báo thường nhật, ông Steffen Hebestreit cho biết cụ thể, “40 xe bọc thép Marder sẽ có sẵn trong quý I, và có thể sẽ được gởi đến Ukraine sau 8 tuần huấn luyện cho quân đội Ukraine”. Được đưa vào sử dụng từ năm 1970, Marder là loại xe bọc thép hạng nhẹ dành để vận chuyển quân. Vũ khí chính được trang bị là pháo 20 ly.
Hôm 5/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức thông báo gởi phương tiện chiến đấu đến Ukraine nhưng chưa cho biết cụ thể số lượng, ngày giờ chuyển giao.
Cũng theo lời phát ngôn viên chính phủ Đức, “thời điểm để cung cấp các loại xe tăng phòng thủ kỹ thuật phương Tây đã đến” và “các cuộc thảo luận diễn ra dồn dập từ trung tuần tháng 12/2022” giữa các đồng minh đã cho phép đi đến quyết định này. Sự việc đánh dấu một bước ngoặt trong việc hậu thuẫn quân sự Ukraine.
Ngoài ra, theo thông tấn xã AFP, dưới áp lực của quốc tế tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine, Thủ tướng Đức còn cho biết sẽ cung cấp một hệ thống phòng không Patriot như những gì đồng minh Mỹ tuyên bố.
Quyết định này của Mỹ và Đức được đưa ra sau thông báo của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 4/1, sẽ giao cho Ukraine loại xe tăng hạng nhẹ AMX-10RC. Quyết định của Paris đã gây thêm áp lực với Thủ tướng Đức, thường xuyên bị chỉ trích là tìm cách trì hoãn trong vấn đề hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Về phía Mỹ, loại xe Bradley của Mỹ, có phần cùng dòng với Marder, được sử dụng từ những năm 1980. Dòng M2 cải tiến còn được mệnh danh là “sát thủ xe tăng”, là loại xe bọc thép Bradley được trang bị pháo 25 ly, một khẩu liên thanh 7,62 ly cùng một bệ phóng phi đạn chống tăng, và có thể chở được nhiều binh sĩ hơn - đến 6 người.
Thông tấn xã AFP nhắc lại, từ đầu cuộc chiến đến nay, Ukraine đã nhận được nhiều xe tăng từ các nước đồng minh tại Âu Châu, chủ yếu là các loại xe tăng thiết kế từ thời Liên Xô. Đây sẽ là lần đầu tiên, các loại xe bọc thép của phương Tây được giao cho Kyiv.
Tuy nhiên, đây chưa phải là loại phương tiện mà Kyiv mong muốn. Ukraine đã nhiều lần kêu gọi phương Tây cung cấp các loại xe tăng tấn công hiện đại, được trang bị vũ khí mạnh hơn, như kiểu xe tăng Leopard 2 của Đức.
Chiến Tranh Ukraine: Pháp Sẽ Giao Xe Tăng Hạng Nhẹ Cho Kyiv
- Pháp sẽ chuyển cho Ukraine nhiều xe tăng chiến đấu hạng nhẹ AMX 10-RC để đáp ứng nhu cầu ngày càng cấp bách của Kyiv trong cuộc chiến chống xâm lược Nga. Theo phủ Tổng thống Pháp, “đây là lần đầu tiên, xe tăng theo thiết kế của phương Tây được giao cho quân đội Ukraine”.
Tổng thống Emmanuel Macron đã thông báo tin trên cho đồng nhiệm Ukraine trong cuộc điện đàm kéo dài một tiếng ngày 4/1/2023. Theo điện Elysée, “Tổng thống (Macron) muốn tăng cường hỗ trợ quân sự” và tái khẳng định “sự ủng hộ không lay chuyển” của Pháp, cũng như của Liên Hiệp Âu Châu (EU) đối với Ukraine. Bộ Quân lực Pháp cho thông tấn xã AFP biết là hai nước sẽ “sớm trao đổi để xác định” cách chuyển giao, cũng như thời hạn và số lượng xe tăng.
Được sản xuất từ những năm 1980, xe tăng AMX-10 RC nặng 25 tấn, được trang bị pháo cỡ 105 mm, dùng bánh lốp, nên “rất cơ động”, “dù cũ nhưng hiệu quả”, theo một cố vấn của phủ Tổng thống Pháp. Xe tăng AMX-10 RC từng được sử dụng trong chiến tranh vùng Vịnh, A Phú Hãn và vùng Sahel (Phi Châu). Xe tăng AMX-10 RC đã có sẵn trong kho, do Bộ binh Pháp đang dần thay thế khoảng 250 xe loại này bằng xe bọc thép trinh sát và xe tăng thế hệ mới Jaguar. Thay vì phá hủy, các xe tăng AMX-10 RC có thể có ích cho Ukraine.
Cũng thông qua quỹ đặc biệt do Pháp khai triển, Ukraine đã nhận được nhiều xe bọc thép Bastion hạng nhẹ hôm 4/1. Trước đó, các đồng minh Âu Châu của Ukraine đã giao xe tăng cho Kyiv, nhưng đều là kiểu do Liên Xô sản xuất, dù Tổng thống Zelensky liên tục đề nghị được viện trợ xe tăng phương Tây. Đức vẫn lưỡng lự về việc giao xe tăng chiến đấu Leopard-2 cho quân đội Ukraine.
Trái ngược với Ukraine, liên tục được các nước đồng minh phương Tây hỗ trợ quân sự, quân đội Nga chịu nhiều tổn thất lớn. Tính đến giữa tháng 11/2022, Nga đã mất khoảng “60% xe tăng và 70% số phi đạn tấn công mục tiêu trên đất liền”, “40% xe chở quân và 20% Pháo binh” bị hư hại, khoảng “250.000 quân nhân Nga không có khả năng chiến đấu”. Theo báo Le Figaro ngày 4/1, những thông tin trên được Đô đốc Hervé Bléjean, Giám đốc Ban tham mưu quân sự Liên Hiệp Âu Châu, cung cấp trong buổi họp kín hôm 16/11 của các Dân biểu thuộc ủy ban Quốc Phòng Pháp, nhưng báo cáo chỉ được Hạ viện công bố gần đây.
Trước những khó khăn về khí tài, Tổng thống Nga từng hứa “không giới hạn” kinh phí cho quốc phòng. Ngày 4/1, qua video, ông Putin đã dự lễ ra khơi của một chiến hạm được trang bị nhiều loại phi đạn đời mới hiện đại, làm nhiệm vụ ở các khu vực Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Phi đạn siêu thanh được trang bị trên tàu có thể là loại Zircon hiện đại, được Nga quảng bá là “có khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng không hiện nay và trong tương lai” và “có thể tiến hành những cuộc tấn công mạnh, chính xác trên biển và trên đất liền”.
Iran-Pháp Căng Thẳng Sau Vụ Tranh Biếm Họa Giáo Chủ Khamenei
- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay ngay sau khi tuần báo trào phúng Charlie Hebdo của Pháp đăng tranh châm biếm chế độ Hồi giáo Iran trong số đặc biệt kỷ niệm 8 năm tòa soạn bị tấn công khủng bố, hôm 4/1/2023, chính quyền Iran đã triệu Ðại sứ Pháp tại Tehran lên phản đối.
Biện pháp đáp trả đầu tiên là đóng cửa Viện Nghiên cứu Pháp tại Iran (IFRI) kể từ hôm 5/1. Viện IFRI trực thuộc Bộ Ngoại giao Pháp, nằm ở trung tâm Tehran, từng bị đóng cửa trong nhiều năm và chỉ hoạt động trở lại dưới thời Tổng thống ôn hòa Hassan Rohani. Trong một thông cáo, Bộ Ngoại giao Iran khẳng định đó chỉ là “bước đầu tiên”, ý muốn nói sẽ còn nhiều biện pháp khác.
Trước đó, khi triệu mời Ðại sứ Pháp Nicolas Roche lên để phản đối, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanani nhấn mạnh: “Nước Cộng hòa Hồi giáo Iran không chấp nhận việc thóa mạ dưới bất kỳ hình thức nào những giá trị đạo Hồi, tôn giáo và quốc gia của Iran và Pháp không có quyền phỉ báng điều được coi là linh thiên đối với các quốc gia Hồi giáo dưới danh nghĩa tự do ngôn luận”.
Trong một thông cáo, được thông tấn xã AFP trích dẫn, Iran “coi chính phủ Pháp phải chịu trách nhiệm về hành động thù nghịch, xúc phạm và không chính đáng này”, đồng thời cho biết đang chờ “những lời giải thích” từ Paris.
Việc tuần báo Charlie Hebdo đăng 35 bức biếm họa, trong đó có nhiều tranh nhắm đến giáo chủ Khamenei và nhiều giáo chức khác, đã bị Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian lên án là “hành động xúc phạm và sỗ sàng”. Tòa soạn báo Charlie Hebdo giải thích các tranh biếm họa này là nhằm tỏ thái độ ủng hộ phong trào phản kháng của người dân Iran chống lại nền độc tài của các giáo sĩ từ sau vụ thiếu nữ Mahsa Amini bị chết ngày 16/09.
Hàng trăm người dân Iran, trong đó có nhiều người nổi tiếng, ủng hộ phong trào đã bị bắt giữ. Theo thông tấn xã AFP, thêm một người biểu tình vừa bị chế độ Tehran kết án tử hình hôm 5/1. Trong khi đó, nữ diễn viên nổi tiếng Taraneh Alidoosti, ủng hộ phong trào biểu tình, đã được trả tự do sau ba tuần giam giữ, nhưng phải nộp tiền tại ngoại.
Căng Thẳng Pháp - Iran: Báo Trào Phúng Charlie Hebdo Bị Tin Tặc Tấn Công!
- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay ngày 5/1/2023, Viện Công tố Paris xác nhận đã cho mở điều tra về vụ trang web tờ báo trào phúng của Pháp Charlie Hebdo bị tin tặc tấn công.
Sự việc xảy ra vào lúc tờ báo này vừa cho đăng tranh biếm họa chế nhạo giáo chủ Iran Khamenei trong số đặc biệt kỷ niệm 8 năm vụ tấn công khủng bố tòa soạn, phần lớn ban biên tập bị sát hại.
Thông tấn xã AFP cho biết Bộ Tư pháp cho mở điều tra sau vụ hệ thống tin học của trang chủ tuần báo Charlie Hebdo bị thâm nhập và bị tê liệt từ chiều 5/1. Thủ phạm gài một số dữ liệu vào website của tờ báo này. Cuộc điều tra do cảnh sát trực thuộc cơ quan tình báo đối nội DGSI và tổ chức chống tội phạm trên mạng tiến hành. Trước mắt, chưa ai nhận là thủ phạm vụ tấn công nói trên.
Sự việc diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Pháp và Iran căng thẳng. Tehran đã đóng cửa Viện Nghiên cứu Pháp tại Iran (IFRI) và đã triệu Ðại sứ Pháp lên để phản đối về hành vi của Charlie Hebdo. Paris, qua lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp Anne-Claire Legendre, cho biết chưa chính thức được thông báo về quyết định Iran đóng cửa viện IFRI.
Charlie Hebdo đăng tranh biếm họa nhạo báng giới lãnh đạo tôn giáo Iran và đã tổ chức một cuộc thi vẽ tranh về chủ đề này nhằm ủng hộ phong trào phản kháng của một bộ phận người dân Iran đòi tự do cho nữ giới. Phong trào bùng lên sau cái chết hồi giữa tháng 9/2022 của Mahsa Amini, sau khi bị “cảnh sát đạo đức” của Iran bắt giữ với lý do đeo khăn quàng đầu không đúng quy định của đạo Hồi.
WHO: Vẫn Còn Là Một Mối Đe Dọa ‘Ít Nhất 10.000 Người’ Chết Mỗi Tuần Vì COVID!
(Hình: Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, Tedros Adhanom Ghebreyesus.)
- Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ đưa tin cho hay tại một cuộc họp của các quốc gia thành viên hôm 5/1/2023, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, thông báo cả tin tốt và tin xấu về COVID-19.
Ông nói trong năm thứ tư của đại dịch, “Thế giới đang trong tình trạng tốt đẹp hơn nhiều so với vài năm trước, nhờ quản lý chăm sóc lâm sàng, vắc-xin và phương pháp điều trị. Trong hầu hết năm ngoái, COVID-19 đã giảm. Việc chích ngừa đã tăng lên trên toàn thế giới và đã có những tiến bộ bền vững ở nhiều quốc gia có thu nhập trung bình và thấp”.
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng mối đe dọa của COVID-19 vẫn còn. “Sự bất bình đẳng lớn trong việc tiếp cận xét nghiệm, điều trị và chích ngừa vẫn tiếp diễn. Mỗi tuần, có khoảng 10.000 người chết vì COVID-19. Con số thực sự có thể cao hơn nhiều”.
“Bức tranh dịch tễ học COVID-19 hiện tại thật đáng lo ngại”, ông Tedros nói. “Có sự lan truyền và áp lực mạnh mẽ đối với các hệ thống y tế, đặc biệt là ở các vùng ôn đới ở bắc bán cầu và một biến thể Phụ tái tổ hợp đang lây lan nhanh chóng”.
Ông cho biết biến thể mới, XBB.1.5, là sản phẩm của hai dòng phụ từ biến thể BA.2.
“Thoạt đầu nó được xác định vào tháng 10 năm 2022, hiện đã được phát giác ở 29 quốc gia và dường như đang phát triển nhanh chóng ở một số khu vực địa lý”. Ông Tedros cho biết thêm rằng WHO đang theo dõi chặt chẽ.
Trong khi đó, Trung Quốc “đang trải qua tình trạng lây truyền rất cao vào thời điểm hiện tại”, vẫn theo lời ông, và các viên chức của WHO đã gặp gỡ các viên chức Trung Quốc để thảo luận về sự gia tăng các ca bệnh và số ca nhập viện.
WHO Chỉ Trích Bắc Kinh Không Minh Bạch Số Liệu Covid-19
- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 5/1/2023, Bắc Kinh kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có quan điểm “đúng đắn, dựa trên cơ sở khoa học khách quan và công bằng” về dịch Covid-19 tại Trung Quốc.
Lời kêu gọi được đưa ra sau khi hôm 4/1, ông Michael Ryan, phụ trách các tình huống khẩn cấp y tế của WHO, nhận định các số liệu mà Bắc Kinh công bố không phản ánh đúng thực tế dịch Covid-19. Từ Geneva (Thụy Sĩ), thông tín viên Jérémie Lanche của Đài RFI tường trình:
“Không thể chấp nhận được”, Bắc Kinh nói như vậy khi đề cập đến biện pháp xét nghiệm Covid-19 áp dụng đối với hành khách đến từ Trung Quốc. Tổ chức Y tế Thế giới đáp lại: “Đó là điều bình thường”. Định chế của Liên Hiệp Quốc nhận định cho dù biện pháp nói trên không hẳn phù hợp dưới góc độ y tế, nhưng vẫn có thể hiểu được. Đó là bởi vì Trung Quốc không minh bạch, từ chối chia sẻ dữ liệu về tình hình bùng phát Covid hiện nay.
Michael Ryan, Giám đốc đặc trách các hoạt động khẩn cấp tại WHO, phát biểu: “Việc bắt buộc mọi người xét nghiệm không cản trở việc di chuyển. Đây không phải là một chính sách quá nghiêm ngặt. Xin quý vị nhớ lại: Chính Trung Quốc đã có một chính sách rất gắt gao đối với tất cả những ai muốn đến nước này trong suốt 3 năm qua. Thực tế là nhiều nước không có đủ thông tin về những gì đang diễn ra ở Trung Quốc, nên họ phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa bằng cách yêu cầu du khách xét nghiệm”.
Cuộc họp hôm thứ Ba (3/1) giữa các nhà khoa học Trung Quốc và các thành viên của WHO không mang lại thay đổi lớn nào. Chúng ta vừa biết rằng các biến thể lây lan tại Trung Quốc tạm thời vẫn giống trước đây, nhưng lại không có số liệu mới về bệnh nhân tại khoa chăm sóc đặc biệt hay số ca tử vong. Nói tóm lại là không có các số liệu đáng tin cậy. Ông Michael Ryan nói tiếp: “Chúng tôi nghĩ rằng các số liệu Trung Quốc hiện giờ công bố chưa phản ánh đúng tác động thực sự của dịch bệnh”. Theo lối nói ngoại giao, một lần nữa điều đó có nghĩa là Bắc Kinh đang nói dối về chủ đề này”.
Covid: Trung Quốc Cập Nhật Tình Hình Dịch Tễ Với WHO
- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 5/1/2023, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã nhận được báo cáo của Bắc Kinh cập nhật tình hình dịch Covid-19 tại Trung Quốc.
Tổ chức Y tế Thế giới thông báo, sau nhiều tuần lễ im lặng, Trung Quốc gửi trở lại một số tài liệu cập nhật về tình hình dịch tễ. Bắc Kinh cho biết số ca dương tính với virus corona tăng gần 50% trong vòng một tuần lễ. Trên toàn quốc có 22.416 bệnh nhân Covid, thấp hơn nhiều so với đỉnh dịch hồi đầu tháng 12/2022, khi đó 29.000 bệnh nhân được điều trị trong các bệnh viện. Nhưng hãng tin Anh Reuters ghi nhận giới chuyên gia không còn mấy tin tưởng vào những con số chính thức của Bắc Kinh.
Trưa 6/1, Ủy ban Y tế Quốc gia của Trung Quốc thông báo đã đề xuất một số “biện pháp kiểm soát và quy trình” để thích nghi với diễn biến của dịch trong thời gian gần đây. Cũng trong ngày 6/1, bên bộ Giao Thông kêu gọi người dân hạn chế đi lại vào dịp Tết Nguyên Đán, đặc biệt là đối với “người cao tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ”.
Dù chỉ thông báo một vài ca chết mỗi ngày, nhưng hình ảnh tại các bệnh viện bị quá tải, các nhà thiêu hoạt động hết công suất khiến ngay cả công luận Trung Quốc cũng hoài nghi về những thông cáo chính thức của các giới chức y tế.
Thêm vào đó là tin một số nhân vật nổi tiếng ở Hoa Lục chết, bị cho là vì Covid. Trong số này có Trữ Lan Lan (Chu Lanlan), ngôi sao hàng đầu của sân khấu nghệ thuật hát tuồng Bắc Kinh. Nữ diễn viên này qua đời ở tuổi 40. Một số tên tuổi khác trong làng nghệ thuật Trung Quốc và nhất là những người cao tuổi như nam diễn viên Cung Cầm Đường (Gong Jintang), nhà soạn kịch Bích Trân (Ni Zhen)… và không dưới 16 nhà khoa học lão thành của Trung Quốc đã qua đời trong vòng chưa đầy 3 tuần lễ vừa qua.
Báo chí Đài Bắc hôm 5/1 cho biết, chính quyền Đài Loan một lần nữa đề nghị hỗ trợ Trung Quốc đối phó với làn sóng dịch Covid đang dâng cao. Hiện tại, Trung Quốc không hồi âm.
Trước đó, trong thông điệp đầu năm mới, Tổng thống Thái Anh Văn đã đề nghị “hỗ trợ” Trung Quốc về mặt y tế, song bà nói thêm “các hoạt động quân sự gần hòn đảo này không đóng góp cho hòa bình và ổn định” trong khu vực. Bộ Y tế Đài Loan đề nghị cung cấp thuốc và vắc-xin cho Hoa lục, nhưng hãng thông tấn Đài Loan CNA “không chắc” Bắc Kinh sẽ chấp nhận cử chỉ hòa hoãn này.
Liên Hiệp Âu Châu Khuyến Khích Nước Thành Viên Xét Nghiệm Du Khách Đến Từ Trung Quốc
- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay sau cuộc họp ngày 4/1/2023, các chuyên gia dịch tễ Âu Châu đã khuyến nghị 27 nước thành viên yêu cầu hành khách đến từ Trung Quốc phải có xét nghiệm âm tính Covid-19 trong vòng 48 tiếng trước khi lên máy bay.
Nhiều biện pháp cũng được thông qua và sẽ được khai triển “từ giờ đến giữa tháng 1”. Thông tín viên Laure Broulard của Đài RFI tại thủ đô Brussels của Bỉ cho biết thêm:
“Sau nhiều tiếng đồng hồ thảo luận, các đại diện của khối 27 nước đã nhất trí về nhiều khuyến cáo. Trước tiên, các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu rất được khuyến khích đòi hỏi kết quả xét nghiệm âm tính đối với tất cả hành khách đến từ Trung Quốc. Xét nghiệm phải được thực hiện trong vòng 48 tiếng trước khi khởi hành. Các nước cũng khuyên hành khách đeo khẩu trang trong suốt chuyến bay.
Thông cáo chính thức cũng nêu nhiều biện pháp bổ sung, như khai triển xét nghiệm ngẫu nhiên khi hành khách đến các nước thành viên hoặc phân tích nước thải tại các phi trường đón các chuyến bay đến từ Trung Quốc.
Những quyết định của cơ chế phối hợp đối phó khủng hoảng của Hội Đồng Âu Châu (IPCR - The integrated political crisis response) không mang tính ràng buộc về pháp lý, các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu có quyền chọn áp dụng hoặc không. Nguồn tin từ một người tham dự cuộc họp cho biết: “Tất cả các nước thành viên nhất trí về việc phải có tầm nhìn phối hợp ở Âu Châu về hồ sơ này”.
Một số khuyến nghị, như xét nghiệm lúc khởi hành hoặc tại nơi đến, đã được Ý Ðại Lợi, Tây Ban Nha và Pháp thông qua - những biện pháp mà Bắc Kinh coi là “không chấp nhận được”. Trong khi đó, Áo và Bỉ thông báo ý định phân tích nước thải của các chuyến bay đến từ Trung Quốc”.
Liên Hiệp Âu Châu hoàn toàn có cơ sở để lo ngại tình hình dịch bùng phát mạnh ở Trung Quốc. Theo trang RTL, ngày 4/1, phát ngôn viên chính phủ Pháp Olivier Veran cho biết một phi trường của Pháp đã tiến hành xét nghiệm Covid-19 đối với hành khách trên một chuyến bay từ Trung Quốc hôm 03/01. Kết quả là 1/3 số hành khách nhiễm Covid-19. Kể từ ngày 05/01, Pháp bắt buộc hành khách đến từ Trung Quốc phải có xét nghiệm âm tính Covid trong vòng 48 tiếng trước khi xuất phát.
Về phía Đức, Bộ trưởng Y tế Karl Lauterbach lo ngại về độ nguy hiểm của biến thể Omicron XBB.1.5 đang hoành hành tại Mỹ, chiếm đến 40% số ca nhiễm. Trên mạng Twitter, ông cho biết Bá Linh “đang theo dõi liệu XBB.1.5 đã có ở Đức chưa và lây như thế nào” và hy vọng nước Đức “sẽ qua được mùa Đông trước khi một biến thể như vậy lây lan mạnh”.
Tập Cận Bình: Trung Quốc Sẵn Sàng Nối Lại Đàm Phán Về Dầu Khí Với Phi Luật Tân
(Hình: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr. trong buổi lễ tiếp đón tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 4/1/2023.)
- Trung Quốc sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán về dầu khí và quản lý các vấn đề hàng hải một cách “thân thiện” với Phi Luật Tân, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói hôm thứ Tư (4/1/2023), theo truyền hình nhà nước Trung Quốc.
Phát biểu của ông Tập được đưa ra với Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr khi ông Marcos đang có chuyến thăm 3 ngày tới Bắc Kinh.
Những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông, nơi giàu dầu mỏ, khí đốt và cá với khoảng 3 ngàn tỉ Mỹ kim thương mại hàng hải qua lại hàng năm, từng là nguyên nhân gây căng thẳng giữa Bắc Kinh và một số nước Đông Nam Á, bao gồm cả Phi Luật Tân.
Phi Luật Tân trước đó bày tỏ quan ngại về tin tức các hoạt động xây dựng của Trung Quốc và tình trạng “tràn ngập” tàu đánh cá của Bắc Kinh trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.
Trong khi Phi Luật Tân là một đồng minh quốc phòng của Hoa Kỳ, dưới thời nhà lãnh đạo tiền nhiệm Rodrigo Duterte, nước này đã gác lại vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông để đổi lấy đầu tư của Trung Quốc.
Ông Tập nói với ông Marcos hôm thứ Tư rằng Trung Quốc sẵn sàng cùng thăm dò tài nguyên dầu khí ở các khu vực không có tranh chấp trên biển, hợp tác với Phi Luật Tân về năng lượng mặt trời và gió, đồng thời tăng nhập cảng các sản phẩm thủy sản.
Ông Tập cũng hứa hẹn hợp tác rộng rãi, từ hỗ trợ đầu tư của Trung Quốc vào Phi Luật Tân, đến giúp cho nước láng giềng phát triển làng mạc và kỹ thuật nông nghiệp, giáo dục cơ bản, khí tượng, không gian và vaccine.
Chuyến thăm của ông Marcos diễn ra khi ông Tập mở cửa lại biên giới của Trung Quốc với thế giới sau 3 năm cô lập để phòng chống đại dịch COVID-19. Ông Tập đã chào ông Marcos mà không đeo khẩu trang khi cả hai tham dự buổi lễ chào đón tại Đại lễ đường Nhân dân, một dinh thự lớn ở trung tâm thủ đô của Trung Quốc.
Ông Marcos cũng đã gặp Thủ tướng Trung Quốc sắp mãn nhiệm Lý Khắc Cường và Chủ tịch Quốc hội Lật Chiến Thư hôm thứ Tư.
Trung Quốc, Phi Luật Tân Cam Kết Tìm Giải Pháp “Hữu Nghị” Cho Tranh Chấp Biển Đông
- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay Trung Quốc và Phi Luật Tân cam kết giải quyết những bất đồng ở Biển Đông thông qua “tham vấn hữu nghị”. Ngày 4/1/2023, khi tiếp Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr. tại Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng nối lại đàm phán về khai thác dầu khí chung với Phi Luật Tân.
Theo đài truyền hình Nhà nước CCTV, ông Tập Cận Bình nói với ông Marcos Jr. rằng Trung Quốc mong muốn mang “thêm năng lượng tích cực cho hòa bình và ổn định ở trong vùng” và “khuyến khích hợp tác để phát triển dầu khí ở những vùng không có tranh chấp”.
Tổng thống Phi Luật Tân công du Bắc Kinh vào lúc Trung Quốc bị cáo buộc bồi đắp nhiều thực thể đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa. Trong cuộc họp ngày 4/1, nguyên thủ hai nước kêu gọi “tham vấn hữu nghị để giải quyết một cách thỏa đáng những vấn đề hàng hải” dựa trên Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Theo thông cáo chung, được trang CNN Phi Luật Tân trích dẫn, một cơ chế liên lạc trực tiếp đã được thiết lập giữa Ủy ban Biên giới và Hàng hải thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Văn phòng Hàng hải và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Phi Luật Tân để tránh “mọi sai lầm về tính toán và trao đổi” ở Biển Đông. Ông Tập Cận Bình và ông Marcos Jr. đánh giá đường dây liên lạc này nhằm củng cố niềm tin và cải thiện sự tin tưởng lẫn nhau.
Ngoài vấn đề chủ quyền lãnh hải, Phi Luật Tân và Trung Quốc đã ký 14 thỏa thuận song phương trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, an ninh hàng hải, đánh bắt hải sản, cơ sở hạ tầng, du lịch, giáo dục. Tổng thống Marcos Jr. kết thúc chuyến công du Trung Quốc hôm 5/1.
Chiến Hạm Mỹ Đi Qua Eo Biển Đài Loan Nhạy Cảm; Trung Quốc Tức Tối!
(Hình: Mặt trước của khu trục hạm Mỹ USS Chung-Hoon.)
- Một chiến hạm của Hoa Kỳ đi qua eo biển Đài Loan đầy nhạy cảm hôm thứ Năm (5/1/2023). Trong một tuyên bố, quân đội Mỹ cho hay khu trục hạm Chung-Hoon mang phi đạn điều hướng, thuộc lớp Arleigh Burke, đã thực hiện chuyến hải hành.
“Việc tàu Chung-Hoon đi quá cảnh qua eo biển Đài Loan thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, tuyên bố cho biết.
Trong một tuyên bố, Liu Pengyu, phát ngôn viên của Tòa Ðại sứ Trung Quốc tại Hoa Thịnh Ðốn, nói rằng Trung Quốc kiên quyết phản đối động thái này và kêu gọi Hoa Kỳ “ngay lập tức ngừng gây rắc rối, ngừng leo thang căng thẳng và phá hoại hòa bình, ổn định trên eo biển Đài Loan”.
Phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Chiến trường miền Đông của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc cho biết họ đã tập hợp các binh sĩ để theo dõi và canh gác khi chiếc tàu đi qua, và “mọi hoạt động đều nằm trong tầm kiểm soát”.
Bộ Quốc phòng Đài Loan cho hay chiếc tàu đi qua eo biển về phía Bắc. Các lực lượng của Đài Loan đã theo dõi hành trình của tàu và không nhận thấy điều gì khác thường.
Eo biển Đài Loan có bề ngang hẹp là nơi thường xuyên nảy sinh các căng thẳng quân sự kể từ khi chính phủ Trung Hoa Dân Quốc bại trận chạy sang Đài Loan vào năm 1949 sau khi họ thua trong cuộc nội chiến với phe Cộng sản, phe này đã thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Hoa Kỳ không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nhưng có cam kết được ghi trong luật về việc cung cấp các phương tiện tự vệ cho hòn đảo.
Trung Quốc chưa bao giờ loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để giành quyền kiểm soát Đài Loan. Đài Loan thề sẽ tự vệ nếu bị tấn công, nói rằng yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh là vô hiệu vì Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ cai trị hòn đảo này.
Một Nửa Số Sông Băng Trên Trái Đất Có Nguy Cơ Biến Mất Vào Cuối Thế Kỷ XXI
- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay theo một công trình nghiên cứu khoa học công bố vào hôm 5/1/2023 trên tạp chí Mỹ có uy tín Science, một nửa số sông băng trên Trái Đất, đặc biệt là những con nhỏ băng nhất, sẽ biến mất vào năm 2100 do tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nếu hạn chế được đà hâm nóng của Trái Đất, còn có thể cứu được những sông băng khác.
Theo hãng tin Pháp AFP, công trình nghiên cứu này đã cung cấp những dự đoán toàn diện nhất từ trước đến nay về tương lai của khoảng 215.000 sông băng (còn gọi là băng hà) trên thế giới. Điểm đặc sắc của công trình là nghiên cứu tác động trực tiếp lên sông băng của một số kịch bản Trái Đất bị hâm nóng (+1,5°C, +2°C, +3°C và +4°C), nhằm giúp ích cho các nhà làm chính sách.
Nếu mức tăng nhiệt độ được giới hạn ở 1,5°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp - mục tiêu tham vọng nhất của Hiệp định khí hậu Paris - thì 49% sông băng trên thế giới sẽ biến mất vào năm 2100, tương đương với khoảng 26% tổng khối lượng băng, dẫn đến việc mực nước biển dâng cao thêm khoảng 9cm.
Đồng tác giả công trình, bà Regine Hock, Giáo sư tại Đại học Oslo, Na Uy, người đã nghiên cứu sông băng trong suốt sự nghiệp, giải thích: “Các khu vực có tương đối ít băng, chẳng hạn như dãy Alpes ở Âu Châu, dãy núi Kavkaz ở Trung Á, dãy Andes ở Nam Mỹ, hay vùng núi miền tây Hoa Kỳ, sẽ mất gần như toàn bộ băng vào cuối thế kỷ này, bất kể kịch bản phát thải là gì”. Theo bà, số phận những sông băng đó ít nhiều đã an bài.
Còn nếu mức tăng nhiệt độ lên tới 4°C, theo kịch bản tồi tệ nhất được dự đoán, các sông băng lớn nhất, chẳng hạn như ở Alaska, sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, với 83% sông băng sẽ biến mất, chiếm 41% tổng khối lượng băng của Trái Đất, và mực nước biển sẽ dâng cao 15cm.
Trả lời thông tấn xã AFP, chuyên gia Hock nhận định: “Mức tăng từ 9 cm đến 15 cm có vẻ không nhiều lắm”, nhưng đó là một “điều đáng lo ngại”, bởi vì mực nước biển càng cao thì càng gây ra lũ lụt lớn trong trường hợp có bão, và do đó “thiệt hại nặng nề hơn”. Đây là trường hợp đã và đang xảy ra, khi mực nước biển dâng cao thêm khoảng 3 mm mỗi năm.
Các tác giả đã cảnh báo về tầm quan trọng của các hành động giảm khí thải nhà kính gây ra biến đổi khí hậu, nhằm hạn chế sự tan chảy của các sông băng này và hậu quả của nó.
Bà Hock nhấn mạnh: “Tôi nghĩ rằng có một tia hy vọng nhỏ và một thông điệp tích cực trong nghiên cứu của chúng tôi, bởi vì nó cho biết rằng ta có thể tạo ra sự khác biệt, rằng những hành động giảm khí phát thải đó rất quan trọng”.
Việt Nam Không Quan Trọng Sinh Mạng Con Người!
Vụ Bé Trai Rơi Vào Trụ Bê-Tông: Lực Lượng Cấp Cứu Trưng Cầu Ý Kiến Chuyên Gia, Vì Kỹ Thuật Cứu Người yếu Kém!
(Hình: Phương pháp cấp cứu hiện làm theo cách tháo các khớp nối, lần lượt đưa các đoạn ống lên.)
- Lực lượng cấp cứu bé trai 10 tuổi (nạn nhân rơi xuống trụ bê-tông từ ngày 31/12/2022 và được thông báo đã chết ngày 4/1/2023), đến ngày 5/1 vẫn chưa tìm thấy thi thể của nạn nhân và đưa lên mặt đất, nên phải trưng cầu ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước.
Truyền thông nhà nước loan tin như vừa nêu. Theo đó vào sáng sớm ngày 5/1, công tác cấp cứu phải tạm dừng vì gặp phải tầng địa chất “đặc biệt”.
Lực lượng chức năng phải hội ý khẩn cấp để trưng cầu ý kiến của giới chuyên gia trong và ngoài nước về cách giải quyết các tầng địa chất. Phương pháp cấp cứu hiện có thay đổi và làm theo cách tháo các khớp nối, lần lượt đưa các đoạn ống lên, thay vì đưa toàn bộ như dự tính trong mấy ngày qua.
Truyền thông nhà nước tin vụ tai nạn xảy ra lúc khoảng 11 giờ 30 phút sáng ngày 31/12, khi cháu bé 10 tuổi (tên Thái Lý Hạo Nam) cùng một số bạn trong xóm đi vào công trình cầu Rọc Sen để nhặt sắt. Khi thấy bạn Nam bị rơi vào trụ bê-tông, các bạn đi cùng hô hoán để người lớn đến cứu nhưng bất thành. Hàng trăm người đã được huy động cùng nhiều phương tiện để cứu cháu bé. Vì không coi trọng sinh mạng con người, cộng với kỹ thuật cứu cấp yếu kém, nên không cứu được sinh mạng cháu bé, giờ thì tuyên bố đã chết, mà không tìm thấy xác! Sống dưới chế độ CS, sinh mạng con người rẻ như thế!
Có Hợp Lý Khi Tuyên Bố Nạn Nhân Chết, Dù Chưa Tìm Thấy Thi Thể?
(Hình: Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp công bố tin bé Hạo Nam chết, tối 4/1/2023.)
Chiều ngày 4 tháng 1 năm 2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu thông tin: “Trước đây, chúng ta ưu tiên vừa song song cấp cứu và tìm mọi cách để bảo tồn, để duy trì cho em bé. Nhưng mà xét thấy rằng đến lúc này thì điều kiện duy trì sự sống cho em bé đã kết thúc. Và cũng đã có bằng cớ đầy đủ, rõ ràng là em bé đã chết. Em bé đã chết thì phải đưa lên bằng mọi cách sớm nhất để lo tang sự cho em bé”.
Nạn nhân ở đây là bé Hạo Nam, 10 tuổi, bị lọt vào ống bê-tông trong công trình Rọc Sen đang xây dựng ở tỉnh Đồng Tháp từ trưa 31 tháng 12 năm 2022. Đến tối ngày 4 tháng 1 năm 2023 vẫn chưa đem được cháu bé ra khỏi ống bê-tông.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định việc duy trì sự sống cho bé Nam đã kết thúc, do đó, đơn vị cấp cứu cứu nạn sẽ thay đổi phương án, thực hiện nhanh nhất các công đoạn để sớm đưa thi thể bé ra khỏi ống cọc bê-tông.
Ngay sau khi thông tin bé Hạo Nam đã chết được đưa ra, Luật sư Đặng Đình Mạnh viết trên facebook cá nhân của ông rằng, pháp luật hiện nay chỉ đang chấp nhận hai tình trạng chết, đó là chết sinh học và chết pháp lý. Ông phân tích trường hợp bé Hạo Nam:
“Tình trạng chết sinh học nhất thiết phải được xác định qua thi thể người chết. Chết sinh học là có sự kiện người chết thật và điều đó tuyệt đối bất biến.
Tình trạng chết pháp lý thể hiện qua một phán quyết của cơ quan tài phán khi thỏa mãn các quy định về thời hạn mất tích trong từng trường hợp. Thế nên, chết pháp lý thì không rõ người bị phán quyết đã chết có chết thật hay không? Do đó, tình trạng chết pháp lý có thể bị hủy bỏ trong trường hợp người bị phán quyết đã chết trở về.
Trường hợp “tử vong” của cháu bé HN không thuộc hai trường hợp chết được luật pháp quy định. Do đó, thông báo của vị lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp chỉ mang tính chất tham khảo tạm thời, hoặc nhằm mục đích chuẩn bị tâm lý cho công chúng mà thôi. Nhất thiết, chúng không có giá trị pháp lý”.
Theo Luật sư Mạnh, về phương diện pháp luật, cháu Hạo Nam vẫn phải được xem là còn sống và các cơ quan địa phương vẫn phải có trách nhiệm nỗ lực cao nhất trong việc cấp cứu cho cháu trong tư cách là người bị nạn còn sống cần được cấp cứu.
Theo Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015, một người được tuyên bố đã chết khi “bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống”. Việc tuyên bố đã chết phải do tòa án ra quyết định.
Trường hợp bé Hạo Nam được xác định chết được cho biết là do nhiều cơ quan cùng đánh giá, đưa ra dựa vào thời gian cháu bé gặp nạn, tình trạng rơi vào ống cống có độ sâu... chỉ sau vài ngày tìm kiếm, và được thông tin bởi một Phó Chủ tịch tỉnh.
Luật sư Ngô Anh Tuấn cho rằng, tuyên bố như vậy là không đúng. Ông nói với Ðài Á Châu Tự Do (RFA) sáng ngày 5 tháng 1:
“Nói về mặt pháp lý thì tuyên bố đứa bé đã chết là không đúng. Ở đây họ nói đã chết về mặt sinh học để giảm áp lực về nhân sự phục sự việc cấp cứu cứu nạn. Nghĩa là thay vì cứu sống thì chỉ còn tìm thi thể thì nó sẽ khác. Tuy nhiên về mặt thực tế thì tôi nghĩ họ cũng dự đoán là đứa bé chết từ ngày đầu rồi nhưng bây giờ họ mới công bố. Nhưng về mặt pháp lý thì nó không đúng.
Họ muốn giải quyết trong nội bộ của họ thôi. Họ nói là họ sẽ làm được. Nếu làm được thì họ vừa có công vừa giảm áp lực cho người khác, giảm sai phạm khác chứ họ đâu muốn đưa ra trung ương.
Đúng ra họ phải biết trường hợp này rất hy hữu và khẩn cấp, không phải ai cũng có khả năng cấp cứu. Nếu họ báo cáo lên trên làm liền thì dù không thành công người ta cũng cảm nhận là đã cố gắng hết sức nhưng không cứu được cháu bé. Họ đã bỏ qua thời gian vàng. Dư luận có quyền nói là bây giờ đang đi giải quyết, che giấu trách nhiệm của các ông chứ đâu phải cố đi cứu cháu bé. Dư luận hoàn toàn có quyền dị nghị như thế”.
Luật sư Ngô Anh Tuấn nói thêm, không ít người cho rằng, nếu họ tự mình cứu được cháu bé thì cũng đồng nghĩa với việc những sai phạm của ai đó sẽ được hóa giải hoặc được bưng bít.…
(Hình: Lực lượng cấp cứu đang kéo trụ bê-tông ra để giải cứu em Thái Lý Hạo Nam, 10 tuổi, ở Đồng Tháp hôm 4/1/2023.)
Truyền thông nhà nước cho hay, sáng sớm ngày 5 tháng 1, công tác cấp cứu phải tạm dừng vì gặp phải tầng địa chất “đặc biệt”. Lực lượng chức năng phải hội ý khẩn cấp để trưng cầu ý kiến của giới chuyên gia trong và ngoài nước về cách giải quyết các tầng địa chất. Phương pháp ‘cấp cứu’ lại thay đổi, tức là tháo các khớp nối, lần lượt đưa các đoạn ống lên, thay vì đưa toàn bộ như dự tính trong mấy ngày qua.
Điều này có nghĩa, công tác ‘cấp cứu’ đã dừng lại sau khi đứa bé được xác nhận đã chết, dù không có bằng chứng cụ thể. Bác sĩ Đinh Đức Long nêu nhận định của ông với RFA tối ngày 5 tháng 1:
“Nói đứa bé chết là rất lạ vì họ chưa chứng minh được là đứa bé đã chết hay không. Họ không có bằng chứng trực tiếp, không có chứng cứ trực tiếp. Phải có thi thể cháu bé thì mới có thể nói như thế được.
Hay là họ nói như thế để cho xong chuyện, để dư luận khỏi quan tâm nữa. Có nghĩa là khi nào lấy đứa bé lên được thì lấy. Không phải trực ngày đêm nữa. Không bị áp lực thời gian nữa. Cái đấy về mặt khoa học thì không thuyết phục nhưng tôi chưa tìm thấy cơ sở pháp lý nào để nói là họ sai. Ở Việt Nam có những trường hợp đã có giấy báo tử nhưng rồi người chết lại trở về. Việt Nam có những chuyện đó. Có những trường hợp họ cố tình làm sai vì mục đích khác”.
Theo báo chí trong nước, chính quyền và chuyên gia pháp y đã gặp gỡ gia đình cháu Hạo Nam để thông báo tình hình. Cha cháu Nam đồng ý với biên bản ghi nhận sự việc con trai mình đã chết. Phó Chủ tịch tỉnh khẳng định, các lực lượng cấp cứu sẽ đưa bé Hạo Nam lên bằng mọi cách, trong thời gian sớm nhất để lo hậu sự cho cháu.
Một ngày trước khi Phó Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp tuyên bố cháu Hạo Nam đã chết, Thiếu tướng Nguyễn Minh Triều - Phó Tư lệnh Quân khu 9 - cho hay Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Tháp cùng các cơ quan có liên quan sắp tới sẽ hỗ trợ một căn nhà cho gia đình cháu Hạo Nam.
Có dư luận lo ngại rồi vụ này cũng sẽ “chìm xuồng” như những vụ trẻ em chết tại những công trình xây dựng trước đây, tức chẳng có ai chịu trách nhiệm về mặt hình sự một khi gia đình bị bịt miệng “không kiện cáo!”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét