Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2023

Bản tin ngày Thứ năm 19 tháng 01 năm 2023 - Hà Trung Liêm

 

Hội Nghị Thượng Đỉnh Thế giới về Tự Do Tôn Giáo và Niềm Tin 2023

19/01/2023

https://irfsummit.org/

https://docs.google.com/document/d/170qouH17GEi8h8Djr06t0AVGVjfE3U0A/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hội Nghị Thượng Đỉnh Thế giới về Tự Do Tôn Giáo và Niềm Tin năm nay sẽ tổ chức trong hai ngày 31 tháng Giêng đến 1 tháng 2/2023 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, trùng ngày và địa điểm với những buổi National Prayer Breakfast hàng năm.

Hội nghị https://irfsummit.org/ thúc đẩy hành động của những  người, tổ chức, tập thể và chính phủ trên toàn thế giới  hướng tới tự do tôn giáo cho tất cả mọi người. Hội nghị thảo luận về những nỗ lực trong việc giải quyết những sự vụ đàn áp tôn giáo trên toàn thế giới, và chia sẻ các nguồn lực để hỗ trợ các nhóm bị đàn áp trên toàn cầu.

<!>

Hội nghị lần này có sự tham gia của 41 quốc gia và khoảng 80 diễn giả gồm những chính khách, những người nổi tiếng tôn trọng và bênh vực quyền tự do tôn giáo, quyền căn bản của con người như  Zubayra Shamseden Phó Chủ tịch Đại hội Uyghur Thế giới, Nadine Maenza Chủ tịch Ban Thư ký Tổ chức Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRF), Đại sứ Callista Gingrich Đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa thánh Vatican(2017-2021) và Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Gingrich 360,

Điệp Mỹ Linh – Tưởng niệm Hoàng sa 19 tháng 01 năm 1974

Chương Trình Văn Học Nghệ Thuật Đài Phát Thanh Saigon-Dallas
TƯỞNG NIỆM HOÀNG SA
19-01-1974

January 19, 2022 by Lê Thy

https://docs.google.com/document/d/18feb0tMtW6JSSlMgbH4v8pWz5IqYEIEP/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

XNV.– Kính thưa quý thính giả, hôm nay là ngày 19-01-2022. Cách nay đúng 48 năm – ngày 19-01-1974 – Trung cộng đã ngang nhiên đưa một lực lượng Hải Quân rất hùng hậu tiến vào hải phận thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) để tiến chiếm Hoàng Sa.

Để kỷ niệm ngày đau thương của lịch sử và dân tộc, hôm nay, chương trình Văn Học Nghệ Thuật thực hiện cuộc phỏng vấn một nhân vật nữ đã có rất nhiều gắn bó với đại gia đình Hải Quân VNCH trong hơn nửa thế kỷ qua.

Chúng tôi muốn đề cập đến nhà văn Điệp Mỹ Linh.

Trương Nhân Tuấn: 49 năm ngày hải chiến Hoàng Sa– Bàn về chủ quyền Hoàng Sa

17/01/2023

https://docs.google.com/document/d/1m2zrmGVQ0qQft4q1pGxw9Z9mm6bxrXeB/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Học giả Việt Nam, cũng như đảng viên Cộng sản Việt Nam, ra sức bảo vệ bộ mặt của đảng, thay vì bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Họ cố gắng "lập thuyết" cho rằng mất Hoàng Sa là do Việt Nam Cộng hòa. Nếu không là do Mỹ (ngăn cản).

Vấn đề vẫn là nguyên tắc "ex injuria jus non oritur". Ngay cả khi Việt Nam Cộng Hòa (hay do Mỹ) "làm mất" Hoàng Sa, khi áp dụng nguyên tắc này thì Trung Quốc vẫn không khẳng định được chủ quyền của họ ở Hoàng Sa (và Trường Sa).

Tức là Việt Nam vẫn "có cửa", nếu một ngày nào đó vấn đề Hoàng Sa được đưa ra phân giải tại một tòa án quốc tế.

Nhưng công hàm 1958 của Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa lại đóng mọi cửa pháp lý của Việt Nam, về Hoàng Sa và Trường Sa, vì Việt Nam đã phạm "estoppel", nếu nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam vẫn không làm thủ tục kế thừa danh nghĩa Việt Nam Cộng Hòa.

Vì vậy kẻ thù làm mất Hoàng Sa (và Trường Sa) của Việt Nam là người Cộng sản Việt Nam chớ không phải do Mỹ hay do Trung Quốc.

Biến động chính trường chưa từng có tiền lệ: Việt Nam đang trở nên ‘bất ổn’ vì đấu đá quyền lực?

19/01/2023

VOA Tiếng Việt

https://docs.google.com/document/d/15Vi2-a8sVzp1AGhFmX-C6Cmq2vhf6svc/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sự thay đổi bất thường trong các chức vụ cao nhất của chính phủ Việt Nam khiến những nhà quan sát nghi ngờ về cuộc chiến chống tham nhũng và sự bất ổn trong chính trường quốc gia Đông Nam Á

Chính trường Việt Nam trong những ngày qua chứng kiến một sự cải tổ quyền lực chưa từng có tiền lệ khi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc “từ chức” không lâu sau khi hai phó thủ tướng từng dưới quyền ông, Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, phải rời chức vụ giữa nhiệm kỳ.

Còn Tổng bí thư, Bộ Chính trị và BCH TƯ đảng... thì sao?

18/01/2023

Trân Văn

https://docs.google.com/document/d/1ZUWYSj-22z__hqLVcy1tR8RjMUpw2Ru1/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên, trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng?

Lẽ nào “đồng chí” Nguyễn Xuân Phúc lại tự trọng hơn Tổng Bí thư, các thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Ủy viên BCH TƯ đảng khóa 13?

Trong phiên họp bất thường và... bất ngờ hôm 17/1/2023 Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng khóa 13 đã... nhất trí: Để đồng chí Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng - an ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026 theo... “nguyện vọng của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc”.

Carl O. Schuster * - Bối cảnh và diễn biến Hải chiến Hoàng Sa 1974

Nguồn: Carl O. Schuster, “Battle for Paracel Islands”, Historynet, 06/2017.

Biên dịch: Lê Đỗ Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Carl O. Schuster là một sĩ quan Hải quân đã nghỉ hưu sau 25 năm công tác, với những năm cuối cùng phục vụ trong ngành tính báo quân sự. Hiện sống ở Honolulu, Schuster tham gia giảng dạy chương trình Ngoại giao và Khoa học Quân sự tại Hawaii Pacific University.

https://docs.google.com/document/d/1IaIT6XpNR6khPmmOP40r0dZhRXbZnZyB/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngày 11/01/1974, các sĩ quan Nam Việt Nam nhận được báo cáo về những động thái của Trung Quốc trên hai hòn đảo của Nam Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hai ngày sau, Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn phái hai tàu khu trục Lý Thường Kiệt HQ-16 và Trần Khánh Dư HQ-4 tới thám sát.

HQ- 16 tới đảo Hữu Nhật (Robert Island) vào 16/1 và nhận thấy đảo này đã bị “ngư dân” Trung Quốc, từ hai thuyền đang neo tại bãi ven đảo, chiếm đóng. Chỉ huy tàu HQ – 16 lệnh cho những người Trung Quốc rời đảo và bắn thị uy để họ hiểu ý định của ông. Sau đó họ bắn và phá hủy các lá cờ Trung Quốc và một khu vực chế biến cá mà những “người đánh cá” triển khai 6 ngày trước đó. HQ – 4 tới Hoàng Sa ngày 17/1 và phái một đơn vị đặc nhiệm SEAL của Nam Việt Nam lên đảo Hữu Nhật và đảo Quang Ảnh (Money Island) gần đó để nhổ những cờ Trung Quốc. Ngày 18/1, hai tàu chiến của Nam Việt Nam đuổi một tàu đánh cá bằng lưới rà của Trung Quốc, buộc con tàu bị phá hủy nặng nề này phải rời vùng biển. Sau đó các tàu khu trục Trần Bình Trọng HQ-5 và tàu quét mìn Nhật Tảo HQ-10 tới Hoàng Sa

Chuyện Việt Nam ngày Thứ năm 19 tháng 01 năm 2023

Quê Hương tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1WtOwAnNx39izojQSzlUxSKhLcdwPPAim/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trần Lê Quỳnh* - Cách tiếp cận mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc chịu trách nhiệm

Diplomat

* Quynh Le Tran is a London-based journalist, with 20 years of experience working for the BBC World Service.

Cù Tuấn, dịch

18-1-2023

Song ngữ Việt Anh

https://docs.google.com/document/d/1V2EP6y1lFxXKdqh-zuUubB3x2JzGsDZH/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tóm tắt: Nguyễn Xuân Phúc đã trở thành Chủ tịch nước Việt Nam đầu tiên từ chức, trong bối cảnh vụ bê bối tham nhũng đang diễn ra liên quan đến phản ứng với COVID-19 của đất nước này.

Trong một diễn biến chưa từng có, hôm nay Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) cầm quyền tuyên bố, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ ngay lập tức rời khỏi chức vụ. Đây là lần đầu tiên một thành viên trong ban lãnh đạo cao nhất của ĐCSVN, được gọi là “tứ trụ”, đã từ chức sớm.

Vào ngày 17 tháng 1, Ban chấp hành Trung ương đầy quyền lực của ĐCSVN đã tổ chức một cuộc họp bất thường tại Hà Nội để thảo luận về đơn từ chức của ông Phúc. Có vẻ như ông Chủ tịch nước đã bị đổ lỗi cho những vi phạm trong thời gian làm Thủ tướng. Thông cáo báo chí chính thức cho biết với tư cách là Thủ tướng trong nhiệm kỳ 2016-2021, ông Phúc đã lãnh đạo các nỗ lực trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19.

Thời sự đó đây ngày Thứ năm 19 tháng 01 năm 2023

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1KGafaUiwqL5bKcFNqeAP9lX63iFTAtli/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nguồn:

Báo Quốc Dân

Bản tin Điểm Nhấn

Sao Trắng Blog

Không có nhận xét nào: