CHÚC MỪNG NĂM MỚI: NĂM MÃO NÓI CHUYỆN MÈO!
Mèo gần gũi với con người, tứ chi có “bộ nhún Trời cho đặc biệt“ nên đi rất nhẹ nhàng. Mèo cùng họ với hổ, báo, đuôi dài, mắt cực sáng, cơ quan khứu giác cực kỳ nhạy cảm, có thể nhắm mắt mà vẫn quan sát, nắm bắt được các hoạt động xung quanh một cách chính xác…
Mèo được coi là động vật dịu dàng nhất trong các đại diện của 12 địa chi, trung bình nặng từ 1 đến 3 kg, thường có bộ lông mượt và dày, hoạt động chủ yếu về ban đêm, ăn những động vật nhỏ, mỗi lứa đẻ từ 2 đến 3 con. Mèo có nhiều loại khác nhau: mèo trắng, mèo đen, mèo tam thể, mèo rừng, mèo ri, mèo cá, mèo mun, mèo mướp, mèo mỡ, mèo nhị thể... Mèo gần gũi với con người, tứ chi có “bộ nhún đặc biệt“ nên đi rất nhẹ. Mèo cùng họ với hổ, báo, đuôi dài, mắt cực sáng, cơ quan khứu giác cực kỳ nhạy cảm, có thể nhắm mắt mà vẫn quan sát, nắm bắt được các hoạt động xung quanh một cách chính xác…giống như các người lính tình báo!
Vì gần với con người nên hình ảnh Mèo được đưa vào nhiều câu thành ngữ để ví von, châm biếng hoặc răn đời:
- Có ăn nhạt mới thương đến mèo
- Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì hên.
- Mèo già hóa cáo, cáo già hóa thần chủ
- Mèo mả, gà đồng
- Mèo trắng, mèo đen miễn là bắt được chuột
- Nói như rồng leo, làm như mèo mửa
- Mèo chuột, chim chuột
- Mèo hoang lại gặp chó hoang
- Mèo khen mèo dài đuôi
- Mèo lành chẳng ở mả, ả lành chẳng ở hàng cơm
- Mèo mù vớ cá rán
- Mèo nào cắn mỉu nào
- Mèo nào chẳng ăn vụng
- Mèo nhỏ bắt chuột con
- Như mèo thấy mỡ
- Chó treo, mèo đậy
- Mèo vẫn hoàn mèo
- Mèo già khóc chuột
- Rửa mặt như mèo
- Mèo tha con
- Mèo nhắm mắt nhưng không ngủ
- Mèo vật đống rơm
- Như chó với mèo
..................
Ở Mỹ, Tây Phương, mèo là động vật được yêu quý sau chó. Còn ở Việt Nam, mèo cũng được ưa chuộng lắm chứ, không phải để làm cảnh, mà còn làm "món ăn" cho dân nhậu, rất thích thịt “Tiểu Hổ!” Thế nhưng trong năm Quý Mão, con mèo vẫn có nhiều nét đẹp về tính cách, những người dân đi xem bói thường xem tuổi tác vợ chồng có hợp không, để quyết định sinh con cái, để quyết định những vấn đề lớn trong công việc. Dựa trên tính cách, thói quen và bản năng sống của con mèo, có những đối tượng người dân khác, cũng xem năm con mèo là không hợp tuổi. Ở Trung Quốc, năm Mão được xem là năm con Thỏ. Cũng như ở Việt Nam, họ xem dựa vào tính cách, thói quen và bản năng sống của con Thỏ để đánh giá, quan niệm và áp dụng cho cuộc sống.
Ngày tôi còn trong quân ngũ đóng quân ở chợ Bến, một lần được phép ra ngoài doanh trại chơi và đi chợ Bến, thấy một Mế (Mẹ) bán mèo, tôi hỏi: Mế ơi! com mèo này có bắt chuột giỏi không? Bà thật thà trả lời: nó chỉ vồ gà giỏi thôi! chuồng gà nhà tôi, không còn con nào! Thế mới bán chứ!
Năm nay là năm Quý Mão, hình ảnh người mẹ dân tộc thật thà, hiền hòa, lại hiện lên như một thước phim lung linh, đầy thơ mộng, gần đấy, mà đã xa tự thuở nào... Ôi Quê hương, biết bao tình mến!
Năm Mới Vui Vẻ! Năm Mão Vài Chuyện Cười Con Mèo!
*Chuyện Cười Về Mèo “Mèo lại hoàn mèo!”
Một con mèo chết và lên thiên đường, Thượng đế hiện ra và nói:
– Con là một con mèo tốt khi còn sống. Bây giờ con mong ước gì sẽ được nấy…
– Con sống trong một gia đình nghèo khó suốt cuộc đời, phải ngủ trên sàn gỗ cứng…
– Sẽ không còn thế nữa – Thượng đế cười. Dứt lời, một chiếc gối nệm rất êm hiện ra!…
*Vài ngày sau
Có mấy chú chuột bị chết lên thiên đường và Thượng Đế cũng ban điều ước cho chúng…
Lũ chuột lao nhao: “Cả đời bọn con cứ phải chạy, chạy suốt. Bọn con bị mèo, chó và cả các qúy bà với cây chổi trên tay rượt đuổi suốt thôi. Tụi con ước gì mình có được đôi giày patin để đỡ phải chạy…”. Thượng đế mỉm cười “Như con ước”…, Thế là các chú chuột đều có một đôi giày patin…
Vài tuần sau, Thượng đế đi thăm chúng sinh trên thiên đường. Ghé ngang qua chỗ mèo, ông thấy chú mèo đang ngủ ngon lành trên gối nệm…Thượng đế khẽ đến lay dậy và hỏi:
“Con khoẻ chứ? Con có thấy vui không?”
Chú mèo vương vai và rên ư ử ra chiều thích thú “Con chưa bao giờ hạnh phúc hơn trong đời mình như thế này. Và nhất là mấy bữa ăn còn sống, nóng hổi, để trên bánh xe mà ngài gửi cho con là tuyệt nhất!
*Truyện cười về mèo: Con mèo quái quỷ!
John rất ghét con mèo mà vợ anh ta nuôi. Một hôm anh quyệt định sẽ vất nó đi, John cho nó lên xe và lái đi cách nhà hơn 20 dãy phố để nó lại một công viên.
Khi anh về gần đến nhà thì con mèo cũng đang trên đường vào nhà anh.
Ngày hôm sau,
John quyết định lái xa hơn nữa qua 40 dãy phố và để con mèo lại nhưng cũng như lần trước khi anh lái xe vào gara thì lại trông thấy con mèo đang đủng đỉnh bước vào nhà. John tìm mọi cách đưa con mèo đi ngày càng xa hơn nhưng nó luôn luôn về nhà còn trước cả anh.
Cuối cùng John quyết định lái xe đến một nơi thật xa, quẹo phải rồi rẽ trái, qua cây cầu sau đó thì rẽ phải và rẽ phải tiếp cứ tiếp tục cho đến khi anh đến một nơi mà anh cho là khoảng cách an toàn và bỏ con mèo lại đó.
Nhiều giờ sau, John gọi điện cho cô vợ:
– Jen này, con mèo có đó không em?
– Nó ở nhà đây anh – Cô vợ trả lời – Tại sao anh hỏi vậy?
– Ôi trời, đưa ống nghe cho con mèo quái quỉ đó đi. Anh cần nó chỉ đường về nhà!!! – John tức tối la lên.!
Truyện cười về mèo: Huấn luyện mèo!
Cô con gái của Mary vừa nhặt được một chú mèo bị bỏ rơi và đem nó về nhà nuôi. Cô cảm thấy khó chịu khi thấy con mèo bắt đầu dùng lưng ghế xôfa để cào xước gãi ngứa.
– Em đừng lo – Chồng cô nói – Anh sẽ dạy bảo nó.
Và suốt những ngày sau, Mary thấy chồng cô đang kiên nhẫn huấn luyện con mèo. Bất cứ khi nào con mèo cào ghế xôfa, chồng cô liền bỏ nó ở ngoài nhà để cho nó một bài học.
Con mèo học rất nhanh. Và trong suốt những năm sau đó, bất cứ khi nào con mèo muốn đi ra ngoài nó đều cào vào ghế sofa!!!.
*Truyện cười về mèo: Hố to cho cả con mèo nhà bác
Chú nhóc Tim đang lấp một cái hố ở ngoài vườn trong khi ông hàng xóm nhìn qua hàng rào. Ông này tò mò hỏi:
– Cháu đang làm gì vậy, Tim?
– Con cá vàng của cháu bị chết – Tim buồn bã nói – cháu vừa chôn nó.
– Nhưng chôn một con cá vàng đâu cần cái hố lớn đến như vậy?
– Vì nó nằm trong bụng con mèo nhà bác đấy ạ.
*Truyện cười về mèo: Lời xin lỗi của mèo
Bạn chó thân mến
Mình rất tiếc là bạn đã bị gửi đến chuồng chó lang thang vì cây đèn không phải bạn làm vỡ, vì bể cá vàng không phải bạn làm đổ, vì tấm thảm không phải bạn làm ướt, vì tường nhà không phải do bạn bôi bẩn…
Bây giờ ở nhà mọi việc đã êm ả. Và để bạn biết rằng mình hoàn toàn không hề lo lắng buồn phiền gì cho bạn, mình gửi cho bạn một bức ảnh của mình, để bạn luôn luôn nhớ đến mình
Ký tên
Mèo
*Truyện cười về mèo: Sự khác biệt giữa chó và mèo
Con chó nghĩ: Loài người thật là tốt. Họ cho mình thức ăn, tắm rửa cho mình, làm cho mình một chỗ ngủ thật êm ấm. Họ đúng là thượng đế.
Con mèo nghĩ: Loài người thật là tốt. Họ cho mình thức ăn, tắm rửa cho mình, làm cho mình một chỗ ngủ thật êm ấm. Mình đúng là thượng đế
*Truyện cười về mèo: Ai đáng sợ hơn
Hai bà hàng xóm tâm sự với nhau:
– Tôi thấy lo quá. Ông nhà tôi mang con mèo đi vứt vào hố băng mà hơn 1 tiếng đồng hồ rồi vẫn chưa thấy về.
– Thế thì có gì phải lo đâu
– Nhưng con mèo thì đã về cách đó nửa tiếng rồi
*Truyện cười về mèo: Đừng nghĩ bậy!
Một bà danh giá mời thầy thuốc thú y đến chữa bệnh cho con mèo cái của bà bị ốm. Bác sĩ thú y khám cho con mèo và bảo bà chủ rằng con mèo có thai
– Vô lý – Bà chủ nói – Nó không hề gần một con mèo đực nào cả.
Ðúng lúc ấy một con mèo to đi vào phòng.
– Thế con này thì sao? – Bác sĩ hỏi.
– Ông đừng nghĩ bậy – Bà chủ nói – Ðó là anh của nó.
*Truyện cười về mèo: Thay thế được
Hai cô gái nói chuyện:
– Sao bạn không đi bước nữa?
– Bởi vì tớ có nuôi một con chó, một con mèo và một con vẹt rồi!
-Nghĩa là sao?”
– Chó thì hay sủa, vẹt luôn càu nhàu còn mèo tận khuya mới chịu mò về
Một con mèo đuổi bắt một con chuột, nhưng chuột chạy tuốt vào hang. Mèo đứng ở cửa hang suy nghĩ hồi lâu rồi bắt đầu sủa.
Con chuột ngạc nhiên, sao mèo lại có thể sủa được bèn thò đầu ra xem liền bị mèo vồ lấy và ăn thịt.
Xong xuôi mèo liếm mép thỏa mãn: Biết thêm một ngoại ngữ thật có lợi.
Tết Đã Bận Rộn, Vậy Mà Quốc Hội Họp Phiên Bất Thường Liên Miên!
- Quốc hội Việt Nam họp phiên bất thường sau khi Ban Chấp hành Trung ương đồng ý cho Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nghỉ hưu.
Quốc hội Việt Nam Khóa XV vào chiều ngày 18/1/2023 sẽ họp phiên bất thường lần thứ ba.
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vào tối 17/1 thông báo quyết định vừa nêu của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội như vừa nêu. Mục tiêu được nói rõ để xem xét nội dung về công tác nhân sự.
Quyết định triệu tập phiên họp bất thường lần thứ ba, và đây là hai phiên họp bất thường của Quốc hội Khóa XV chỉ trong vòng hai tuần lễ, được thông báo sau khi Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam vào chiều ngày 17/1 đồng ý để ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nghỉ hưu.
Động thái cùa Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản và Quốc hội Việt Nam diễn ra đúng như mọi đồn đoán trong những ngày qua về sự ra đi của ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Chủ Tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc Bị Buộc Thôi Chức! Ai Sẽ Là Người Thay Thế?
(Hình: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 45 năm Việt Nam thành thành viên Liên Hiệp Quốc hôm 21/10/2022 ở Hà Nội.)
-Chiều ngày 17/1/2022, truyền thông nhà nước đồng loạt đưa tin Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ trong đảng như Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, cũng như hai chức vụ trong chính quyền là Chủ tịch nước và Chủ tịch Hội đồng quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021-2026.
Ông bị cho là chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có hai Phó Thủ tướng và ba Bộ trưởng có vi phạm và khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Trước ông, hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam đã xin thôi giữ các chức vụ. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và cựu Bộ trưởng Khoa học-Kỹ thuật Chu Ngọc Anh bị bắt và khởi tố hình sự vì những sai phạm liên quan đến vụ án “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, đưa hối lộ, nhận hối lộ” liên quan tới Công ty Cổ phần Kỹ thuật Việt Á.
Báo Nhà nước đưa tin ông Phúc đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu “sau khi nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và nhân dân”.
Gần một tuần qua, mạng xã hội đã rộ lên tin đồn ông Phúc bị Bộ Chính trị buộc viết đơn từ chức do trách nhiệm của ông liên quan đến một số vụ tham nhũng gần đây, trong đó có vụ Việt Á với sự dính líu của vợ ông, bà Trần Thị Nguyệt Thu, trong khi truyền thông nhà nước hoàn toàn im lặng.
Trên mạng xã hội, nhiều nhà quan sát chính trị Việt Nam đưa tin Bộ Chính trị đã quyết số phận chính trị của ông Phúc từ ngày 13/1, và Ban Chấp hành Trung ương sẽ nhóm họp vào ngày 17/1 để ra quyết định cho cựu Thủ tướng thôi tất cả các chức vụ trong đảng. Cuối cùng, Quốc hội Việt Nam sẽ nhóm họp một ngày sau đó để bỏ phiếu một cách hình thức cho ông Phúc “về vườn” cũng như bầu người thay thế.
Các Ứng Viên Tiềm Năng Thay Thế Ông Phúc
Theo một số quan sát chính trị Việt Nam, có bốn ứng cử viên thay thế vị trí của ông Phúc, đó là đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, và Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai.
Giáo sư Carl Thayer, Giáo sư về chuyên ngành Chính trị, Đại học New South Wales tại Học viện Lực lượng Quốc phòng Úc Ðại Lợi, cho Ðài Á Châu Tự Do (RFA) biết qua tin nhắn như sau:
“Các nguồn tin của tôi cho biết có ba ứng cử viên khả dĩ. Thứ nhất, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước. Điều này sẽ tiếp nối tiền lệ khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần. Thứ hai, tên của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang đã được đề cập. Và thứ ba, Tô Lâm có thể là một ứng cử viên triển vọng”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng kiêm nhiệm chức Chủ tịch nước vào năm 2018 sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần. Ông Trọng đã kiêm nhiệm hai vị trí cho đến Đại hội 13 Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 2021 khi ông Phúc được bầu vào vị trí Chủ tịch nước.
Trong bài viết mang tựa đề “Thẻ đỏ” cho Chủ tịch nước? Màn kịch chính trị lớn nhất của Việt Nam trong nhiều thập kỷ (nguyên văn “Red Card” for the President? Vietnam’s Biggest Political Drama in Decades) đăng trên Fulcrum ngày 17/1, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, một nhà quan sát chính trị Việt Nam đang làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Tân Gia Ba, viết:
“Trong trường hợp của ông Phúc, ứng cứ viên hàng đầu có thể là Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Ông Tô Lâm dường như đã giành được sự tin tưởng từ ông Trọng vì sự trung thành và vài trò quan trọng trong việc điều hành các điều tra chống tham nhũng. Là uỷ viên Bộ Chính trị nhiệm kỳ thứ hai, ông Tô Lâm cũng có phần mạnh hơn so với các ứng viên cạnh tranh khác”.
Bên cạnh đó, Trưởng ban Tổ chức Trương Thị Mai cũng là ứng viên tiềm năng, ông Hiệp viết.
Theo học giả Lê Hồng Hiệp, với việc ra đi của ông Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cũng giành được các lợi thế khi bước vào Đại hội 14 Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 2026 khi họ bớt đi một đối thủ trong việc chạy đua vào ghế Tổng Bí thư.
(Hình: Bộ trưởng Công an Tô Lâm, nổi tiếng ăn “thịt bò dát vàng! Trị giá 3 ngàn đô!)
Tương Lai Chính Trường Việt Nam
Bill Hayton, chuyên gia cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chatham House- Vương Quốc Anh cho rằng:
“Tôi thấy đây là “Tập Cận Bình hoá” của Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam dưới thời ông Trọng dường như đang áp dụng nhiều ý tưởng và chiến thuật của Đảng Cộng sản Trung Quốc của Tập Cận Bình”.
Ông dự đoán không khí chính trị ở Việt Nam sẽ ngột ngạt hơn trong tương lai:
“Họ đang thu hẹp không gian cho những ý tưởng khác biệt và khăng khăng đòi độc quyền chính trị. Nếu lấy quá khứ để dự báo cho tương lai, thì ở Việt Nam càng kiểm soát nhiều hơn thường mang lại nhiều bất mãn hơn”.
Trong khi đó, trong bài viết mới của mình, học giả Lê Hồng Hiệp cho rằng sự thay đổi nhân sự cấp cao ở Việt Nam không gây ra bất ổn chính trị dẫn tới lung lay chế độ hoặc kìm hãm hoạt động kinh tế của Việt Nam. Ngược lại, ông cho rằng “việc thanh trừng những lãnh đạo tham nhũng có thể mở đường cho những lãnh đạo trong sạch hơn và có năng lực hơn vươn lên, giúp Đảng chống tham nhũng tốt hơn và cải thiện quản trị”.
Tuy nhiên, Giáo sư Carl Thayer thì cho rằng sẽ là quá sớm để có thể rút ra kết luận về tương lai của chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam ở giai đoạn này và nhận định này dường như cho rằng “tất cả các các ứng cử viên tiềm năng để lấp chỗ trống đều không tham nhũng, ngoại trừ đương kim Thủ tướng Phạm Minh Chính”.
Theo học giả Lê Hồng Hiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính trong tương lai cũng sẽ gặp rắc rối do liên quan đến bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), người mới bị kết án 30 năm tù giam vắng mặt về hai tội danh “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “đưa hối lộ” trong vụ án tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
Hồi tháng 8 năm 2022, Cơ quan Điều tra thuộc Bộ Công an Việt Nam thông báo diễn tiến mới của sự việc đó là ra quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC và Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh hồi năm 2012. Lúc đó ông Phạm Minh Chính là Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh.
Theo Giáo sư Carl Thayer, nếu thực có sự tồn tại phe phái trong Đảng Cộng sản Việt Nam thì những phe phái này cũng “sẽ cố thủ để bảo vệ vị trí của mình trước sự trả giá của các đối thủ. Người tốt không phải lúc nào cũng chiến thắng”.
Đảng Cộng Sản Duyệt Việc Chủ Tịch Nguyễn Xuân Phúc Từ Chức Do Cấp Dưới Sai Phạm!
(Hình: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị APEC ở Thái Lan, ngày 18/11/2022.)
-Hôm 17/1/2023, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định cho Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc từ chức giữa lúc cơ quan quyền lực nhất đất nước tiến hành một cuộc càn quét chống tham nhũng, trong đó có sự việc liên quan đến công tác điều hành ứng phó với đại dịch COVID-19.
Các nhà quan sát nhận định với Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) rằng đây được xem là vụ bãi chức chưa có tiền lệ trong chính trường Việt Nam nhưng được đa số người dân đồng tình.
Truyền thông nhà nước cho hay Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra quyết định đồng ý với “nguyện vọng cá nhân” về việc từ chức của ông Phúc, bao gồm “nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu” của ông.
Đơn từ chức này đã được chấp nhận tại một cuộc họp bất thường của Ban chấp hành Trung ương hôm 17/1. Việc từ chức của ông với tư cách là người đứng đầu nhà nước dự kiến sẽ được bỏ phiếu tại một phiên họp bất thường của Quốc hội vào thứ Tư (18/1).
Việc ông Nguyễn Xuân Phúc bị đảng phế chức hôm 17/1 giúp vén lên tấm rèm đằng sau các nghi ngờ trước đó trên mạng xã hội về việc ông đang bị thanh trừng do các sai phạm của gia đình ông trong đại dịch. Các nguồn tin trong và ngoài nước trước đó biết rằng ông Phúc bị Bộ Chính trị cho thôi các chức vụ tại một cuộc họp bí mật hôm 13/1.
Ông Phúc, 68 tuổi, giữ chức Thủ tướng chính phủ từ năm 2016-2021, nắm giữ chức vụ Chủ tịch nước phần lớn mang tính nghi thức trong vòng chưa đầy hai năm và là viên chức cấp cao nhất bị đảng truy quét về cáo buộc tham nhũng.
ông chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có hai Phó Thủ tướng, ba Bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng”, trang VNExpress tường thuật, dẫn thông báo của Ban chấp hành Trung ương.
Văn phòng Chủ tịch nước của ông Phúc không thể đưa ra bình luận ngay lập tức và không rõ liệu khi đảng chấp nhận đơn từ chức của ông Phúc, họ có xác định được ứng cử viên thay thế ông hay không, theo Reuters.
(Hình: Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc tại Vọng Các, Thái Lan, ngày 18/11/2022.)
Đã có nhiều đồn đoán trong những tuần gần đây rằng ông Phúc sẽ từ chức sau khi hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam từng phục vụ dưới quyền của ông bị cách chức vào đầu tháng, khi đảng tăng cường nỗ lực chống tham nhũng dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, còn được gọi là “đốt lò”.
Giới quan sát chính trị trong nước nhận định rằng việc từ chức này là chưa có tiền lệ và là dấu hiệu đáng mừng cho nỗ lực bài trừ tham nhũng của đảng Cộng sản, dù công cuộc “đốt lò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa triệt để.
Cựu nhà báo Võ Văn Tạo ở Khánh Hóa nêu nhận định về việc “thôi chức vụ” của Chủ tịch Phúc:
“Đột nhiên ông Nguyễn Xuân Phúc được ‘thôi chức’, thực chất đó là sự phế truất… nói nôm na đó là sự bãi chức. Đó là một sự đặc ân của giới chóp bu của Đảng Cộng sản Việt Nam khi anh phạm sai lầm, mắc khuyết điểm và thậm chí khi có tội, nhưng vì cương vị, vai vế của anh trong đảng rất lớn, chẳng hạn như tứ trụ triều đình hay Bộ Chính trị, cho nên khi người ta xử phạt anh, người ta làm một cách nhẹ nhàng hơn để giữ bộ mặt cho đảng thôi”.
Trao đổi với VOA từ Sài Gòn, Bác sĩ Đinh Đức Long, người thường xuyên theo dõi tình hình ứng phó dịch bệnh COVID-19 của chính phủ, nêu ý kiến về việc ông Phúc bị cho thôi chức vụ
“Cá nhân tôi rất mừng về tin này. Việc Trung ương và tiếp theo là Quốc hội cho ông Phúc thôi chức Chủ tịch nước theo nguyện vọng cá nhân là đúng theo thẩm quyền và quy trình. Lý do vì sao và trách nhiệm đến đâu thì truyền thông nhà nước không nêu chính thức. Còn sai phạm của ông có dấu hiệu hình sự hay không hay còn cái gì khác nữa thì chúng ta vẫn chưa được biết”.
“Có rất nhiều tin đồn. Tất nhiên tin đồn thì chưa khẳng định là đúng hay không đúng, nhưng dư luận thì rất là không hài lòng, phải nói là rất bất bình, thậm chí là rất căm phẫn vì những thông tin đó – tất nhiên là chưa được kiểm chứng, và đó là việc của tòa án. Cho nên dư luận không ủng hộ việc ông tiếp tục ở vị trí đó nữa. Cho nên việc Ban chấp hành Trung ương Đảng và Quốc hội sắp tới cho ông thôi chức vụ này là hợp lòng dân”.
Trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, Thủ tướng Phúc lãnh đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Vừa qua hai Phó Thủ tướng trong Nội các thời ông Phúc đã từ chức, trong khi hai Bộ trưởng và một số viên chức khác đang phải đối mặt với cáo buộc hình sự do liên quan đến các “chuyến bay giải cứu” đưa người Việt từ ngoại quốc về các khu cách ly trong nước, và vụ test kit Việt Á.
Tin đồn trên mạng xã hội cho biết vợ chồng ông Phúc bị cáo buộc dính líu đến vụ bê bối Việt Á, mà tính đến tháng trước đã dẫn đến việc truy tố 102 người, trong đó có các viên chức cấp cao như cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Kỹ thuật Chu Ngọc Anh. Vụ bê bối cũng dẫn đến việc cựu Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bị cách chức vào ngày 5/1.
Trung ương Đảng “đồng ý” để ông Phúc thôi giữ chức vụ lãnh đạo Nhà nước, các chức vụ trong Đảng, thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021-2026, truyền thông Việt Nam cho biết, nhưng không nêu rõ lý do.
(Hai Phó Thủ tướng được cho nghỉ: Khuất tất đằng sau.)
Ông Phúc là Ủy viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Bộ Chính trị và Đại biểu Quốc hội nhiều nhiệm kỳ. Từ năm 1997 đến năm 2006, ông là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam. Ông được bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng Chính phủ năm 2006 và Phó Thủ tướng năm 2011, trước khi trở thành Thủ tướng 5 năm sau đó. Ông được bầu làm Chủ tịch nước vào tháng 4/2021.
Ông Võ Văn Tạo đưa ra quan sát cá nhân về việc ông Phúc mất chức, đề cập vắn tắt những thông tin không chính thức đã được lan truyền.
“Thực chất sự việc này là người ta trừng phạt ổng về việc để cho vợ con thao túng quyền lực của ổng để trục lợi cho gia đình của ổng, cho dòng họ nhà ổng, cho cánh hẩu của ổng”.
“Ở các nước khác thì sự việc có thể được giải quyết đơn giản, nhưng ở Việt Nam thì hơi lùng nhùng như thế thôi”.
“Nhưng mà dù sao đây cũng là một bước tương đối mạnh trong việc bài trừ chống tiêu cực, tham nhũng”, ông Tạo nhận định.
Tương tự, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Tân Gia Ba nhận định trong bài viết trên trang fulcrum.sg hôm 17/1 rằng động thái này là ví dụ mới nhất về chiến dịch tăng cường chống tham nhũng của ĐCSVN do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu, người từng tuyên bố rằng không có “vùng cấm” trong chiến dịch chống tham nhũng của mình.
Hãng tin Reuters hôm 17/1 nhận định rằng các đợt phế chức trong đảng sẽ báo hiệu sự leo thang hơn nữa trong cuộc đàn áp tham nhũng ngay cả khi có những lo ngại gia tăng rằng nó có thể ảnh hưởng đến tâm lý kinh tế và đầu tư tại Việt Nam.
Kỳ họp bất thường vào ngày 18/1 của Quốc hội được xem là rất hiếm trong cơ quan Lập pháp bảo thủ của Việt Nam và việc hai cuộc họp này được tổ chức gần nhau, ngay trước Tết Nguyên đán, kỳ nghỉ dài ngày của đất nước, cũng là điều bất thường, vẫn theo Reuters.
Biến động chính trị này trong hệ thống độc đảng diễn ra khi ông Trọng tăng cường nỗ lực loại bỏ tận gốc các viên chức bị coi là tham nhũng hoặc không ngăn chặn tham nhũng vì quản lý lỏng lẻo, tạp chí Time dẫn lời ông Carl Thayer, Giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Úc Ðại Lợi, cho biết.
Ngoài ra, ông Thayer cho rằng bất ổn chính trị này chắc chắn sẽ gây khó chịu cho một số nhà đầu tư, những người đã giúp quốc gia Đông Nam Á này trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Nền kinh tế phụ thuộc vào xuất cảng của Việt Nam đã được hưởng lợi từ các công ty toàn cầu như các nhà cung cấp của Apple Inc. và Samsung Electronics Co. đang biến đất nước thành một trung tâm sản xuất.
“Nó đang tạo ra sự bất định ở Việt Nam”, Time dẫn lời Giáo sư Thayer, và ông nêu lên câu hỏi: “Liệu vị Bộ trưởng mà quý vị đang cùng làm việc hôm nay có còn tại vị vào ngày mai hay không?”
‘Đệ Nhất’ Trùm Cuối, ‘Đệ Nhị’ Trùm Cuối… Rồi Sao Nữa?
(Hải Lê)
Cũng theo học giả Lê Hồng Hiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính trong tương lai có thể sẽ gặp rắc rối do liên quan đến bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn....
Có thể gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ là một “chùm cuối”, còn ai mới thực sự là “đệ nhất trùm cuối” trong cả cái “chùm” ấy thì có lẽ phải chờ kết luận từ các cơ quan nghiệp vụ. Đến nay, chắc chắn họ đã biết rõ “cái tổ con chuồn chuồn” nhưng vẫn chưa công khai hết mọi chuyện. Rồi đây, có còn ai là “đệ nhị trùm cuối” nữa không? Công bố cả bà trùm lẫn ông trùm thì liệu có “vỡ bình” hay không? Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang đau đầu….
Thế là chấm dứt mọi đồn đoán. Hệ thống truyền thông lề phải đã loan tin: Ngày 17/1/2023, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét và cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu của ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương 13, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021-2026. Rút kinh nghiệm những lần trước “hành tung” tù mù bị dư luận chất vấn, lần này Đảng đã cho công bố nguyên nhân “trảm” ông Phúc là do, trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, ông Phúc phải “chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 đồng chí Phó Thủ tướng, 3 Bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; 2 đồng chí Phó Thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 Bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử phạt hình sự”.
Thật ra chuyện ông Phúc, chính xác hơn, theo dư luận từ một thời gian dài đến nay, là câu chuyện gia đình ông Phúc, mà, vẫn theo dư luận, chủ yếu liên quan đến bà vợ ông và một lô họ hàng phía bà ta, bị cho là dính quá sâu vào vụ Test Kit Việt Á, đã lùm xùm từ giữa năm 2022. Thậm chí các mạng xã hội từ lâu đã đưa khá chi tiết về lộ trình “tìm và diệt” trùm cuối của vụ đại án này. Chiều mai, Quốc hội sẽ “tuân thủ” Nghị quyết của Đảng, nhiều khả năng 100% sẽ chấp nhận “nguyện vọng cá nhân” của Chủ tịch Phúc.
“Tiên Hạ Thủ Vi Cường”
Cho đến trưa hôm 14/1/2023, khi blogger “cô gái Đồ Long”, tức nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà, viết trên FB cá nhân từng có hàng triệu người theo dõi: “Căng thẳng và kịch tính đến tận những phút cuối cùng, ngôi sao CLB (câu lạc bộ) túc cầu Quảng Nam, cầu thủ số 7 (tức Bảy Phúc) đã bị rút thẻ đỏ truất quyền thi đấu. Anh chuẩn bị rời sân, chấm dứt sự nghiệp cầu thủ nhà nghề”, thì mọi chuyện coi như đã an bài. Bà Trà đã dùng ngôn ngữ túc cầu để diễn tả kịch tính trong quá trình nhân sự cấp cao chuyển động mạnh trong tuần trước Tết Con Mèo. Tại cuộc họp Ban Bí thư trước đấy một ngày, 13/7, ông Phúc đã chính thức nộp đơn xin trở về “làm người lương thiện”. Chỉ dấu rõ nhất cho việc ông Nguyễn Xuân Phúc mất ghế là vụ bắt, khởi tố bà Nguyễn Bạch Thùy Linh, 45 tuổi, Giám đốc công ty SNB Holdings, với cáo buộc “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” từ hôm 4/1. Công ty SNB Holdings liên quan một loạt doanh nghiệp “họ” SNB, trong đó có công ty Thế Giới Tuổi Thơ (Soc&Brothers) và công ty Phân Phối SNB (SNB Distribution). Đáng nói, theo mạng xã hội, doanh nghiệp này được cho là do bà Nguyễn Thị Xuân Trang, con gái ông Nguyễn Xuân Phúc, đứng sau và nắm quyền sở hữu. Việc Bộ Công an “sờ gáy” đến tận doanh nghiệp thuộc sở hữu của con gái đương kim Chủ tịch nước cho thấy người nhà ông Phúc đã không còn thuộc diện “kim bài miễn tử” từ ngày ấy.
Trong lịch sử ĐCSVN chưa bao giờ xảy ra chuyện chỉ trong vòng chưa đầy một tháng mà có đến hai cuộc họp trung ương bất thường chỉ để giải quyết vấn đề nhân sự, trong đó, có việc xử một thành viên thuộc “Tứ trụ”. Theo luật bất thành văn xưa nay, những chuyện đấu đá trên thượng tầng Bộ Chính trị, đặc biệt trong “Tứ trụ”, rất hiếm khi được công bố ra bên ngoài. Kể cả trong thời internet và số hóa thì cũng phải chậm mất mấy “pha”, công luận mới biết được cuộc chiến Ba – Tư khốc liệt đến nhường nào, mới rõ ngọn ngành của việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại sao phải gạt nước mắt trước màn hình vô tuyến, vì đã không hạ bệ nổi Nguyên Tấn Dũng… Và cho đến bây giờ, người dân cũng chỉ thấy hiện tượng, mà vẫn chưa hiểu sự thật đằng sau thực tế là ông Nguyễn Phú Trọng nhắm ai “bồi dưỡng” để truyền ngôi thì người đấy không những không được tập thể trung ương chấp nhận, mà họ còn rơi vào cảnh thân bại danh liệt. Hãy nhìn Phạm Quang Nghị, Đinh Thế Huynh, Trần Quốc Vượng… tất cả đều “treo ấn từ quan”. Vì vậy mà lần này, những Vương Đình Huệ và Tô Lâm, những Võ Văn Thưởng… và chúng ta không biết hết còn những ai nữa đang lọt mắt xanh của đảng trưởng và hứa sẽ được “truyền ngôi”, đã không còn mấy tin tưởng vào “chiếc bánh thánh” ấy của Tổng Bí thư. Và ai ai cũng thấy thời gian gấp gáp lắm rồi.
“Tiên hạ thủ vi cường” – Ra tay trước sẽ dành được lợi thế, trở thành kẻ mạnh; ra tay sau sẽ chịu phần thua thiệt, bất lợi. Phải chăng đấy là chỗ gặp gỡ nhau giữa ông Trọng và “các lãnh chúa” quyết xuống tay với Phúc? Từ phía ông Tổng Bí thư, nhờ vào sự năng nổ của Tô Đại tướng, ông Trọng thấy giờ là thời cơ để dẹp bớt các thế lực đang bủa vây ông. Ông bực mình khi nghe Phúc và Phạm Minh Chính cứ hát mãi “bè” cải cách thể chế trong “dàn đồng ca” khá nguy hiểm cho sự độc tôn của Đảng. Phải dẹp sớm các ảo tưởng về cải cách chính trị ở xứ Đông Lào. Chủ tịch Tập Cận Bình dặn thế và đồng chí không vui khi trong Nội các của Phạm Minh Chính có những thành viên như Minh và Đam đại biểu cho giới kỹ trị thân Mỹ và phương Tây. Vì vậy, ông Tổng tính cho “đi tàu suốt” một thể. Ông Tổng quyết định “bứng” Phúc sớm, vì “hậu thủ vi tai ương” (ra tay sau sẽ thua thiệt). Sách Trung Quốc xưa vẫn dạy vậy! Còn từ phía các đồng chí được ông hứa sẽ “cân nhắc” cũng khá bồn chồn, vì trong vòng hơn hai năm nữa cho tới ngày Đại hội 14, ai mà biết trước được chuyện gì sẽ xảy ra! Vẫn còn “treo đây” nhiều vụ lắm: AVG cho Tô Lâm, Tập đoàn AIC dính Phạm Minh Chính, Thưởng thì liên quan đến việc chuyển nhượng mấy thửa đất vàng cho các đại gia hiện vừa xộ khám cách đây chưa lâu….
Họa Phúc Phải Đâu Một Buổi…
Đảng vẫn dành cho Phúc “củ cà-rốt” trước khi về vườn thế này: “Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc là cán bộ lãnh đạo chủ chốt… sinh ra trong gia đình giàu truyền thống cách mạng; được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở và được Ban Chấp hành Trung ương , BCT các khóa tín nhiệm phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước. Trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, đồng chí đã có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch COVID-19 đạt kết quả quan trọng”. Nhưng phần ân oán đằng sau vụ “trảm” Phúc thì phải nói giới giang hồ còn thua. Được biết, năm 2019, Nguyễn Xuân Phúc đã “bật đèn xanh” cho Trần Văn Vệ, Phó thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát sờ gáy Đại tá Nguyễn Duy Linh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo và Hồ Hữu Hòa, tức “cậu” Hòa, về tội “nhận hối lộ” và “môi giới hối lộ”. Linh là con trai duy nhất của tướng ba sao Nguyễn Văn Hưởng, một “bố già” khét tiếng toàn cõi Đông Dương. Hồ Hữu Hòa là cháu ruột của Hồ Mẫu Ngoạt, mà Ngoạt lại là Phụ tá Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhận hối lộ từ Vũ “nhôm” 5 tỉ đồng, Linh bị tuyên án 14 năm tù. Nói ở tù, thực tế Linh chỉ đi nằm viện dưỡng bệnh, nhưng mất tương lai Uỷ viên Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an mà Tô Lâm quy hoạch cho Linh vào khóa Đại hội 14 tới. Nhục và cay cú, Hưởng thề sẽ bắt Phúc có ngày phải trả giá.
Cựu nhà báo Võ Văn Tạo từ Khánh Hóa bình luận về việc “thôi chức vụ” của Chủ tịch Phúc: “Đột nhiên ông Nguyễn Xuân Phúc được ‘thôi chức’, thực chất đó là sự phế chức… nói nôm na đó là sự bãi chức. Đó là một sự đặc ân của giới chóp bu của ĐCSVN khi anh phạm sai lầm, mắc khuyết điểm và thậm chí khi có tội, nhưng vì cương vị, vai vế của anh trong đảng rất lớn, chẳng hạn như “Tứ trụ” triều đình hay BCT, cho nên khi người ta xử phạt anh, người làm một cách nhẹ nhàng hơn để giữ bộ mặt cho đảng thôi”. Văn phòng Chủ tịch nước của ông Phúc không thể đưa ra bình luận ngay lập tức và không rõ liệu khi đảng chấp nhận đơn từ chức của ông Phúc, họ có xác định được ứng cử viên thay thế ông là ai hay không, theo Reuters. Trong một bài viết mang tựa đề “Thẻ đỏ” cho Chủ tịch nước? Màn kịch chính trị lớn nhất của Việt Nam trong nhiều thập kỷ (nguyên văn “Red Card” for the President? Vietnam’s Biggest Political Drama in Decades) đăng trên Fulcrum ngày 17/1/2023, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, một nhà quan sát chính trị Việt Nam đang làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Tân Gia Ba, nhận xét: “Trong trường hợp để thay ông Phúc, ứng cử viên hàng đầu có thể là Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Ông Tô Lâm dường như đã giành được sự tin tưởng từ ông Trọng vì sự trung thành và vai trò quan trọng trong việc điều hành các điều tra chống tham nhũng. Là ủy viên Bộ Chính trị nhiệm kỳ thứ hai, ông Tô Lâm cũng có phần mạnh hơn so với các ứng viên cạnh tranh khác”. Tuy nhiên, theo một nguồn tin riêng, ông Tô Lâm, vì những lý do khác nhau đã chưa chấp nhận “phần thưởng cao quý” ấy.
Cũng theo học giả Lê Hồng Hiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính trong tương lai có thể sẽ gặp rắc rối do liên quan đến bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), người mới bị kết án 30 năm tù giam vắng mặt về hai tội danh “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “đưa hối lộ” trong vụ án tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Hồi tháng 8 năm 2022, Cơ quan Điều tra thuộc Bộ Công an Việt Nam thông báo diễn tiến mới của sự việc đó là ra quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC và Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh hồi năm 2012. Thời gian đó ông Phạm Minh Chính là Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh. Vậy sau “đệ nhất” trùm cuối, sẽ có “đệ nhị” trùm cuối nữa hay không? Và nếu liên tục công bố cả bà trùm lẫn ông trùm thì liệu có bị “vỡ bình” hay không? Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang thực sự đau đầu….
‘Hồng Phúc’ Từ Những... ‘Chị’... Trang, ‘Anh’ Triết,...
(Trân Văn)
Dẫu cha, chú của các “anh”, các “chị” như “anh” Triết, “anh” Nghị, “anh” Anh, “chị” Trang... không thể trả lời câu hỏi làm sao và lúc nào công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam hoàn tất song họ...
Công chúng trong nước xôn xao… “tin đồn”… rằng Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam sẽ... từ nhiệm. Tuy hệ thống truyền thông chính thức ngậm tăm nhưng… “tin đồn” đã được vài hãng tin ngoại quốc kiểm chứng. Có hãng như Reuters còn khẳng định: Vào thứ tư tới (18/1/2023), Quốc hội Cộng hòa XHCN Việt Nam sẽ tổ chức một kỳ họp đặc biệt bất thường nữa (1)….
Và sự thực đã xảy ra đúng như tin đồn: Hôm 17/1, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định cho Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc từ chức!
Gần đây, thỉnh thoảng Quốc hội Cộng hòa XHCN Việt Nam lại hop… bất thường. Thực tế cho thấy, sở dĩ những cá nhân “đại diện cho ý chí, nguyện vọng của toàn dân” dắt díu nhau về Hà Nội tham dự các kỳ họp… bất thường chỉ vì giới lãnh đạo đảng CSVN đã… nhất trí loại bỏ… đồng chí nào đó và theo… “quy định pháp luật” thì phải có các Đại biểu Quốc hội giơ tay miễn nhiệm cho… “đúng”!
Cách nay chỉ chừng mươi ngày, cũng tại một… “kỳ họp bất thường”, Quốc hội đã… nhất trí… “miễn nhiệm” Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đúng như… “tin đồn” râm ran từ… tháng 9 năm 2022. Lần này, công chúng xầm xì rằng Chủ tịch Nhà nước cũng chỉ… “từ nhiệm” và được… “miễn nhiệm” theo… “nguyện vọng cá nhân” y như hai Phó Thủ tướng chứ không phải… “bãi nhiệm”.
“Miễn nhiệm” theo… “nguyện vọng cá nhân” là một… “màu nhiệm” chỉ xuất hiện trong thời kỳ xây dựng CNXH ở Việt Nam. “Miễn nhiệm” theo… “nguyện vọng cá nhân” là phương thức vừa giũ sạch… “trách nhiệm cá nhân”, vừa giữ được toàn bộ phúc lợi dành riêng cho các cá nhân từng nắm giữ trọng trách dẫn dắt quốc gia, dân tộc! Liệu “miễn nhiệm” theo… “nguyện vọng cá nhân” có đem lại lợi ích tương ứng cho thân nhân?
Đến giờ, chưa có câu trả lời cho câu hỏi vừa kể nhưng cần nêu ra bởi… theo “tin đồn”, sở dĩ Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam... từ nhiệm là vì một số thân nhân dính líu đến các… đại án như Việt Á! Ngay sau khi Việt Á trở thành scandal “vô tiền, khoáng hậu”, thiên hạ đã thắc mắc: Ai hoặc những ai nắm giữ 80% cổ phần của Việt Á? Có phải những cá nhân ẩn danh đó đã giúp Việt Á lũng đoạn toàn bộ hệ thống công quyền (3)?
Đầu tháng này, công an Việt Nam loan báo vừa bắt thêm bà Nguyễn Thị Thanh Thủy - 56 tuổi và bà Nguyễn Bạch Thùy Linh - 45 tuổi cùng vì “lợi dụng ảnh hưởng, can thiệp, tác động lãnh đạo một số bộ, ngành tạo điều kiện, giúp đỡ Công ty Việt Á trong quá trình sản xuất, kinh doanh kit test Covid-19 để trục lợi” (4). Làm sao một cựu chuyên viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (bà Thủy) và Giám đốc một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm dành cho trẻ em và đồ gia dụng (bà Linh) lại có thể phạm loại tội đó?
Công an Việt Nam chưa giải thích và không biết sắp tới hệ thống bảo vệ pháp luật tại Việt Nam có giải thích trong Kết luận điều tra hay Cáo trạng hoặc Bản án liên quan tới vụ Việt Á hay không nhưng thiên hạ đã giải đáp rồi. Theo... giang hồ thì bà Thủy có thể phạm tội “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” vì bà là cháu ruột của cha Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (4).
Còn bà Linh có thể phạm tội “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” vì một trong hai thành viên chính thuộc SNB Holdings do bà làm Giám đốc là SNB Distrubution có một “nữ doanh nhân đang nắm 48% cổ phần”. Đầu Tư – một tạp chí điện tử – không dám nêu tên “nữ doanh nhân” ấy nhưng có chú thích đó là... “một trong những cổ đông sáng lập Tập đoàn Edufit” (5).
Đã có người thử lục lọi và phát giác... tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực giáo dục này có bốn cổ đông, 3/4 cùng mang họ Trần và cùng tham gia quản trị-điều hành. Cổ đông duy nhất mang họ khác và chỉ góp vốn có tên đầy đủ là... Nguyễn Thị Xuân Trang (6) – trùng với danh tính ái nữ của Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (7)... xưa nay vốn đã lẫy lừng vì đầu tư vào nhiều lĩnh vực khó nhằn nhưng luôn... thành đạt!
Bà Thủy, bà Linh là những người nắm giữ 80% cổ phần của Việt Á và được chia 80% lợi nhuận từ việc Việt Á trở thành doanh nghiệp hỗ trợ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” cưỡng bức xét nghiệm COVID 19 và trở thành một trong những lý do chính khiến hơn 20.000 người thiệt mạng hay chỉ nhận thay và chia lại cho những người khác? Còn ai góp vốn vào Việt Á nữa không?...
Rất khó đoán! Cũng vì vậy chỉ có thể liệt kê một số dấu hiệu mà thiên hạ đã kể và cho là có liên quan chứ không thể khẳng định “chị” Trang có dính líu hay không nếu hệ thống bảo vệ pháp luật không muốn kết luận và công bố. Cần phải nhớ, bất kể thế nào thì “chị” Trang cũng nằm trong nhóm đã được xác định là... “hồng phúc dân tộc”. Phàm đã là... “hồng phúc dân tộc” thì phải... cân nhắc và... thận trọng về... thời và... thế. Có rất nhiều ví dụ minh họa cho điều này. Chẳng hạn cách nay khoảng 15 năm, lúc Thiếu tướng – Anh hùng LLVTND Nguyễn Đức Chung được giao giữ một ghế trong Ban Chấp hành Trung ương đảng nên kiêm Chủ tịch Hà Nội, thiên hạ từng xì xầm, sở dĩ Công ty Arktic được chọn làm doanh nghiệp độc quyền cung cấp chế phẩm làm sạch nước sông, hồ ở thủ đô là vì có “anh” Nguyễn Đức Hạnh – quý tử của ông Chung góp vốn. Mươi năm sau, vì lý do... gì đó chưa... rõ, hệ thống bảo vệ pháp luật đột nhiên muốn... xem xét “tin đồn” này và xác nhận là... đúng. Ông Chung bị phạt 8 năm tù và bị buộc hoàn lại 25 tỉ đồng (8)....
***
Song hành với “tin đồn” liên quan đến “chị” Trang là... tin thiệt liên quan đến anh Nguyễn Minh Triết Ở Đại hội Đoàn TNCS HCM khóa 12 diễn ra cuối tháng trước, “anh” Triết tiếp tục được bầu làm... “Bí thư Trung ương Đoàn kiêm Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam”. “Anh” Triết rời Việt Nam đến Anh Quốc du học lúc mới 16 tuổi. Tám năm sau (2012), vừa quay về Việt Nam “anh” Triết đã được Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS HCM mời làm... “chuyên viên” và chỉ trong vòng.. hai năm, “chuyên viên” Nguyễn Minh Triết đã được chọn làm “Phó Giám đốc”, rồi “Giám đốc” của Trung tâm Hỗ trợ và phát triển sinh viên Việt Nam, sau đó được bầu làm “Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn”, giữ vai trò “Phó Ban Thanh niên Trường học của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn”. Hai năm tiếp theo (2014-2016) “anh” Triết về Bình Định làm “Phó Bí thư Tỉnh đoàn”, rồi “Bí thư Tỉnh đoàn Bình Định” và được bầu làm “Ủy viên” của Tỉnh ủy Bình Định. Giống như khi vừa về Việt Nam (ở Hà Nội hai năm), “anh” Triết chỉ luân chuyển về Bình Định hai năm....
Năm 2016, “anh” Triết lộn về Hà Nội vì đã đủ điều kiện để tham gia “Ban Thường vụ Trung ương Đoàn”, đảm nhiệm vai trò “Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam”, Trong năm năm vừa qua, “anh” Triết tiếp tục bước tới làm “Bí thư Trung ương Đoàn”, “Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam” và giờ đã đủ tiêu chuẩn để sẵn sàng tham gia Ban Chấp hành Trung ương đảng, lãnh đạo một địa phương, một bộ hay một ngành nào đó. Bào huynh của “anh” Triếtn - “anh” Nguyễn Thanh Nghị cũng y hệt như vậy. Thân phụ của hai anh – ông Nguyễn Tấn Dũng, cựu Thủ tướng Việt Nam – tài ra sao, đức thế nào có lẽ khỏi bàn nhưng bất kể thế nào thì các “anh” cũng sẽ là như thế vì các “anh” là... “hồng phúc dân tộc”, đảng sẽ sắp đặt để các “anh”, các “chị” thay cha chú tiếp tục dẫn dắt quốc gia, dân tộc xây dựng CNXH ở Việt Nam.... Đâu phải tự nhiên mà những “anh” như “anh” Triết phát động và khuyến khích “Học sinh ba tốt”, “Sinh viên năm tốt”, cùng “anh” cống hiến “sức trẻ, nhiệt huyết, trí tuệ” (9)....
Khi “thượng” đã thế thì “hạ” tất nhiên cũng sẽ như... thế! Trong Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS HCM khóa 12 có một “anh” chỉ mới 24 tuổi nên trở thành thành viên trẻ nhất trong các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS HCM (10): Anh Dương Thái Anh. Vừa tốt nghiệp Đại học là “anh” Dương Thái Anh được nhận vào Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm việc và ngay lập tức được bầu làm Bí thư Đoàn TNCS HCM của EVN. EVN là nơi ông Dương Quang Thành – thân phụ “anh” Dương Thái Anh làm Bí thư kiêm Chủ tịch Hội đồng Thành viên. May mắn chưa ngừng ở đó! Chẳng biết có phải vì thân phụ của “anh” Dương Thái Anh còn là ủy viên BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương hay không mà ngay sau đó, “anh” Dương Thái Anh tiếp tục được “bầu” vào BCH Đoàn TNCS HCM Khối doanh nghiệp Trung ương. “Xuất sắc” như thế thì việc “anh” Dương Thế Anh trở thành Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS HCM, cùng cha chú dẫn dắt thanh niên xây dựng CNXH tại Việt Nam là... đương nhiên.
Dẫu cha chú của các “anh”, các “chị” như “anh” Triết, “anh” Nghị, “anh” Anh, “chị” Trang... không thể trả lời câu hỏi làm sao và lúc nào công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam hoàn tất (11) song họ vẫn hăm hở tiến hành vì buông bỏ thì con cháu không còn là và không được đối xử như... “hồng phúc dân tộc” nữa. Nhờ thứ “hồng phúc” đã trao truyền qua vài thế hệ, xứ sở mới có những... Việt Á, những... giải cứu và đã bảy thập niên, mồ hôi, nước mắt, sinh mạng, tương lai nhiều triệu người vẫn mới chỉ là chuỗi số 0!
Chú thích:
(4) https://baotiengdan.com/2023/1/14/the-luc-nao-dang-tan-cong-chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-phan-2/
“Lợi Ích Nhóm” Có Tác Động Mạnh Vào Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam!
Luật VN: Mỗi Người Hiểu Mỗi Kiểu
“Tuyệt đối không cài cắm, lồng ghép lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ vào trong các quy định của luật”. Đó là phát biểu của ông Vương Đình Huệ - Chủ tịch Quốc hội Việt Nam - trước báo giới hôm 15/1/2023.
Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, nguyên Phó ban Kế hoạch Dự án và Phó ban Tư liệu của Đài truyền hình HTV, hôm 17/1 cho rằng:
“Ông Vương đình Huệ nói như vậy nghĩa là trên thực tế hàng chục năm qua có cài cắm lợi ích cục bộ vào trong luật… Luật mà có cài cắm lợi ích cục bộ thì không còn gọi là luật nữa, mà là một sản phẩm quái dị gắn nhãn hiệu văn minh, mang tên luật pháp. Thực tế làm việc trong nhiều năm tại HTV, thì hầu hết các cơ quan công quyền không căn cứ vào luật mà chỉ căn cứ vào các văn bản dưới luật như Nghị định, thông tư… thành ra luật của Việt Nam soạn ra bao giờ cũng phải chờ các văn bản dưới luật hướng dẫn. Các văn bản này chồng chất như đám rừng vì thay đổi xoành xoạch, nguyên nhân chính là do câu chữ rất mơ hồ vì trình độ tiếng Việt của người soạn luật hoặc họ cố tình soạn một cách mập mờ để gây khó dễ”.
Ngoài ra theo Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, trong luật của Việt Nam cũng như các văn bản dưới luật không có chế tài đối với công chức, viên chức…. Ông Già nói tiếp:
“Khi nhà cầm quyền đối diện với những biến cố, hoặc những sự việc quan trọng chi phối toàn xã hội… thì họ hay lập ban chỉ đạo lập, lập tổ công tác từ cả cấp chính phủ, ví dụ như đại dịch COVID-19, thế là các tỉnh thành bắt chước lập theo. Hay vấn đề trầm trọng hiện nay là thị trường bất động sản, họ cũng lập tổ công tác của chính phủ và những tổ công tác này họ không nắm được gì và họ xé luật luôn… cuối cùng cho ra kết quả trớt quớt. Bằng chứng là đại dịch COVID-19, lập tổ công tác dữ dằn quyết liệt, nhưng cuối cùng vô cùng vô cùng ê chề với việc kỷ luật ngay cả ông Vũ Đức Đam, ông Phạm Bình Minh, rồi ngay cả ông Nguyễn Xuân Phúc với vai trò Chủ tịch nước cũng dính luôn”.
Tóm lại ông Già cho rằng, luật pháp của Việt Nam thứ nhất là không có giá trị trên thực tế, vì những người soạn luật và thi hành luật không có đầu óc văn minh. Thứ hai theo ông Già, trên thế giới việc soạn luật là để cho ai cũng hiểu đúng một kiểu, còn đối với luật Việt Nam thì ai cũng hiểu nhưng mỗi người hiểu một kiểu…. Vì vậy, theo ông, mới sinh ra tình trạng luật pháp không có giá trị đối với thực tế.
Nguyên nhân được Nhà báo Nguyễn Ngọc Già lý giải là do vấn đề luật pháp của Việt Nam từ Quốc hội, Chính phủ, cho đến tất cả địa phương thì những người thi hành luật và những người soạn luật không phải do người dân bầu ra.
Chống “Lợi Ích Nhóm”: Bất Khả Thi
Điều Nhà báo Nguyễn Ngọc Già vừa nói cũng được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhìn nhận hôm 15/1/2023. Truyền thông nhà nước trích dẫn lời ông Huệ nói rằng, nhiều luật chỉ quy định chung chung, khái quát theo kiểu ‘luật khung, luật ống’, để đi vào cuộc sống phải có nhiều văn bản kèm theo… dẫn đến tình trạng luật ban hành xong không thi hành được ngay mà phải chờ Nghị định, trong khi Nghị định lại chờ thông tư.
Riêng vấn đề mà ông Huệ nói về lợi ích nhóm trong việc xây dựng luật, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa khi trả lời RFA cho rằng:
“Quốc hội Việt Nam cũng đã nhiều lần sửa đổi, tuy nhiên do các nhóm lợi ích chi phối nên từ luật pháp đến thực thi có nhiều trở ngại và vướng mắc. Với lại hướng dẫn thực thi ở Việt Nam thường chỉ dựa vào Nghị định hay thông tư để thực hiện mà Quốc hội lại không giám sát được các vi phạm pháp luật. Cho nên họ lợi dụng những sơ hở của pháp luật để thực hiện lợi ích nhóm là chỗ đó”.
Tại Hội nghị trực tuyến về vấn đề này hồi tháng 11 năm 2021, các Đại biểu Quốc hội được truyền thông nhà nước dẫn ý kiến rằng, nên chấm dứt hiện tượng ‘xếp gạch, đặt chỗ’, đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh một cách duy ý chí, không trên cơ sở nhu cầu thực sự, không dựa trên cơ sở bằng chứng, dẫn đến xây dựng luật chắp vá, phải sửa đổi, bổ sung thường xuyên.... Nhất là luật đất đai không rõ ràng, các địa phương mỗi nơi áp dụng mỗi kiểu....
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường từ năm 2002 đến năm 2007, khi trả lời Ðài Á Châu Tự Do (RFA) liên quan vấn đề này nhận định:
“Việc cài cắm thì tôi không biết cụ thể thế nào, nhưng nhìn trong luật, nhất là luật đất đai thì điều này thấy rất rõ. Riêng chuyện giá đất, trên thực tế việc giao đất thường giá thấp hơn thị trường rất nhiều. Việc xác định giá đất do cơ quan Nhà nước tiến hành, và do không quy định chặt chẽ, không quy định thế nào là phù hợp thị trường, nên nó dẫn đến chuyện giá đất xộc xệch và nhiều người giàu lên nhờ đất. Đặc biệt các công ty bất động sản phát triển rất nhiều, rất mạnh, vốn liếng đầu tiên không có gì, nhưng hiện nay đều trở thành các đại gia lớn, và tiền của chắc chắn từ đất ra”.
Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, riêng những ví dụ vừa nêu của ông cũng đủ để kết luận rằng chắc chắn có “cái gì đó” về lợi ích nhóm tác động vào hệ thống pháp luật. Giáo sư Đặng Hùng Võ nói tiếp:
“Nếu không nói là có sự cài cắm lợi ích nhóm vào pháp luật đất đai thì cũng không có thể giải thích bằng con đường nào khác. Chính vì vậy, nếu vạch ra cụ thể quá trình vận động chính sách, vận động pháp luật, để pháp luận cứ mù mờ đi, thì chắc chắn sẽ khó kết luận ai đã làm và làm như thế nào? Việc Đại biểu Quốc hội phát biểu có lợi ích nhóm trong làm luật thì tôi cho rằng hoàn toàn có lý, và thể hiện trong hệ thống pháp luật đất đai khá rõ”.
Đối với việc sắp tới Quốc hội Việt Nam sẽ soạn thảo một số Bộ luật nữa, nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng không có một căn cứ nào để ông tin có một sự thay đổi về nội dung cũng như việc thực thi pháp luật ở Việt Nam…. Vì theo ông, điều căn bản nhất là luật của Việt Nam không có khoa học!
Luật Mới VN: In Lên Bao Lì Xì Hình Sổ Đỏ Có Quốc Huy CS Việt Nam, Có Thể Bị Phạt Tù Đến 3 Năm!
- Hoạt động mua, bán bao lì xì có in hình giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng) trên đó có hình quốc huy Việt Nam đang diễn ra nhan nhản trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội.
Tuy nhiên, tờ Lao động trong ngày 17/1 dẫn lời Luật sư Nguyễn Đoàn-hệ thống Luật sư X, cho biết Quốc huy là biểu tượng thiêng liêng của nhà nước Việt Nam, là niềm tự hào của quốc gia, dân tộc do đó không thể được tự ý sử dụng để in ấn bừa bãi. Việc in quốc huy lên bao lì xì mang tính chất xúc phạm thì có thể bị truy tố về tội Xúc phạm Quốc huy theo quy định tại Điều 351 Bộ luật Hình sự với mức phạt tù cao nhất đến 3 năm.
Liên quan đến việc này, tờ An ninh thủ đô trong cùng ngày trích dẫn Điều 351 Bộ luật Hình sự 2015 quy định, người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Việc xử phạt hình sự chỉ xảy ra khi hình ảnh Quốc huy trên bao lì xì được sử dụng với ý xúc phạm. Người dùng bao lì xì này để chúc Tết, gửi tặng nhau những lời hay, ý đẹp thì chưa đến mức phải xử phạt hình sự.
Tuy vậy, theo khoản 6 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, những cá nhân quảng cáo, rao bán hình ảnh bao lì xì in hình ‘sổ đỏ’ (có Quốc huy) trên mạng có thể bị phạt hành chính từ 80 - 100 triệu đồng về hành vi quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ.
Nhiều người dân nói trên tờ Lao động rằng do muốn mừng tuổi đầu năm cho người thân theo cách mới, độc lạ và khác biệt mọi năm nên nhiều người đang tìm mua loại phong bao lì xì có in hình sổ đỏ như nêu trên.
Hiện, chỉ cần gõ cụm từ “bao lì xì sổ đỏ” trên công cụ tìm kiếm, hàng ngàn kết quả hiển thị liên kết mua bán từ các trang thương mại điện tử như shopee, lazada. Giá của các loại bao lì xì này từ 25.000 đồng/100 cái đến cao nhất 60.000 đồng/100 cái.
Tăng Trưởng Kinh Tế Trung Quốc Năm 2022, Thuộc Diện Thấp Nhất Được Thống Kê!
(Hình: Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý cuối năm 2022 bị ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt do COVID và sự sụt giảm của thị trường bất động sản.)
-Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2022 đã giảm xuống một trong những mức tồi tệ nhất trong gần nửa thế kỷ qua, do quý IV bị ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt do COVID và sự sụt giảm của thị trường bất động sản, gây áp lực buộc các nhà hoạch định chính sách phải tung ra nhiều biện pháp kích thích hơn trong năm nay.
Tốc độ tăng trưởng hàng quý và một số chỉ số trong tháng 12/2022 như doanh số bán lẻ đã vượt kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà phân tích lưu ý rằng xung lực kinh tế tổng thể trên khắp Trung Quốc vẫn yếu và nhấn mạnh những thách thức mà Bắc Kinh phải đối mặt sau khi nước này đột ngột dỡ bỏ chính sách “không COVID” vào tháng trước.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 2,9% trong quý IV năm 2022 so với một năm trước đó, dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS) cho thấy hôm thứ Ba (17/1/2023), chậm hơn mức 3,9% của quý III. Tỷ lệ này vẫn cao hơn mức 0,4% của quý II và mức 1,8% được dự báo về thị trường.
Việc Bắc Kinh đột ngột nới lỏng các biện pháp chống virus nghiêm ngặt đã thúc đẩy kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế trong năm nay, nhưng nó cũng dẫn đến tình trạng gia tăng mạnh các ca nhiễm COVID mà các nhà kinh tế cho rằng có thể cản trở tăng trưởng trong ngắn hạn. Bất động sản sụt giảm và nhu cầu toàn cầu yếu cũng có nghĩa là sự phục hồi tăng trưởng sẽ phụ thuộc nhiều vào những người tiêu dùng vốn đang rất lo lắng.
“Năm 2023 của Trung Quốc sẽ gập ghềnh, không chỉ vì nước này phải đối mặt với mối đe dọa từ làn sóng COVID-19 mới, mà thị trường bất động sản nhà ở đang xấu đi của nước này và nhu cầu toàn cầu yếu đối với hàng xuất cảng của nước này sẽ là những lực cản đáng kể”, Harry Murphy Cruise, nhà kinh tế tại Moody’s Analytics, nhận định.
Đối với năm 2022, GDP tăng 3,0%, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu chính thức là “khoảng 5,5%” và giảm mạnh so với mức tăng trưởng 8,4% vào năm 2021. Nếu không tính mức tăng 2,2% sau đợt bùng phát COVID đầu tiên vào năm 2020, đây là mức tồi tệ nhất kể từ năm 1976 - năm cuối cùng của cuộc Cách mạng Văn hóa kéo dài một thập niên đã tàn phá nền kinh tế.
Louise Loo, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Oxford Economics, nhận xét: “Dữ liệu hoạt động trong tháng 12 gây bất ngờ về xu hướng tăng nhưng vẫn yếu, đặc biệt là ở các phân khúc bên cầu như chi tiêu bán lẻ”.
Ông Loo nói thêm rằng: “Dữ liệu cho đến nay ủng hộ quan điểm lâu nay của chúng tôi cho rằng việc mở cửa trở lại của Trung Quốc sẽ chỉ có tác dụng khá yếu ớt ở lúc mở đầu, trong đó, chi tiêu của người tiêu dùng là yếu tố chính gây ra sự trì trệ trong giai đoạn đầu”.
Một cuộc thăm dò ý kiến của Reuters dự báo tăng trưởng của Trung Quốc sẽ phục hồi lên 4,9% vào năm 2023, khi các nhà lãnh đạo nước này chuyển sang giải quyết một số lực cản chính đối với tăng trưởng - là chính sách “không COVID” và suy thoái nghiêm trọng của lĩnh vực bất động sản. Hầu hết các nhà kinh tế kỳ vọng tăng trưởng sẽ tăng từ quý II.
Sự phục hồi mạnh mẽ ở Trung Quốc có thể giảm bớt mức độ nghiêm trọng của một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã được dự báo, nhưng nó cũng có thể gây ra nhiều vấn đề đau đầu về lạm phát trên toàn thế giới ngay khi các nhà hoạch định chính sách bắt đầu giải quyết các đợt tăng giá kỷ lục.
Không Nói Láo, Không Phải Cộng Sản! Trung Quốc: Bác Sĩ Được Lệnh Tránh, Không Được Ghi Chết Vì COVID, Vào Giấy Chứng Tử!
(Hình: Một khu chăm sóc khẩn cấp bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Bắc Kinh, ngày 5/1/2023.)
Trong một ca trực bận rộn giữa đợt cao điểm COVID tại Bắc Kinh, một Bác sĩ tại một bệnh viện tư nhìn thấy một thông báo trong khu cấp cứu ghi rằng các Bác sĩ nên tìm cách tránh ghi vào giấy chứng tử của bệnh nhân là suy hô hấp do COVID.
Thay vào đó, nếu người chết có bệnh nền thì nên ghi đó là nguyên nhân chính gây tử vong, theo một thông báo mà Reuters nhìn thấy.
Nếu Bác sĩ tin rằng bệnh nhân chết do viêm phổi COVID mà thôi thì phải báo cáo với cấp trên để cấp trên sắp xếp hai cấp độ ‘tham vấn chuyên gia’ trước khi một ca tử vong COVID được xác định, thông báo n
Sáu Bác sĩ làm việc cho bệnh viện công trên khắp Trung Quốc cho Reuters biết hoặc là họ có được chỉ thị bằng miệng tương tự như thế hoặc có biết rằng bệnh viện của họ có chính sách khuyến khích chớ ghi nguyên nhân tử vong COVID.
Một số người có thân nhân chết vì COVID cho hay bệnh COVID không được ghi trên giấy chứng tử, một số bệnh nhân cho biết không được xét nghiệm COVID dù nhập viện với triệu chứng hô hấp.
“Chúng tôi ngưng xác định tử vong COVID kể từ khi mở cửa trở lại vào tháng 12”, một Bác sĩ tại một bệnh viện lớn ở Thượng Hải cho biết. “Làm vậy thật vô nghĩa vì hầu hết mọi người đều dương tính”.
Những chỉ thị kiểu này khiến các chuyên gia y tế toàn cầu và Tổ chức Y tế Thế giới chỉ trích rằng Trung Quốc báo cáo dưới mức về số ca tử vong COVID một cách đáng kể trong lúc virus đang lan tràn tại đây.
Hôm thứ Bảy, các giới chức nói có 60 ngàn người nhiễm COVID chết tại bệnh viện kể từ khi Trung Quốc đảo chiều chính sách zero COVID, tăng gần chục lần từ các số liệu báo cáo trước đó nhưng giới chuyên gia quốc tế vẫn cho là chưa đúng thực tế. Các chuyên gia dự báo trong năm nay Trung Quốc sẽ có hơn một triệu người chết vì COVID.
Một Bác sĩ cao cấp ở Ninh Ba cho hay các Bác sĩ tại đây được lệnh ‘cẩn trọng’ khi ghi rằng một bệnh nhân chết vì COVID, và nếu muốn làm vậy phải được sự chấp thuận của cấp trên.
Vẫn theo nguồn tin này, không một bệnh nào khác mà Bác sĩ được yêu cầu ‘cẩn trọng’ như thế khi ghi vào giấy chứng tử.
Vị Bác sĩ tại bệnh viện công lớn ở Thượng Hải cho hay tỷ lệ chết hàng tuần kể từ đợt COVID gần đây cao gấp 3, 4 lần mức bình thường vào thời điểm này trong năm. Đa số không phải chỉ có một bệnh nhưng COVID làm tình hình nguy kịch hơn, Bác sĩ này cho biết.
“Trên giấy chứng tử, chúng tôi điền một nguyên nhân chính gây tử vong, và hai tới ba nguyên nhân phụ, và chúng tôi cơ bản là không ghi COIVD”, bà nói.
“Không có cách nào khác, phải làm theo chỉ thị của bệnh viện từ chính phủ đưa xuống”, Bác sĩ này cho biết thêm.
Dân Số Trung Quốc Giảm Lần Đầu Tiên Trong 60 Năm, Báo Động Khủng Hoảng Nhân Khẩu Học
(Hình: Các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc dự báo dân số Trung Quốc sẽ giảm 109 triệu người vào năm 2050.)
Dân số Trung Quốc vào năm 2022 đã giảm lần đầu tiên sau 6 thập niên, một bước ngoặt lịch sử được cho là sẽ đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn dài sụt giảm dân số của nước này với những hệ lụy sâu sắc đối với nền kinh tế Trung Quốc và thế giới.
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc báo cáo mức giảm khoảng 850.000 người trong tổng dân số 1,41175 tỉ người vào năm 2022, đánh dấu mức giảm đầu tiên kể từ năm 1961, năm cuối cùng của Đại nạn đói ở Trung Quốc.
Điều này có thể làm cho Ấn Độ trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc năm 2022 dự đoán Ấn Độ sẽ có dân số 1,412 tỉ người vào năm 2022 mặc dù họ không dự kiến quốc gia Nam Á này sẽ vượt qua Trung Quốc cho đến năm nay.
Tuy nhiên, Ấn Độ chỉ thu thập số liệu dân số 10 năm một lần và cuộc điều tra dân số mới nhất của nước này, dự kiến ban đầu là vào năm 2021 đã bị trì hoãn do đại dịch.
Về lâu dài, các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc dự báo dân số Trung Quốc sẽ giảm 109 triệu người vào năm 2050, nhiều hơn gấp ba lần mức giảm so với dự báo trước đó của họ vào năm 2019.
Điều đó khiến các nhà nhân khẩu học trong nước than thở rằng dân số Trung Quốc sẽ già trước khi giàu, làm chậm nền kinh tế khi nguồn thu giảm và nợ chính phủ tăng lên do chi phí y tế và phúc lợi tăng vọt.
“Triển vọng nhân khẩu học và kinh tế của Trung Quốc ảm đạm hơn nhiều so với dự kiến. Trung Quốc sẽ phải điều chỉnh các chính sách xã hội, kinh tế, quốc phòng và đối ngoại của mình”, nhà nhân khẩu học Yi Fuxian cho biết.
Ông nói thêm rằng lực lượng lao động bị thu hẹp của đất nước và sự suy giảm sức sản xuất sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng giá cả cao và lạm phát cao ở Hoa Kỳ và Âu Châu.
“Tăng trưởng kinh tế sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào tăng trưởng năng suất”, Zhiwei Zhang, nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management, nói thêm.
Kang Yi, người đứng đầu cơ quan thống kê quốc gia, bác bỏ những lo ngại về sự suy giảm dân số, nói với các phóng viên rằng “nguồn cung lao động nói chung vẫn vượt quá mức cầu”.
Tỷ lệ sinh của Trung Quốc năm 2022 chỉ là 6,77 ca sinh trên 1.000 người, giảm so với tỷ lệ 7,52 ca sinh vào năm 2021 và đánh dấu tỷ lệ sinh thấp nhất được ghi nhận.
Ông Kang cho biết số lượng phụ nữ Trung Quốc trong độ tuổi sinh đẻ, mà chính phủ xác định là từ 25 đến 35 tuổi, đã giảm khoảng 4 triệu người.
Tỷ lệ tử vong, cao nhất kể từ năm 1974 trong Cách mạng Văn hóa, là 7,37 người chết trên 1.000 người, so với tỷ lệ 7,18 người chết vào năm 2021.
Phần lớn suy thoái nhân khẩu học là kết quả của chính sách một con của Trung Quốc áp đặt từ năm 1980 đến năm 2015 cũng như chi phí giáo dục cao ngất ngưởng khiến nhiều người Trung Quốc không thể có nhiều hơn một con hoặc thậm chí không có con nào.
Chính sách một con và truyền thống ưa thích con trai cũng đã tạo ra sự mất cân bằng giới tính sâu sắc. Dữ liệu mới nhất cho thấy Trung Quốc có khoảng 722 triệu nam giới so với 690 triệu nữ giới. Sự mất cân bằng, rõ rệt hơn ở khu vực nông thôn, đã dẫn đến việc hình thành ít gia đình hơn trong những năm gần đây.
Các chuyên gia dân số cho biết các chính sách nghiêm ngặt về “không có COVID” của Trung Quốc được áp dụng trong 3 năm đã gây thêm thiệt hại cho triển vọng nhân khẩu học của đất nước.
Dân Số Giảm Đe Dọa Triển Vọng Kinh Tế, Đến Chính Trị của Trung Quốc?
(Minh Anh)
Trung Quốc có nguy cơ đối mặt với một cuộc khủng hoảng dân số: Lần đầu tiên từ hơn 6 thập niên qua, quốc gia đông dân nhất hành tinh này chứng kiến dân số bị suy giảm trong năm 2022, bất chấp việc nới lỏng chính sách hạn chế sinh con. Thách thức dân số này có nguy cơ đè nặng lên vị thế địa kinh tế-chính trị của nền kinh tế thứ hai thế giới trong tương lai.
Theo thông báo của Cục Thống kê Quốc gia (BNS) được thông tấn xã AFP trích dẫn, trong năm 2022, dân số Trung Quốc giảm 850 ngàn người. Cụ thể, số trẻ sinh ra trong năm qua là 9,56 triệu không đủ bù đắp cho con số 10,41 triệu ca tử vong được ghi nhận. Từ những năm 1960-1961, sau khi chấm dứt chính sách sai lầm “Bước Đại Nhảy Vọt” khiến hàng chục triệu người chết vì đói, dân số Trung Quốc đã tăng gấp đôi, đạt mức 1,4 tỉ người dân như hiện nay.
Thông báo của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc có một tầm mức quan trọng, cho thấy rõ sự suy thoái dân số diễn ra sớm hơn dự báo. Năm 2019, Liên Hiệp Quốc dự phóng Trung Quốc sẽ chạm đỉnh dân số vào năm 2031-2032. Thế nhưng, theo các số liệu thống kê hiện nay, tỷ lệ sinh nở ở Trung Quốc giảm mạnh, chỉ còn 1,15 trẻ ở một phụ nữ trong năm 2021, kém xa so với ngưỡng đổi mới thế hệ là 2,1.
Ông Yi Fuxian, nhà nghiên cứu trường Đại học Wisconsin-Madison, được báo Pháp Le Figaro trích dẫn, đánh giá Trung Quốc đang đối mặt với một “cuộc khủng hoảng dân số còn u ám hơn dự báo”. Theo chuyên gia này, số liệu thống kê chính thức công bố còn thấp hơn so với thực tế, bởi vì dân số Trung Quốc đã bắt đầu giảm từ năm 2018.
Đâu Là Những Hệ Quả?
Theo nhiều chuyên gia mà thông tấn xã AFP có dịp trao đổi, “áp lực kinh tế quá lớn” là một trong số các nguyên nhân chính khiến những thế hệ trẻ sau này do dự trong chuyện sinh con. Chuyên gia về Dân số học Trung Quốc, Xiujian Peng, trường Đại học Victoria (Úc Ðại Lợi) thì cho rằng đây còn là hệ quả của chính sách một con duy nhất, người dân Trung Quốc “đã quen với mô hình gia đình thu nhỏ”.
Chỉ có điều, dân số giảm có nguy cơ nhấn chìm triển vọng kinh tế và địa chính trị của Trung Quốc. Dân số giảm và hiện tượng lão hóa dân số sẽ có những tác động đến nền kinh tế Trung Quốc từ đây đến năm 2100. “Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động giảm đồng nghĩa với chi phí lao động cao hơn” và điều đó “sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của Trung Quốc trên thị trường quốc tế”, theo như phân tích từ nhà nghiên cứu Xiujian Peng.
Các nghiên cứu của chuyên gia này còn dự báo, nếu không tiến hành cải cách hưu trí, việc chi trả lương hưu của Trung Quốc trong năm 2100 sẽ chiếm đến 20% của GDP thay vì là 4% như trong năm 2020. Một quan điểm cũng được nhà nghiên cứu Chan Kung, Quỹ Anbound, một tổ chức tư vấn độc lập ở Bắc Kinh đồng chia sẻ. Lão hóa dân số sẽ kềm hãm sự năng động kinh tế và đe dọa nguồn tài chánh các gia đình, buộc phải dành dụm tiền để dự phòng các rủi ro trong tương lai hơn là chi tiêu thụ.
Số liệu thống kê u ám này còn đè nặng lên những triển vọng chiến lược của Bắc Kinh, đang lao vào một cuộc đọ sức dài hơi với Hoa Thịnh Ðốn, trong bối cảnh những căng thẳng ngày càng lớn ở vùng Á Châu-Thái Bình Dương, cũng như là với đối thủ Ấn Độ trên dãy Himalaya.
Những con số này còn đặt ra một thách thức lớn cho ông Tập Cận Bình, luôn mơ ước hoàn thành “giấc mơ Trung Hoa” hồi sinh quốc gia, nhằm khẳng định tính chính đáng của đảng Cộng sản Trung Quốc, vốn dĩ dựa vào sự gia tăng dân số ngày càng lớn, khẳng định thế ưu việt của mô hình chính trị so với các nền Dân chủ phương Tây.
Một số chuyên gia được Le Figaro trích dẫn cảnh báo, một mặt, tin xấu này có nguy cơ làm đảo lộn các dự phóng của giới kinh tế gia, theo đó, Trung Quốc sẽ sớm soán ngôi Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới trong thập niên sắp tới. Mặt khác, điều đó cũng có thể tác động đến cảm nhận của thế giới về Trung Quốc. Giới đầu tư quốc tế bắt đầu tự hỏi: Liệu có nên tiếp tục hiện diện lâu dài tại thị trường này hay không, vào lúc Ấn Độ được cho là sẽ chiếm lấy chiếc vương miện của Trung Quốc, trở thành quốc gia đông dân nhất hành tinh!
Tin Quốc Tế Đó Đây
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoan Nghênh Chuyến Thăm của Ngoại Trưởng Mỹ Blinken
(Hình: Phát ngôn viên Uông Văn Bân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.)
- Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay trong một cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Ba (17/1/2023), một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh hoan nghênh chuyến thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tới nước này.
“Trung Quốc hoan nghênh chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken tới Trung Quốc. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện đang liên lạc về các thỏa thuận cụ thể”, phát ngôn viên Uông Văn Bân nói khi trả lời câu hỏi về một bản tin của truyền thông Hoa Kỳ rằng ông Blinken sẽ đến thăm Trung Quốc vào ngày 5/2.
“(Trung Quốc) cũng hy vọng Hoa Kỳ sẽ có quan điểm đúng đắn về Trung Quốc, đề cao đối thoại thay vì đối đầu, đôi bên cùng có lợi thay vì hơn thua nhau”, ông Uông nói thêm.
Politico đưa tin ông Blinken sẽ gặp người đồng cấp, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương, tại Bắc Kinh vào ngày 5-6/2.
Chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 2 của ông Blinken sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng kể từ tháng 10/2018 khi ông Mike Pompeo, dưới thời chính quyền Trump, gặp Ngoại trưởng lúc bấy giờ là Vương Nghị tại Bắc Kinh, hai viên chức đã đấu khẩu gay gắt trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang.
Việc Trung Quốc xác nhận chuyến thăm diễn ra sau cuộc gặp vào tháng 11 giữa hai nguyên thủ quốc gia Mỹ và Trung Quốc Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức ở đảo Bali của Nam Dương.
Hai nhà lãnh đạo cam kết liên lạc thường xuyên hơn vào thời điểm có nhiều bất đồng về vấn đề Đài Loan, nhân quyền, việc Nga xâm lược Ukraine và các vấn đề kinh tế.
Theo Tòa Bạch Ốc, cả hai nhà lãnh đạo đã đồng ý rằng ông Blinken sẽ đến thăm Trung Quốc để tiếp tục các cuộc thảo luận của họ, mặc dù sau đó không có ngày cụ thể nào được đề cập.
Tháng trước, một phái đoàn gồm các viên chức cấp cao của Hoa Kỳ đã hội đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tạ Phong tại Lang Phường, một thành phố lân cận Bắc Kinh, để thảo luận về chuyến thăm của ông Blinken, theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Hàng Không Mẫu Hạm Sơn Đông của Trung Quốc Tiến Hành Diễn Tập Đối Đầu Tại Biển Đông
(Ảnh: Hàng không mẫu hạm Sơn Đông tại Biển Đông vào ngày 25/8/2022.)
- Gần đây, Hàng không mẫu hạm Sơn Đông của Trung Quốc tiến hành loạt diễn tập đối đầu tại Biển Đông. Hoạt động này được tiến hành vào khi Nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Nimitz đi vào khu vực này.
Mạng Global Times, bản tiếng Anh của Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 15/1/2023 loan tin vừa nêu.
Loạt diễn tập đứng đầu bởi hàng không mẫu hạm Sơn Đông cùng một số chiến hạm các loại khác nhau và hàng chục máy bay chiến đấu. Hình thức diễn tập mô phỏng tình huống thực tế bị tấn công bởi các chiến đấu cơ “thù địch”. Các máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc xuất phát từ tàu Sơn Đông để huấn luyện đánh chặn.
Song song đó là hoạt động diễn tập tấn công, phòng thủ đa chiều, đan xen trên không, dưới nước và trên biển.
Vào ngày 12/1, Hải quân Hoa Kỳ thông báo Nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm USS Nimitz bắt những hoạt động tại Biển Đông
Phía Trung Quốc liền cử hai tàu bám đuôi nhóm tác chiến của Hoa Kỳ.
Lãnh Đạo Quân Sự Hàng Đầu của Mỹ và Ukraine Họp Tại Ba Lan
(Hình: Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đại tướng Mark Milley.)
- Tướng Mỹ Mark Milley và người đồng cấp phía Ukraine họp tại một căn cứ quân sự ở Ba Lan hôm 17/1/2023 trong cuộc họp trực diện đầu tiên, một tín hiệu cho thấy sự phối hợp ngày càng cao giữa hai nước Mỹ và Ba Lan ủng hộ quốc phòng của Ukraine trước cuộc xâm lược của Nga kéo dài 11 tháng nay.
Tướng Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ và Tướng Valerii Zaluzhnyi của Ukraine thảo luận trong hai tiếng đồng hồ tại một địa điểm không được tiết lộ gần biên giới Ba Lan-Ukraine
Cuộc họp diễn ra trong lúc Mỹ và các đồng minh phương Tây tiếp tục gửi hàng tỉ Mỹ kim hoặc võ khí sang Ukraine để chống lại các cuộc không kích của Nga dù các cuộc chiến đấu trên bộ ở miền Đông Ukraine đang bế tắc, chưa bên nào chiếm được quyền kiểm soát hoàn toàn.
Trong khi Hoa Kỳ vẫn giữ lập trường không gửi quân sang sát cánh với lực lượng Ukraine, nhưng Mỹ đã ngày càng trở nên can dự hơn một cách chiến lược vào cuộc chiến.
Một phát ngôn nhân cho Tướng Milley, ông Dave Butler, cho biết cuộc họp tạo điều kiện để ông Milley truyền đạt những quan tâm và thông tin của ông Zaluzhnyi tới các lãnh đạo quân sự khác tại cuộc họp của Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) trong tuần này.
Tướng Milley và những người đồng cấp trong liên minh NATO sẽ họp tại Brussels (Bỉ) vào thứ Tư, thứ Năm. Sau đó, Nhóm Liên lạc Ukraine sẽ họp tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức. Nhóm này bao gồm khoảng 50 viên chức quốc phòng hàng đầu trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, người đang điều phối các đóng góp quân sự cho Ukraine.
Chủ Tịch Liên Hiệp Âu Châu: Phải Truy Tố Nga Phạm “Tội Ác Chiến Tranh” Khi Oanh Kích Nhà Dân ở Dnipro Ukraine
- Cướp đi mạng sống của 40 người và làm 75 người bị thương, vụ tấn công của quân Nga nhắm vào một tòa nhà dân cư tại Dnipro, Ukraine, là một trong những vụ oanh kích tang thương nhất từ khi chiến tranh Ukraine nổ ra. Thụy Điển, Chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Âu Châu hôm 16/1/2023 tố cáo Nga phạm “tội ác chiến tranh” và tuyên bố các thủ phạm phải bị truy tố.
Trong khi đó, phát biểu tại The Hague (Hòa Lan), Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock hôm 16/1 cho biết bà ủng hộ việc thành lập một tòa án đặc biệt để truy tố các nhà lãnh đạo Nga. Ngoại trưởng Đức nhấn mạnh “một cuộc chiến tranh xâm lược không thể không bị trừng phạt”. Còn Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc lưu ý vụ oanh kích tòa nhà dân sự ở Dnipro là một ví dụ mới minh họa cho hành động vi phạm luật chiến tranh.
Nhìn sang Mạc Tư Khoa, phải 2 ngày sau vụ oanh kích Dnipro, Ðiện Cẩm Linh mới đưa ra phản ứng. Và vẫn theo thường lệ, Mạc Tư Khoa chối bỏ trách nhiệm. Theo thông tấn xã AFP, phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Peskov khẳng định: “Các lực lượng vũ trang Nga không oanh kích các tòa nhà dân sự và các cơ sở hạ tầng dân sự, mà pháo kích các mục tiêu quân sự”. Về phía Tổng thống Nga, hôm 16/1, khi điện đàm với đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, ông Vladimir Putin chỉ trích việc phương Tây cung cấp ngày càng nhiều vũ khí cho Kyiv.
Cũng trong ngày 17/1, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã đến Kyiv. Trong thông cáo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đã gặp ông Zelensky và các viên chức cấp cao của Ukraine để “tái khẳng định cam kết mạnh mẽ và vững chắc của Mỹ dành cho Ukraine và việc Ukraine phòng thủ trước sự gây gấn vô cớ của Nga”.
Bà Sherman và phái đoàn Mỹ cũng có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Oleksiy Reznikov, để thảo luận về việc hỗ trợ Ukraine củng cố hệ thống an ninh, kinh tế và phát triển quan hệ đối tác thương mại song phương lâu dài.
Davos: Ukraine và Thương Mại Thế Giới, Trọng Tâm Các Cuộc Thảo Luận Đầu Tiên
- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay sau phiên khai mạc hôm 16/1/2023, Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sĩ), mở các cuộc thảo luận đầu tiên hôm 17/1, với trọng tâm là chiến tranh Ukraine và tương lai thương mại thế giới sau khi Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế phòng chống Covid.
Tham gia các cuộc thảo luận hôm nay đặc biệt có Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He). Gần 1 năm kể từ khi Nga mở cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, một phái đoàn quan trọng của Ukraine cũng sẽ đến Davos. Dẫn đầu phái đoàn Ukraine, phu nhân Tổng thống Olena Zelenska sẽ có bài phát biểu đặc biệt trong phiên họp toàn thể hôm nay. Tổng thống Zelensky cũng sẽ phát biểu qua video bên lề diễn đàn kể từ ngày 18/1.
Phát biểu tại Davos sáng 17/1, Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen tuyên bố Âu Châu sẽ tiếp tục yểm trợ Ukraine “ cho đến khi nào vẫn còn cần” để chống lại Nga.
Tác động của chiến tranh Ukraine đến nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu, đến an ninh lương thực và an ninh ở Âu Châu cũng sẽ là những đề tài được thảo luận trong tuần này giữa các lãnh đạo thế giới, trong đó có Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hay Tổng Thư ký Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO), Jens Stoltenberg.
Trong khi Nga hoàn toàn vắng mặt, thì Trung Quốc, Diễn đàn Davos 2023 đánh dấu sự trở lại của một phái đoàn Trung Quốc quan trọng hơn, sau khi Bắc Kinh dở bỏ các hạn chế đi lại để phòng chống dịch Covid-19. Mọi người đang chờ phát biểu của trưởng phải đoàn Trung Quốc, Thủ tướng Lưu Hạc, về tình hình thương mại thế giới sau khi Bắc Kinh dở bỏ các hạn chế.
Nhưng Diễn đàn Davos năm nay diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang trỗi dậy mạnh mẽ. Cụ thể, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang bị chỉ trích vì ông đã ban hành một đạo luật chống lạm phát (Inflation Reduction Act), dự trù những khoản trợ giúp của nhà nước cho các công ty đặt cơ sở tại Hoa Kỳ trong các lĩnh vực xe hơi điện hay năng lượng sạch. Liên Hiệp Âu Châu (EU) đang tìm cách đáp trả các biện pháp bảo hộ mậu dịch này.
Trong bài phát biểu hôm 17/1, Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen cũng dọa sẽ mở điều tra về các trợ cấp của nhà nước Trung Quốc cho các doanh nghiệp nước này.
Trên trang blog của bà hôm 16/1, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cảnh báo là những can thiệp của nhà nước nhân danh an ninh kinh tế và an ninh quốc gia “có thể “gây ra những hậu quả không lường trước” và có thể “được sử dụng để giành lợi thế kinh tế đối với các nước khác”.
Tân Thủ Tướng Anh Tiếp Tục Ủng Hộ Kyiv Như Hai Người Tiền Nhiệm
- Báo Le Monde (ra ngày 17/1/2023) nhận thấy, thêm một lần nữa “quý ông Ăng-lê”, vốn đã hỗ trợ rất nhiều cho Ukraine, bắn phát súng mở màn với loan báo chi viện 14 xe tăng hạng nặng Challenge 2 cho những người lính của Kyiv.
Người ta chờ đợi quyết định của Paris về xe tăng Leclerc, và Bá Linh về xe tăng Leopard do Đức sản xuất. Ba Lan và Phần Lan thì đã cho biết sẵn sàng giao một số xe Leopard đang có, chỉ chờ Bá Linh bật đèn xanh. Pháp giao xe bọc thép nhẹ AMX còn nhằm thúc đẩy Đức thêm mạnh dạn, vì xe tăng Leopard thích hợp với địa hình Ukraine hơn.
Về phía Anh, báo Le Monde cho rằng Thủ tướng Rishi Sunak đang đi theo con đường của hai người tiền nhiệm Boris Johnson và Liz Truss, ủng hộ Ukraine vô điều kiện. Anh Quốc là một trong những nước đầu tiên từ trước cuộc xâm lăng đã trang bị cho lực lượng Kyiv phi đạn chống tăng vác vai NLAW, giúp chận đứng đoàn xe tăng Nga tiến về thủ đô Kyiv. Luân Đôn đứng thứ nhì về quân viện cho Ukraine, chỉ sau Hoa Kỳ.
Thực dụng hơn bà Truss và ông Johnson, và phải đối phó với phong trào xã hội chưa từng thấy trong bối cảnh khó khăn kinh tế, cho đến nay, Sunak vẫn tránh nhắc lại cam kết của Liz Truss dành 3% tổng sản phẩm nội địa cho chi tiêu quân sự. Tuy nhiên ông là một trong những người ủng hộ Kyiv mạnh mẽ nhất. Rishi Sunak không thể tự cho phép đứng trong hậu trường, khi ông Johnson, vẫn muốn quay lại Downing Street, tiếp tục duy trì mối quan hệ bạn bè với Tổng thống Volodymyr Zelensky. Theo báo The Guardian, cựu Thủ tướng sẽ lại đến thăm Kyiv trong những tháng tới.
Chống Tham Nhũng: Các Nghị Sĩ ủng Hộ Kế Hoạch Cải Cách của Chủ Tịch Nghị Viện Âu Châu
- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay mục tiêu mà Chủ tịch Nghị viện Âu Châu, Roberta Metsola, đề ra khi khai mạc phiên toàn thể, ở Strasbourg (Pháp) tối thứ Hai (16/1/2023), là củng cố các cột trụ của nền Dân chủ Nghị viện Âu Châu.
Sau vụ bê bối nhận hối lộ hồi tháng 12/2022, làm tê liệt định chế, cuộc thảo luận tập trung vào việc tìm giải pháp để khắc phục những lổ hổng có thể cho phép một nước thứ ba tác động đến các quyết định Lập pháp của Liên Hiệp Âu Châu (EU).
Theo ghi nhận của thông tín viên Juliette Gheerbrant tại Strasbourg, các Nghị sĩ Âu Châu đều có phản ứng tích cực về kế hoạch cải cách của Chủ tịch Nghị viện Âu Châu, với 14 đề xuất để tạo sự minh bạch và tăng cường các quy định về đạo đức tại Nghị viện Âu Châu, vốn dĩ đã được toàn bộ các nhóm Nghị sĩ ủng hộ:
Chủ tịch Nghị viện, Roberta Metsola, phát biểu: “Chúng ta nợ các công dân một nền Dân chủ mạnh mẽ hơn”. Trong số 14 đề xuất của Chủ tịch Nghị Viện Âu Châu, có đề xuất cấm các cựu Nghị sĩ chuyển sang làm công việc vận động hành lang ngay sau khi hết nhiệm kỳ, thúc đẩy việc khai báo tài sản….
Có nhiều biện pháp được Nghị sĩ Pháp Valérie Hayer, thuộc nhóm cánh trung Renew, xem là cơ bản tối thiểu: “Việc đề nghị báo cáo viên hoặc tất cả những ai có trách nhiệm về một hồ sơ nào đó thông báo về các xung đột lợi ích có thể xảy ra, việc truy vết các nhà vận động hành lang ra vào Nghị viện Âu Châu… những việc này dường như đều là ý hay. Từ trước tới nay, điều này vẫn chưa được thực hiện. Vì thế, chúng ta phải thúc đẩy việc bắt buộc các khai báo nói trên. Cần phải tiến theo hướng này”.
Các Nghị sĩ cánh trung cũng đang yêu cầu thành lập một cơ quan có thẩm quyền cao về tính minh bạch trong đời sống công của Liên Hiệp Âu Châu. Cho dù về tổng thể, Chủ tịch Nghị viện Âu Châu có được sự ủng hộ và sự tin tưởng của các Nghị sĩ, nhưng vẫn có nhiều Nghị sĩ tỏ ý lo ngại. Đối với đảng Xanh, thách thức hiện nay là mọi chuyện phải tiến triển nhanh.
Nghị sĩ Gwendoline Delbos Corfield cho biết: “Không có hạn chót, không có ngày mà những điều đó phải được đưa vào các quy định cụ thể đối với chúng tôi. Trên thực tế, có rất nhiều nội dung chúng tôi bỏ phiếu tại Nghị Viện, dù đó là về tính minh bạch, sự bình đẳng, hay về tổ chức nội bộ… có rất nhiều nội dung mà chúng tôi đã bỏ phiếu, nhưng sau đó chẳng bao giờ chúng trở thành các quy định về thủ tục. Đó chính là điểm tắc nghẽn và cản trở”.
Có một dấu hiệu cho thấy sự quyết tâm của các Nghị sĩ: một cuộc thảo luận đã được bổ sung vào chương trình vào chiều hôm nay (thứ Ba), chủ yếu tập trung vào những diễn biến mới trong các cáo buộc nhận hối lộ liên quan đến Qatar, và cả Maroc.
Belarus Xử Khiếm Diện Nhà Đối Lập Lưu Vong Svetlana Tikhanovskaïa
- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay hôm 17/1/2023, tại thủ đô Minsk, tòa án Belarus mở phiên xử khiếm diện nhà đối lập Svetlana Tikhanovskaïa, hiện đang tị nạn tại Lithuania. Phiên xử diễn ra trong bối cảnh chế độ của Tổng thống Alexander Lukashenko gia tăng trấn áp phe đối lập. Năm nay 40 tuổi, bà Tikhanovskaïa bị cáo buộc tổng cộng 10 tội danh, trong đó có tội phản quốc.
Trả lời hãng tin AFP hôm 16/1, nhà đối lập Belarus gọi phiên xử ở Minsk là một “trò hề” và là một hành động “trả thù cá nhân” của Tổng thống Lukashenko đối với bà, nhân vật đã làm rung chuyển chính quyền của ông vào năm 2020. Vào năm đó đã nổ ra một phong trào phản kháng chưa từng có, phản đối cuộc bầu cử mà kết quả là ông Lukashenko vẫn tái đắc cử sau gần 3 thập niên nắm quyền. Từ thủ đô Mạc Tư Khoa của Nga, thông tín viên Anissa el Jabri của Đài RFI tường trình:
Phản quốc, âm mưu chiếm chính quyền một cách không hợp hiến, thành lập và điều hành một tổ chức cực đoan. Đó là một số cáo buộc trong 10 tội danh gán cho Svetlana Tikhanovskaïa. Với những tội danh này, bà có thể lãnh án tù lên tới 20 năm.
Nhà đối lập này là một trong những người đầu tiên bị xử khiếm diện chiếu theo một đạo luật đã được Tổng thống Belarus ký ban hành vào tháng 7 năm 2022. Các nhà đối lập Belarus sống lưu vong kể từ nay là đối tượng bị nhắm tới trong các đạo luật mang tính trấn áp. Một luật khác, vừa được thông qua cách đây hai tuần, cho phép tước bỏ quốc tịch đối với những ai bị xem là “có tham gia vào các hoạt động cực đoan gây tổn hại cho các lợi ích của Belarus”.
Đây cũng là một trong các tội danh gán cho Svetlana Tikhanovskaïa. Nhưng trả lời tờ Le Monde, nhà đối lập Belarus tố cáo là “hàng ngàn người sẽ bị tước quốc tịch một cách bất hợp pháp”. Để tránh tình trạng sẽ có rất nhiều người trở thành vô tổ quốc, bà Tikhanovskaïa đã đề nghị Liên Hiệp Âu Châu thiết lập một passeport gọi là sổ thông hành “nước Belarus mới”.
Pháp Chuẩn Bị Gia Tăng Điện Nguyên Tử, Đức Phải Quay Sang Than Đá
- Trên lãnh vực năng lượng, báo La Croix ra ngày 17/1/2023 chú ý đến việc Đức phải tăng gấp đôi số lượng cơ sở tiếp nhận khí hóa lỏng.
Sai lầm của Đức trong việc từ bỏ điện nguyên tử khiến nay phải cho hoạt động các nhà máy điện than một cách quy mô. Điều tra của báo Les Echos cho biết làng Lützerath ở vùng Ruhr tập trung mọi nghịch lý của chính sách năng lượng nước Đức. Ngôi làng này sắp bị san bằng để khai thác than non dưới lòng đất. Đối với chính phủ, đây là vấn đề an ninh năng lượng, nhưng với các nhà hoạt động lại là sự từ chối những cam kết về khí hậu.
Xã luận của báo Le Figaro kêu gọi Pháp cố gắng “đuổi kịp thời gian đã mất” về nguyên tử. Tuy chưa phải là một cuộc cách mạng, nhưng là bước đầu tiên - từ khi François Hollande “phá hoại” kỹ nghệ nguyên tử Pháp, được người kế nhiệm Emmanuel Macron theo đuổi và sau đó đã quay ngoắt 180 độ - một Dự luật được trình ra Quốc hội để bắt đầu tái xây dựng. Hiện chỉ mới ở mức chuẩn bị về hành chánh và pháp lý cần thiết trước khi bắt đầu những công trình lớn, và mùa Hè này sẽ có lộ trình tái thúc đẩy với các nhà máy điện nguyên tử thế hệ mới. Sự kiện hiếm thấy là hầu hết các đảng phái đều ủng hộ Dự luật.
Theo báo Le Figaro, các nhà sinh thái hoàn toàn mù quáng khi chỉ nhắm vào điện gió và điện mặt trời. Một yếu tố khác là kinh tế: Từ khi cuộc xâm lăng Ukraine nổ ra với các hệ quả, giá cả tăng vọt và nguy cơ thiếu điện càng làm ý thức hơn giá trị của năng lượng. Doanh nghiệp lao đao, sức mua sụt giảm, tóm lại toàn bộ nền kinh tế đều bị ảnh hưởng. Điện nguyên tử dồi dào, giá rẻ lại giúp bảo đảm chủ quyền và tính cạnh tranh.
Lần Đầu Tiên Không Quân Nhật-Ấn Tập Trận Chung
- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 16/1/2023, lần đầu tiên Không quân của Nhật Bản và Ấn Độ đã có cuộc thao dượt chung trên không phận gần Tokyo, nhằm thể hiện quyết tâm thắt chặt quan hệ về an ninh và quốc phòng trước đà bành trướng của Trung Quốc ở vùng Á Châu-Thái Bình Dương.
Từ thủ đô Tokyo của Nhật Bản, thông tín viên Frédéric Charles của Đài RFI tường trình:
Các cuộc tập trận chung chưa từng có giữa Nhật Bản và Ấn Độ, mà lại là trong không phận Nhật Bản, diễn ra trong khuôn khổ liên minh không chính thức của Bộ tứ QUAD (Đối thoại bốn bên vì an ninh), quy tụ Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Ðại Lợi và Hoa Kỳ. Một cơ chế mà Trung Quốc xem như là một khối NATO Á Châu nhằm chống lại Bắc Kinh.
Các cuộc thao dượt sẽ kéo dài 11 ngày tại căn cứ Không quân Hyakuri, nằm ở phía Đông-Bắc Tokyo, huy động 8 chiến đấu cơ F-2 và F-15 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, cùng với 150 quân nhân của Không quân Ấn Độ.
Nhật Bản đang lo ngại là “những gì đang diễn ra ở Ukraine có thể sẽ tái diễn ở vùng Đông Á”, nhất là khi họ thấy căng thẳng đang gia tăng chung quanh Đài Loan. Trung Quốc ngày càng bị xem là một mối đe dọa. Cho nên, mục tiêu của liên minh QUAD là bảo đảm một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Nhật Bản và Ấn Độ đã từng thao dượt chung tại vùng Ấn Độ Dương. Vào tháng 05/2021, các chiến hạm của Mỹ, Úc Ðại Lợi, Ấn Độ và Nhật Bản đã tập trận chung ở vùng Vịnh Bengale. Tham gia cuộc thao dượt còn có một hạm đội của Pháp, bao gồm tàu chở trực thăng Tonnerre và khu trục hạm Surcouf. Hạm đội này sau đó đã tham gia các cuộc tập huấn trên biển và trên bộ ở Nhật Bản. Pháp có nhiều lãnh thổ ở vùng Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương.
Nhật Bản đã quyết định tăng gấp đôi ngân sách Quốc Phòng lên thành 2% GDP để nâng mức chi tiêu quân sự bằng với mức của các nước thành viên khối NATO.
Kinh Tế Tăng Trưởng Chậm, Bắc Kinh Nới Lỏng Kiểm Soát Các Công Ty Kỹ Thuật Tư Nhân
- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 17/1/2023, Bắc Kinh thông báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 3% so với mục tăng trưởng 5,5% đề ra ban đầu.
Đây là một trong những tỉ lệ tăng trưởng thấp nhất mà Trung Quốc từng ghi nhận tính từ 40 năm qua. Các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 nghiêm ngặt và khủng hoảng bất động sản đã gây tác hại đến cả sản xuất và tiêu dùng tại đất nước 1,4 tỉ dân.
Trong bối cảnh kinh tế chững lại, hôm 16/1, có một dấu hiệu mới cho thấy chính quyền nới lỏng kiểm soát lĩnh vực tư nhân về kỹ thuật và số hóa tại Trung Quốc. Dường như chế độ Tập Cận Bình đang đặt cược vào lĩnh vực tư nhân để tái thiết kinh tế đất nước.
Tích Tích (Didi), đại tập đoàn chuyên về ứng dụng gọi xe, hôm qua thông báo đã được phép khôi phục tính năng đăng ký người dùng mới sau nhiều tháng bị Cơ quan điều phối an ninh mạng điều tra. Một số đại tập đoàn kỹ thuật số khác cũng đang hy vọng được chính quyền nới lỏng kiểm soát. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde của Đài RFI tường trình:
Hôm thứ Hai có nhiều người dùng mới đăng ký dịch vụ của Tích Tích (Didi). Sự cho phép này được rất nhiều người ngóng đợi, nhất là những người cho đến nay vẫn chưa thể tiếp cận được loại thuê xe có tài xế (VTC) và taxi và cả hai loại xe này hợp tác với Tích Tích, được xem là “Uber của Trung Quốc”. Tích Tích Xuất Hành (Didi Chuxing), chiếm đến 90% lượng đặt xe đối với thuê xe có tài xế tại Trung Quốc. Đà tăng của đại tập đoàn này đã phải ngưng lại sau khi có ý định lên sàn chứng khoán New-York.
Bởi vì một cuộc điều tra đã được mở hồi mùa Hè năm 2021. Đại tập đoàn về dịch vụ gọi xe, có logo chữ D màu cam nằm ngang tạo hình nụ cười và được tất cả những ai sử dụng smartphone ở Trung Quốc biết đến, khi đó bị tố cáo không bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng và thậm chí là gây tổn hại đến an ninh quốc gia. Mùa Hè năm tiếp theo, Tích Tích đã bị phạt một khoản rất lớn. Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh đã phải nộp phạt cho Nhà nước hơn 8 tỉ Nhân dân tệ, tương đương với 1 tỉ 160 triệu Euro và phải tiến hành “điều chỉnh”.
Việc chính quyền bật đèn xanh này cho phép công ty có thêm khách hàng mới, trong khi mới đây họ đã phải sa thải nhân viên trong bối cảnh tiêu dùng trong nước vẫn đình trệ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét